PHẦn mở ĐẦU


Đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch



tải về 2.45 Mb.
trang11/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   36

2. Đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch


Đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được cây có dầu chủ lực để phát triển với quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế cao, có thể cạnh tranh được với các cây trồng khác nên nguồn nguyên liệu trong nước rất hạn chế.

Cám gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có tổng khối lượng rất lớn nhưng công nghiệp xay xát gạo nằm rải rác ở khắp các địa phương, không có các nhà máy quy mô lớn nên khó thu mua cám với số lượng lớn và chi phí vận chuyển về nhà máy cao. Mặt khác, do đặc thù của ngành xay xát là sản xuất theo thời vụ nên bắt buộc phải xử lý cám gạo (sấy và vê viên) trước khi đưa vào dây chuyền trích ly. Việc này đòi hỏi đầu tư cho các trạm thu mua khá lớn, chi phí tăng. Nhà máy Cám vàng Cần Thơ đã được đầu tư đồng bộ với quy mô lớn nhưng do thiếu nguyên liệu nên chỉ sản xuất được 1/3 công suất dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.

Nhà nước chưa có chính sách hữu hiệu để khuyến khích đầu tư các nhà máy trích ly dầu thô do bất hợp lý trong chính sách thuế như:

Thuế nhập khẩu khô dầu cho chế biến thức ăn chăn nuôi là 0%; thuế nhập khẩu dầu thô là 3%, trong khi đó thuế nhập khẩu đậu nành cho trích ly dầu lại là 5% thì không nhà máy trích ly nào có thể tồn tại.

Do AFTA có hiệu lực từ năm 2006 nên thuế suất thuế nhập khẩu dầu tinh luyện từ các nước ASEAN vào nước ta hiện nay đã giảm xuống còn 5% nên các doanh nghiệp nhập khẩu dầu tinh luyện về sơ chế lại và đóng gói để bán hiệu quả hơn là nhập dầu thô về tinh luyện trong nước (chi tiết xem trong mục xuất nhập khẩu nguyên liệu, sản phẩm ở phần I), ít doanh nghiệp quan tâm đến phát triển vùng nguyên liệu và sản xuất dầu thô.

Chương trình trồng cây sở của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và chương trình trồng bông của Bộ Công nghiệp tại Tây Nguyên đều thất bại do không cạnh tranh được với các cây trồng khác, diện tích gieo trồng hàng năm không những không tăng mà còn giảm đi nhanh trong thời gian gần đây. Chương trình trồng cây mè của VOCARIMEX hợp tác với một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ cũng không phát triển được với quy mô lớn do cây mè V6 bị bệnh nhiều. Kết quả là sau 8 năm, các nguồn nguyên liệu cho ngành dầu thực vật phát triển rất chậm, không đủ nguyên liệu để làm cơ sở cho phát triển công nghiệp sản xuất dầu thô.

Các công ty dầu ở Malaisia và Inđônêsia, nơi sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh, không những cung cấp nguyên liệu cho sản xuất dầu ăn mà còn cho sản xuất dầu điêzen sinh học, là đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các công ty dầu tại Việt Nam do họ có nguồn nguyên liệu giá rẻ, sản xuất với quy mô lớn và lại được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của AFTA.

3. Bài học và kinh nghiệm


Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập, cần chú trong xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã và đặc biệt chú trọng xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp, kịp thời, tin cậy.

Cần có chính sách mạnh để khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu và sản xuất dầu thô trong nước. Từng bước nâng cao tỷ lệ tự túc nguyên liệu ngành dầu.


PHẦN 2. DỰ BÁO

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRONG THỜI GIAN QUY HOẠCH

1. Xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân


Vào những năm 70, Việt Nam chỉ có một vài nhà máy tinh luyện và ép dầu thực vật với quy mô nhỏ, hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ và không đồng bộ. Tháng 8/1976, Công ty dầu thực vật miền Nam, tiền thân của Công ty Dầu thực vật Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam (VOCARIMEX) sau này, được thành lập với 5 nhà máy quốc doanh trực thuộc, sản xuất dầu thực vật và bao bì theo các chỉ tiêu, kế hoạch Nhà nước giao hàng năm.

Trong gần 10 năm trở lại đây, nền kinh tế của đất nước có sự đổi mới mạnh mẽ, nhiều cơ chế, chính sách về kinh tế được đưa nhanh vào thực tế đã thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp trong nước, trong đó có ngành Dầu thực vật phát triển. Cùng với sự phát triển của ngành, Công ty VOCARIMEX không ngừng lớn mạnh, luôn khẳng định vị trí đầu đàn và vai trò chủ đạo trong ngành Dầu thực vật Việt Nam.

Nền kinh tế phát triển nhanh, mức sống của người dân được cải thiện làm nhu cầu sử dụng dầu thực vật cũng tăng theo. Nhiều gia đình đã sử dụng hoàn toàn dầu thực vật thay thế mỡ động vật trong các bữa ăn hàng ngày. Sản xuất dầu thực vật ngày nay đã trở thành một ngành công nghiệp có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân.

Giá trị SXCN của ngành năm 2008 đạt 6.620 tỷ đồng, chiếm 4,62% giá trị SXCN của ngành thực phẩm đồ uống và 1,02% giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp.

Ngành Dầu thực vật mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Nộp ngân sách của toàn ngành năm 2007 đạt 1.107 tỷ đồng chiếm 0,4% tổng thu ngân sách Nhà nước. Năm 2008 tăng lên 1.647 tỷ đồng.

Ngành Dầu thực vật phát triển đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 3.000 lao động và lao động trong ngành có thu nhập cao hơn so với mức trung bình của xã hội (thu nhập bình quân năm 2007 là 5,31 triệu đồng/người/tháng).

Nhiều cơ sở mới được xây dựng, đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại, sản xuất ra sản phẩm với nhiều chủng loại, mẫu mã và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Nhiều sản phẩm của ngành đã thay thế các sản phẩm nhập khẩu, có thương hiệu và được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm của ngành không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng và chất lượng mà còn tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Ngành Dầu thực vật phát triển còn góp phần thúc đẩy các ngành khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, cơ khí, sản xuất bao bì… phát triển.



2. Tổng quan ngành dầu thực vật trên thế giới


a. Khái quát chung

Dầu thực vật là loại dầu được chiết xuất, chưng cất và tinh chế từ các loại hạt, hoa, củ, quả, thân, lá ... thực vật. Tuy nhiên dầu thực vật nói chung chỉ dùng để chỉ dầu của những cây có dầu với chiết suất lớn như từ hạt cây có dầu: lạc (đậu phộng), đậu nành (đỗ tương), cải dầu, bông, hướng dương, vừng (mè), …, từ quả cây có dầu như: dừa, cọ, ô-liu… Dầu thực vật thường ở hai dạng: dạng lỏng hoặc dạng đặc. Dầu thực vật và mỡ động vật là hai loại chất béo có một số điểm khác nhau như sau:

- Dầu thực vật chứa nhiều acid béo chưa no (chưa bão hoà) và không có cholesterol (ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ, dầu ca cao). Mỡ động vật chứa nhiều acid béo no (bão hoà), có khả năng tạo ra cholesterol trong máu (ngoại trừ mỡ cá thu, cá hồi, cá trích... chứa nhiều omega-3 và omega-6).

- Trong điều kiện nhiệt độ bình thường, dầu thực vật ở thể lỏng còn mỡ động vật thì ở dạng đông đặc.

- Dầu thực vật chứa nhiều vitamine E, K, còn mỡ động vật có nhiều vitamine A, D.

- Dầu thực vật giúp làm hạ lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, mỡ động vật làm tăng LDL trong máu (ngoại trừ mỡ các loài cá như đã nêu trên), dẫn đến xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tiểu đường.

- Dầu thực vật dễ được dịch mật làm nhũ hoá ở đường ruột nên dễ hấp thu hơn mỡ động vật.

- Dầu thực vật dễ bị oxy hoá, làm sản sinh một số chất không có lợi cho sức khoẻ. Mỡ động vật có khả năng cung cấp cholesterol tốt (HDL), cần thiết cho cấu trúc tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, làm bền thành mao mạch nên giúp phòng ngừa xuất huyết não, gây đột quỵ.

Dầu thực vật được hyđrô hóa, bao gồm hỗn hợp các triglyxerit được hyđrô hóa ở nhiệt độ và áp suất cao. Hyđrô liên kết với triglyxerit làm tăng phân tử khối do đó làm tăng thêm khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), hoặc tăng thêm độ quánh nhớt hay nhiệt độ nóng chảy.

Dầu thực vật là một loại thức ăn cung cấp năng lượng lớn gấp hai lần so với gluxit, nó có thể sử dụng ở dạng nguyên chất hay chế biến. Dầu thực vật còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp xà phòng, sơn, vecni, sản xuất glyxêrin... Ngoài ra, khô, bã dầu thải ra trong công nghiệp sản xuất dầu thực vật có thể sử dụng để làm nước chấm, thức ăn chăn nuôi, phân bón… Dầu thực vật được phân loại theo nhu cầu sử dụng của con người: đó là dầu ăn được (dầu thực phẩm) và dầu không ăn được (dầu công nghiệp).

Dầu ăn được tinh luyện từ nguồn gốc thực vật thường ở thể lỏng trong môi trường bình thường. Có khá nhiều loại dầu được xếp vào loại dầu ăn gồm: dầu ô liu (olive oil), dầu cọ (palm oil), dầu đậu nành (soya oil), dầu ngô (corn oil), dầu lạc (peanut oil), dầu hướng dương (sun oil), dầu vừng (sesame oil), dầu bông (cotton oil), dầu dừa (coconut oil), dầu cải (rape oil)… hoặc các loại dầu được phối trộn với nhau tuỳ theo từng tỷ lệ để cho ra các sản phẩm khác nhau. Dầu ăn được sử dụng trong nấu ăn, chế biến thực phẩm hoặc sử dụng trực tiếp để phối trộn trong ăn uống.

b. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật trên thế giới

Công nghiệp sản xuất dầu thực vật là ngành sản xuất khá quan trọng. Sản lượng dầu thực vật nói riêng và chất béo nói chung trên thế giới không ngừng tăng lên. Trong vòng 40 năm từ năm 1960 đến năm 2000, sản lượng dầu thực vật thế giới đã tăng 3,2 lần và đạt khoảng 90 triệu tấn vào niên vụ 2000/01.

Ngành Dầu thực vật là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nông nghiệp toàn cầu với tốc độ tăng trưởng sản lượng 2,6%/năm đối với dầu và 2,3%/năm đối với khô dầu. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng sản lượng đã giảm mạnh so với giai đoạn trước (tương ứng 4,5%/năm và 4,0%/năm) chủ yếu là do những thay đổi trong chính sách của Luật về khuyến khích đầu tư đối với trang trại của Mỹ (FSRL Act) và chu kỳ thay mới các vùng trồng cọ dầu ở Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, sản xuất dầu thực vật có triển vọng tăng mạnh hơn - với tốc độ tăng 3,3%/năm ở các nước có chi phí sản xuất thấp như Bra-xin và Ac-hen-ti-na.

Tổng sản lượng dầu thực vật toàn thế giới niên vụ 2008/09 đạt khoảng 133 triệu tấn, tăng khoảng 5 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng gấp 1,5 lần so với niên vụ 2000/01. Trong giai đoạn 2000-2008, sản lượng dầu thực vật thế giới có mức tăng bình quân khoảng 5%/năm, trong đó dầu cọ và dầu nhân cọ có mức tăng bình quân khá cao khoảng 7,5%/năm và 6,7%/năm; dầu hạt cải cũng có mức tăng trưởng khá, đạt bình quân 5,3%/năm; dầu đậu nành khoảng 4,0%/năm và dầu hướng dương khoảng 3,9%/năm. Tuy nhiên vài niên vụ gần đây, sự tăng trưởng của sản lượng dầu thực vật thế giới chủ yếu là của dầu cọ, dầu đậu nành và dầu hạt cải. Các loại dầu thực vật khác tuy có tăng nhưng ở mức thấp, thậm chí có niên vụ còn suy giảm về sản lượng.



Bảng 2.1 . Sản lượng dầu thực vật thế giới giai đoạn 1995-2008

Đơn vị tính: triệu tấn

Loại dầu

95/96

00/01

04/05

05/06

06/07

07/08

08/09

Cọ

15,64

24,30

33,53

35,98

37,35

41,31

43,19

Đậu nành

20,17

26,74

32,60

34,61

36,39

37,51

36,46

Hạt cải

11,12

13,33

15,72

17,24

17,03

18,31

20,21

Hướng dương

8,85

8,46

9,18

10,59

10,61

9,96

11,52

Hạt bông

4,00

3,52

4,78

4,62

4,86

5,01

4,72

Nhân cọ

2,10

3,06

4,15

4,38

4,45

4,85

5,14

Lạc

3,96

4,53

5,08

4,95

4,50

4,82

5,16

Dừa

3,17

3,63

3,45

3,47

3,25

3,48

3,64

Ô-liu

1,46

2,49

2,96

2,66

2,91

2,84

2,97

Tổng cộng

70,46

90,05

111,45

118,49

121,33

128,07

133,01

Nguồn: United State Department of Agriculture

Dầu cọ đã vượt qua dầu đậu nành để chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản lượng dầu thực vật thế giới. Nếu niên vụ 1995/96, tỷ trọng của dầu cọ chỉ chiếm khoảng 22,2% trong khi dầu đậu nành là 28,6% thì đến niên vụ 2005/06 tỷ trọng này là 30,4% và 29,2% và đến niên vụ 2008/09 là 32,5% và 27,4%. Chỉ riêng 2 loại dầu này đã chiếm tỷ trọng đến 61,5% trong cơ cấu sản lượng dầu năm 2008 và đang có xu hướng ngày càng tăng. Ngoài ra, một số loại dầu khác cũng chiếm tỷ trọng tương đối là dầu hạt cải 15,2% và dầu hướng dương 8,7%. Các loại dầu còn lại đều có tỷ trọng nhỏ dưới 5% và có xu hướng ngày càng thấp đi do sự gia tăng tỷ trọng của dầu cọ và dầu đậu nành.

Sản lượng hạt có dầu trong giai đoạn 2000-2008 có mức tăng trưởng bình quân đạt 3,4%/năm, trong đó sản lượng nhân cọ có mức tăng tương đối cao, khoảng 6,7%/năm, sản lượng hạt cải dầu cũng có mức tăng khá là 5,3%/năm trong khi đó hạt đậu nành và hạt bông có mức tăng lần lượt là 3,1%/năm và 3,0%/năm. Trong thời gian gần đây, do thời tiết khô hạn ở Nam Mỹ đã tác động tới năng suất và sản lượng đậu nành của khu vực này và làm ảnh hưởng tới sản lượng đậu nành của thế giới. Trong niên vụ 2008/09, sản lượng đậu nành đạt khoảng 224,15 triệu tấn, giảm khoảng 13,4 triệu tấn so với niên vụ 2006/07. Tổng sản lượng hạt có dầu niên vụ 2008/09 đạt 408,02 triệu tấn, chỉ tăng khoảng 4,4 triệu tấn so với niên vụ 2006/07.

Sản lượng khô dầu niên vụ 2008/09 đạt mức 231,82 triệu tấn, tăng gấp 1,32 lần so với niên vụ 2000/01, đạt mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000-2008 là 3,57%/năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng khô dầu niên vụ 2008/09 là khô dầu đậu nành, chiếm tới 66,6%, sau đó là khô dầu hạt cải vào khoảng 13,2%.

Trong thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu thực vật, đã có sự thay đổi về vị trí. In-dô-nê-xi-a đã vượt qua Ma-lai-xi-a kể từ niên vụ 2005 để trở thành quốc gia có sản lượng dầu thực vật cao nhất thế giới với 22,96 triệu tấn sản xuất trong niên vụ 2008/09, cao hơn 3,1 triệu tấn so với Ma-lai-xi-a. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã vượt qua các nước EU từ niên vụ 2004 và trở thành quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất dầu thực vật với sản lượng niên vụ 2008/09 là 15,68 triệu tấn.

Bảng 2.2. Các quốc gia và khu vực dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu thực vật giai đoạn 2001-2008



Quốc gia/khu vực

Sản lượng dầu thực vật tính theo niên vụ, triệu tấn

00/01

04/05

05/06

06/07

07/08

08/09

In-đô-nê-xi-a

11,18

16,05

18,26

19.37

21,28

22,96

Ma-lai-xi-a

13,56

17,15

17,50

17.20

19,70

19,86

Trung Quốc

10,77

13,81

14,76

14,24

14,66

15,68

Các nước EU

11,29

12,61

12,80

13,67

14,28

15,18

Mỹ

9,51

9,75

10,38

10,41

10,52

9,74

Ác-hen-ti-na

5,07

6,81

7,63

7,71

8,52

8,02

Ấn Độ

5,21

6,47

6,80

6,43

6,99

7,31

Khác

23,46

28,80

30,36

32,30

32,13

34,27

Tổng cộng

90,05

111,45

118,49

121,33

128,07

133,01

Nguồn: United State Department of Agriculture

In-đô-nê-xi-a hiện chiếm tỷ trọng khoảng 17,3% trong cơ cấu sản lượng dầu thực vật thế giới niên vụ 2008/09, tiếp sau là Ma-lai-xi-a khoảng 14,9%. Hai quốc gia này chủ yếu sản xuất dầu cọ với sản lượng niên vụ 2008/09 của In-đô-nê-xi-a vào khoảng 19,7 triệu tấn và của Ma-lai-xi-a vào khoảng 17,7 triệu tấn. Tính chung sản lượng dầu cọ của 2 quốc gia này chiếm đến 86,6% sản lượng dầu cọ thế giới. Các nước EU dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu hạt cải, chiếm tỷ trọng khoảng 40,7% tổng sản lượng dầu hạt cải niên vụ 2008/09. Cơ cấu sản lượng dầu thực vật của các nước EU là: 49,9% dầu hạt cải, 36,3% dầu đậu nành, 13,8% dầu hướng dương. Sản lượng dầu đậu nành của Mỹ và Ac-hen-ti-na chỉ chiếm khoảng 23,4% và 17,7% sản lượng dầu đậu nành thế giới nhưng lại chiếm đến 87,6% và 80,4% tổng sản lượng dầu thực vật của 2 quốc gia này trong niên vụ 2008/09. Trung Quốc chủ yếu sản xuất dầu đậu nành, chiếm khoảng 46,8% sản lượng dầu thực vật của quốc gia này, dầu hạt cải khoảng 28%, dầu lạc khoảng 13,8% và dầu bông khoảng 10%, các loại khác khoảng 1,5%. Trong khi đó cơ cấu dầu của Ấn Độ lần lượt là 21,1% - 28,5% - 23,9% - 14,1% và 12,4%.



Bảng 2.3. Các quốc gia/khu vực sản xuất dầu cọ và dầu đậu nành lớn

Đơn vị tính: triệu tấn




00/01

04/05

05/06

06/07

07/08

08/09

Dầu cọ

24,295

33,529

35,980

37,348

41,305

43,188

In-đô-nê-xi-a

9,363

13,560

15,560

16,600

18,300

19,700

Ma-lai-xi-a

13,457

15,194

15,485

15,290

17,567

17,700

Thái Lan

-

820

784

1,170

1,050

1,400

Ni-giê-ri-a

-

790

800

810

820

820

Cô-lôm-bi-a

-

647

690

770

830

800

Khác

1,475

2,518

2,661

2,708

2,738

2,768

Dầu đậu nành

26,736

32,604

34,605

36,387

37,511

37,317

Mỹ

8,355

8,782

9,248

9,294

9,329

8,532

Trung Quốc

3,240

5,421

6,149

6,410

7,045

7,337

Ác-hen-ti-na

3,190

5,128

5,998

6,424

6,627

6,446

Bra-xin

4,333

5,630

5,430

5,970

6,110

5,984

EU-27

2,961

2,575

2,460

2,640

2,667

2,348

Ấn Độ

815

900

1,070

1,180

1,426

1,540

Mê-hi-cô

760

635

657

685

650

615

Khác

3,082

3,533

3,593

3,784

3,657

3,661

Nguồn: United State Department of Agriculture

Trong giai đoạn 2000-2008, tiêu thụ các loại dầu thực vật chiếm trên 95% sản lượng sản xuất trong mỗi niên vụ và lượng tiêu thụ của mỗi loại dầu biến động tương quan với sản lượng trong niên vụ đó. Lượng dầu thực vật tồn kho chỉ chiếm một lượng nhỏ trong sản lượng của mỗi niên vụ. Nhìn chung cung và cầu của dầu thực vật trên thế giới hàng năm tăng tương đối ổn định và không có những biến động lớn, tuy nhiên lượng dầu cọ tiêu thụ đã tăng vượt dầu đậu nành kể từ niên vụ 2004/05.



Bảng 2.4. Tiêu thụ dầu thực vật giai đoạn 2000-2008 trên thế giới

Đơn vị tính: triệu tấn

Loại dầu

00/01

04/05

05/06

06/07

07/08

08/09

Dầu cọ

24,02

32,48

35,34

37,75

40,19

42,12

Dầu đậu nành

26,43

31,70

33,51

35,79

37,49

36,52

Dầu cải

13,42

15,52

16,87

17,45

18,35

19,94

Dầu hướng dương

8,35

8,53

9,82

10,30

8,97

10,79

Dầu lạc

4,51

5,07

4,99

4,59

4,79

5,12

Dầu nhân cọ

2,69

3,87

4,19

4,51

4,76

4,89

Dầu bông

3,45

4,66

4,62

4,79

4,96

4,76

Dầu dừa

3,47

3,33

3,49

3,37

3,40

3,63

Dầu ôliu

2,52

2,78

2,72

2,88

2,92

2,95

Tổng cộng

88,87

107,94

115,54

121,43

125,83

130,70

Nguồn: United State Department of Agriculture

Lượng tiêu thụ dầu thực vật của 15 quốc gia/khu vực tiêu thụ lớn nhất trên thế giới đã chiếm đến trên 80% tổng lượng tiêu thụ toàn thế giới. Trung Quốc, với dân số đông nhất (khoảng 1/5 dân số thế giới), luôn dẫn đầu về lượng dầu tiêu thụ và tương tự cũng chiếm đến gần 1/5 tổng lượng dầu tiêu thụ trên thế giới. Ấn Độ tuy là quốc gia có dân số đông thứ 2 trên thế giới nhưng lại xếp sau khu vực EU-27 (dân số khoảng trên 200 triệu người) về lượng dầu tiêu thụ. Mỹ tuy có dân số tương đương với EU-27 tuy nhiên lượng tiêu thụ chỉ bằng khoảng 57% của EU-27. In-đô-nê-xi-a tuy là quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới nhưng về tiêu thụ chỉ đứng thứ 5. Nhật Bản tuy là quốc gia phát triển và có dân số đông tuy nhiên mức tiêu thụ dầu thực vật lại xếp thứ 10 trên thế giới.



Bảng 2.5. Các quốc gia/khu vực tiêu thụ dầu thực vật lớn trên thế giới

Đơn vị tính: triệu tấn

Quốc gia/khu vực

00/01

04/05

05/06

06/07

07/08

08/09

Trung Quốc

13,52

20,53

21,51

22,54

23,31

24,30

EU-27

14,15

17,92

20,13

21,71

21,43

21,81

Ấn Độ

10,57

11,57

12,08

11,95

12,57

12,96

Mỹ

9,71

10,46

11,14

11,66

12,21

12,25

In-đô-nê-xi-a

4,40

4,98

5,37

5,44

5,61

6,03

Ma-lai-xi-a

2,54

4,09

4,56

4,92

5,18

5,58

Bra-xin

-

3,60

3,67

4,24

4,64

4,81

Pa-kit-tan

2,05

2,44

2,59

3,26

3,43

3,63

Nga

2,16

2,70

2,71

2,83

3,17

3,22

Nhật Bản

-

2,26

2,19

2,19

2,23

2,26

Mê-hi-cô

-

1,91

2,02

2,03

2,11

2,12

Thổ Nhĩ Kỳ

-

1,54

1,79

1,73

1,78

1,86

Ai Cập

1,11

1,18

1,39

1,52

1,52

1,59

Băng-la-đet

1,05

1,14

1,23

1,44

1,53

1,59

Ác-hen-ti-na

-

0,77

0,80

1,00

1,41

1,58

Khác

27,61

20,84

22,39

22,96

23,70

25,10

Tổng cộng

88,87

107,94

115,54

121,43

125,83

130,70

Nguồn: United State Department of Agriculture

Trong giai đoạn 2000-2008, lượng dầu thực vật nhập khẩu có xu hướng tăng do nhu cầu sử dụng dầu thực vật cho nhiều mục đích ngày càng tăng cao tại các quốc gia trên thế giới. Tại các nước EU, Mỹ ngoài sản lượng dầu thực vật nội địa phục vụ cho nhu cầu sử dụng làm thực phẩm, nhu cầu nhập khẩu dầu thực vật trong đó một phần sử dụng làm nhiên liệu sinh học ngày càng tăng. Các quốc gia đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ… sản lượng dầu thực vật sản xuất trong nước hàng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu. Hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 30% tổng lượng dầu tiêu thụ nội địa; Ấn Độ khoảng gần 50%. Kể từ niên vụ 2007/08, Trung Quốc đã vượt qua EU-27 để trở thành quốc gia nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới. Ma-lai-xi-a tuy là quốc xuất khẩu dầu thực vật lớn trên thế giới nhưng cũng là quốc gia nhập khẩu với lượng nhập khẩu trong niên vụ 2008/09 khoảng 1 triệu tấn.



Bảng 2.6. Các quốc gia/khu vực nhập khẩu dầu thực vật lớn trên thế giới

Đơn vị tính: triệu tấn

Quốc gia/khu vực

00/01

04/05

05/06

06/07

07/08

08/09

Trung Quốc

2,89

6,69

6,96

8,50

8,76

8,87

EU-27

4,68

6,80

8,21

9,01

7,83

7,82

Ấn Độ

8,02

5,69

4,86

5,52

5,47

5,72

Mỹ

1,68

1,84

2,38

2,53

3,11

3,36

Pa-kit-tan

1,50

1,63

1,72

2,25

2,47

2,53

Ai Cập

-

0,99

1,23

1,21

1,40

1,41

Băng-la-đet

-

0,99

1,12

1,29

1,41

1,36

Iran

-

1,16

1,19

1,23

1,30

1,30

Ma-lai-xi-a

0,31

0,76

1,24

0,86

1,12

1,05

Nga

0,97

0,97

0,86

0,85

1,22

0,96

Khác

-

13,01

14,71

14,41

15,42

16,37

Tổng cộng

30,42

40,52

44,49

47,64

49,52

50,73

Nguồn: United State Department of Agriculture

Dầu cọ vẫn là loại dầu thực vật được nhập khẩu nhiều nhất trên thế giới. Trong giai đoạn 2005-2008, lượng dầu cọ nhập khẩu toàn thế giới tăng tương đối ổn định với mức tăng khoảng trên 1 triệu tấn/niên vụ. Trong niên vụ 2008/09, lượng dầu cọ nhập khẩu toàn thế giới khoảng 31,2 triệu tấn, tăng khoảng 1,4 triệu tấn so với niên vụ trước trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 18,3%, Ấn Độ 15,7%, EU-27 12,7%, Pa-kit-tan 8,0%, Mỹ 3,5%, Băng-la-đet 3,4%, Ai cập 2,6%, Việt Nam 2,1%, Nga 2,1%, Nhật 1,8%.

Tổng lượng dầu đậu nành được nhập khẩu niên vụ 2008/09 vào khoảng 8,93 triệu tấn, sụt giảm 1,4 triệu tấn so với niên vụ 2007/08 và ở mức thấp nhất kể từ niên vụ 2004/05. Trung Quốc chiếm đến 25% tỷ trọng trong cơ cấu dầu đậu nành dầu nhập niên vụ 2008/09, tiếp theo lần lượt là EU-27 (6,7%), Ấn Độ (6,5%), I-ran (6,5%), Ma rốc (4,1%), Vê-nê-zu-ê-la (4,1%), Hàn Quốc (3,3%), Pê-ru (3,3%), An-giê-ri (3,1%), Băng-la-đet (3,1%).

In-đô-nê-xi-a vừa là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu thực vật và đồng thời cũng là quốc gia xuất khẩu hàng đầu. Lượng xuất khẩu dầu của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a chiếm đến 60% tổng lượng dầu xuất khẩu toàn thế giới trong đó chủ yếu là dầu cọ, chiếm đến trên 90%.



Bảng 2.7. Các quốc gia/khu vực xuất khẩu dầu thực vật lớn trên thế giới

Đơn vị tính: triệu tấn

Quốc gia/khu vực

00/01

04/05

05/06

06/07

07/08

08/09

In-đô-nê-xi-a

4,14

11,41

13,39

13,48

15,66

16,77

Ma-lai-xi-a

9,08

13,60

13,70

13,76

15,04

15,09

Ác-hen-ti-na

3,21

5,99

6,89

6,87

7,22

6,45

Bra-xin

1,53

2,55

2,55

2,52

2,46

2,19

U-crai-na

-

0,74

1,61

1,89

1,35

1,77

Ca-na-đa

-

0,98

1,12

1,29

1,34

1,48

Phi-lip-pin

-

1,00

1,21

0,84

1,01

1,13

Khác

13,45

6,13

6,66

7,65

7,82

7,60

Tổng cộng

31,41

42,40

47,13

48,30

51,88

52,46

Nguồn: United State Department of Agriculture

In-đô-nê-xi-a đã vượt qua Ma-lai-xi-a để trở thành quốc gia xuất khẩu dầu cọ lớn nhất trên thế giới trong niên vụ 2008/09 tuy nhiên xét về lượng thì độ chênh lệch không nhiều, vào khoảng 340 ngàn tấn. Tổng lượng xuất khẩu dầu cọ của In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a niên vụ 2008/09 chiếm đến trên 90% lượng xuất khẩu dầu cọ thế giới. Một số quốc gia khác cũng xuất khẩu dầu cọ tuy nhiên chỉ vào khoảng vài trăm ngàn tấn như Thái Lan, Papua-niu-ghi-nê, Joc-đan.

Các quốc gia xuất khẩu dầu đậu nành trên thế giới chủ yếu là ở khu vực Nam Mỹ. Ác-hen-ti-na là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu dầu đậu nành, chiếm khoảng 54,2% lượng xuất khẩu dầu đậu nành thế giới niên vụ 2008/09. Bra-xin và Mỹ đứng thứ 2 và thứ 3 với khoảng 22% và 7%. Một số các quốc gia khác cũng xuất khẩu dầu đậu nành như Pa-ra-goay, Bô-li-vi-a, Trung Quốc và EU-27 tuy nhiên lượng xuất khẩu không nhiều, tổng cộng khoảng 700 ngàn tấn trong niên vụ 2008/09.
c. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dầu thực vật tại một số quốc gia, trong khu vực

Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a

Trong niên vụ 2006/07, In-đô-nê-xi-a đã vượt qua Ma-lai-xi-a về sản lượng dầu cọ và trở thành nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới. In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a hiện sản xuất 85% sản lượng dầu cọ thô của thế giới, ước tính thu được hơn 6 tỷ USD/năm từ cây trồng này. Con số này sẽ còn tăng lên khi 2 nước phối hợp xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nơi các loại nhiên liệu sinh học được bán với giá cao hơn. Cả In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a gần đây đã cam kết dự trữ 6 triệu tấn, khoảng 40% sản lượng hàng năm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của châu Âu về các nguồn nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường.

Trong cơ cấu xuất khẩu dầu cọ của cả hai quốc gia niên vụ 2006/07, Trung Quốc chiếm khoảng 18,7%, EU-27 khoảng 16,2%, Ấn Độ 11,7%, Pa-kit-tan 5,5%, Băng-la-đet 2,9%, Ai cập 2,4%, Mỹ 2,3%, Sri-lan-ca 1,9%, Thổ Nhĩ Kỳ 1,8%, Nga và Nhật Bản ngang nhau ở mức 1,7%.

Trong những năm gần đây, diện tích trồng cọ dầu được tăng thêm khoảng 500.000 ha mỗi năm, tuy nhiên tốc độ tăng trong 10 năm tới sẽ không còn cao nữa. Ma-lai-xia sẽ không còn đất để mở rộng diện tích trồng cọ dầu và chỉ có thể mở thêm một ít diện tích ở tỉnh miền đông Sarawak. Triển vọng tăng sản lượng ở In-đô-nê-xi-a vẫn rất khả quan do còn nhiều đất chưa khai thác.

Theo ước tính, khoảng 30% diện tích trồng cọ dầu ở In-đô-nê-xi-a hiện nay do các công ty của Ma-lai-xi-a chi phối. Mới đây, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã dành riêng 6,5 triệu ha đất hoang để trồng các cây nhiên liệu sinh học trong đó có 3 triệu ha trồng cọ dầu.

Diện tích đất canh tác cọ dầu trong năm 2008 của Ma-lai-xi-a chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp đạt 4,45 triệu ha so với 4,31 triệu ha năm 2007. Năng suất đạt 4,35 tấn/ha trong niên vụ 2007/08, tăng khoảng 5% so với niên vụ trước. Mặc dù diện tích trồng cọ dầu đã tăng đều trong nhiều năm, song Ma-lai-xi-a hiện thiếu đất phù hợp để tiếp tục phát triển trồng cọ dầu ở miền Tây.

Ma-lai-xi-a đã xuất khẩu điêzen sinh học dưới dạng hàng hóa ủy thác với số lượng lớn sang châu Âu và nhờ các khoản đầu tư lớn cho họat động sản xuất nhiên liệu sinh học, nước này có thể sẽ gặp khó khăn nếu EU áp đặt các mức hình phạt thương mại đối với nhiên liệu sinh học từ cọ dầu. In-đô-nê-xi-a cho tới nay chỉ bán nhiên liệu sinh học cho thị trường trong nước, nhưng nhiều nhà máy đang xây dựng sẽ thực hiện mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2010 xuất khẩu 12 tỷ lít nhiên liệu sinh học.

Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những quốc gia có diện tích đất nông nghiệp lớn và đa dạng khí hậu để có thể phát triển vùng nguyên liệu sản xuất và tự cung cấp các loại hạt có dầu như đậu nành, cải, bông và lạc với tổng diện tích gieo trồng trong niên vụ 2006/07 vào khoảng 28,6 triệu hecta đạt sản lượng 53,4 triệu tấn hạt có dầu. Phần lớn trong số này được chế biến ra dầu thực vật phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và khô dầu sử dụng sản xuất thức ăn gia súc. Tuy vậy, hàng năm Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu thêm hàng chục triệu tấn hạt có dầu và dầu thực vật do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng.

Trong những năm gần đây, sản xuất hạt có dầu ở của Trung Quốc có xu hướng giảm do diện tích đất trồng trọt bị hạn chế, không mở rộng được sản xuất và năng suất tăng chậm. Trong khi đó, nhu cầu về dầu thực vật tăng gần 25% kể từ năm 2004/05, vượt các nguồn cung ở trong nước, dẫn đến phải nhập khẩu với khối lượng lớn. Nhập khẩu dầu thực vật (hoặc trực tiếp hoặc tính tương đương qua nhập khẩu hạt có dầu) đã tăng trên 60% kể từ năm 2004/05, chiếm khoảng 2/3 tổng mức tiêu dùng dầu thực vật ở Trung Quốc trong niên vụ 2008/09.

Nhu cầu về dầu thực vật ở Trung Quốc gia tăng bùng nổ do thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhờ thu nhập tăng khiến nhập khẩu cả đậu nành lẫn dầu thực vật tăng lên mức kỷ lục. Trước năm 1995, Trung Quốc từng là quốc gia sản xuất chính và xuất khẩu ròng đậu nành nhưng 5 năm sau đã trở thành quốc gia nhập khẩu ròng đậu nành. Niên vụ 2000/01, Trung Quốc nhập khoảng 10 triệu tấn đậu nành, tương đương với 177% sản lượng đậu nành trong nước. Kể từ đó, nhập khẩu đậu nành liên tục tăng và niên vụ 2006/07, lượng nhập khẩu lên tới 28,7 triệu tấn, và niên vụ 2007/08 là 37,8 triệu tấn. Lượng nhập khẩu đậu nành lớn đã làm giảm tỷ lệ tự cung ứng lương thực của Trung Quốc xuống còn 90%, thấp hơn tỷ lệ 95% do Chính phủ đặt ra. Sản lượng đậu nành của Trung Quốc trong niên vụ 2007/08 đạt 14 triệu tấn, giảm 12,32% so với năm trước. Nhập khẩu đậu nành có xu hướng tiếp tục gia tăng và Trung Quốc sẽ ngày càng phụ thuộc vào các nguồn hạt có dầu và dầu thực vật của nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia tăng nhanh chóng.



d. Biến động giá cả dầu thực vật trên thế giới

Giá dầu thực vật biến thiên khá đồng điệu với biến động của giá dầu mỏ thế giới. Trong giai đoạn 2000-2008, giá dầu thực vật đã liên tục tăng qua các năm và đặc biệt đạt đỉnh cao trong năm 2008 do ảnh hưởng của giá dầu mỏ thế giới, nhu cầu nhiên liệu sinh học tăng cao, đất trồng trọt bị các cây công nghiệp khác cạnh tranh, một phần nữa là do sự mất giá của đồng đôla. Trong năm 2008 giá dầu thực vật đã tăng gấp đôi so với năm 2000 và chỉ trong vòng một năm, giá dầu cọ đã tăng tới 70% so với năm 2007 do nguồn cung tăng chậm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các công ty và trang trại khu vực châu Á đã phá hủy hàng trăm ngàn hecta rừng để trồng cọ tuy nhiên phải mất tám năm cây cọ mới cho sản lượng dầu cao nhất.

Do ảnh hưởng của những đợt hạn hán dài ngày tại Indonesia và lũ lụt ở Ma-lai-xia đã khiến nguồn cung về dầu cọ bị thu hẹp, trong khi đó, nhu cầu dầu cọ thế giới tăng nhanh vì nhiều nguyên nhân. Nông dân Mỹ đang chuyển từ trồng đậu nành sang trồng ngô do nhu cầu ethanol tăng đã đẩy giá ngô lên cao. Diện tích trồng đậu nành của Mỹ giảm 19% trong năm 2007, khiến sản lượng dầu đậu nành giảm mạnh. Tại Trung Quốc, diện tích trồng đậu nành cũng sụt giảm do quá trình đô thị hóa. Trong khi đó, mức độ tiêu thụ dầu ăn của người Trung Quốc lại gia tăng nhanh chóng. Trung Quốc không chỉ là quốc gia nhập khẩu dầu cọ lớn nhất, hiện đã trở thành quốc gia nhập khẩu dầu đậu nành lớn nhất trên thế giới.

Ma-lai-xi-a là trung tâm sản xuất dầu cọ nhưng các công ty dầu ăn thực vật cũng đã cắt giảm sản xuất dầu giá rẻ do giá nguyên liệu tăng cao. Các nhà máy chế biến dầu cọ thành dầu diesel sinh học cũng đã phải ngừng hoạt động trong năm 2008 do không chịu nổi giá nguyên liệu dầu cọ tăng cao. Nếu nhu cầu cầu năng lượng sinh học ở các nước tiếp tục giữ kế hoạch phát triển như hiện nay thì tới năm 2020 giá dầu thực vật sẽ còn tiếp tục ở mức cao.



Trong giai đoạn 1996/97 - 2005/06 đã có đợt biến động giá trong 3 năm từ 1999-2002, giá dầu thực vật đã xuống mức nhất, giảm khoảng 56-72% so với mức giá bình quân của giai đoạn 10 năm. Trong niên vụ 2006/07 giá dầu thực vật biến động tương đối mạnh, mức giá tại thời điểm cao nhất cao hơn khoảng 30-50% so với thời điểm thấp nhất. Trong niên vụ 2007/08, giá dầu thực vật đã tăng đột biến với mức giá thấp nhất cũng cao hơn khoảng 10% so với mức giá cao nhất của niên vụ trước và giá bình quân cao hơn từ 30-50% mức giá bình quân của niên vụ trước. Chi tiết về biến động giá được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8. Biến động giá cả một số loại dầu thực vật giai đoạn 1996-2008

Đơn vị tính: USD/tấn

Loại giá

Loại dầu

Đ.nành

H.dương

Lạc

Cọ

Cải

Dừa

1996/97 - 2005/06

96/97–05/06 (trung bình)

504

586

916

420

553

561

99/00-01/02 (thấp nhất)

336

413

659

235

359

323

2006/2007

Thấp nhất

615

666

1.068

450

765

626

Cao nhất.

959

1.279

1.445

798

1.051

979

Trung bình

771

846

1.219

655

852

812

2007/2008

Thấp nhất

1.012

1.358

1.463

848

1.195

1.010

Cao nhất.

1.476

1.863

2.203

1.291

1.519

1.471

Trung bình

1.244

1.607

1.826

1.045

1.373

1.239

Nguồn: United State Department of Agriculture

Từ giữa năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên nhu cầu dầu mỏ sụt giảm khiến cho giá dầu mỏ đã rơi từ ngưỡng cao kỷ lục trên 140 USD/thùng về khoảng 30-50 USD/thùng. Giá dầu thực vật vì thế cũng suy giảm theo, từ mức giá đỉnh cao đạt được vào tháng 3/2008 đã rơi về ngưỡng thấp nhất vào tháng 11/2008. Giá dầu cọ thời điểm thấp nhất đã giảm tới 62% so với mức đỉnh đạt được hồi tháng 3/2008, tương tự giá dầu đậu nành giảm 50%, dầu cải giảm 50% và dầu hướng dương giảm 60%. Trong thời gian gần đây, giá dầu thực vật đã có xu hướng phục hồi nhẹ do tác động của việc giá dầu mỏ thế giới tăng trở lại. Chi tiết về giá các loại dầu thực vật từ tháng 3/2008 đến tháng 2/2009 được thể hiện trong bảng sau:



Bảng 2.9. Biến động giá cả một số loại dầu thực vật từ 3/2008 đến 2/2009

Đơn vị tính: USD/tấn

Giá thời điểm

Loại dầu

Cọ

Đ.nành

Cải

H.dương

Tháng 3/2008

1.291

1.476

1.519

1.863

Tháng 4/2008

1.247

1.425

1.469

1.838

Tháng 5/2008

1.250

1.436

1.510

1.962

Tháng 6/2008

1.199

1.537

1.577

2.045

Tháng 7/2008

1.115

1.511

1.540

1.692

Tháng 8/2008

879

1.322

1.355

1.319

Tháng 9/2008

743

1.226

1.238

1.176

Tháng 10/2008

564

928

1.053

950

Tháng 11/2008

489

824

991

835

Tháng 12/2008

511

738

836

759

Tháng 1/2009

566

789

817

817

Tháng 2/2009

577

748

760

805

Nguồn: United State Department of Agriculture

Trong xu hướng thay thế nhiên liệu hoá thạch, ngày càng có nhiều chính phủ hướng tới việc tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học pha trộn với dầu diesel, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng dầu thực vật làm nguyên liệu sản xuất nhiên liệu này. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Cô-lôm-bi-a nằm trong số những quốc gia đặt mục tiêu gia tăng tỷ lệ pha trộn dầu cọ với các nhiên liệu hoá thạch.

Do dầu cọ rẻ hơn so với các loại dầu thực vật khác nên kích thích được nhu cầu của người mua. Trong tương lai gần và trung hạn, các khách hàng sẽ chuyển từ dầu đậu nành sang dầu cọ.

Nhìn chung, mọi yếu tố tác động đều có lợi cho giá dầu thực vật. Khả năng giá sẽ tiếp tục tăng là điều chắc chắn bởi nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng trong khi đó cung không theo kịp cầu. Nhu cầu tăng không chỉ trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm… mà còn từ ngành năng lượng. Mức tăng giá dầu thực vật trong các năm tới sẽ chủ yếu phụ thuộc vào lượng dầu thực vật được sử dụng trong ngành sản xuất nhiên liệu sinh học.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương