PHẦn mở ĐẦU


Thực trạng về thị trường (thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu); phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới và trong nước



tải về 2.45 Mb.
trang5/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36

6. Thực trạng về thị trường (thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu); phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới và trong nước


a. Thị trường trong nước

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong thời gian qua, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện đã thúc đẩy thị trường dầu thực vật nội địa có sự tăng trưởng cao với tốc độ trung bình 17,21%/năm từ 1996 đến nay. Nếu tính từ năm 2000 trở lại đây thì cũng tăng tới 16,15%/năm. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người hàng năm tăng nhanh, bình quân 13 năm qua là 15,6%/năm, từ năm 2000 trở lại đây là 15%/năm, cụ thể như sau:.

Bảng 1.11. Tiêu thụ dầu trong nước

 

Đơn vị

1995

2000

2005

2006

2007

2008

Dân số

1000 người

71.995

77.635

83105

84108

85155

86215

Tiêu thụ dầu nội địa

1000 Tấn

77,04

178,56

311,49

346,44

556,53

607,00

Tiêu thụ bình quân đầu người

kg/người/ năm

1,07

2,30

3,75

4,12

6,54

7,04

Tốc độ tăng trưởng

 




1996-2000

2001-2005

2006-2008

2001-2008

1996-2008

Tiêu thụ dầu nội địa

%/năm




18,31

11,77

24,91

16,53

17,21

Tiêu thụ bình quân đầu người

%/năm




16,54

10,26

23,39

15,01

15,60

Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Mức tiêu thụ dầu thực vật tăng nhanh do thu nhập bình quân đầu người tăng cùng với nhận thức của người dân về bảo vệ sức khoẻ tăng nên xu hướng thay mỡ lợn bằng dầu thực vật trong các bữa ăn hàng ngày của người dân ngày càng rõ, đặc biệt ở khu vực thành thị; tốc độ đô thị hoá ở nước ta trong thời gian gần đây cũng khá nhanh. Tuy vậy, năm 2008 mức tiêu thụ bình quân đầu người ở nước ta mới đạt 7 kg, vẫn là mức thấp so với thế giới và khu vực. Do vậy, khả năng phát triển thị trường nội địa trong thời gian tới còn khá lớn.

Năm 2008, các doanh nghiệp trong ngành Dầu thực vật gặp rất nhiều khó khăn trước những biến động bất thường của giá nguyên liệu thế giới. Bảy tháng đầu năm 2008 giá nguyên liệu tăng liên tục nhưng từ tháng 8 trở đi giá lại giảm liên tục nên giá bán sản phẩm trong nước cũng liên tục biến đổi. Tỷ giá giao dịch VNĐ/USD tăng cao làm cho chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá các sản phẩm đầu ra không thể tăng tương ứng do sức ép cạnh tranh gay gắt và sức mua của người dân giảm sút vì giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng cao. Đây là khó khăn chung mà các nhà sản xuất phải chấp nhận bởi người tiêu dùng trong nước chưa quen với sự biến động về giá như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.

Với nhận thức thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố sống còn đối với hoạt động của doanh nghiệp, các công ty đã xây dựng cho mình chiến lược marketing, chiến lược phát triển thương hiệu và phát triển kinh doanh. Chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu là một trong những chiến lược quan trọng của công ty.

Thương hiệu là hình ảnh đại diện cho công ty, là lời cam kết đối với khách hàng nên các công ty không ngừng chăm lo xây dựng thương hiệu của mình bằng cách nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển mạng lưới tiêu thụ để khách hàng có thể tiếp cận với sản phẩm ngày một dễ dàng hơn.

Các công ty lớn đều thiết lập hệ thống phân phối của mình bao gồm các nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm ở khắp các tỉnh, thành phố cả nước. Phát triển thương hiệu thông qua các chương trình quảng bá thương hiệu ở trong và ngoài nước, thông qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thi nấu ăn, tài trợ cho các chương trình dạy nấu ăn, các hoạt động của ngành giáo dục, thể thao…

Thời gian qua, do mức sống được cải thiện nên nhu cầu tiêu dùng của nhân dân đối với các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ tăng lên. Chính vì vậy, các công ty đã tiến hành nghiên cứu, điều tra, khai thác thị hiếu của người tiêu dùng về các chủng loại dầu ăn khác nhau.

Theo Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2008 của Công ty VOCARIMEX, trên 92% sản lượng dầu sản xuất của các công ty tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Do sự chênh lệch giữa hai mức thuế nhập khẩu dầu tinh luyện và dầu thô ít, nên thay vì đầu tư nhà xưởng, thiết bị để sản xuất, một số công ty đã nhập khẩu dầu tinh luyện về sau đó chiết chai hoặc đóng can đưa ra thị trường tiêu thụ. Người tiêu dùng không biết được thực chất chất lượng dầu tinh luyện mà các công ty đó nhập khẩu về. Theo chuyên gia trong ngành, dầu ăn dù đã tinh luyện khi nhập khẩu khối lượng lớn về đến Việt Nam cũng bị giảm phẩm chất khi đến tay người tiêu dùng do hàm lượng FFA và PoV tăng cao trong quá trình lưu chuyển.

Đáng nói là nắm bắt tâm lý “ăn rẻ” của một số người dân, trên thị trường đang xuất hiện ngày càng nhiều loại dầu ăn giá thấp mà ngay chính những người bán cũng không nhớ được hết tên và nguồn gốc, chưa nói đến chất lượng của chúng.


b. Xuất nhập khẩu

Như đã phân tích ở phần trên, do cây có dầu ở nước ta chưa phát triển nên trên 90% nguyên liệu cho tinh luyện dầu sản xuất trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài dưới dạng dầu thô hoặc đã tinh luyện chất lượng thấp.

Kim ngạch nhập khẩu đã tăng rất nhanh từ gần 70 triệu USD năm 2000 lên trên 705 triệu USD năm 20081, bình quân tăng 29,43%/năm. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu dầu thực vật nước ta lại giảm so với năm 2000 vì năm 2000 nước ta đã xuất khẩu dầu sang Irắc với khối lượng lớn (47 ngàn tấn) nhưng từ năm 2001 trở lại đây không còn thị trường này nữa. Chi tiết xem bảng dưới đây:

Bảng 1.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu dầu thực vật từ năm 2000 đến năm 2008.






Giá trị xuất nhập khẩu, triệu USD

Tăng trưởng, %/n

2000

2005

2006

2007

2008

2001-2005

2001-2008

Tổng kim ngạch nhập khẩu

89,60

184,98

248,28

473,72

705,69

15,60

29,43

Tổng kim ngạch xuất khẩu

60,71

14,38

14,11

35,37

51,76

-25,02

-1,97

Nhập siêu

28,89

170,60

234,17

438,35

653,93

42,64

47,69

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Qua bảng 1.12 cho thấy, ngành dầu chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước. Tình trạng nhập siêu ngày càng trầm trọng nếu không có giải pháp để tự túc một phần nguyên liệu cho ngành.

Khối lượng dầu thực vật nhập khẩu tỷ lệ thuận với lượng dầu sản xuất trong nước. Nếu như năm 2000 cả nước nhập 255,6 ngàn tấn thì năm 2008 đã nhập 640 ngàn tấn. Nếu như trước năm 2006 nhập khẩu chủ yếu là dầu thô (trên 90%) thì từ năm 2006 trở lại đây, nhập khẩu dầu tinh luyện đã chiếm từ 50-56% tổng lượng dầu nhập khẩu do từ năm 2006, AFTA có hiệu lực nên thuế suất thuế nhập khẩu dầu thô và dầu tinh luyện trênh lệch nhau chỉ 2%. Mặt khác, cơ cấu tiêu thụ dầu của nước ta chủ yếu là dầu cọ (gần 78% năm 2008) mà dầu cọ do Inđônêsia và Malaisia sản xuất nhiều nhất trên thế giới. Tiếp theo dầu cọ, dầu nành cũng được tiêu thụ khá nhiều ở nước ta (năm 2008 chiếm tới 18,7%), các loại dầu khác không đáng kể. Riêng dầu cải năm 2000 tiêu thụ tới 22% nhưng đến năm 2008 chỉ còn chiếm 0,15%. Chi tiết xem bảng 1.13 và 1.14 dưới đây:

Bảng 1.13. Khối lượng nhập khẩu dầu thực vật từ năm 2000 đến 2008






2000

2005

2006

2007

2008

Tổng lượng dầu nhập khẩu

255.617

382.412

491.728

604.190

640.047

Trong đó, phân theo mức độ chế biến

Dầu thô

231.892

351.018

212.226

286.517

320.605

Dầu tinh luyện

23.726

31.394

279.502

317.673

319.442

Trong đó, phân theo chủng loại dầu thực vật

Dầu cọ

148.516

280.131

362.908

445.314

498.486

Dầu nành

35.106

74.365

96.745

119.035

119.710

Ô liu

84

215

457

863

266

Dầu hướng dương

2.922

217

371

1.931

241

Dầu cải

56.307

6.633

486

1.404

949

Dầu dừa

156

400

726

903

232

Dầu khác (lạc, vừng, lanh, bông…)

1.283

7.384

10.929

9.131

7.267

Bơ + Sortening

11.244

13.066

19.106

25.609

12.896

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Bảng 1.14. Cơ cấu khối lượng nhập khẩu dầu thực vật từ năm 2000 đến 2008






2000

2005

2006

2007

2008

Cơ cấu nhập khẩu theo mức độ chế biến

Dầu thô

90,72

91,79

43,16

47,42

50,09

Dầu tinh luyện

9,28

8,21

56,84

52,58

49,91

Cơ cấu nhập khẩu theo chủng loại dầu thực vật

Dầu cọ

58,10

73,25

73,80

73,70

77,88

Dầu nành

13,73

19,45

19,67

19,70

18,70

Dầu cải

22,03

1,73

0,10

0,23

0,15

Ô liu

0,03

0,06

0,09

0,14

0,04

Dầu hướng dương

1,14

0,06

0,08

0,32

0,04

Dầu dừa

0,06

0,10

0,15

0,15

0,04

Dầu khác (lạc, vừng, lanh, bông…)

0,50

1,93

2,22

1,51

1,14

Bơ + Sortening

4,40

3,42

3,89

4,24

2,01

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Qua bảng 1.14 thấy rằng tỷ lệ dầu tinh luyện nhập khẩu ngày càng tăng, đặc biệt năm 2006 khi AFTA có hiệu lực dầu tinh luyện nhập khẩu chiếm tới 56,8% trong khi những năm trước chưa đến 10%. Đến năm 2008 nhập khẩu dầu tinh luyện cũng chiếm tới gần 50%. Nếu tính theo chủng loại dầu nhập khẩu thì dầu cọ chiếm tỷ lệ ngày càng cao, từ 58,1% năm 2000 tăng lên gần 78% năm 2008. Dầu nành cũng có xu hướng tăng dần từ 13,7% năm 2000 tăng lên 16,7% năm 2008. Các loại dầu còn lại hầu như giảm dần, đặc biệt là dầu cải giảm từ 22% năm 2000 xuống còn 0,15% năm 2008.

Năm 2008, cả nước xuất khẩu được trên 46 ngàn tấn dầu thực vật, trong đó trên 35 ngàn tấn là dầu tinh luyện và 11 ngàn tấn đầu thô. Tuy vậy, so với năm 2000 thì chưa được một nửa. Năm 2000 xuất khẩu đạt trên 104 ngàn tấn dầu do xuất khẩu dầu dừa thô đạt trên 35 ngàn tấn nhưng sau này lượng dầu dừa xuất khẩu giảm nhanh do giá xuống thấp và xuất được sang Irắc trên 45 ngàn tấn dầu tinh luyện, sau đó chiến tranh xảy ra và bị mất thị trường này. Chi tiết xem bảng 1.15 dưới đây:

Bảng 1.15. Khối lượng dầu thực vật xuất khẩu từ năm 2000 đến 2008






Đơn vị

2000

2005

2006

2007

2008

Xuất khẩu

Tấn

104.818

22.561

25.195

42.811

46.102

Dầu thô

Tấn

40.746

8.000

7.000

10.000

11.000

Dầu tinh luyện

Tấn

64.072

14.561

18.195

32.811

35.102

Cơ cấu dầu xuất khẩu

Dầu thô

%

38,87

35,46

27,78

23,36

23,86

Dầu tinh luyện

%

61,13

64,54

72,22

76,64

76,14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Hải quan và báo cáo của các doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu dầu thực vật khá phong phú:

Các sản phẩm dầu phộng, dầu Cooking Tường An, dầu nành Tường An, dầu mè Tường An của Công ty CP Dầu thực vật Tường An được xuất sang thị trường Nhật Bản, Ucraina, Ba Lan, Trung Đông, Hồng Kông…

Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình xuất khẩu dầu mè tinh luyện Sesa, dầu mè thơm nguyên chất Nakydaco sang thị trường Mông Cổ, Cămpuchia; dầu mè thơm LẠC VỊ sang thị trường Nhật Bản, Mông Cổ, Cămpuchia; dầu thực vật tinh luyện VỊ GIA sang thị trường Cămpuchia….

Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân xuất khẩu dầu ăn sang thị trường Trung Quốc.

Công ty dầu thực vật Bình An xuất khẩu chủ yếu sang Cămpuchia.

Tóm lại, tuy thị trường xuất khẩu dầu thực vật khá phong phú nhưng khối lượng xuất khẩu dầu tinh luyện chỉ chiếm trên 5% tổng lượng dầu sản xuất trong nước năm 2008.

c. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Trong giai đoạn 2000-2008, mức tiêu thụ dầu thực vật không ngừng tăng, từ 280,1 ngàn tấn năm 2000 tăng lên 607,4 ngàn tấn năm 2008, tăng bình quân 13,79%/năm. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người tăng 2,5 lần từ 2,78 kg năm 2000 lên 7,05 kg năm 2008. Đây là con số mà không phải ngành nào cũng dễ dàng có được.

Sản phẩm dầu tinh luyện của ngành trong thời gian qua đã khẳng định được vị trí của mình ở thị trường trong nước cũng như ở thị trường xuất khẩu. Các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng công suất tại các nhà máy hiện có và đầu tư xây các nhà máy mới với dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ. Sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất phong phú về chủng loại, mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và có thương hiệu đối với người tiêu dùng, đáp ứng trên 90% nhu cầu trong nước. Sản phẩm cũng có uy tín về chất lượng ở thị trường xuất khẩu.

Ngành Dầu thực vật Việt Nam là ngành có tiềm năng phát triển. Tiêu thụ dầu thực vật bình quân đầu người từ năm 2000 đến nay tăng bình quân 12,31%/năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật chưa cao, mặc dù trong những năm qua ngành Dầu thực vật Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan. Điều này thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:



  • Sản phẩm dầu ăn bị cạnh tranh với các sản phẩm dầu ăn từ các nước ASEAN

Thực tế, trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập AFTA, sự bảo hộ của Nhà nước đối với sản phẩm dầu thực vật tương đối mạnh (thuế suất thuế nhập khẩu dầu thực vật là 40%, trong khi dầu thô nguyên liệu chỉ chịu thuế suất 5%). Bắt đầu từ năm 2003, khi lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA có hiệu lực, thuế suất thuế nhập khẩu dầu ăn giảm từ 20% năm 2003-2004 xuống 10% năm 2005 và đến năm 2006 chỉ còn 5%. Thuế suất thuế nhập khẩu dầu thô giảm từ 5% xuống 3%. Như vậy xuất hiện nguy cơ dầu thực vật của các nước trong khu vực tràn vào thị trường Việt Nam. Trong khu vực ASEAN hiện có hai nước đứng đầu thế giới về sản xuất dầu cọ là Inđônesia và Malaysia. (Năm 2007/2008 Inđônesia và Malaysia chiếm 86% tổng sản lượng dầu cọ của thế giới, trong đó Inđônesia chiếm 44%, Malaysia 42%). Sản lượng dầu cọ của Inđônesia và Malaysia gấp khoảng 28 lần so với sản lượng dầu thực vật các loại của Việt Nam nên sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt (về chất lượng và giá bán) ở ngay thị trường trong nước cũng như trong khu vực.

  • Nguồn nguyên liệu vừa thiếu vừa phân tán với nhiều chủng loại khác nhau, chưa tìm được cây có dầu chủ lực và nhiều nguyên liệu lại có thể sử dụng đa mục đích

Nguyên liệu chiếm gần 80% giá thành sản phẩm dầu thực vật nhưng hiện nay hầu hết các nguyên liêu đều phải nhập khẩu. Vùng trồng nguyên liệu phân tán khắp cả nước với nhiều giống cây khác nhau và có hàm lượng dầu trong hạt thấp. Nếu xét về diện tích, năm 2007 tổng diện tích gieo trồng cây có dầu khoảng 624 nghìn ha, chiếm 4,68% tổng diện tích đất gieo trồng2 nên sản lượng rất nhỏ, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất trong nước.

Đến nay ở nước ta chưa tìm được cây có dầu chủ lực, có thể cạnh tranh được với các cây trồng khác để phát triển với quy mô lớn. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cây có dầu hiện có ở nước ta như lạc, dừa, vừng thuộc nhóm cây ít có lợi thế cạnh tranh và đậu nành thuộc nhóm không có lợi thế cạnh tranh3.

Các loại cây lạc, vừng, dừa, đậu nành ngoài việc ép dầu còn có thể sử dụng làm thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, do vậy vẫn thường xảy ra tình trạng người nông dân chỉ bán cho các cơ sở chế biến dầu khi giá mua của các cơ sở này cao hơn giá bán cho các mục đích sử dụng khác nên đã buộc các nhà sản xuất phải tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Mặt khác, do thuế suất thuế nhập khẩu dầu thô nguyên liệu thấp (trước 2006 là 5%, nay là 3%) nên các nhà đầu tư chưa chú trọng nhiều đến phát triển nguồn nguyên liệu. Từ năm 2000-2004, Công ty VOCARIMEX cũng đã triển khai trồng cây vừng đại trà tại các vùng chuyên canh vừng trong cả nước nhưng vì nhiều lý do nên việc phát triển vùng nguyên liệu vừng V6 không đạt được kết quả như mong muốn. Nhà nước trong những năm qua lại chưa có chính sách đầu tư thoả đáng cho cây có dầu. Những khó khăn trên đã khiến cho nguồn nguyên liệu trong nước chưa phát triển buộc ngành phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Việc nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu đã gây nhiều khó khăn cho ngành, làm tăng các chi phí. Đặc biệt khi giá thị trường quốc tế biến động mạnh như năm 2008 gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành.


  • Một số chỉ tiêu định lượng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật Việt Nam

Theo báo cáo “Chi phí đầu vào và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm ngành công nghiệp thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, so sánh giá thành của sản phẩm dầu thực vật Việt Nam so với Philippin (không phải là nước có thế mạnh về dầu thực vật) cho thấy giá thành sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí đầu vào, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác trong giá thành sản phẩm của Việt Nam cao hơn. Chi phí nhiên liệu và chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm của Việt Nam và Philippin là gần tương đương, có sự khác biệt nhưng không đáng kể. Như vậy xét về mặt chi phí trên cả giá trị tuyệt đối lẫn tương đối và theo xu thế giảm chi phí đầu vào thì sản phẩm dầu thực vật của Philippin có lợi thế cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm này của Việt Nam.

Lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của sản phẩm còn có thể được tính thông qua hệ số bảo hộ hiệu dụng (ERP) và hệ số chi phí các nguồn lực trong nước (DRC).

Tính toán ERP và DRC khi thuế đầu vào bình quân gia quyền không cao hơn 5%, thuế nhập khẩu đầu ra ở mức 0% hoặc 5% đối với sản phẩm dầu thực vật (trung bình có trọng số của thuế nhập khẩu đầu vào 4,6%, thuế nhập khẩu đầu ra 5%) cho ERP = 0,112; DRC = 1,112. Hệ số bảo hộ hiệu dụng ERP › 0 và hệ số chi phí các nguồn lực trong nước DRC › 1 nên sản phẩm dầu thực vật có lợi thế cạnh tranh không cao. (Sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao khi ERP ‹ 0 và DRC ‹ 1). Kết quả tính toán này cũng phù hợp với kết quả so sánh chi phí đầu vào của sản phẩm.

Các nhà sản xuất trong nước sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với dầu ngoại nhập (đặc biệt là từ Malaysia) nếu như chỉ dựa chủ yếu vào tinh luyện từ nguyên liệu thô nhập khẩu. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách xây dựng vùng nguyên liệu, đa dạng hoá cơ cấu nguyên liệu, tăng năng suất để hạ giá thành nguyên liệu, tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài.

Tại thị trường nội địa, sản phẩm dầu ăn, ngoài cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, còn cạnh tranh giữa các công ty trong nước với nhau. Các sản phẩm cạnh tranh nhau về chất lượng, về giá bán, về nhãn hiệu hàng hoá, về năng lực tiếp thị… Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến thương hiệu sản phẩm, đến giá bán. Một khi chất lượng sản phẩm tương đương nhau, đều có thương hiệu thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm có giá rẻ hơn. Các đại lý lại quan tâm nhiều đến những ưu đãi mà họ được hưởng khi phân phối sản phẩm, do vậy một khi có những chính sách ưu đãi hơn được đưa ra, họ sẵn sàng chuyển qua phân phối, tiếp thị sản phẩm cho công ty khác.

Tù do ho¸ th­¬ng m¹i vµ tham gia héi nhËp sÏ buéc c¸c doanh nghiÖp h­íng vµo s¶n xuÊt, kinh doanh nh÷ng s¶n phÈm mµ hä cã kh¶ n¨ng c¹nh tranh nhÊt, xác định thị trường và có chiến lược phát triển thị trường thích hợp. Các chính sách về ATVSTP và các đòi hỏi về môi trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến sản xuất và thương mại dầu thực vật. Các yêu cầu ngày càng ngặt nghèo hơn không chỉ đối với sản phẩm, nhãn mác, quy trình sản xuất mà cả với hệ thống Marketing.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương