Synod of bishops XIII ordinary general assembly



tải về 1.34 Mb.
trang6/25
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.34 Mb.
#13724
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

28. Tin Mừng về tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, tiếng gọi thông phần vào sự sống của Chúa Cha, nhờ Chúa Giêsu, trong Chúa Thánh Thần, là một món quà dành cho mọi người. Chúng ta loan báo chính Đức Giêsu, Đấng kêu gọi mọi người hoán cải vì Nước Thiên Chúa. Để nhấn mạnh sự kiện này, Đức Giêsu đặc biệt đến gần những người ở bên lề xã hội, ban cho họ ân huệ đặc biệt, khi Người loan báo Tin Mừng. Lúc khởi đầu sứ vụ, Người công bố Người được sai đến để loan báo Tin Mừng cho những người nghèo (xem Lc 4,18). Với những người bị khinh bỉ và hất hủi, Đức Giêsu tuyên bố: "Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó" (Lc 6,20), và khi cùng đứng chung với họ, Người làm cho họ kinh nghiệm được sự giải thoát (xem Lc 5,30; 15,2). Người ăn uống với họ, đối xử với họ như những anh chị em và bạn bè (xem Lc 7,34) và giúp họ cảm nhận được tình thương của Thiên Chúa, bằng cách đó Ngài tỏ lộ lòng từ bi lớn lao đối với những người tội lỗi và những người thiếu thốn.

L’evangile, Un Don Fait A Chaque Homme



28. L’Évangile de l’amour de Dieu pour nous, l’appel à prendre part à la vie du Père, en Jésus et dans l’Esprit est un don destiné à tous les hommes. C’est ce que nous annonce Jésus lui-même lorsqu’il nous appelle tous à la conversion en vue du Royaume de Dieu. Pour souligner cet aspect, Jésus s’est fait proche surtout de ceux qui se trouvaient en marge de la société, leur accordant la préférence lorsqu’il annonçait l’Évangile. Au début de son ministère, il proclame qu’il a été envoyé pour annoncer aux pauvres la bonne nouvelle (cf. Lc 4, 18). À toutes les victimes du refus et du mépris, il déclare : « Heureux, vous les pauvres » (Lc 6, 20) ; en outre, en vivant au milieu d’eux il fait déjà vivre à ces marginalisés une expérience de libération (cf. Lc 5, 30; 15, 2) en mangeant avec eux, en les traitant comme ses égaux et ses amis (cf. Lc 7, 34), en les aidant à se sentir aimés de Dieu et en révélant ainsi son immense tendresse à l’égard de ceux qui vivent dans le besoin et dans le péché.

29. Sự tự do và sự cứu rỗi mà Nước Thiên Chúa đem đến chạm tới mọi con người cả về thể chất và tinh thần. Hoạt động loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu gắn liền với hai hành động: chữa bệnh và tha thứ. Nhiều phép lạ chữa bệnh chứng tỏ rõ ràng lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu khi đứng trước sự khốn cùng của loài người. Chúng cũng chứng tỏ rằng, trong Nước Thiên Chúa, sẽ không còn có bệnh tật và khổ đau nữa, và ngay từ đầu, sứ mạng của Chúa Giêsu có mục tiêu là giải phóng con người khỏi bệnh tật và đau khổ (xem Kh 21,4). Các phép lạ chữa bệnh của Chúa Giêsu cũng là một dấu chỉ sự cứu rỗi tinh thần, đó là giải phóng khỏi tội lỗi. Khi làm các hành vi chữa lành, Đức Giêsu mời gọi người ta tin, hoán cải và ước muốn được tha tội (xem Lc 5,24). Được chữa lành trong lòng tin, việc chữa bệnh dẫn tới sự cứu rỗi (xem Lc 18,42). Bị ma quỉ thống trị chính là sự dữ ghê gớm nhất và là biểu tượng của tội lỗi và sự nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Vì vậy, được giải thoát khỏi quyền lực ma quỉ là một dấu chỉ rằng “Nước Thiên Chúa đã đến giữa các ông” (Mt 12,28), và Tin Mừng, món quà cứu rỗi cho mọi người, dẫn đưa chúng ta vào một tiến trình biến đổi và thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, Đấng đối mới chúng ta trong giờ phút hiện tại.

29. The freedom and salvation brought by the Kingdom of God touch every human person both physically and spiritually. Two actions are attached to Jesus’ work of evangelization: healing and forgiving. Multiple miracles of healing clearly demonstrate his great compassion in the face of human misery. They also indicate that, in the Kingdom, there will no longer be sickness and suffering and that, from the outset, his mission is aimed at freeing people from sickness and suffering (cf. Rev 21,4). Jesus’ miracles of healing are also a sign of the salvation of the spirit, namely liberation from sin. In performing acts of healing, he invites people to faith, conversion and a desire for forgiveness (cf. Lk 5,24). Received in faith, healing leads to salvation (cf. Lk 18,42). Deliverance from demonic possession, the ultimate evil and symbol of sin and rebellion against God, is a sign that “the Kingdom of God has come upon you” (Mt 12,28) and that the Gospel, a gift of salvation meant for every person, initiates us into a process of transformation and participation in the life of God, who renews us in the present moment.

29. La libération et le salut qu’apporte le Royaume de Dieu atteignent la personne humaine dans ses dimensions physiques, mais aussi spirituelles. Deux gestes accompagnent l’action évangélisatrice de Jésus : la guérison et le pardon. Les nombreuses guérisons prouvent bien sa grande compassion envers les misères humaines, et elles signifient aussi qu’il n’y aura plus ni maladies ni souffrances dans le Royaume, et que, depuis le début, sa mission entend en libérer les personnes (cf. Ap 21, 4). Dans la perspective de Jésus, les guérisons sont aussi les signes du salut spirituel, c’est-à-dire de la libération du péché. En accomplissant des gestes de guérison, Jésus invite à la foi, à la conversion, au désir de pardon (cf. Lc 5, 24). Après que la foi ait été reçue, la guérison introduit au salut (cf. Lc18, 42). Les gestes de libération de la possession du démon, mal suprême et symbole du péché et de la rébellion contre Dieu, témoignent de ce que « le Royaume de Dieu est arrivé jusqu’à vous » (Mt 12, 28), qu’en nous apportant le salut, l’Évangile – don qui s’adresse à chaque homme – nous introduit dans un processus de transfiguration et de participation à la vie de Dieu, qui nous renouvelle dès à présent.

30. “Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây: nhân danh Ðức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi!” (Cv 3,6). Như Thánh Phêrô Tông Đồ, Hội Thánh cũng tiếp tục trung thành loan báo Tin Mừng vì lợi ích của mỗi người. Đáp lại người què xin ngài cho gì đó để sống, Thánh Phêrô cho anh ta món quà Tin Mừng để chữa lành anh, và mở đường cho ơn cứu rỗi. Bằng cách này, theo dòng thời gian, do công việc loan báo Tin Mừng của mình, Hội Thánh làm cho lời tiên tri trong sách Khải Huyền được ứng nghiệm một cách cụ thể và rõ ràng: “Này đây Ta đổi mới mọi sự” (Kh 21,5), bằng cách biến đổi loài người và lịch sử từ bên trong, để đức tin vào Chúa Giêsu và đời sống của Hội Thánh không còn là cái gì xa lạ với xã hội trong đó cả nhân loại và lịch sử tồn tại, nhưng có thể thấm nhuần và biến đổi xã hội ấy.23

30. “I have no silver or gold but I give you what I have; in the name of Jesus Christ of Nazareth, walk” (Acts 3,6). Like St. Peter the Apostle, the Church also continues faithfully to proclaim the Gospel for the good of each person. To the cripple who asks him for something on which to live, St. Peter responds by offering the gift of the Gospel which heals him, thus opening the way to salvation. In this way, in the course of time, in virtue of her work of evangelization, the Church gives flesh and visibility to the prophecy in Revelation: “Behold I make all things new.” (Rev 21,5), transforming humanity and history itself from within, so that the faith of Christ and the life of the Church might no longer be foreign to the society in which both humanity and history exist, but can permeate and transform it.[23]



30. «De l’argent et de l’or, je n’en ai pas, mais ce que j’ai, je te le donne : au nom de Jésus-Christ le Nazôréen, marche ! » (Ac 3, 6). Comme nous le montre l’apôtre Pierre, l’Église aussi continue à annoncer fidèlement l’Évangile, qui est un bien pour chaque homme. À l’estropié qui lui demande quelque chose pour vivre, Pierre répond en lui offrant le don de l’Évangile qui le guérit, en lui ouvrant la voie du salut. Ainsi, tout au long du temps, grâce à son action évangélisatrice, l’Église donne corps et visibilité à la prophétie de l’Apocalypse : « Voici, je fais l’univers nouveau » (Ap 21, 5), en transformant du dedans l’humanité et son histoire, afin que la foi du Christ et la vie de l’Église ne soient plus étrangères à la société dans lesquelles ils vivent, mais qu’ils puissent la pénétrer et la transformer.[23]

31. Loan báo Tin Mừng chính là cống hiến Tin Mừng cho con người để biến đổi bản thân họ, thế giới của họ và lịch sử của họ. Hội Thánh loan báo Tin Mừng khi dựa vào Tin Mừng mình rao giảng (xem Rm 1,16) mà làm cho mọi kinh nghiệm của con người được tái sinh nhờ sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu (xem Rm 6,4), bằng cách dìm lại mỗi người vào trong sự mới mẻ của nước Rửa Tội và đời sống Tin Mừng, trong mối quan hệ của Chúa Con với Chúa Cha, để cảm nhận quyền năng của Thánh Thần. Thông truyền đức tin là mục tiêu của loan báo Tin Mừng chiếu theo ý định của Thiên Chúa, đó là dẫn đưa mọi người đến với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần (xem Ep 2,18). Kinh nghiệm về sự mới mẻ của Tin Mừng làm biến đổi mọi con người. Ngày nay, chúng ta có thể xác tín vững chắc hơn về điều này, vì lịch sử đã để lại cho chúng ta những mẫu gương tuyệt vời về lòng can đảm, tận tuỵ, sự kiên cường, về khả năng trực giác và lý luận trong hoạt động của Hội Thánh nhằm đem Tin Mừng đến với mọi người, những hành vi thánh thiện được biểu hiện bằng vô vàn những cách thức độc đáo và giàu ý nghĩa. Mỗi Giáo Hội địa phương có thể tự hào về những con người thánh thiện nổi bật, những con người đã có thể cống hiến khả năng và nghị lực mới cho công việc truyền giáo qua các hoạt động của họ, và đặc biệt qua chứng từ của họ. Gương thánh thiện của họ chính là những hướng dẫn sáng suốt có tính cách ngôn sứ trong việc vạch ra những cách thức mới để sống nhiệm vụ truyền giáo. Họ không ngừng để lại cho chúng ta những âm vang và dấu vết trong các ấn phẩm, các kinh nguyện, các mô hình và các phương pháp giảng dạy, các hành trình thiêng liêng, các hành trình dẫn vào đức tin, các công trình và các tổ chức giáo dục.

31. Evangelization consists in proposing the Gospel which transforms the human individual, his world and his personal story. The Church evangelizes when, in virtue of the power of the Gospel proclaimed (cf. Rm 1,16), she takes every human experience and gives it rebirth through the death and resurrection of Jesus (cf. Rm 6,4), immersing each one in the newness of Baptism and life according to the Gospel and in the Son’s relationship to his Father, so as to feel the power of the Spirit. The transmission of the faith is the goal of evangelization which, according to the divine plan, is to bring all people through Christ to the Father in the Spirit (cf. Eph 2,18). This experience of the newness of the Gospel transforms every person. Today, we can hold to this conviction with greater surety, because history has left us extraordinary examples of courage, dedication, boldness, intuition and reason in the Church’s work of bringing the Gospel to every person, acts of holiness which are displayed in a variety of notable and significant ways on every continent. Every particular Church can boast of persons of outstanding holiness, who have been able to give renewed power and energy to the work of evangelization through their activities and, primarily, through their witness. Their example of holiness also provides prophetic and clear indications in devising new ways to live out the task of evangelization. They have repeatedly left us accounts in their writings, prayers, models and methods of teaching, spiritual journeys, journeys of initiation into the faith, works and educational institutions.

31. Évangéliser, c’est justement offrir l’Évangile qui transfigure l’homme, son monde et son histoire. L’Église évangélise lorsque, grâce à la puissance de l’Évangile qu’elle annonce (cf. Rm 1, 16), elle fait renaître – à travers l’expérience de la mort et de la résurrection de Jésus – chaque expérience humaine (cf. Rm 6, 4), en la replongeant dans la nouveauté du baptême et de la vie selon l’Évangile, dans le rapport du Fils avec son Père, pour percevoir la force de l’Esprit. La transmission de la foi : tel est l’objectif de l’évangélisation dans le dessein consistant à conduire l’homme au Père, à travers le Christ et dans l’Esprit (cf. Ep 2, 18). Telle est l’expérience de la nouveauté de l’Évangile qui transforme tout homme. Et, aujourd’hui, nous pouvons soutenir notre certitude avec davantage de conviction encore, du fait que nous venons d’une histoire riche en œuvres extraordinaires de courage, de dévouement, d’audace, d’intuition et de raison, de la part de l’Église qui a vécu ce devoir de donner l’Évangile à chaque homme ; des gestes de sainteté qui, sur chaque continent, assument des visages connus et denses de signification. Chaque Église particulière peut s’enorgueillir de figures de sainteté lumineuses qui, par leur action mais surtout par leur témoignage, ont su redonner élan et énergie à l’œuvre d’évangélisation. Des saints exemplaires, mais aussi prophétiques et lucides en ce qu’ils ont imaginé des voies nouvelles pour vivre ce devoir, qui nous ont laissé des échos et des traces dans des textes, des prières, des modèles et des méthodes pédagogiques, des itinéraires spirituels, des chemins d’initiation à la foi, des œuvres et des institutions d’éducation.

32. Trong khi làm nổi bật sức mạnh của các mẫu gương thánh thiện này, các câu trả lời cũng nhắc tới các khó khăn trong việc làm sống dậy và truyền đạt các kinh nghiệm này. Đôi khi có vẻ như các công trình lịch sử ấy không những thuộc về quá khứ, mà còn bị đóng khung vào quá khứ, vì thiếu khả năng truyền thông nét đặc trưng Tin Mừng của các chứng từ ấy cho thời đại hôm nay. THĐ được yêu cầu thảo luận về những khó khăn này và tìm cách khám phá ra những lý do cơ bản tại sao các hoạt động và chứng tá của nhiều tổ chức Giáo Hội thiếu tính khả tín khi rao giảng với tư cách những người mang Tin Mừng của Thiên Chúa.

32. While strongly referring to the power of these examples of holiness, some responses also mention the difficulties in making these experiences contemporary and transmissible. Sometimes, it seems that these historical works not only belong to a past age, but are almost confined there, because they lack the ability to communicate the evangelical character of their witness in the present-day. The Synod is asked to discuss these difficulties and attempt to discover the underlying reasons why the activities and witness of various Church institutions lack credibility when they speak as bearers of the Gospel of God.

32. Tout en rapportant avec conviction la force de ces exemples de sainteté, certaines réponses mentionnent aussi les difficultés à rendre ces expériences encore actuelles et communicables. On a parfois l’impression que ces œuvres de notre histoire non seulement appartiennent au passé mais qu’elles en sont presque prisonnières, qu’elles ne parviennent plus à communiquer la qualité évangélique de leur témoignage dans notre présent. Ce qui est alors demandé à la réflexion synodale, c’est d’enquêter sur ces difficultés, de s’interroger pour découvrir les raisons profondes des limites des différentes institutions ecclésiales à faire preuve de crédibilité dans leurs actions et dans leur témoignage, dans leurs déclarations et dans leurs essais de se faire entendre en tant que porteurs de l’Évangile de Dieu.

Bổn phận loan báo Tin Mừng

33. Mọi người có quyền được nghe Tin Mừng của Thiên Chúa cho loài người, Tin Mừng này là chính Đức Giêsu Kitô. Giống như người phụ nữ Samaria bên bờ giếng, nhân loại hôm nay cần được nghe những lời của Đức Giêsu: “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban” (Ga 4,10), vì những lời này khơi dậy ước muốn cứu độ ẩn sâu trong lòng mỗi người: “Thưa ông, xin ông cho tôi thứ nước ấy, để tôi hết khát” (Ga 4,15). Quyền mọi người được nghe Tin Mừng đã được thánh Phaolô phát biểu rất rõ. Là người rao giảng không biết mệt, ngài nhìn công việc rao giảng Tin Mừng như là một bổn phận, vì ngài hiểu rõ ý nghĩa phổ quát của nó: “Thật vậy, đối với tôi, rao giảng Tin Mừng không phải là lý do để tự hào, mà đó là một sự cần thiết bắt buộc tôi phải làm. Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (1Cr 9,16). Mọi người phải có thể nói được như ngài, “Ðức Kitô đã yêu thương chúng ta, và đã tự nộp mình làm hiến lễ vì chúng ta” (Ep 5,2). Hơn nữa, mọi người phải có thể cảm thấy được lôi kéo vào trong mối quan hệ mật thiết và có sức biến đổi mà việc loan báo Tin Mừng tạo ra giữa chúng ta và Đức Kitô: “Tôi sống, nhưng không còn là tôi, mà là Ðức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm, là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi” (Gl 2,20).24 Muốn cho những người khác cũng có thể có một kinh nghiệm như thế, cần phải có người được sai đi loan báo điều đó: “Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Ðấng họ không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe, nếu không có ai rao giảng?” (Rm 10,14 lấy lại Is 52,1).

The Duty to Evangelize

33. Every person has the right to hear the Gospel of God to humanity, which is Jesus Christ. Like the Samaritan woman at the well, humanity today needs to hear the words of Jesus: “If you knew the gift of God” (Jn 4,10), because these words elicit the deep desire for salvation which lies in everyone: “Lord, give me this water, that I may not thirst” (Jn 4,15). This right of every person to hear the Gospel is clearly stated by St. Paul. Tireless in his preaching, he looks upon his work of proclaiming the Gospel as a duty, because he understood its universal significance: “For if I preach the Gospel, that gives me no ground for boasting. For necessity is laid upon me. Woe to me if I preach not the Gospel” (1 Cor 9,16). Every man and woman should be able to say, like him, that “Christ loved us and gave himself up for us” (Eph 5,2). Furthermore, every man and women should be able to feel drawn into an intimate and transforming relationship which the proclamation of the Gospel creates between us and Christ: “It is no longer I who live, but Christ who lives in me; and the life I now live in the flesh I live by faith in the Son of God, who loved me and gave himself for me” (Gal 2,20).[24] To give others the possibility of having a similar experience requires that someone be sent to proclaim it: “How are men to call upon him in whom they have not believed? And how are they to believe in him of whom they have never heard? And how are they to hear without a preacher?” (Rm 10,14 which repeats Is 52,1).

Le Devoir D’évangéliser

33. Chaque personne a le droit d’entendre l’Évangile de Dieu pour l’homme, qu’est Jésus-Christ. Tout comme la Samaritaine au puits, l’humanité d’aujourd’hui aussi a besoin d’entendre les paroles de Jésus : « Si tu savais le don de Dieu » (Jn 4, 10), pour que ces mots fassent émerger le désir profond de salut qui habite tout homme : « Seigneur, donne-moi cette eau afin que je n’aie plus soif » (Jn 4, 15). Ce droit de chaque homme à entendre l’Évangile, l’apôtre Paul en a une conscience claire. Prédicateur infatigable, c’est justement parce qu’il avait perçu la portée universelle de l’Évangile qu’il se fait un devoir de l’annoncer : « Annoncer l’Évangile en effet n’est pas pour moi un titre de gloire ; c’est une nécessité qui m’incombe. Oui, malheur à moi si je n’annonçais pas l’Évangile ! » (1 Co 9, 16). Tout homme, toute femme doit pouvoir dire, comme lui, que le « Christ (nous) a aimé et s’est livré pour vous » (Ep 5, 2). Et plus encore : tout homme et toute femme doit pouvoir se sentir attiré dans le rapport intime et transfigurant que l’Évangile crée entre nous et le Christ : « Ce n’est plus moi qui vis, mais le Christ qui vit en moi. Ma vie présente dans la chair je la vis dans la foi au Fils de Dieu qui m’a aimé et s’est livré pour moi” (Ga 2, 20).[24] Et pour pouvoir accéder à une telle expérience, il faut que quelqu’un soit envoyé pour l’annoncer : « Et comment croire sans d’abord l’entendre ? Et comment entendre sans prédicateur ? » (Rm 10, 14, reprenant Is 52, 1).

34. Vì vậy chúng ta có thể hiểu tại sao mọi hành động của Hội Thánh đều có một đặc trưng cơ bản là rao giảng Tin Mừng và không bao giờ được tách rời khỏi bổn phận giúp người khác gặp gỡ Đức Kitô trong đức tin, mục tiêu cơ bản của rao giảng Tin Mừng. Nếu trong tư cách là Hội Thánh, “chúng ta chỉ đem đến cho người ta tri thức, khả năng hay công cụ và tài khéo kỹ thuật mà thôi, thì chúng ta đem đến cho họ quá ít.”25 Lý do ngọn nguồn của việc rao giảng Tin Mừng là tình yêu Đức Kitô muốn đem mọi người tới ơn cứu độ. Ước muốn duy nhất của những người rao giảng Tin Mừng chân chính là cho không điều mình đã nhận được vô điều kiện: “Ngay từ những ngày đầu của Hội Thánh, các môn đệ Chúa Kitô đã tìm cách cải hoá người ta trở về với niềm tin vào Chúa Kitô là Đức Chúa; tuy nhiên, không phải bằng cưỡng bức hay những thủ đoạn không xứng với Tin Mừng, nhưng bằng quyền năng, và nhất là bằng Lời Thiên Chúa.”26

34. We can therefore understand how every one of the Church’s actions has an essential evangelizing character and must never be separated from the duty to help others encounter Christ in faith, the primary goal of evangelization. If as a Church, “we bring people only knowledge, ability or technical skill and tools, we bring them too little."[25] The original reason for evangelization is the love of Christ which seeks to bring everyone to eternal salvation. The one desire of genuine evangelizers is to give freely what they have freely received: “From the very origins of the Church the disciples of Christ strove to convert men to faith in Christ as the Lord; not, however, by the use of coercion or of devices unworthy of the Gospel, but by the power, above all, of the word of God."[26]



34. On comprend alors comment chaque activité de l’Église comporte une note évangélisatrice essentielle et ne doive jamais être séparée de l’engagement à aider les hommes à rencontrer le Christ dans la foi ; ce qui est le premier objectif de l’évangélisation. Là où, en tant qu’Église, «nous apportons aux hommes uniquement des connaissances, des savoir-faire, des capacités techniques et des instruments, nous apportons trop peu».[25] Le moteur originel de l’évangélisation est l’amour du Christ pour le salut éternel des hommes. Ce que veulent les évangélisateurs authentiques, c’est seulement donner gratuitement ce qu’eux-mêmes ont reçu gratuitement : «Aux origines de l’Église, ce n’est pas par la contrainte ni par des habilités indignes de l’Évangile que les disciples du Christ s’employèrent à amener les hommes à confesser le Christ comme Seigneur, mais avant tout par la puissance de la Parole de Dieu».[26]

35. Sứ vụ của các Tông Đồ và sự tiếp nối sứ vụ ấy trong Hội Thánh sơ khai vẫn còn là mô hình cơ bản cho việc rao giảng Tin Mừng ở mọi thời đại, đó là một sứ vụ thường được ghi dấu bằng tử đạo, điều này được chứng tỏ không chỉ vào thời kỳ đầu của lịch sử Hội Thánh, mà còn ở thế kỷ trước, thậm chí trong thời đại chúng ta. Tử đạo tạo tính khả tín cho những người làm chứng; họ không tìm kiếm quyền lực hay lợi lộc, nhưng họ hiến chính mạng sống ḿnh cho Đức Kitô. Họ cho thế giới thấy tình yêu không có khả năng tự vệ nhưng mạnh mẽ dành cho loài người, cho những người theo Chúa Kitô đến độ hoàn toàn hiến mạng sống mình, như Chúa Giêsu đã tuyên bố: “Nếu họ bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em” (Ga 15,20).

Tuy nhiên, đáng tiếc là có những xác tín sai lầm muốn giới hạn bổn phận loan báo Tin Mừng. Trên thực tế, “ngày nay có một sự lầm lẫn ngày càng tăng khiến nhiều người không nghe hoặc không thi hành mệnh lệnh truyền giáo của Chúa (xem Mt 28,19). Người ta thường chủ trương rằng tìm cách thuyết phục người khác theo đạo là giới hạn tự do của họ. Theo quan điểm này, chỉ được phép trình bày ý tưởng của mình và mời gọi người ta hành động theo lương tâm họ mà không nhắm tới việc làm cho họ trở lại với Đức Kitô và đức tin Công Giáo. Có thể nói là chỉ cần giúp người ta trở nên nhân bản hơn hay trung thành hơn với đạo của họ; chỉ cần xây dựng những cộng đồng tìm kiếm công lý, tự do, hoà bình và tình liên đới. Hơn nữa, một số người còn chủ trương rằng không cần phải loan báo Đức Kitô cho những ai không biết Ngài, hoặc không cần phải khuyến khích họ vào Hội Thánh, vì họ vẫn có thể được cứu rỗi mà không cần phải minh nhiên biết Đức Kitô và không cần phải gia nhập Hội Thánh một cách chính thức.”27




tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương