PHẦn mở ĐẦU


Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường



tải về 2.45 Mb.
trang7/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   36

9. Thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường


Hiện nay, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) và bảo vệ môi trường ngày càng được các doanh nghiệp sản xuất lớn trong ngành quan tâm. Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết hàng năm tổ chức các lớp tập huấn về VSATTP, kỹ thuật an toàn lao động cho công nhân. Người lao động được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động để làm việc, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Công ty xây dựng Quy trình vận hành các máy móc thiết bị, đăng ký và thực hiện kiểm định các máy móc, thiết bị có yêu cầu an toàn theo đúng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn công nghiệp, hưởng ứng tích cực “Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động - vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ” và “Ngày môi trường thế giới”. Ngoài ra, công ty thường xuyên tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy.

Sản phẩm dầu tinh luyện được sản xuất trên dây chuyền tự động hoá từ khâu nguyên liệu cho tới khâu đóng gói nên được kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn VSATTP và hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Việc đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại đã góp phần cải thiện tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Việc thường xuyên áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, ngoài giảm chi phí đầu vào còn giảm nguồn thải trong sản xuất. Tất cả các Công ty thành viên của VOCARIMEX đã và đang đầu tư dự án xử lý nước thải, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B. Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy VOCA khi hoạt động sẽ cho nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A.

Công ty TNHH Cám vàng chuyển lò hơi đốt bằng dầu sang đốt bằng trấu để giảm tác hại đối với môi trường. Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình đầu tư hệ thống xử lý khí thải cho nồi hơi, chất lượng khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép.



10. Thực trạng về cung cấp nguyên liệu cho ngành:


Các cây có dầu chủ yếu ở nước ta có thể sản xuất dầu ăn là lúa gạo (cho cám), dừa, đậu nành, lạc và vừng.

Nguồn nguyên liệu lớn nhất cho ngành dầu hiện nay là cám gạo. Hàng năm sản lượng lúa của cả nước đều tăng từ trên 32,5 triệu tấn năm 2000 lên 38,7 triệu tấn năm 2008 mặc dù diện tích gieo trồng giảm bình quân trong 8 năm qua là 0,42%/năm. Tổng lượng cám thu được trong xay xát gạo của cả nước hàng năm lên đến hàng triệu tấn nhưng lại phấn bố ở khắp các địa phương trong nước và cám được dùng trực tiếp cho chăn nuôi ở các hộ gia đình. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất, chiếm trên 50% sản lượng của cả nước. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi tập trung xuất khẩu gạo chủ yếu của nước ta, hàng năm xuất khẩu từ 4-5 triệu tấn gạo tương ứng với 500-600 ngàn tấn cám, nhưng do không có các cơ sở xay xát tập trung quy mô lớn nên thu mua cho trích ly dầu không được nhiều. Năm 2008, Công ty Cám vàng thu mua được nhiều nhất từ trước đến nay cũng chỉ đạt trên 80 ngàn tấn, mặc dù công suất nhà máy là 132 ngàn tấn. Như vậy, khả năng thu mua

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lúa của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, sản lượng lúa gạo của cả nước phân theo địa phương được thể hiện trong phụ lục 3.

Đối với cây dừa: Diện tích trồng dừa năm 2000 là 161 ngàn ha nhưng đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 135 ngàn ha, giảm trung bình 2,2%/năm. Tuy vậy, sản lượng quả vẫn tăng trung bình 1,89%/năm đạt hơn 1 triệu tấn năm 2008 do năng suất tăng trung bình 4%/năm. Trên thế giới và ở nước ta, dầu dừa dùng làm dầu ăn ngày càng ít do có nhiều axit béo no và đông đặc ở nhiệt độ cao. Do nhu cầu dầu dừa giảm nên giá dầu dừa xuống thấp trong nhiều năm nên lượng cơm dừa để ép dầu ngày càng giảm. Nếu như năm 2000 cả nước sản xuất 22,3 ngàn tấn dầu dừa thô thì đến năm 2005 giảm xuống còn 5,7 ngàn tấn, năm 2006 còn 3,1 ngàn tấn và năm 2007 tăng lên gần 7,8 ngàn tấn chiếm khoảng 12% sản lượng cùi dừa. Hiện nay, dừa chủ yếu tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu dưới dạng quả tươi và sản xuất cơm dừa.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, diện tích cho thu hoạch, năng suất và sản lượng dừa của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây. Phân bổ diện tích trồng dừa chủ yếu tập trung tại Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và Vùng Duyên Hải miền Trung. Trong đó tập trung nhiều nhất tại các tỉnh bến Tre, Trà Vinh, Tiền Giang, Bình Định,..

Cây đậu nành ở nước ta trong 8 năm qua đã phát triển khá nhanh, nếu như năm 2000 chỉ có 124,1 ngàn ha gieo trồng thì năm 2008 đã tăng lên 191,5 ngàn ha, tăng trung bình 5,57%/năm. Sản lượng đậu nành tăng từ 149,3 ngàn tấn năm 2000 lên 268,8 ngàn tấn năm 2008 với mức tăng trung bình 7,62%/năm trong 8 năm qua. Tuy vậy, sản lượng đậu nành sản xuất trong nước vẫn rất thấp so với nhu cầu. Cây đậu nành được đánh giá là cây kém cạnh tranh4 ở nước ta nên sản lượng đậu nành sản xuất trong nước chưa đủ cho nhu cầu tiêu thụ làm thực phẩm trong nước. Hàng năm nước ta phải nhập khẩu hàng triệu tấn đậu nành và khô dầu đậu nành để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hiện nay nước ta chưa có cơ sở trích ly dầu đậu nành và nếu có thì nguồn nguyên liệu trong nước cũng không đủ để cung cấp cho ngành dầu.

Đậu nành ở nước ta được trồng chủ yếu tại Vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 36,6% của cả nước năm 2008; tiếp theo là Vùng trung du miền núi phía Bắc chiếm 35%; Tây nguyên chiếm 13%; các vùng còn lại không đáng kể.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng đậu nành của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, sản lượng đậu nành của cả nước phân theo địa phương được thể hiện trong phụ lục 3.

Cây lạc ở nước ta phát triển tương đối ổn định, tăng cả về diện tích và sản lượng hàng năm. Từ năm 2000 đến năm 2008, diện tích trồng lạc tăng từ 244,9 ngàn ha lên 255,4 ngàn ha, tăng trung bình 0,56%/năm trong 8 năm qua. Sản lượng tăng từ 355 ngàn tấn lên 530 ngàn tấn, tăng trung bình 5,52%/năm trong 8 năm, chủ yếu do tăng năng suất từ 1,45 tấn/ha năm 2000 lên 2,09 tấn/ha năm 2008.

Lạc nhân dùng làm thực phẩm, sản xuất bánh kẹo và xuất khẩu hiệu quả hơn nhiều so với ép dầu, nên lạc cung cấp cho ép dầu chủ yếu là lạc vỡ, lạc lép chất lượng thấp với số lượng không nhiều. Nếu như năm 2000 cả nước sản xuất 2,03 ngàn tấn dầu lạc thô thì đến năm 2008 giảm xuống còn vài trăm tấn. Hầu hết các cơ sở ép dầu lạc đều ngừng hoặc chuyển đổi sản xuất. Do vậy, khó có thể coi cây lạc là cây nguyên liệu chính cho phát triển ngành dầu.

Lạc được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Vùng duyên hải miền Trung (chiếm 38,25% sản lượng cả nước năm 2008), tiếp theo là Vùng Trung du miền núi phía Bắc (16,24%), Vùng Đông Nam bộ (15,9%), Vùng Đồng bằng sông Hồng (15,46%), Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm trên 8% và Tây nguyên chiếm trên 6%.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng lạc của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.14 dưới đây.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, sản lượng lạc của cả nước phân theo địa phương được thể hiện trong phụ lục 3.

Cây vừng ở nước ta phát triển với quy mô nhỏ, diện tích gieo trồng năm 2000 là 40,1 ngành ha đến năm 2008 tăng lên 44,8 ngàn ha với năng suất tăng từ 4,8 tạ/ha năm 2000 lên 6,7 tạ/ha năm 2008. Sản lượng vừng của cả nước năm 2000 là 14,9 ngàn tấn tăng lên 30 ngàn tấn năm 2008 với mức tăng trung bình 5,61%/năm. Mặc dù có tăng trưởng hàng năm khá, nhưng sản lượng còn rất khiêm tốn, chỉ đủ đáp ứng nhu cầu chế biến thực phẩm trong nước và phần nhỏ cung cấp cho ngành dầu. Các nhà máy ép dầu vừng trong nước hiện nay đều thuộc VOCARIMEX, tuy công suất nhỏ nhưng nguyên liệu trong nước không cung cấp đủ nên vẫn phải nhập khẩu. Mỗi năm sản xuất từ 1-2 ngàn tấn dầu vừng.

Vừng được sản xuất ở khắp các địa phương nhưng tập trung hơn tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung.

Chi tiết về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng vừng của cả nước từ năm 2000 đến năm 2008 được thể hiện trong bảng 1.18 dưới đây.

Bảng 1.18. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng các cây có dầu từ năm 2000-2008 và tốc độ tăng trưởng qua từng thời kỳ.


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2000

2005

2006

2007

2008

Tăng trưởng, %/n

2001-2005

2006-2008

2001-2008

Lúa

 

 



Diện tích

1000 ha

7666,3

7329,2

7324,8

7207,4

7414,3

-0,90

0,39

-0,42

Năng suất

Tấn/ha

4,24

4,89

4,89

4,99

5,22

2,87

2,22

2,64

Sản lượng

1000 tấn

32530

35833

35850

35943

38.725

1,95

2,62

2,20

Dừa

 

 



 

Diện tích GT

1000 ha

161,3

132,0

133,9

135,3

138,3

-3,93

1,57

-1,90

DT cho SP

1000 ha

140,0

119,3

119,7

119,3

121,1

-3,15

0,50

-1,80

Năng suất

Tấn/ha

6,32

8,19

8,36

8,77

8,97

5,32

3,07

4,47

Sản lượng

1000 tấn

884,8

977,2

1000,7

1045,9

1086

2,01

3,58

2,59

Đậu nành 

 


Diện tích

1000 ha

124,1

204,1

185,6

187,4

191,5

10,46

-2,10

5,57

Năng suất

Tấn/ha

1,20

1,43

1,39

1,47

1,40

3,58

-0,64

1,97

Sản lượng

1000 tấn

149,3

292,7

258,1

275,2

268,6

14,41

-2,82

7,62

Lạc

 

 



Diện tích

1000 ha

244,9

269,6

246,7

254,5

256

1,94

-1,71

0,56

Năng suất

Tấn/ha

1,45

1,81

1,87

2,00

2,09

4,58

4,83

4,65

Sản lượng

1000 tấn

355,3

489,3

462,5

510,0

533,8

6,61

2,94

5,22

Vừng

 

 



Diện tích

1000 ha

40,1

40,0

44,0

44,7

44,8

-0,05

3,85

1,40

Năng suất

Tấn/ha

0,48

0,52

0,59

0,63

0,67

1,45

8,82

4,15

Sản lượng

1000 tấn

19,4

20,8

25,8

28,0

30,02

1,40

13,00

5,61

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 - TCTK

Do không có đủ nguồn nguyên liệu trong nước nên sản xuất dầu thô ở nước ta từ năm 2000 trở lại đây không những không phát triển mà còn suy giảm. Trên 95% nhu cầu dầu thô của nền kinh tế phải nhập khẩu từ nước ngoài (Thị trường và kim ngạch xuất nhập khẩu dầu thô đã được đề cập trong mục 6 Thực trạng về thị trường; tiểu mục xuất nhập khẩu).




Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương