PHẦn mở ĐẦU


CHƯƠNG IV. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM



tải về 2.45 Mb.
trang15/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   36

CHƯƠNG IV. DỰ BÁO NHU CẦU SẢN PHẨM

1. Các phương pháp dự báo


Nhu cầu tiêu thụ dầu thực phẩm phụ thuộc vào thu nhập của người dân, thói quen tiêu dùng, văn hoá ẩm thực của các dân tộc, chính sách của các quốc gia. Do vậy, không thể có mô hình chuẩn để so sánh, dự báo nhu cầu cho các quốc gia khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, nhóm chuyên gia đã áp dụng các phương pháp khác nhau để dự báo, so sánh và lựa chọn như sau:

    • Phương pháp tính theo nhu cầu dinh dưỡng.

    • Phương pháp tổng kết, so sánh tượng tự.

2. Dự báo thị trường, nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước đến năm 2020 và đến năm 2025


a. Dự báo tiêu thụ dầu thực vật dựa trên nhu cầu dinh dưỡng

Nhu cầu về dầu thực vật được quyết định bởi rất nhiều nhân tố khác nhau như thu nhập bình quân đầu người, dân số, giá cả tương đối của sản phẩm, văn hóa ẩm thực, thói quen tiêu dùng, mức độ phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm,… Tuy nhiên các nghiên cứu đã cho thấy sự tăng trưởng nhu cầu dầu thực vật đều gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế. Kinh tế có mức tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người càng cao thì tỷ lệ năng lượng cung cấp cho cơ thể do sử dụng chất béo trong khẩu phần càng cao.

Theo số liệu thống kê năm 2000, mức dinh dưỡng bình quân trên đầu người Mỹ cao nhất thế giới: 3.607 Kcal/người/ngày với cơ cấu tiêu thụ thực phẩm là: thịt - 19%, dầu mỡ - 18,2%, đường - 16%, chất bột - 15,1%, sữa - 9,9%. Nghiên cứu thực đơn hàng ngày của hai quốc gia châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc cho thấy: người Hàn Quốc ăn chất béo không quá 20% năng lượng khẩu phần mặc dù Hàn Quốc là một trong những quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người tương đối cao. Người Trung Quốc tuy có mức thu nhập bình quân thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc nhưng có thói quen tiêu thụ chất béo trong khẩu phần ăn cao hơn người Hàn Quốc nên chất béo trong khẩu phần ăn đã tăng từ 14% năm 1980 lên gấp đôi trong những năm gần đây.

Lượng chất béo được sử dụng trong bữa ăn người Việt Nam cũng đã tăng ở mức khá trong thời gian gần đây. Trước đây chất béo chỉ chiếm 6% năng lượng khẩu phần trong bữa ăn người Việt Nam, nhưng nay con số này lên đến 15% và ở một bộ phận cư dân đô thị, chất béo vượt trên 25%. Mức dinh dưỡng bình quân của người Việt Nam năm 2005 đã được nâng lên khoảng 2.000 - 2.200 Kcal/người/ngày so với mức dưới 1.800 - 2.000 kcal/người/ngày của năm 2000. Dầu và mỡ (kể cả động vật và thực vật) đều cung cấp một lượng năng lượng cho cơ thể như nhau, bình quân khoảng 9 Kcal/1 g chất béo. Như vậy nguồn cung cấp năng lượng từ chất béo của người Việt Nam hiện khoảng 330 Kcal/ngày, tương đương khoảng 37 g chất béo.

Theo quy ước áp dụng hiện nay cho toàn thế giới, lượng chất béo "chuẩn" thường được chấp nhận cho một khẩu phần ăn 2.000 Kcal khoảng 65 g . Năm 1993, Tổ chức năng lượng thế giới và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra khuyến cáo rằng lượng chất béo tối thiểu cần đạt đối với một người trưởng thành là 15% tổng năng lượng trong khẩu phần ăn, trong đó acid béo bão hòa không quá 10%, acid béo chưa bão hoà cần bảo đảm từ 4-10% năng lượng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cơ cấu tiêu thụ đã thay đổi, nhu cầu về chất béo đã tăng lên 18-20% năng lượng trong khẩu phần ăn. Trong đó, chất béo động vật không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần (khoảng 40-45g/ngày, bao gồm cả lượng chất béo đã có trong thực phẩm) và lượng dầu, mỡ để xào nấu thức ăn vào khoảng 20-25g/ngày.

Chiến lược phát triển dinh dưỡng quốc gia của nước ta đặt ra mục tiêu “Nâng cao đời sống của người dân đạt mức dinh dưỡng trung bình vào khoảng 2.200 - 2.500 Kcal/người/ngày vào năm 2010 và 2.600 - 2.800 Kcal/người/ngày vào năm 2020”. Trên cơ sở đó có thể tính toán lượng chất béo cần thiết bình quân một ngày của người Việt Nam sẽ vào khoảng 60-70 g (chiếm khoảng 18-20% mức năng lượng khẩu phần ăn trong ngày), trong đó chất béo bão hoà (bơ, mỡ, thịt) chỉ nên chiếm vào khoảng dưới 40% tổng lượng chất béo cung cấp cho cơ thể, còn lại là chất béo chưa bão hoà có trong thuỷ - hải sản và các loại dầu thực vật.

Ước tính tiêu dùng dầu thực vật cho dân cư chiếm khoảng 2/3 sản lượng dầu thực vật hàng năm của Việt Nam. Dự báo tỷ lệ này sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới do tốc độ tăng trưởng mức tiêu thụ dầu thực vật trong dân cư và tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp thực phẩm (một trong những ngành sử dụng khá nhiều dầu thực vật) gần giống nhau. Trên cơ sở lập luận trên, dự báo nhu cầu dầu thực vật bình quân đầu người đến năm 2020 và 2025 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.11. Dự báo tiêu thụ dầu thực vật bình quân người đến năm 2020 và 2025 tính theo lượng calo/người/ngày



Năm

2010

2020

2025

Lượng calo trong ngày (Kcal)

2.200

2.500

2.600

2.800

3.000

3.200

Lượng Kcal/ngày từ chất béo

352

400

520

560

600

640

Lượng Kcal/ngày từ DTV

105,6

120

234

252

270

288

Lượng DTV tiêu dùng trong khẩu phần ăn hàng ngày (g)

11,7

13,3

26,0

28,0

30,0

32,0

Lượng DTV tiêu dùng trong khẩu phần ăn hàng năm (kg)

4,9

5,5

10,8

11,6

12,4

13,3

Lượng DTV sử dụng cho CNTP tính trên đầu người (kg)

2,4

2,8

5,4

5,8

6,2

6,6

Lượng DTV tiêu dùng bình quân người trong năm (kg)

7,3

8,3

16,2

17,4

18,6

19,9

Nguồn: Chiến lược dinh dưỡng quốc gia và tính toán của nhóm dự án

Hiện nay, dầu thực vật đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho dân cư nói riêng và đảm bảo an ninh lương thực nói chung. Trên cơ sở dự báo về phát triển dân số và mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Việt Nam, dự báo nhu cầu dầu thực vật cả nước đến năm 2025 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.12. Dự báo tổng lượng tiêu thụ dầu thực vật đến năm 2020 và 2025




2010

2020

2025

Định mức tiêu thụ DTV/năm

7,3

8,3

16,2

17,4

18,6

19,9

Dân số Việt Nam (triệu người)

88,48

98,07

102,41

Tổng lượng DTV (ngàn tấn)

646

734

1589

1706

1905

2038

Nguồn: Tính toán của nhóm dự án

Như vậy, kết quả dự báo theo phương pháp tính nhu cầu calo cần thiết cho người Việt đến năm 2020 cần 1,6-1,7 triệu tấn dầu và năm 2025 cần 1,9- 2 triệu tấn.


b. Dự báo tiêu thụ dầu thực vật theo phương pháp so sánh dựa trên điều kiện tương đồng

Dự báo được dựa trên cơ sở xem xét mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của các quốc gia có cùng điều kiện tương đồng với Việt Nam; tốc độ tăng trưởng mức tiêu thụ dầu liên quan đến GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng GDP, văn hoá ẩm thực để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Trước hết xem xét biểu đồ mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người của 4 nước từ năm 1981-1999 được thể hiện trong hình dưới đây:

Hình 1. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người (kg/ng/năm) của một số quốc gia/vùng lãnh thổ châu Á giai đoạn trước năm 2000.





Nguồn: Rabobank analysis based on FAPRI projections

Qua hình trên thấy rằng Nhật Bản là một trong những quốc gia có GDP/người cao, tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người đã tương đối bão hoà đạt mức trên 16 kg/người/năm 1999. Đây là mức tiêu thụ không cao do thị trường Nhật Bản chủ yếu sử dụng các loại dầu thực vật cao cấp và thói quen tiêu dùng hàng ngày của người dân không sử dụng nhiều chất béo. Do vậy, khả năng tăng thêm dầu thực vật trong tiêu dùng hàng ngày không cao.

Đài Loan là vùng lãnh thổ có thu nhập GDP/người khá cao và mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Đài Loan cũng cao, đã đạt đến điểm bão hoà ở mức bình quân 25 kg/người/năm trong nhưng năm 90 của thế kỷ trước. Thói quen tiêu dùng của người dân Đài Loan cũng tương tự như người Trung Quốc do vậy có thể dự báo rằng điểm bão hoà tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người Trung Quốc cũng sẽ vào khoảng 25 kg/người/năm.

Mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Hàn Quốc cũng có tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm và khả năng điểm bão hoà sẽ tương đương giống Nhật Bản.

Trong giai đoạn từ 2000 đến 2008, mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người của 7 quốc gia và trung bình của thế giới được thể hiện trong hình sau đây:

Hình 2. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của một số quốc gia châu Á giai đoạn 2000-2008





Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn số liệu Internet và Niên giám thống kê

Qua hình trên thấy rằng, tiêu thụ dầu bình quân đầu người của Nhật Bản vẫn ổn định từ 16-17 kg/năm. Inđônêxia có mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người cao nhất trong số 7 quốc gia so sánh do là nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới và có công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học khá phát triển trong những năm gần đây. Đối với Pakixtan tiêu thu cũng ở mức cao nhưng không ổn định còn Ấn Độ thì ổn định ở mức khá thấp khoảng 11 kg/người/năm. Thái Lan tiêu thụ dầu bình quân đầu người cũng ở mức thấp, mặc dù GDP/người khá cao. Trong những năm gần đây (từ 2005) tiêu thụ dầu thực vật của Thái Lan tăng nhanh chủ yếu dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của thế giới khá cao và cũng tăng khá nhanh từ gần 15 kg năm 2000 tăng lên trên 19 kg năm 2008. Tuy nhiên mức tiêu thụ dầu thực vật cao chủ yếu ở các nước phát triển và một phần trong số đó được dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học.

Xét về quá trình phát triển thì Việt Nam tương đồng với Trung Quốc hơn cả về mọi mặt. Do vậy, chọn mô hình tăng trưởng của Trung Quốc để vận dụng cho Việt Nam, tuy nhiên cần tính đến yếu tố văn hoá ẩm thực của Trung Quốc dùng nhiều dầu mỡ hơn Việt Nam.

Bảng 2.13. Thống kê GDP và mức tiêu thụ dầu bình quân đầu người của Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2008 và tốc độ tăng trưởng.




Năm


Trung Quốc

Tăng trưởng

GDP/người (USD)

Tiêu thụ dầu (kg dầu/người)

GDP/người, %/năm

Tiêu thụ dầu /người, %/năm

2000

856,2

10,7

 

 

2001

912,1

11,4

6,53

6,54

2002

1.001,3

13,6

9,78

19,30

2003

1.093,4

14,7

9,20

8,09

2004

1.195,1

15,7

9,30

6,80

2005

1.311,7

16,5

9,76

5,10

2006

1.449,6

17,1

10,51

3,64

2007

1.613,7

17,6

11,32

2,92

2008

1.762,7

18,3

9,23

3,98

Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn số liệu Internet và Niên giám thống kê

Trong giai đoạn 1995-2005, Trung Quốc có mức tăng trưởng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tương đối ổn định qua các năm, đạt mức tăng trưởng bình quân 9%/năm. Mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Trung Quốc năm 1995 vào khoảng 7 kg/người, tương đương với mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Việt Nam năm 2008 và tăng lên 16,5 kg/người vào năm 2005. Trong giai đoạn 2005-2008, tăng trưởng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 3,6%/năm. Trên cơ sở đó có thể nhận định rằng ở mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người dưới 16 kg/người thì mức tăng trưởng tiêu thụ bình quân vào khoảng 8-9%/năm, ở mức 16-20 kg/người thì tăng trưởng vào khoảng 3-4%/năm và cao hơn 20 kg/người thì vào khoảng 2-4%/năm.

Nếu mức bão hoà về nhu cầu dầu thực vật của Trung Quốc vào khoảng 25 kg/người (tương tự Đài Loan những năm 1990-2000) thì mức bão hoà của Việt Nam sẽ thấp hơn do thói quen và văn hoá ăn uống của người Việt Nam sử dụng ít dầu mỡ hơn người Trung Quốc. Do đó, mức tăng trưởng về tiêu thụ dầu thực vật của Việt Nam sẽ thấp hơn Trung Quốc. Nếu coi mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người năm 1995 của Trung Quốc và năm 2008 của Việt Nam là cơ sở, thì mức tăng trưởng tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tương đồng của Việt Nam sẽ vào khoảng 8%/năm trong giai đoạn 2008-2018 và 3,5%/năm trong giai đoạn 2018-2025, tương đương với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 15,2 kg/người vào năm 2018 và 19,4 kg/người vào năm 2025.

Kết quả dự báo của 2 phương pháp tiếp cận tính toán gần giống nhau do vậy, chọn kết quả dự báo của phương pháp tính toán theo nhu cầu dinh dưỡng để làm cơ sở xây dựng các kịch bản phát triển ở phần sau.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương