PHẦn mở ĐẦU


PHẦN 1 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAI ĐOẠN 2000-2008



tải về 2.45 Mb.
trang2/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36

PHẦN 1

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAI ĐOẠN 2000-2008

CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH

1. Thực trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ


    1. Số lượng các doanh nghiệp

Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2008 toàn ngành có 35 doanh nghiệp, giảm 5 doanh nghiệp so với năm 2000. Trong giai đoạn 2001-2005, số doanh nghiệp giảm bình quân 3,8%/năm. Nguyên nhân là một số doanh nghiệp ép dầu sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên phải ngừng sản xuất hoặc giải thể. Cụ thể số lượng các doanh nghiệp qua các năm như sau:

Bảng 1.1. Số lượng doanh nghiệp sản xuất của ngành






Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Tốc độ PT b/q (%/năm)

2000

2005

2006

2007

2008

2001-2005

2006-2008

Tổng số doanh nghiệp

40

33

32

33

35

-3,77%

1,98%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Các doanh nghiệp sản xuất của ngành phân bố không đều trên toàn lãnh thổ mà chủ yếu tập trung tại vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi ở vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc đến nay không còn doanh nghiệp nào. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 75% số doanh nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ. So với năm 2000, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp tăng nhanh ở vùng Đông Nam Bộ và giảm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp sản xuất phân bố theo vùng,




2000

2005

2006

2007

2008

Vùng Trung du miền núi phía Bắc

2,50%













Vùng Đồng bằng sông Hồng

5,00%

12,12%

9,38%

6,25%

8,57%

Vùng Duyên hải miền Trung

12,50%

6,06%

6,25%

9,38%

8,57%

Vùng Đông Nam Bộ

30,00%

39,39%

56,25%

62,50%

60,00%

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

50,00%

42,42%

28,13%

21,88%

22,86%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

- Xét theo thành phần kinh tế, số lượng các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, tăng từ 60% năm 2000 lên 80% năm 2008, trong khi số lượng doanh nghiệp thuộc kinh tế Nhà nước giảm rõ rệt, tương ứng giảm từ 35% xuống 8,75%. Nguyên nhân là do trong thời kỳ 2001-2005, nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tiến hành cổ phần hoá thành các Công ty cổ phần, Công ty TNHH và cũng có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước sản xuất kinh doanh không hiệu quả phải ngừng sản xuất hoặc giải thể.

Bảng 1.3. Cơ cấu số lượng doanh nghiệp theo thành phần kinh tế




2000

2005

2006

2007

2008

DN Nhà n­ước

35,00%

6,06%

6,25%

9,09%

8,57%

DN ngoài Nhà nước

60,00%

84,85%

81,25%

78,79%

80,00%

DN ĐTNN

5,00%

9,09%

12,50%

12,12%

11,43%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê

Năm 2008, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có 28 doanh nghiệp, chiếm 80% tổng số doanh nghiệp sản xuất của ngành.



b. Giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 2000, giá trị sản xuất ngành Dầu thực vật (theo giá cố định 1994) đạt 2.892,4 tỷ đồng, chiếm 6,63% giá trị sản xuất của ngành thực phẩm đồ uống và 1,46% giá trị SX toàn ngành công nghiệp.

Năm 2008, giá trị sản xuất của ngành đã tăng 2,28 lần so với năm 2000, đạt 6.620 tỷ đồng, chiếm 4,62% giá trị SX của ngành thực phẩm đồ uống và 1,02% giá trị SX toàn ngành công nghiệp.

Tốc độ tăng giá trị SX bình quân của ngành giai đoạn 2001-2005 là 7,07%/năm và giai đoạn 2006-2008 là 17,61%/năm; tính chung cả giai đoạn 2001-2008 là 10,91%/năm, thấp hơn mức tăng bình quân của ngành sản xuất thực phẩm đồ uống (tương ứng là 14,66% và 16,02%), cụ thể như sau:

Bảng 1.4. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành Dầu thực vật giai đoạn 2001-2008




Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994, Tỷ đồng)

Tốc độ PT b/q (%/năm)

2000

2005

2007

2008

2001-2005

2006-2008

2001-2008

Ngành Dầu thực vật

2892,4

4.070,1

6.079,6

6.620,9

7,07

17,61

10,91

Ngành SX TP và đồ uống

43.633

86.481

123.494

143.253

14,66

18,32

16,02

Toàn ngành công nghiệp

198.326

416.613

568.100

650.800

16,00

16,03

16,01

Tỷ trọng ngành Dầu thực vật so với ngành SX TP đồ uống, (%)

6,63

4,71

4,92

4,62

 

 




Tỷ trọng ngành Dầu thực vật so với toàn ngành CN (%)

1,46

0,98

1,07

1,02










Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Từ năm 2005 cho đến nay, Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên doanh, liên kết đã có những bước phát triển vượt bậc. Nếu năm 2000 tỷ trọng giá trị SX của Công ty VOCARIMEX chỉ là 24,29% giá trị SX của ngành thì đến năm 2008 đã là 35,02%.

Tốc độ tăng giá trị SX bình quân của Công ty VOCARIMEX giai đoạn 2001-2005 là 19,05%/năm và giai đoạn 2001-2008 là 16,1%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng của ngành Dầu thực vật, ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống và của toàn ngành công nghiệp.

Bảng 1.5. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của Công ty VOCARIMEX giai đoạn 2001-2008






Giá trị SXCN (Giá CĐ 1994, Tỷ đồng)

Tốc độ PT b/q (%/năm)

2000

2005

2007

2008

2001-2005

2001-2008

Ngành Dầu thực vật

2892,4

4.070,1

6.079,6

6.620,9

7,07

10,91

VOCARIMEX (Công ty mẹ và các công ty con)

702,5

1.679,8

2.289,3

2.319,2

19,05

16,10

Tỷ trọng giá trị SX của VOCARIMEX trong ngành Dầu thực vật (%)

24,29

41,27

37,66

35,02

 

 

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Công ty VOCARIMEX

c. Giá trị tăng thêm (VA)

Giá trị tăng thêm (VA) của ngành Dầu thực vật (theo giá cố định 1994) năm 2005 đạt 895 tỷ đồng, năm 2008 đạt 1.275 tỷ đồng. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm của ngành đạt bình quân giai đoạn 2001-2005 là 15,11%/năm, giai đoạn 2001-2008 là 14,13%/năm cao hơn tốc độ tăng của toàn ngành công nghiệp, nhưng lại thấp hơn so với ngành thực phẩm và đồ uống. Đặc biệt, giá trị tuyệt đối VA lại thấp, chiếm chưa đầy 1% giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp.

Tỷ lệ giá trị tăng thêm so với giá trị SXCN (VA/GO) của ngành Dầu thực vật năm 2008 đạt 19,26%, cao hơn nhiều so với năm 2000 là 15,5%. Tuy vậy, tỷ lệ này thấp hơn so với ngành thực phẩm và đồ uống (20,6%) và thấp hơn nhiều so với toàn ngành công nghiệp.

Chi tiết về giá trị tăng thêm, tốc độ tăng trưởng của ngành xem bảng dưới đây:

Bảng 1.6. Giá trị tăng thêm, tốc độ tăng trưởng của ngành Dầu thực vật




Giá trị tăng thêm

(Giá CĐ 1994, Tỷ đồng)



Tốc độ tăng bq (%/năm)

2000

2005

2008

2001-2005

2001-2008

Ngành Dầu thực vật

443

895

1.275

15,11

14,13

Ngành SX TP và đồ uống

10.259

22.593

29.510

17,10

14,12

Toàn ngành công nghiệp

76.259

123.439

149.910

10,11

10,14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

d. Sản phẩm

Từ năm 2000 đến nay, sản phẩm dầu của ngành tăng cả về số lượng và chất lượng. Sản lượng dầu tinh luyện tăng 2,1 lần, dầu thô tăng 1,6 lần so với năm 2000, cụ thể như sau:

Bảng 1.7. Sản lượng các sản phẩm và tốc độ tăng trưởng




Sản lượng, tấn

Tăng bq (%/n)

Sản phẩm

2000

2005

2006

2007

2008

2001-2005

2001-2008

1. Dầu tinh luyện

280,1

396,6

432,6

589,3

642,5

7,20

10,94

2. Dầu thô

18,9

15,2

15,0

28,9

30,0

-4,26

5,95

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Giai đoạn 2001-2005, sản lượng dầu tinh luyện tăng bình quân 7,2%/năm trong khi sản lượng dầu thô giảm bình quân 4,26%/năm.

Tính cả giai đoạn 2001-2008, sản lượng dầu tinh luyện tăng bình quân 10,94%/năm, sản lượng dầu thô tăng bình quân 5,95%/năm.

Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu sản lượng sản phẩm dầu tinh luyện theo thành phần kinh tế như sau:

Bảng 1.8. Cơ cấu sản lượng sản phẩm dầu thực vật tinh luyện theo thành phần kinh tế, %





Năm

Thành phần KT

2000

2005

2006

2007

2008

Chuyển dịch cơ cấu 2008 so với năm 2000

DN Nhà n­ước

29,35

44,12

48,55

39,37

36,42

7,07

DN ngoài Nhà nước

9,32

10,04

9,13

6,79

14,52

5,20

DN ĐTNN

61,34

45,84

42,32

53,85

49,06

-12,27

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Số liệu của bảng trên cho thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu sở hữu khá rõ, tỷ trọng dầu tinh luyện sản xuất tăng lên ở các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài nhà nước, giảm đi ở khối đầu tư nước ngoài.

Năm 2008, dầu tinh luyện chủ yếu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước sản xuất (chiếm 85,48% sản lượng của ngành).

Dầu thô sản xuất trong nước năm 2008 bao gồm: dầu cám, dừa, vừng, điều, sở. Sản lương dầu thô lớn nhất là dầu cám của Công ty TNHH Cám vàng (11.000 tấn) nhưng lại xuất thô 100% do trong nước chưa có dây chuyền tinh luyện dầu cám hiệu quả. Như vậy, lượng dầu thô sản xuất trong nước làm nguyên liệu cho tinh luyện không đáng kể (5.000-8.000 tấn trong năm 2008). Dầu thô làm nguyên liệu cho tinh luyện gồm dầu cọ, dầu nành, dầu cải, ôliu, hướng dương chủ yếu là nhập khẩu.

Các sản phẩm tiêu dùng của ngành phong phú về chủng loại và mẫu mã, có thể chia làm 4 nhóm chính:


  • Nhóm dầu chiên xào: bao gồm dầu Cooking oil, dầu Olein tinh luyện, dầu dừa. Đây là loại dầu thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, chuyên dùng làm bánh, chiên xào… sử dụng trong chế biến thực phẩm và các bữa ăn.

  • Nhóm dầu Salad Oil: bao gồm các loại dầu nành, dầu mè, dầu phộng, là các loại dầu dùng để chiên xào, làm bánh, ăn chay, trộn salad.

  • Nhóm dầu đặc (Magarine , Shortening)

  • Nhóm dầu dinh dưỡng: có bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin A, D, DHA.

Sản phẩm dầu được chiết trong các chai PET loại 0,25 lít, 0,4 lít, 1 lít, 2 lít, 5 lít và có thể đựng trong can 20 lít, tiện lợi đối với người tiêu dùng.

Nhiều sản phẩm của ngành đã có mặt hơn 30 năm trên thị trường trong nước, được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn nhiều năm liền là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và “Topten hàng Việt Nam được ưa thích nhất”.

Nhiều sản phẩm có thương hiệu và nổi tiếng như Neptune, Simply (của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân), Marvela (Công ty CP Dầu thực vật Golden – Hope Nhà Bè), dầu Vạn Thọ, dầu Cooking Tường An, Dầu Nành, Dầu hương mè, Vị Gia, Hào Vị, Dầu mè thơm nguyên chất (Công ty CP Dầu thực vật Tường An), dầu nành tinh luyện Nakydaco, dầu mè tinh luyện SESA, dầu mè thơm LẠC VỊ (Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình), Dầu mè VOCA, SOBY, Bens 3, …

Bên cạnh những sản phẩm đã có uy tín, VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng; nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới.

Trong những năm qua, đã có hàng chục sản phẩm mới ra đời với chất lượng phù hợp với thị hiếu và sức mua của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Nhiều sản phẩm mới như Dầu thực vật tinh luyện hương mè, Dầu thực vật tinh luyện Vị Gia, dầu ViO, dầu Season, dầu Cooking VOCA, dầu nành SOBY, dầu ăn cao cấp Bens 3… được người tiêu dùng biết đến và đón nhận.

Dầu ViO là sản phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng dành cho trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi. ViO là dầu ăn duy nhất tại Việt Nam được chế biến dành cho trẻ em với các dưỡng chất kích thích sự phát triển thể chất, thị lực và trí thông minh của trẻ.


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương