PHẦn mở ĐẦU


Thực trạng về công tác đầu tư



tải về 2.45 Mb.
trang6/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36

7. Thực trạng về công tác đầu tư


Trong những năm qua, ngành Dầu thực vật đã được đầu tư nhiều dự án quy mô lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tài sản của ngành sau 7 năm từ năm 2000 đến năm 2007 đã tăng 3,14 lần, đạt giá trị 3.488 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm 59,03%, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 30,39% và doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 10,58%.

Năm 2004, Công ty Dầu thực vật Cái Lân liên doanh đầu tư xây dựng Nhà máy trích ly dầu cám, công suất thiết kế 132.000 tấn/năm, vốn đầu tư 116 tỷ đồng tại KCN Hưng Phú 1, Cần Thơ.

Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết từ năm 2003 đến nay đã thực hiện đầu tư xây dựng các nhà máy mới tinh luyện dầu có quy mô lớn, nhà máy sản xuất bao bì, đầu tư dây chuyền ép dầu để tăng năng lực sản xuất, mở rộng sản phẩm với tổng vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Cụ thể đã thực hiện các dự án sau:

- Đầu tư mới Nhà máy Dầu Phú Mỹ, công suất thiết kế 600 tấn dầu tinh luyện/ngày.

- Di dời Nhà máy Dầu Tường An đến Khu công nghiệp Phú Mỹ I, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Đầu tư mới dây chuyền tách phân đoạn dầu cọ có công suất 400 tấn/ngày tại Nhà máy Dầu Phú Mỹ của Công ty CP Dầu thực vật Tường An.

- Đầu tư hệ thống thiết bị tinh luyện dầu thực vật, công suất 100 tấn/ngày tại Nhà máy ở Cảng Dầu thực vật Nhà Bè.

- Góp vốn liên doanh đầu tư mới Nhà máy Dầu Hiệp Phước, công suất 600 tấn dầu tinh luyện/ngày tại Huyện Nhà Bè – Thành phố Hồ Chí Minh của Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân.

- Góp vốn đầu tư thiết bị tinh luyện, công suất 300 tấn/ngày tại Công ty Dầu ăn Golden – Hope Nhà Bè

- Góp vốn đầu tư Nhà máy sản xuất bao bì dầu thực vật của Công ty CP Bao bì Dầu thực vật tại Khu công nghiệp Tân Thới Hiệp – Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đầu tư hệ thống dây chuyền đóng chai tự động tại Công ty CP Dầu thực vật Tường An, Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình và Công ty mẹ VOCARIMEX.

- Đầu tư dây chuyền ép dầu 20 tấn/ngày tại Nhà máy Cảng Dầu thực vật Nhà Bè

- Đầu tư mở rộng nâng cấp cảng Dầu thực vật có công suất chuyển tải 500.000 tấn/năm

- Góp vốn thành lập mới hai công ty con là Công ty CP trích ly Dầu thực vật và Công ty CP thương mại Dầu thực vật.

Công ty CP thực phẩm An Long đầu tư Nhà máy tinh luyện dầu 300 tấn/ngày tại KCN Long Đình, Long An năm 2008.

Theo số liệu báo cáo của Công ty VOCARIMEX, tổng vốn đầu tư của Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết thực hiện từ năm 2005 đến năm 2008 là 756,6 tỷ đồng, trong đó Công ty VOCARIMEX và các công ty con thực hiện 456,3 tỷ đồng, chiếm 60,3%; Công ty liên doanh kết thực hiện 300,3 tỷ đồng, chiếm 39,7%.

Bảng 1.16. Vốn đầu tư của Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết giai đoạn 2005-2008.




Vốn đầu tư thực hiện, Tỷ đồng

Tổng cộng

2005

2006

2007

2008

2005-2008

VOCARIMEX và các công ty con

59,53

115,3

171,3

110,2

456,33

Công ty liên doanh




191

41,1

68,2

300,3

Tổng cộng

59,53

306,3

212,4

178,4

756,63

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007, 2008 của Công ty VOCARIMEX

8. Thực trạng về nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2007 ngành Dầu thực vật thu hút 3.357 lao động.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thu hút khoảng 46,4% tổng số lao động trong ngành, trong khi khu vực Nhà nước thu hút 38,1% và khu vực ngoài Nhà nước thu hút 15,5%.

Lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 812 người so với năm 2000, tăng bình quân 11,1%/năm.

Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê năm 2008, trình độ lao động trong ngành Dầu thực vật như sau:

Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học chiếm 0,13%; Đại học và Cao đẳng chiếm 15,58%; Trung cấp chiếm 8,95%; Công nhân qua đào tạo dài hạn chiếm 8,43%; công nhân qua đào tạo ngắn ngày chiếm 10,67% và công nhân chưa qua đào tạo chiếm 56,23%.

Năng suất lao động theo giá trị SXCN của ngành Dầu thực vật (giá cố định 1994) năm 2007 đạt 1.811 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân toàn ngành giai đoạn 2001-2007 là 6,86%/năm.

Chi tiết về năng suất lao động bình quân của toàn ngành như sau:

Bảng 1.17. Năng suất lao động của ngành Dầu thực vật






NSLĐ (triệu đồng/người/năm)

TT bq 2001-2007

(%/năm)

2000

2005

2006

2007

Toàn ngành

1.137,9

1.036,2

1.378,7

1.811,0

6,86%

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra doanh nghiệp 2000, 2005, 2006, 2007 của Tổng cục Thống kê

Các doanh nghiệp lớn trong ngành là những doanh nghiệp thu hút nhiều cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và công nhân có tay nghề cao vào làm việc.

Các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho lực lượng lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Lực lượng lao động mới tuyển dụng được đào tạo để tiếp nhận và vận hành dây chuyền thiết bị mới. Hàng năm các doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng, đào tạo theo chương trình nâng bậc công nhân kỹ thuật hàng năm, tổ chức các lớp huấn luyện kiến thức về chế biến dầu thực vật để công nhân mới vào nghề nắm được công nghệ sản xuất, đội ngũ Maketing có kiến thức, thuận lợi trong việc truyền thông quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Về công tác nghiên cứu khoa học:

Công tác nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Phạm vi nghiên cứu rất rộng và trên mọi lĩnh vực.

Công tác nghiên cứu khoa học ở các Công ty là nghiên cứu cải tạo, đầu tư bổ sung các thiết bị mới, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, nghiên cứu về chất lượng sản phẩm, nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Công tác nghiên cứu khoa học ở Viện Nghiên cứu Dầu thực vật và cây có dầu là thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiệm vụ thường xuyên được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) giao cho. Trong những năm qua, Viện đã nghiên cứu các đề tài cấp Bộ như:

- Nghiên cứu chọn tạo một số giống lạc, vừng, đậu nành đạt năng suất và hàm lượng dầu cao.



- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác một số giống cây có dầu ngắn ngày.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây hướng dương trên vùng đất cao nguyên.

- Nghiên cứu chọn tạo các giống dừa mới phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

- Nghiên cưú các biện pháp canh tác phù hợp để phát triển cây dừa tạo vùng nguyên liệu cho tiêu dùng và xuất khẩu.

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong chọn tạo giống và xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác cây đậu nành đạt năng suất cao phù hợp với điều kiện cơ giới hóa.

- Nghiên cứu phát triển giống dừa Dứa ở một số tỉnh phía Nam

- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chọn tạo giống lạc đạt năng suất cao và xây dựng mô hình cơ giới hóa canh tác lạc.

- Nghiên cứu phát triển một số giống hướng dương trồng trong vụ Xuân hè phục vụ phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhiệm vụ thường xuyên của Viện là bảo tồn và lưu giữ nguồn gen cây nguyên liệu dầu, tinh dầu thực vật; khai thác và phát triển nguồn gen cây có dầu; Xây dựng tiêu chuẩn dầu VCO (dầu dừa tinh khiết).

Trong năm 2007 và 2008, Công ty VOCARIMEX đã phối hợp với Viện nghiên cứu trồng thử nghiệm giống vừng vụ xuân hè trên vùng đất xám bạc màu tại huyện Đức Huệ, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng tỉnh Long An, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng vừng cho nông dân.


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương