PHẦn mở ĐẦU


Hội nhập kinh tế quốc tế - những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành



tải về 2.45 Mb.
trang14/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   36

5. Hội nhập kinh tế quốc tế - những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành


a. Cơ hội

- Nền kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có những phát triển đáng kể. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước và thị trường xuất khẩu trở nên đa dạng và phong phú. Việt Nam được hưởng các quy chế ưu đãi và đối xử công bằng hơn đối với một quốc gia thành viên mới là một đất nước đang phát triển.

- Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2007 đạt bình quân ở mức cao trong khu vực và trên thế giới, đời sống dân cư được cải thiện và nâng lên, cùng với đó là sự thay đổi khẩu vị và xu hướng sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có lợi cho sức khoẻ, nhu cầu sử dụng dầu thực vật để thay thế cho mỡ động vật trong chế biến thực phẩm ngày càng tăng cao.

- Hiện mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân người của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 7 kg/người/năm, thấp hơn khá nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a ..., và chỉ bằng 0,5 lần so với mức chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

- Giá dầu mỏ liên tục biến động trong thời gian gần đây, đã có lúc đạt tới đỉnh điểm trên 143 đô-la Mỹ/thùng, mặc dù nay đã giảm về mức khoảng 50-70 USD/thùng do khủng hoảng kinh tế thế giới làm nhu cầu tiêu thụ giảm đáng kể. Theo dự báo, khi kinh tế thế giới hồi phục, giá dầu có khả năng sẽ vượt mức 100USD/thùng trong tương lai và có thể làm trầm trọng thêm thâm hụt cán cân thương mại đối với việc nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ và làm giảm tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam. An ninh năng lượng đã trở thành vấn đề cấp thiết và đòi hỏi cần có nguồn năng lượng mới, tái tạo được để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Một trong số các nguồn năng lượng là nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các loài dầu thực vật, rất thuận lợi để phát triển sản xuất ở các nước có khí hậu nhiệu đới như Việt Nam.

- Khủng hoảng kinh tế vừa là thách thức tuy nhiên cũng là cơ hội để tái cấu trúc lại sản xuất, giải thể, mua bán hoặc sáp nhập các doanh nghiệp kém hiệu quả nhằm tạo ra những doanh nghiệp lớn hơn, có tiềm lực hơn. Ngoài ra, trong xu hướng mở rộng mạng lưới sản xuất và kinh doanh toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp thu và đón nhận các nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ, máy móc hiện đại… của các đối tác nước ngoài. Điều này sẽ tạo thêm thế mạnh cho các doanh nghiệp liên doanh, liên kết có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới.



b. Thách thức

- Nước ta đã hội nhập với khu vực và thế giới nên sẽ không còn bảo hộ sản xuất trong nước thông qua hệ thống thuế quan, điều này sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, nhất là nhập khẩu từ các nước ASEAN. Theo lộ trình giảm thurs của AFTA thì từ năm 2015 các sản phẩm dầu ăn nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống 0% thay vì 3-5% hiện nay. Đối với ngành dầu, các nước ASEAN như Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan có ưu thế lớn về dầu cọ nên sẽ gia tăng sức ép cạnh tranh với ngành dầu nước ta rất lớn.

- Việt Nam là nước có mức tiêu thụ dầu thực vật thuộc loại thấp trên thế giới mặc dù trong những năm gần đây đã tăng nhanh hơn. Năm 2008 mức tiêu thụ đạt 7 kg/người, ước tính hàng năm có hàng chục ngàn tấn dầu thực vật thải ra và mức này sẽ còn cao hơn trong các năm tới khi lượng sử dụng dầu thực vật tăng lên. Đây sẽ là một nguồn ô nhiễm lớn đối với môi trường cần phải có biện pháp xử lý trong tương lai.

- Trong thời gian qua, giá nguyên liệu đầu vào liên tục biến động mạnh theo chiều hướng tăng do nguồn cung trên thế giới không đáp ứng đủ nhu cầu. Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến nhu cầu sụt giảm kéo theo giá nguyên liệu giảm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp đã mua nguyên liệu để dự trữ cho sản xuất từ thời điểm giá cao. Không ít doanh nghiệp ngành dầu thực vật có kết quả kinh doanh và lợi nhuận suy giảm, thậm chí lỗ. Do đó, việc giá cả nguyên liệu ổn định là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành.

- Việc giá dầu mỏ trong tương lai dự báo sẽ tăng cao khiến cho nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng thay thế khác từ thực vật để sản xuất biodiesel như cọ, dừa, đậu nành… sẽ làm cho áp lực tăng giá và thiếu hụt nguồn cung đối với nguyên liệu để sản xuất dầu thực phẩm. Trong khi đó, các doanh nghiệp chưa chủ động được vùng nguyên liệu trong nước và phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào phải nhập khẩu.

- Nguyên liệu sử dụng cho ngành dầu thực vật chủ yếu là nhập khẩu, do đó việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thanh toán quốc tế là khá lớn chủ yếu là vốn lưu động dùng để thanh toán cho nguyên liệu nhập khẩu. Những biến động về tỷ giá có thể sẽ ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào nhất là xu hướng giảm giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ.

- Việt Nam đã gia nhập WTO thì phải thực thi quy chế không phân biệt, đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Do vậy các doanh nghiệp quy mô nhỏ, tiềm lực yếu thì khó có thể tồn tại trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

6. Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của đất nước trong giai đoạn quy hoạch ảnh hưởng đến phát triển ngành


Trong thời gian tới, Chính phủ có thể sẽ ban hành một số các chính sách có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển của ngành Dầu thực vật như:

- Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng dự kiến sẽ được đưa ra trình Chính phủ vào tháng 9/2009 và trình Quốc hội xem xét và thông qua vào năm 2010, trong đó đưa ra các chế tài xử phạt như: phạt tiền, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào danh sách đen hoặc rút giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp làm ăn gian dối, lừa đảo... nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo sự công bằng trong cạnh tranh, minh bạch và lành mạnh hoá môi trường sản xuất kinh doanh.

- Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020, trong đó có chủ trương cho phép trồng cây biến đổi gen và đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng biến đổi gen nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển nông nghiệp. Khả năng trong thời gian tới, sẽ có Luật về biến đổi gien trong đó có các loại cây làm nguyên liệu cho ngành dầu thực vật như đậu nành, ngô, bông. Điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý cho việc tạo ra các giống cây có dầu mới, có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao để phát triển vùng nguyên liệu.

- Để ngành dầu phát triển ổn định và bền vững trong tương lai, cần phát vùng nguyên liệu để cung cấp tại chỗ cho ngành chế biến dầu thực vật, giảm dần sự phụ thuộc vào nhập khẩu, mặt khác giúp cho người nông dân có việc làm từ trồng cây nguyên liệu dầu. Trên cơ sở đó, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu.

- Trong năm 2008, các biến động về kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dầu thực vật nói riêng. Một trong số đó là sự tăng giá dầu đột biến và biến động về tỷ giá VND/USD đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhập khẩu nguyên liệu dầu. Việc Chính phủ điều hành tỷ giá VND/USD theo hướng giảm giá VND sẽ tạo thêm áp lực tăng chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu.

- Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì xây dựng Chiến lược an ninh lương thực quốc gia nhằm củng cố an ninh lương thực thực phẩm quốc gia và đảm bảo an ninh thực phẩm và dinh dưỡng hộ gia đình trong đó nêu lên các mục tiêu về diện tích canh tác các loại lương thực và dự trữ lương thực nhằm đảm bảo vấn đề về an ninh lương thực.

- Bộ Y tế sau khi kiểm nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện của Chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2001-2010, trong thời gian tới sẽ tiếp tục xây dựng Chiến lược dinh dưỡng quốc gia 2011-2020 trong đó đặt ra các mục tiêu gia tăng và cải thiện về dinh dưỡng đối với người dân để đảm bảo sự phát triển về thể chất và trí tuệ.


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương