Synod of bishops XIII ordinary general assembly



tải về 1.34 Mb.
trang4/25
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.34 Mb.
#13724
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25

16. Nhiều câu trả lời không coi nhẹ vấn đề Hội Thánh đang đối diện trong thách thức của cuộc tân phúc âm hoá, đó là, những thay đổi đã được thảo luận trước đây không chỉ tác động tới thế giới và văn hoá, nhưng cũng tác động tới chính bản thân Hội Thánh, nghĩa là các cộng đoàn, các hoạt động của Hội Thánh và quan niệm của Hội Thánh về chính mình. Vì vậy, tình hình này đòi hỏi một tiến trình phân định, và sự phân định này cũng có thể là cách đáp ứng tình hình hiện nay một cách can đảm và có trách nhiệm hơn. Đi theo ý tưởng này, bản Tài liệu làm việc này được soạn thành bốn chương có ích để cung cấp nội dung và ý nghĩa cơ bản để kích thích và phát triển công việc suy tư và phân định này.

16. Many responses do not overlook the problem the Church is facing in the challenge of the new evangelization, namely, that the changes previously discussed not only affect the world and culture, but also herself in the first person, that is, her communities, her activities and her conception of herself. This situation, therefore, calls for a process of discernment, which can also serve as a way of responding to the current situation with greater courage and responsibility. In keeping with this idea, the Instrumentum laboris was drafted in four chapters which are useful in providing the basic content and means for fostering this reflection and discernment.

16. Dans de nombreuses réponses, on ne cache pas le problème que l’Église est appelée à affronter le défi de la nouvelle évangélisation en étant consciente que les transformations, non seulement intéressent le monde et la culture, mais qu’elle-même se trouve concernée en premier lieu, avec ses communautés, ses actions et son identité. Le discernement est vu alors comme l’instrument nécessaire, l’encouragement pour affronter la situation actuelle avec davantage d’ardeur et de responsabilité. En se situant dans cette ligne, l’actuel Instrumentum laboris est élaboré suivant quatre chapitres, qui entendent fournir les contenus fondamentaux et les instruments facilitant cette réflexion et ce discernement.

17. Chương I dành cho việc tái khám phá tâm điểm của việc tân phúc âm hoá, đó là, sự trải nghiệm đức tin Kitô giáo: gặp gỡ với Đức Kitô, Tin Mừng của Thiên Chúa Cha cho nhân loại, là Tin Mừng biến đổi chúng ta, tập hợp chúng ta lại và dẫn đưa chúng ta, nhờ hồng ân Chúa Thánh Thần, tới một sự sống mới mà chúng ta bây giờ đã trải nghiệm rồi, ngay trong việc chúng ta cảm nhận mình được qui tụ thành Hội Thánh. Đồng thời, sự sống này là nguyên nhân của niềm vui thúc đẩy chúng ta làm những chứng nhân và người hân hoan loan tin về hồng ân đã nhận, đi khắp các nẻo đường trên thế giới, trong khi ngóng đợi sự hoàn thành Nước Thiên Chúa. Chương II cố gắng tập trung chú ý vào việc phân định các thay đổi tác động tới cách chúng ta sống đức tin và ảnh hưởng đến các cộng đoàn Kitô giáo của chúng ta. Tiếp đến là việc đánh giá các lý do để thông truyền ý tưởng về công cuộc tân phúc âm hoá cũng như các cách thức khác nhau mà nhiều Giáo Hội địa phương có thể cảm thấy mình có liên quan. Chương III đề cập tới các nơi, các phương tiện, con người và các hoạt động cơ bản trong việc thông truyền đức tin Kitô giáo - phụng vụ, huấn giáo và các việc bác ái - và cách thức mà trong tiến trình thông truyền, đức tin cần phải được tuyên xưng, cử hành, sống và cầu nguyện. Sau cùng, trong một hình thức tương tự, Chương IV và là phần kết bàn về các lãnh vực hoạt động mục vụ, đặc biệt các lãnh vực dành cho việc rao giảng Tin Mừng và thông truyền đức tin. Các lãnh vực bàn tới có tính quen thuộc, nhưng khai triển nhiều hơn về các lãnh vực gần đây nhất đã phát sinh để đáp ứng tác động và các mối quan tâm phát sinh từ suy tư về tân phúc âm hoá trong các cộng đoàn Kitô và cách thức các cộng đoàn này sống đức tin của mình.

17. The first chapter is dedicated to a rediscovery of the heart of evangelization, namely, the experience of Christian faith: the encounter with Jesus Christ, God the Father’s Gospel to humanity, which transforms us, gathers us together and introduces us, through the gift of the Spirit, to a new life, already experienced by us in the present, precisely in our feeling gathered as the Church. At the same time, this new life is the cause of our joy which compels us, as witnesses and joyful heralds of the gift received, to travel the streets of the world, awaiting the fulfillment of the Kingdom of God. The second chapter seeks to focus attention on discerning the changes which affect how we live our faith and which influence our Christian communities. The reasons for spreading the idea of the new evangelization are then evaluated as well as the different ways the many particular Churches can feel involved. The third chapter treats the basic places, means, persons and activities in the transmission of the Christian faith — the liturgy, catechesis and works of charity — and how, in the process of transmission, the faith needs to be professed, celebrated, lived and prayed. Finally, in similar fashion, the fourth and final chapter discusses areas of pastoral activity, specifically those dedicated to the proclamation of the Gospel and the transmission of faith. The classic areas are then discussed, with greater development given to the most recent ones which have arisen in response to the impact and concerns arising from a reflection on the new evangelization in Christian communities and the manner in which they live their faith.

17. Ainsi, un premier chapitre est consacré à redécouvrir le cœur de l’évangélisation, c’est-à-dire à faire l’expérience de la foi chrétienne : la rencontre avec Jésus-Christ, Évangile de Dieu qui est Père pour l’homme, nous transforme, nous rassemble et, grâce au don de l’Esprit, nous fait entrer dans une vie nouvelle, que nous expérimentons déjà dans le présent, justement lorsque nous avons le sentiment d’être réunis dans l’Église. De cette rencontre nous nous sentons poussés, dans l’allégresse, sur les routes du monde, dans l’attente que s’accomplisse le Royaume de Dieu, en tant que témoins et annonciateurs joyeux du don que nous avons reçu. Le texte du chapitre successif, le deuxième, développe la réflexion sur le discernement de percevoir clairement les transformations qui interpellent notre façon de vivre la foi et influencent nos communautés chrétiennes. On y trouve analysées les raisons pour lesquelles se diffuse le concept de nouvelle évangélisation, et les diverses façons qu’ont les différentes Églises particulières de se reconnaître en lui. Dans le troisième chapitre, sont analysés les lieux fondamentaux, les instruments, les sujets et les actions permettant la transmission de la foi chrétienne : la liturgie, la catéchèse et la charité, en transmettant la foi qui doit être professée, célébrée, vécue et priée. Enfin, dans cette même ligne, le quatrième et dernier chapitre présente une discussion sur les secteurs de l’action pastorale spécialement consacrés à l’annonce de l’Évangile et à la transmission de la foi. Il s’agit de ceux qui sont classiques ; nous approfondirons les plus récents, nés pour répondre aux encouragements et aux sollicitations que la réflexion sur la nouvelle évangélisation pose aujourd’hui aux communautés chrétiennes et à leurs façons de vivre la foi.

CHƯƠNG I

ĐỨC GIÊSU KITÔ, TIN MỪNG CỦA THIÊN CHÚA CHO NHÂN LOẠI
"Thời kỳ đã mãn, và Triều Ðại Thiên Chúa đã đến gần.

Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Mc 1,15)
18. Đức tin Kitô giáo không chỉ là những giáo huấn, những lời khôn ngoan, một bộ luật luân lý hay một truyền thống. Đức tin Kitô giáo là một cuộc gặp gỡ và quan hệ đích thực với Đức Giêsu Kitô. Thông truyền đức tin có nghĩa là tạo lập ở mọi nơi và mọi thời những điều kiện dẫn tới cuộc gặp gỡ này giữa con người với Đức Giêsu Kitô. Mục tiêu của tất cả việc phúc âm hoá là tạo lập khả năng cho cuộc gặp gỡ này, một cuộc gặp gỡ vừa cá nhân và thân mật, vừa công khai và cộng đồng. ĐTC Bênêđitô XVI nói: “Làm Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao vời, nhưng là cuộc gặp gỡ với một sự kiện, một con người, một cuộc gặp gỡ đem đến một chân trời mới và một hướng đi quyết định. [...] Vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước (xem 1Ga 4,10), tình yêu bây giờ không còn chỉ là một ‘lệnh truyền’ thuần tuý; nó là lời đáp lại món quà tình yêu mà nhờ đó Thiên Chúa lại gần chúng ta.”19 Trong đức tin Kitô giáo, gặp gỡ Đức Kitô và quan hệ với Người diễn ra “đúng như lời Kinh Thánh” (1Cr 15,3,4). Hội Thánh được thành lập chính là nhờ ơn sủng của mối quan hệ này.

CHAPTER I



JESUS CHRIST, THE GOOD NEWS OF GOD TO HUMANITY
"The time is fulfilled, and the Kingdom of God is at hand;

repent, and believe in the Gospel.”(Mk 1,15)

18. The Christian faith is not simply teachings, wise sayings, a code of morality or a tradition. The Christian faith is a true encounter and relationship with Jesus Christ. Transmitting the faith means to create in every place and time the conditions which lead to this encounter between the person and Jesus Christ. The goal of all evangelization is to create the possibility for this encounter, which is, at one and the same time, intimate, personal, public and communal. Pope Benedict XVI stated: “Being Christian is not the result of an ethical choice or a lofty idea, but the encounter with an event, a person, which gives life a new horizon and a decisive direction. [...] Since God has first loved us (cf. 1 Jn 4,10), love is now no longer a mere ‘ command’; it is the response to the gift of love with which God draws near to us."[19] In the Christian faith, the encounter with Christ and the relationship with him takes place “in accordance to the Scriptures” (1 Cor 15,3, 4). The Church is formed precisely through the grace of this relationship.

CHAPITRE I

JÉSUS-CHRIST, ÉVANGILE DE DIEU POUR L’HOMME

 

« Le temps est accompli et le Royaume de Dieu est tout proche :


repentez-vous et croyez à l’Évangile » (Mc 1, 15)


18. La foi chrétienne n’est pas seulement une doctrine, un savoir, un ensemble de règles morales, une tradition. La foi chrétienne est une rencontre réelle, un rapport avec Jésus-Christ. Transmettre la foi signifie créer en tout lieu et en tout temps les conditions pour qu’advienne cette rencontre entre les hommes et Jésus-Christ. Toute évangélisation a pour objectif de réaliser cette rencontre, à la fois intime et personnelle, publique et communautaire. Comme l’a affirmé le Pape Benoît XVI : « À l’origine du fait d’être chrétien, il n’y a pas une décision éthique ou une grande idée, mais la rencontre avec un événement, avec une Personne, qui donne à la vie un nouvel horizon et par là son orientation décisive [...] Comme Dieu nous a aimés le premier (cf. 1 Jn 4, 10), l’amour n’est plus seulement un commandement, mais il est la réponse au don de l’amour par lequel Dieu vient à notre rencontre ».[19] Dans la sphère de la foi chrétienne, la rencontre avec le Christ et le rapport avec lui ont lieu « selon les Écritures » (1 Co 15, 3.4). L’Église elle-même prend forme justement à partir de la grâce de ce rapport.

19. Cuộc gặp gỡ này với Chúa Giêsu, nhờ Chúa Thánh Thần, là món quà lớn nhất của Chúa Cha cho loài người. Chúng ta sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ này nhờ hành động của ân sủng trong chúng ta. Trong một cuộc gặp gỡ như thế, chúng ta cảm thấy một sự lôi cuốn khiến chúng ta được biến đổi, giúp chúng ta thấy những chiều kích mới của căn tính chúng ta, và cho chúng ta tham dự vào sự sống của Thiên Chúa (xem 2P 1,4). Sau khi gặp gỡ, mọi sự được biến đổi nhờ một ‘metanoia’, nghĩa là một cuộc hoán cải, như chính Chúa Giêsu đã đòi hỏi dứt khoát (xem Mc 1,15). Đức tin chính là cuộc gặp gỡ thân tình với con người Đức Kitô, đức tin mang hình thức của mối quan hệ với Người, tưởng nhớ đến Người, đặc biệt trong Thánh Thể và Lời Chúa, và nó tạo ra nơi chúng ta lối suy nghĩ của Đức Kitô, trong ân sủng của Thánh Thần; một lối suy nghĩ giúp chúng ta nhận ra các anh chị em chúng ta, được qui tụ lại bởi Thánh Thần trong Hội Thánh, và từ đó, chúng ta nhận ra mình là những chứng nhân và những người loan báo Tin Mừng. Cuộc gặp gỡ này cho chúng ta khả năng làm những điều mới mẻ và chứng kiến sự biến đổi cuộc đời mình, nhờ những hành động hoán cải đã được các Ngôn Sứ loan báo (xem Gr 3,6tt.; Ed 36,24-36).

19. This encounter with Jesus, through his Spirit, is the Father’s great gift to humanity. We are prepared for this encounter through the action of grace in us. In such an encounter, we feel an attraction which leads to our transformation, causing us to see new dimensions to who we are and making us partakers of divine life (cf. 2 Pt 1,4). After this encounter, everything is different as a result of metanoia, that is, the state of conversion strongly urged by Jesus himself (cf. Mk 1,15). In a personal encounter with Jesus Christ, faith takes the form of a relationship with him and in remembrance of him, especially in the Eucharist and the Word of God, and creates in us the mind of Christ, through the Spirit, a mentality which makes us recognize our brothers and sisters, gathered by the Spirit in his Church, and, in turn, see ourselves as witnesses and heralds of this Gospel. This encounter equips us to do new things and witness to the transformation of our lives in the works of conversion as announced by the prophets (cf. Jer 3,6 ff; Ez 36,24-36).

19. Cette rencontre avec Jésus grâce à son Esprit est le grand don que le Père a fait aux hommes. C’est une rencontre à laquelle nous sommes préparés par l’action de sa grâce en nous. C’est une rencontre dans laquelle nous nous sentons attirés et qui nous transfigure lorsqu’elle nous attire, en nous introduisant dans des dimensions nouvelles de notre identité, et en nous faisant participer à la vie divine (cf. 2 P 1, 4). C’est une rencontre qui ne laisse plus rien comme avant, mais qui assume la forme de la « metanoia », de la conversion, comme Jésus lui-même le demande avec force (cf. Mc 1, 15). La foi en tant que rencontre avec la personne du Christ a la forme du rapport avec Lui, de sa mémoire, en particulier dans l’Eucharistie et dans la Parole de Dieu, et crée en nous la mentalité du Christ, dans la grâce de l’Esprit ; une mentalité qui fait que nous nous reconnaissons frères, rassemblés par l’Esprit dans son Église, pour être à notre tour les témoins et les annonciateurs de cet Évangile. C’est une rencontre qui nous donne la capacité de faire de nouvelles choses et de témoigner de la transformation de notre vie, grâce aux œuvres de conversion annoncées par les Prophètes (cf. Jr 3, 6 ss ; Ez 36, 24-36).

20. Chương I này đặc biệt tập trung vào khía cạnh nền tảng này của việc phúc âm hoá, vì các câu trả lời cho bản Lineamenta đã tường trình một nhu cầu phải phát biểu lại cái cốt tuỷ của đức tin Kitô giáo mà nhiều người Kitô hữu không biết đến. Do đó, cơ sở thần học của việc tân phúc âm hoá không thể bị bỏ qua, nhưng phải được phát biểu một cách mạnh mẽ và trung thực, để tạo nghị lực và một khung thích hợp cho hoạt động phúc âm hoá của Hội Thánh. Tân phúc âm hoá trước tiên phải được nhìn như là một cơ hội để đo lường sự trung thành của người Kitô hữu với lệnh truyền đã nhận từ Chúa Giêsu Kitô. Tân phúc âm hoá cũng là một cơ hội rất hứa hẹn (xem 2Cr 6,2) để cá nhân người Kitô hữu cũng như cộng đoàn trở về uống tận nguồn mạch đức tin của chúng ta, nhờ đó chúng ta trở nên sẵn sàng để đảm đương công việc rao giảng Tin Mừng và làm chứng. Thực vậy, trước khi trở thành hành động, phúc âm hoá và chứng tá là hai thái độ phát sinh từ một đức tin trong tình trạng liên tục thanh tẩy và hoán cải, được tạo ra trong cuộc đời chúng ta nhờ một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô, Tin Mừng của Thiên Chúa cho nhân loại.

20. This first chapter gives particular attention to this fundamental aspect of evangelization, because the responses to the Lineamenta reported a need to restate the core of the Christian faith which is unknown by many Christians. Consequently, the theological foundation of the new evangelization should not be overlooked, but forcefully and authentically stated, so as to give energy and a proper framework to the Church’s evangelizing activity. The new evangelization must initially be seen as an opportunity to gauge the faithfulness of Christians to the mandate received from Jesus Christ. The new evangelization is also an auspicious occasion (cf. 2 Cor 6,2) to return, as an individual Christian and a community, to drink from the source of our faith, and so become more disposed to undertake the work of evangelization and testimony. Indeed, before becoming action, evangelization and testimony are two states-of-mind which, as fruits of a faith in a continual state of purification and conversion, result in our lives from an encounter with Jesus Christ, the Good News of God to humanity.

20. Dans ce premier chapitre, une attention particulière est accordée à cette dimension fondamentale de l’évangélisation, du fait que les réponses aux Lineamenta ont signalé le besoin d’insister sur le noyau central de la foi chrétienne, ignoré par nombre de chrétiens. Aussi est-il nécessaire que le fondement théologique de la nouvelle évangélisation ne soit pas négligé mais, au contraire, proclamé dans toute sa force et son authenticité afin d’insuffler à l’action évangélisatrice de l’Église une énergie et une juste structuration. Avant toute chose, la nouvelle évangélisation doit être assumée comme l’occasion de mesurer la fidélité des chrétiens à ce mandat conféré par Jésus-Christ : la nouvelle évangélisation est l’occasion propice (cf. 2 Co 6, 2) pour qu’en tant que chrétiens et que communauté, nous revenions nous abreuver à la source de notre foi, et pour être ainsi plus disponibles à l’évangélisation et au témoignage. En effet, avant de se transformer en actions, l’évangélisation et le témoignage sont deux attitudes qui, en tant que fruit d’une foi qui les purifie et les convertit en permanence, jaillissent dans nos vies à partir de cette rencontre avec Jésus-Christ, Évangile de Dieu pour l’homme.

Đức Giêsu Kitô, Người rao giảng Tin Mừng

21. “Chính Đức Giêsu, Tin Mừng của Thiên Chúa, là người rao giảng Tin Mừng đầu tiên và vĩ đại nhất.”20 Đức Kitô tự mặc khải mình là người được sai đến để loan báo sự hoàn thành Tin Mừng của Thiên Chúa vốn đã được tiên báo trong lịch sử Israel, chủ yếu qua các Ngôn Sứ, và được hứa trong Kinh Thánh. Tác giả Tin Mừng Máccô mở đầu tường thuật của ngài bằng việc nối kết “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô” (Mc 1,1) với một câu tương ứng trong Kinh Thánh: “Chiếu theo lời đã chép trong sách ngôn sứ Isaia” (Mc 1,2). Trong Tin Mừng Luca, qua việc đọc Sách Thánh trong hội đường tại Nadarét, Đức Giêsu đã tự mặc khải như là người có thể hoàn thành lời Kinh Thánh bằng chính sự hiện diện của Người. “Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe” (Lc 4,21). Tin Mừng theo Thánh Mátthêu có một chuỗi câu trích đích thực và thích hợp về các lời tiên tri được ứng nghiệm, phản ánh thực tại thâm sâu của Đức Giêsu, dựa trên những điều đã được nói ra qua miệng các Ngôn Sứ (xem Mt 1,22; 2,15,17, 23; 4,14; 8,17; 12,17; 13,35; 21,4). Lúc bị bắt, Đức Giêsu tóm tắt mọi sự nơi bản thân của Người: “Toàn bộ việc này xảy ra là để ứng nghiệm những lời chép trong Sách Các Ngôn Sứ” (Mt 26,56). Trong Tin Mừng Gioan, chính các môn đệ làm chứng về mối liên kết này. Sau lần gặp gỡ đầu tiên của họ, ông Philípphê nói: “"Ðấng mà sách Luật Môsê và các ngôn sứ nói tới, chúng tôi đã gặp: đó là ông Giêsu, con ông Giuse, người Nadarét” (Ga 1,45). Trong khi thi hành sứ vụ của mình, Đức Giêsu không ngừng nhắc tới mối liên hệ của Người với Kinh Thánh và lời chứng của Kinh Thánh: “Các ông nghiên cứu Kinh Thánh, vì nghĩ rằng trong đó các ông sẽ tìm được sự sống đời đời. Mà chính Kinh Thánh lại làm chứng về tôi” (Ga 5,39). “Vì nếu các ông tin ông Môsê, thì hẳn các ông cũng tin tôi, bởi lẽ ông ấy đã viết về tôi” (Ga 5,46).

Jesus Christ, the Evangelizer

21. “Jesus himself, the Good News of God, was the very first and the greatest evangelizer."[20] He revealed himself as being sent to proclaim the fulfilment of the Gospel of God, foretold in the history of Israel, primarily through the prophets, and promised in Sacred Scripture. St. Mark the Evangelist begins his account by connecting “the beginning of the Gospel of Jesus Christ” (Mk 1,1) to a corresponding verse from the Scriptures: “As it is written in the prophet Isaiah” (Mk 1,2). In the Gospel of St. Luke, Jesus reveals himself in the synagogue at Nazareth through the reading of Scripture, as one who is able to bring the Scripture to fulfilment by his very presence, “Today this Scripture has been fulfilled in your hearing” (Lk 4,21). The Gospel according to St. Matthew has a true and proper series of quotes of fulfilled prophecies, intended to reflect the deeper reality of Jesus, based on what was spoken through the prophets (cf. Mt 1,22; 2,15,17, 23; 4,14; 8,17; 12,17; 13,35; 21,4). At the time of his arrest, Jesus sums up all things in his Person: “All this has taken place, that the Scriptures of the prophets might be fulfilled.” (Mt 26,56). In the Gospel of John, the disciples themselves attest to this connection. After their first encounter, St. Philip states: “We have found him of whom Moses in the law and also the prophets wrote.” (Jn 1,45). During his ministry, Jesus repeatedly refers to his relation to Sacred Scripture and the testimony associated with it: “You search the Scriptures, thinking they have in them eternal life: it is they that give testimony of me” (Jn 5,39); “If you believed Moses, you would believe me, for he wrote of me” (Jn 5,46).

Jésus-Christ, L’évangélisateur



21. «Jésus lui-même, Évangile de Dieu, a été le tout premier et le plus grand évangélisateur ».[20] Il s’est présenté comme étant envoyé pour proclamer l’accomplissement de l’Évangile de Dieu, précédemment annoncé dans l’histoire d’Israël, principalement par les prophètes, et dans les Écritures. L’Évangéliste Marc commence la narration en établissant un lien entre le « commencement de l’Évangile de Jésus-Christ » (Mc 1, 1) et la correspondance avec les Saintes Écritures : « Selon qu’il est écrit dans Isaïe le prophète » (Mc 1, 2). Dans l’Évangile de Luc, Jésus lui-même se présente, dans la synagogue de Nazareth, comme étant le lecteur des Écritures, capable de les réaliser en vertu de sa présence même : « Aujourd’hui s’accomplit à vos oreilles ce passage de l’Écriture » (Lc 4, 21). L’Évangile de Matthieu a élaboré un véritable système présentant des citations de cet accomplissement, destiné à faire réfléchir sur la réalité profonde de Jésus, à partir de ce qui avait été dit à travers les prophètes (cf. Mt 1, 22 ; 2, 15.17.23 ; 4, 14 ; 8, 17 ; 12, 17 ; 13, 35 ; 21, 4). Au moment de son arrestation, Jésus lui-même récapitule : « Tout ceci advint pour que s’accomplissent les Écritures des prophètes » (Mt 26, 56). Dans l’Évangile de Jean, les disciples eux aussi attestent de cette correspondance ; après la première rencontre, Philippe affirme : « Celui dont Moïse a écrit dans la Loi, ainsi que les Prophètes, nous l’avons trouvé » (Jn 1, 45). Au cours de son ministère, Jésus lui-même revendique à plusieurs reprises son rapport avec les Écritures et le témoignage qui en découle : « Vous scrutez les Écritures, parce que vous pensez avoir en elles la vie éternelle, et ce sont elles qui me rendent témoignage » (Jn 5, 39) ; « si vous croyiez Moïse, vous me croiriez aussi, car c’est de moi qu’il a écrit » (Jn 5, 46).

22. Việc đồng thanh làm chứng của các tác giả Tin Mừng khẳng định rằng Tin Mừng của Chúa Giêsu là sự tóm kết triệt để, sự tiếp nối và hoàn thành toàn diện của Kinh Thánh. Chính nhờ sự liên tục này, tính mới mẻ của Đức Giêsu tỏ ra vừa hiển nhiên vừa dễ hiểu. Thực vậy, hoạt động rao giảng Tin Mừng của Đức Giêsu tiếp nối một lịch sử đã bắt đầu từ trước. Các cử chỉ và lời nói của Người phải được đọc trong ánh sáng của Kinh Thánh. Trong lần hiện ra cuối cùng được Thánh Luca thuật lại, Chúa Phục Sinh đã tóm lược sự hiểu Kinh Thánh này như sau: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (Lc 24,44). Món quà cuối cùng Người ban cho các môn đệ sẽ thực sự “mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh” (Lc 24,45). Nhìn trong mối liên hệ sâu xa của dân Do Thái với Kinh Thánh, Đức Giêsu tự mặc khải như là người rao giảng Tin Mừng đem đến sự mới mẻ và sự hoàn thành cho Lề Luật, các Ngôn Sứ và sự Khôn Ngoan của Israel.

22. The concurring testimony of the Evangelists affirms that the Gospel of Jesus is the radical summation, continuation and total fulfillment of the Scriptures. Precisely because of this continuity, the newness of Jesus appears both clearly and understandably. Indeed, his evangelizing activity continues a history which was begun earlier. His gestures and words are to be read in light of the Scriptures. In the last apparition recounted by St. Luke, the Risen Lord summarizes this understanding by saying: “These are the words which I spoke to you, that everything written about me in the law of Moses and the prophets and the psalms must be fulfilled"(Lk 24,44). His supreme gift to his disciples will indeed “open their minds to understand the Scriptures” (Lk 24,45). Considering the depth of the Jewish people’s relation to the Scriptures, Jesus reveals himself to be the new evangelizer who brings newness and fullness to the Law, Prophets and Wisdom of Israel.




tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương