BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 32.8 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích32.8 Kb.
#6147

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM





Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2014/TT-BCT

Hà Nội, ngày tháng năm 2014


Dự thảo

Ngày 14/7/2014

THÔNG TƯ



Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với


cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật



Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất chế biến, kinh doanh dầu thực vật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

a) Thông tư này quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật (sau đây gọi tắt là cơ sở), bao gồm cả vận chuyển, bảo quản, dụng cụ, bao gói thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 9 tháng 4 năm 2014 của các Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm”.

b) Ngoài việc tuân thủ các quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12 tháng 09 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở phải tuân thủ các quy định tại các Điều 4, 5, 6, và 7 của Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật, các cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh vật liệu, bao gói chứa đựng dầu thực vật trừ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ.



Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Cơ sở sản xuất dầu thực vật là cơ sở thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra dầu thực vật thành phẩm.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật nhỏ lẻ là các cơ sở sản xuất, kinh doanh dầu thực vật ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể, có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực phẩm.
Chương II

ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI

CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH DẦU THỰC VẬT

Điều 4. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất dầu thực vật

1. Yêu cầu cơ sở vật chất đối với khu vực ép hạt và thu hồi dầu thô

a) Nguyên liệu hạt có dầu dùng cho sản xuất dầu thực vật phải đảm bảo trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của dầu thực vật (Tạp chất, cát, đất đá, kim loại,...).

Nguyên liệu hạt có dầu dùng cho sản xuất dầu thực vật phải được kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, aflatoxin để đảm bảo rằng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, aflatoxin thuộc giới hạn cho phép theo quy định hiện hành.

b) Khu vực bảo quản nguyên liệu phải đảm bảo tránh nhiễm vi sinh vật khi bị ẩm, nước; xây xát vỏ hạt; xâm hại của côn trùng.

c) Khu vực ép hạt thu hồi dầu thô phải đảm bảo không bị ảnh hưởng bởi côn trùng, bụi bẩn, nhiễm chéo từ bã dầu (khô dầu).

d) Khu vực loại bã và bảo quản bã dầu (khô dầu) được bố trí tách biệt với các khu vực khác, tránh ô nhiễm chéo (nấm mốc, aflatoxin …) từ bã thô vào dầu thô.

2. Yêu cầu cơ sở vật chất đối với khu vực tinh luyện dầu

a) Khu vực chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật phải đảm bảo trong phạm vi vành đai bảo vệ để tránh bất kỳ sự ô nhiễm nào hoặc yếu tố ngoại lai ảnh hưởng đến chất lượng lý, hoá của dầu thực vật.

b) Chiết (chai, can, túi nhựa, phuy,…) phải kín, tách biệt với các khu vực khác; có chế độ kiểm soát các thiết bị thường xuyên để đảm bảo luôn hoạt động tốt.


3. Yêu cầu cơ sở vật chất đối với khu vực bảo quản

a) Khu vực bảo quản dầu thực vật thành phẩm phải thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

b) Nhiệt độ tại khu vực bảo quản dầu thực vật thành phẩm phải phù hợp với đặc tính của từng loại dầu thực vật.

4. Yêu cầu cơ sở vật chất đối với khu vực kiểm soát nguyên liệu, chất lượng sản phẩm

a) Phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt có dầu dùng để sản xuất dầu thực vật.

b) Phải kiểm soát được chất lượng dầu thực vật thành phẩm phù hợp với các quy định về chỉ tiêu an toàn thực phẩm của Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với dầu thực vật số TCVN 7597:2007.

c) Có đủ hồ sơ và lưu trữ kết quả xét nghiệm bao bì đóng gói, nguyên liệu dùng để sản xuất dầu thực vật và dầu thực vật thành phẩm.

Điều 5. Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh dầu thực vật

Cơ sở kinh doanh dầu thực vật phải đảm bảo các yêu cầu:

1. Khu vực trưng bày và bán sản phẩm phải thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

2. Nhiệt độ tại khu vực trưng bày và bán sản phẩm phải phù hợp với đặc tính của từng loại dầu thực vật.



Điều 6. Yêu cầu đối với điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển dầu thực vật

Quá trình vận chuyển dầu thực vật phải đảm bảo các yêu cầu:

1. Thiết bị, dụng cụ chứa đựng dầu thực vật tuân thủ các quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

2. Thiết bị chứa đựng dầu thực vật phải đảm bảo an toàn, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng.

3. Thiết bị dụng cụ phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển dầu thực vật; không vận chuyển dầu thực vật cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

4. Phải có nội quy quy định về chế độ bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển dầu thực vật;



Điều 7. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng dầu thực vật

Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng dầu thực vật tuân thủ các quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.



Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng 12 năm 2014.



Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này trong phạm vi toàn quốc.

2. Sở Công thương của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và thực hiện Thông tư này trên địa bàn quản lý.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.




Nơi nhận:

- Văn phòng Tổng Bí Thư;

- Văn phòng Chính phủ (Vụ KGVX, Cổng TTĐTCP);

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);

- Bộ Y tế, Bộ NN&PTNT;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Bộ trưởng;

- Các Thứ trưởng;

- Các đơn vị trực thuộc Bộ;

- Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;

- Công báo;

- Cổng TTĐT Bộ Công Thương;



- Lưu: VT, PC, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG


Đỗ Thắng Hải



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> PHẦn mở ĐẦU
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 32.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương