PHẦn mở ĐẦU


Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật trên thế giới



tải về 2.45 Mb.
trang12/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36

3. Xu hướng phát triển ngành dầu thực vật trên thế giới


Cùng với mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người tại các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia có tốc độ tăng GDP cao và dân số lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, xu hướng sử dụng dầu thực vật làm thực phẩm thay thế cho các loại chất béo có nguồn gốc động vật sẽ ngày càng tăng.

Chất béo chưa bão hoà trong các loại dầu thực vật là nguồn cung cấp các axít béo thiết yếu là omega-3 và omega-6, những thứ mà cơ thể không tự tạo được. Nhưng các loại axít béo này có nhiều hay ít tuỳ theo từng loại dầu. Dầu ô- liu chỉ chứa 10% omega-6 và dưới 1% omega-3. Dầu bông, dầu hướng dương cung cấp dồi dào các axít béo chưa bão hoà nhưng chỉ có omega-6. Chỉ có hai loại dầu thực vật chứa đáng kể hàm lượng omega-3 là dầu cải và đậu nành. Dưới dạng tự nhiên, dầu cải chứa một tỷ lệ cân đối giữa omega-3 và omega-6 hơn dầu đậu nành, dẫn đến hiệu quả cao hơn trong việc phòng ngừa hội chứng động mạch vành cấp. Tỷ lệ đó lần lượt là 1:2 và 1:7. So với các loại dầu khác, dầu hạt cải chứa hàm lượng chất béo (thủ phạm gây tăng cholesterol) thấp nhất. Các loại axit béo trong dầu thực vật (như dầu ngô, dầu hướng dương và dầu đậu nành) có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là loại đột quỵ do cục máu đông. Tỷ lệ axit béo trong máu cứ tăng lên 5% thì nguy cơ đột quỵ giảm 28%. Một số các nghiên cứu cũng cho thấy, các axit béo không no trong dầu thực vật làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu và tỏ ra có ích cho tim, dầu thực vật có trong các loại rau lá xanh, lạc và hạt cây lanh có thể làm giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch ở phụ nữ. Do vậy, chế độ ăn dựa vào thực vật và các chất béo lành mạnh có nguồn gốc thực vật là điều cần hướng tới. Tốt nhất là nên phối hợp nhiều loại dầu khác nhau, vì như vậy cơ thể sẽ tiếp nhận được nhiều hợp chất có ích. Bên cạnh đó, mỗi một độ tuổi cần một tỷ lệ dầu thực vật khác nhau. Để cơ thể không thừa hoặc không thiếu chất nào thì phải nghiên cứu để pha trộn tỷ lệ các loại dầu vừa phải, đa dạng và cân đối. Do đó trong tương lai, bên cạnh các sản phẩm truyền thống, dầu thực vật sẽ phát triển những loại dầu mới trên cơ sở pha trộn phù hợp với nhu cầu sử dụng, tổng hợp những chất có lợi cho sức khoẻ và tăng cường khả năng phòng, chống và trị bệnh.

Dầu được dùng trong chế biến thức ăn hay ở dạng tự nhiên trong các thực phẩm, chất béo có ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Những loại chất béo như dầu thực vật, margarin và mỡ ngoài khả năng gia thêm một vài hương vị trực tiếp cho thực phẩm, còn giúp phối trộn các hương vị tan trong mỡ như các thứ gia vị, thảo vật và vani. Hương vị món ăn là lý do số một để người tiêu dùng chọn, nhất là đối với người cao tuổi thường ăn ít vì bị "chai" hương vị, do đó hương vị thực phẩm càng quan trọng đối với họ. Trong tương lai, dầu thực vật sẽ phát triển với nhiều loại dầu có các hương vị khác nhau để đáp ứng nhu cầu, sở thích và khẩu vị ăn uống của mọi đối tượng trong xã hội.

Dầu nhờn được làm từ dầu thực vật như đậu nành, ngũ cốc, cải dầu… mang lại nhiều khả năng tự phân huỷ và an toàn hơn đối với nhiều ứng dụng. Xét về góc độ kỹ thuật, axit béo làm cho dầu thực vật trơn hơn dầu mỏ một cách tự nhiên và các phân tử điện cực của chúng làm cho chúng dính tốt hơn trên bề mặt kim loại. Tuy nhiên dầu nhờn sinh học cũng có những mặt hạn chế và khó khắc phục nhất là dễ bị oxy hoá do các phân tử các bon liên kết đôi của chúng phản ứng mạnh. Nhiều công nghệ trong lĩnh vực sản xuất dầu nhờn từ dầu thực vật phát triển gần đây đã áp dụng những thay đổi về phương pháp hoá học, chất phụ gia hoặc di truyền học để làm tăng khả năng chống lại oxy hoá của chúng. Sự tiến bộ về mặt công nghệ đã cải thiện việc sản xuất dầu nhờn sinh học và đưa sản phẩm này trở thành mặt hàng cạnh tranh với dầu nhờn gốc dầu mỏ truyền thống và là sản phẩm có khả năng thay thế khi mà giá dầu mỏ tăng cao.

Các nghiên cứu về phương pháp biến đổi dầu được chế biến từ các nguồn sinh vật biển thành loại dầu thực phẩm triglyceride ổn định đã cho những kết quả khả quan. Trong số này tảo biển có triển vọng lớn vì loài thực vật này phát triển rất nhanh, có lượng dầu thực vật cao và được canh tác trong các vùng nước biển, do đó hạn chế tối thiểu việc sử dụng diện tích đất và mặt nước ngọt. Điều này sẽ mở ra một hướng đi mới cho ngành sản xuất dầu thực vật vốn từ trước đến nay lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu thực vật được trồng trên đất.

Sự phát triển của công nghệ sinh học trong thời gian qua đã tạo nên những giống cây trồng cho năng suất và hiệu quả cao, trong đó có các loại thực vật có dầu. Cùng với đó là việc áp dụng các công nghệ mới trong trồng trọt và canh tác, xây dựng các vùng chuyên canh cây có dầu phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu… sẽ tạo thêm nguồn cung các loại dầu thực vật cho thị trường.

Công nghiệp ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng nhanh chóng các loại phương tiện giao thông tại các khu vực đô thị trên thế giới dẫn đến lượng khí phát thải có chứa các chất độc hại ngày càng nhiều. Đây là thách thức lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, gia tăng chất lượng không khí cũng như làm giảm đi sự nóng lên của trái đất. Một yếu tố khác là giá cả của các nguồn nguyên, nhiên liệu hoá thạch sẽ có xu hướng tăng lên do nhu cầu ngày càng cao và nguồn cung ngày càng giảm. Một trong những hướng đi đã và đang được lựa chọn tại một số quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, là việc sử dụng nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ động, thực vật làm nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hoá thạch. Trong đó, xu hướng sử dụng dầu thực vật làm nhiên liệu trong các phương tiện giao thông đã làm giảm đáng kể các chất độc từ khí thải. Trong tương lai, ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ dầu thực vật (biodiesl) sẽ được chú trọng và phát triển mạnh mẽ, nhất là tại các quốc gia có diện tích đất lớn và có khí hậu nhiệt đới. Nhu cầu về nhiên liệu sinh học từ dầu cọ của châu Âu gần đây đã tăng nhanh, thúc đẩy In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a xây dựng các chương trình quốc gia về nhiên liệu sinh học đầy tham vọng, bao gồm thuyết phục nông dân trồng thêm nhiều cây cọ dầu. Chỉ thị của Liên minh châu Âu năm 2003 quy định, đến năm 2010, tất cả các nước thành viên sử dụng 5,75% nhiên liệu sinh học trong giao thông và sẽ tăng lên 8% vào năm 2015.


Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương