PHẦn mở ĐẦU


Dự báo về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu Việt Nam đến năm 2020 và năm 2025



tải về 2.45 Mb.
trang16/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   36

3. Dự báo về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu Việt Nam đến năm 2020 và năm 2025


Mặc dù trong những năm qua, ngành sản xuất dầu thực vật Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và có sản phẩm xuất khẩu tuy nhiên qua phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật hiện tại cho thấy một số điểm chủ yếu sau:

- Trong giai đoạn trước năm 2003, do được hưởng chính sách bảo hộ tương đối mạnh (thuế suất thuế nhập khẩu dầu tinh lên đến 40% trong khi đó dầu thô nguyên liệu chỉ là 5%) nên ngành dầu thực vật đã bước đầu xây dựng được các cơ sở sản xuất, tinh luyện dầu và các sản phẩm dầu thực vật được sản xuất trong nước đã dần xây dựng được thương hiệu và tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng trong nước. Bắt đầu từ giữa năm 2003, khi lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT/AFTA có hiệu lực (thuế suất thuế nhập khẩu dầu thực vật giảm dần từ 20% năm 2003-2004 đến 10% năm 2005 và đến 2006 chỉ còn 5% đối với dầu tinh và 3% đối với dầu thô), trong khi đó khu vực ASEAN lại có Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a là hai quốc gia sản xuất dầu cọ đứng hàng thứ nhất và thứ hai thế giới, nên sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt.

- Nguyên liệu chiếm gần 90% giá thành sản phẩm dầu thực vật, nhưng hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu, nguồn nguyên liệu trong nước chỉ chiếm khoảng 4 phần trăm năm 2008 và dự tính đến năm 2010 chỉ chiếm khoảng trên 7%. Nguồn nguyên liệu trong nước vừa thiếu, vừa phân tán với nhiều chủng loại khác nhau và nhiều loại nguyên liệu lại có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm thực phẩm, làm thức ăn gia súc, phục vụ xuất khẩu… Vùng trồng nguyên liệu phân tán trên khắp cả nước với nhiều giống cây khác nhau và có hàm lượng dầu trong hạt thấp. Các loại cây lạc, đậu nành, vừng, dừa, ngoài việc ép dầu còn có thể sử dụng để làm thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, do vậy vẫn thường xảy ra tình trạng người nông dân chỉ bán cho các cơ sở chế biến dầu khi giá mua của các cơ sở này cao hơn so với giá bán cho các mục đích sử dụng khác, do vậy đã buộc các nhà sản xuất phải tìm nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Mặt khác, trong thời gian qua, Nhà nước cũng chưa có chính sách đầu tư thỏa đáng cho cây có dầu. Những khó khăn trên đã khiến cho nguồn nguyên liệu trong nước chưa phát triển, buộc ngành dầu thực vật phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Vì vậy, khi giá thị trường quốc tế biến động sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của ngành. Điển hình là trong năm 2008 giá dầu thực vật thế giới đột ngột tăng cao kỷ lục và sau đó lại hạ thấp rất nhanh trong một thời gian ngắn khiến cho không ít doanh nghiệp ngành dầu thực vật phải gánh chịu những khoản thua lỗ do nhập khẩu nguyên liệu tại thời điểm giá cao.

- Xem xét một số chỉ tiêu định lượng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dầu thực vật Việt Nam dựa trên kết quả tính toán của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh) cho thấy, hệ số bảo hộ hiệu dụng (ERP) và hệ số chi phí các nguồn lực trong nước (DRC) đều rất cao. ERP = 3,85 là quá cao, thể hiện sản phẩm dầu thực vật được bảo hộ rất mạnh, nhất là trong giai đoạn trước năm 2006, thông qua mức thuế nhập khẩu đầu vào và đầu ra. Bình quân gia quyền trong 3 năm 1998 - 2000 đánh vào các yếu tố đầu vào là 11,4% trong khi đó đánh vào đầu ra lại cao (35%). DRC = 4,85 có nghĩa là để tạo ra 1 đơn vị giá trị gia tăng theo giá quốc tế thì cần 4,85 đơn vị nguồn lực trong nước. Từ đó cho thấy, sản phẩm dầu thực vật của nước ta trong giai đoạn này chưa có khả năng cạnh tranh (ngay cả đối với Phi-lip-pin là quốc gia không có thế mạnh về sản xuất dầu thực vật). Thêm vào đó, chi phí về giá thành, sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam cũng cao hơn sản phẩm dầu thực vật của Phi-lip-pin từ 3,78% đến 34,27%, chủ yếu do chi phí nguyên liệu đầu vào, trong đó, riêng chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2000, chi phí nguyên liệu của Phi-lip-pin 368,2 USD/tấn, chiếm 88,2% tổng chi phí giá thành, của Việt Nam là 501,1 USD/tấn chiếm 88,37% tổng chi phí giá thành, các chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác trong giá thành sản phẩm của Việt Nam cũng cao hơn của Phi-lip-pin.

Qua 2 năm thực thi các cam kết CEPT/AFTA về cắt giảm thuế quan về mức tương đối thấp là 3% đối với dầu thô và 5% đối với dầu tinh, qua đó giảm đáng kể sự bảo hộ bởi chính sách thuế đối với ngành dầu thực vật và tạo sự cạnh tranh bình đẳng đối với các sản phẩm dầu thực vật trong khu vực, hệ số ERP và DRC đã được cải thiện đáng kể với mức tương ứng là 0,112 và 1,112. Tuy nhiên xét trên góc độ cạnh tranh thì mức lý tưởng phải là ERP < 0 và DRC < 1. Điều này cho thấy bước đầu tính cạnh tranh của các sản phẩm dầu thực vật trong nước đã được nâng lên tuy nhiên vẫn phải đối mặt với các khả năng mất thị phần nếu trong tương lai các hệ số này không được cải thiện và thậm chí có thể suy giảm.

Các sản phẩm của ngành dầu thực vật tuy đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường nội địa, xây dựng được thương hiệu và bước đầu đã xuất khẩu sản phẩm tới một số thị trường trong khu vực nhưng trong thời gian gần đây lượng dầu tinh luyện được nhập khẩu có xu hướng tăng lên do sự chênh lệch về mức thuế suất giữa dầu thô và dầu tinh luyện không lớn (2%), do đó không khuyến khích được các doanh nghiệp nhập dầu thô về tinh luyện mà có chiều hướng tăng nhập khẩu dầu tinh luyện chất lượng thấp sau đó thực hiện thêm một số công đoạn cuối cùng để cho ra sản phẩm, thậm chí có thể doanh nghiệp nhập thẳng dầu đã tinh luyện về đóng chai và đưa ra thị trường.

Đối với các sản phẩm dầu thực vật sử dụng nguyên liệu từ dầu cọ nhập khẩu từ các quốc gia ASEAN thì khả năng cạnh tranh trong tương lai so với các quốc gia có thế mạnh trong khu vực như In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Thái Lan (chịu ảnh hưởng của thuế quan CEPT/AFTA) là không cao do vậy việc chủ động một phần về nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để tạo nên tính cạnh tranh của sản phẩm, tránh được các rủi ro về thiếu hụt nguồn cung và biến động về giá cả nguyên liệu. Ngành dầu thực vật cũng cần chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong nước, đồng thời cần chú trọng đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và làm tốt công tác thị trường… thì có thể tiếp tục giữ vững được thị phần nội địa và cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu. Thế mạnh của các sản phẩm dầu thực vật Việt Nam là đã xây dựng được thương hiệu có uy tín đối với người tiêu dùng nội địa và chiếm lĩnh được thị phần trong nước. Các doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp, hiệu quả từ thành thị đến nông thôn.

Đối với các sản phẩm dầu thực vật sử dụng nguyên liệu ngoài ASEAN, mức cắt giảm thuế quan sẽ thực hiện theo cam kết WTO. Mức thuế suất hiện tại mới được điều chỉnh giảm về mức 25% đối với dầu tinh luyện và 3% đối với dầu thô. Theo lộ trình cắt giảm thì đến năm 2010 mức thuế suất nhập khẩu dầu tinh luyện sẽ giảm xuống là 15%. Khi đó các sản phẩm dầu thực vật sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc ngoài ASEAN được sản xuất trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh hơn. Do vậy ngành dầu thực vật cần khẩn trương tận dụng tối đa cơ hội trong giai đoạn được bảo hộ để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng được thương hiệu và tạo được chỗ đứng vững vàng trên thị trường nội địa.

Đối với thị trường xuất khẩu, một số sản phẩm dầu thực vật cao cấp sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước như dầu cám, dầu mè được xuất khẩu tới các thị trường phát triển như Nhật Bản, Châu Âu nhưng với khối lượng nhỏ. Theo báo cáo của các doanh nghiệp, có nhiều đơn hàng yêu cầu khối lượng lớn nhưng không đáp ứng được vì không đủ nguyên liệu. Các sản phẩm dầu thực vật xuất khẩu của Việt Nam sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu hiện có sức cạnh tranh thấp do phụ thuộc nhiều vào nguồn cung và giá cả nhập khẩu. Vì vậy xuất khẩu dầu thực vật mới chỉ vào được thị trường các nước như Cam-pu-chia, Trung Quốc, Mông Cổ, Benin, Togo… nơi mà ngành sản xuất dầu thực vật chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu cũng chủ yếu tập trung vào các loại dầu thực vật được chế biến từ dầu cọ, dầu đậu nành. Do vậy trong tương lai, các sản phẩm dầu thực vật của Việt Nam sử dụng nguyên liệu nhập khẩu khó có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Tuy nhiên có một số phân khúc sản phẩm, thị trường ngách với quy mô không lớn, nếu biết khai thác có thể xuất khẩu hiệu quả trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu kết hợp phát triển vùng nguyên liệu trong nước, cùng với việc điều hành chính sách thuế hợp lý đối với nguyên liệu nhập khẩu.


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương