PHẦn mở ĐẦU


Khái quát bài học kinh nghiệm thành công và nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát triển



tải về 2.45 Mb.
trang10/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   36

14. Khái quát bài học kinh nghiệm thành công và nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát triển


a. Bài học kinh nghiệm thành công

- Thu hút được nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển ngành.

- Đổi mới thiết bị cũ, lạc hậu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu.

- Xác định thị trường và có chiến lược phát triển thị trường là yếu tố quyết định đến mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kết quả thực hiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con - Công ty liên doanh, liên kết đã tạo ra thế mạnh trong phát triển ngành và là xu hướng khách quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường.

b. Những hạn chế và nguyên nhân

- Hầu hết các cơ sở ép dầu có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm kém. Nguyên nhân là do không phát triển được vùng nguyên liệu quy mô lớn.

- Hiệu quả trồng cây có dầu thấp, không cạnh tranh được với các loại cây trồng khác nên chưa phát triển được với quy mô lớn để làm nguyên liệu cho ngành dầu. Nguyên nhân chủ yếu do chưa tuyển chọn được giống cây có dầu cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai Việt Nam.

- Công tác khuyến nông chưa chú trọng tới cây có dầu nên việc áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh còn hạn chế ở các địa phương.

- Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích trồng cây có dầu.

CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH NGÀNH GIAI ĐOẠN 2001-2010

1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế.


Khi thực hiện ”Quy hoạch tổng thể phát triển Ngành Dầu thực vật đến năm 2010” theo Quyết định số 17/2004/QĐ-BCN ngày 08 tháng 3 năm 2004 của Bộ Công nghiệp, ngành Dầu thực vật Việt Nam đã phát triển vững chắc, ổn định và có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước.

Một số mục tiêu và chỉ tiêu đề ra trong quy hoạch đã và đang được thực hiện khá tốt.

- Quy hoạch ngành theo hướng mở, với việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn liên doanh, liên kết với mọi thành phần kinh tế đã tạo điều kiện cho VOCARIMEX phát triển mạnh, giữ vững vị trí đầu đàn và vai trò chủ đạo trong ngành. Các sản phẩm của Công ty VOCARIMEX và các công ty con, công ty liên doanh, liên kết chiếm trên 85% thị phần dầu thực vật trong nước.

- Toàn ngành đã tập trung đầu tư xây dựng các nhà máy tinh luyện dầu mới với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của ngành.

- Sản phẩm của ngành phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu.

- Định hướng xây dựng một số cơ sở ép, trích ly dầu thô quy mô lớn tại các cảng đã được thực hiện. Nhà máy trích ly dầu cám 100% vốn ĐTNN được xây dựng, sử dụng nguyên liệu là nguồn cám gạo trong nước. Nhà máy trích ly dầu đậu nành của VOCARIMEX đang được triển khai tại Cảng Dầu thực vật Nhà Bè. Nhà máy trích ly dầu khu vực phía Bắc chưa có chủ đầu tư.

So với quy hoạch, hầu hết các dự án đầu tư mới và nâng cấp các nhà máy ép dầu thô không thực hiện được, chỉ có xưởng ép dầu vừng của Nhà máy Dầu thực vật VOCAR – VOCARIMEX với công suất 9000 tấn/năm được xây dựng mới với công nghệ và thiết bị hiện đại.

- Về định hướng phát triển vùng nguyên liệu, Công ty VOCARIMEX đã xây dựng chương trình phát triển cây vừng V6 có năng suất, hàm lượng dầu cao và tiến hành trồng thử nghiệm giống vừng này tại một số địa phương trong cả nước. Đến nay, nước ta vẫn chưa tìm được cây có dầu chủ lực, có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh để phát triển với quy mô lớn

Nhìn chung các chỉ tiêu về sản lượng dầu tinh luyện và giá trị sản xuất công nghiệp, tổng công suất tinh luyện dầu thực hiện đến năm 2008 đều đạt và vượt so với quy hoạch đề ra. Trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và sản lượng dầu tinh luyện đạt thấp hơn quy hoạch nhưng sang giai đoạn 2006-2010 lại tăng vượt mức, tổng thể đánh giá 10 năm thực hiện đã vượt so với quy hoạch từ 16-22%. Sản lượng dầu tinh luyện dự tính đến năm 2010 so với quy hoạch vượt 20,2%, công suất tinh luyện vượt 62%. Tuy nhiên, sản lượng dầu xuất khẩu chỉ đạt 33,3%; sản lượng dầu thô sản xuất trong nước đạt 25,4%, chi tiết xem bảng sau đây:

Bảng 1.23. So sánh một số chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực hiện giai đoạn 2001-2010



TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu quy hoạch

Thực hiện

Thực hiện so với QH, %

2001-2005

2006-2010

2001-2010

2001-2005

2006-2008

2001-2010*

2005

2010

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10=7/4

11=9/6

1

Giá trị sản xuất công nghiệp cuối kỳ (Giá 94)

Tỷ đồng

4.000-4.500

6.000-6.500

6.500

4.070

6.620

7.957

95,7

122,4

2

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trong thời kỳ

%/ năm

13-14

7,5-8,5

9,12

7,07

17,61

10,65

52,3

116,7

3

Sản lượng dầu TV tinh luyện cuối kỳ

1000 tấn

449

639

639

396

642

768

88,2

120,2




Trong đó: Sản lượng dầu xuất khẩu cuối kỳ

1000 tấn

100

120

120

14

35

40

14

33,3

4

Sản lượng dầu thô sản xuất trong nước cuối kỳ

1000 tấn

74

220

220

15,2

30

56

20,3

25,4

5

Công suất tinh luyện dầu cuối kỳ

1000 tấn

663

783

783

633

1129

1269

95,4

162,1

6

Công suất ép, trích ly dầu thô cuối kỳ

1000 t. ng. liệu

628,6

1.306

1.306

289

289

289

45,9

22,1

7

Tỷ trọng dầu thô trong nước so với nhu cầu cuối kỳ

%

13 - 15

18 - 33

18 - 33

4,0

3,6

7,6

28,5

30,4

* Số liệunăm 2010 là số dự tính của nhóm nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp từ: Báo cáo quy hoạch 2002, số liệu thống kê, điều tra doanh nghiệp 2000-2007 và báo cáo của doanh nghiệp trong ngành.

Qua bảng trên thấy rằng: trong thời gian dài, không xây dựng được nhà máy lớn về ép và trích ly dầu thô, mặc dù trong quy hoạch có đề xuất, các nhà máy, cơ sở ép dầu thô quy mô nhỏ chỉ hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa do thiếu nguyên liệu và không có hiệu quả, dẫn đến tỷ trọng dầu thô sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 4% năm 2005 và dự tính 7,6% năm 2010.

Trong quy hoạch có đề xuất 2 dự án trích ly dầu đậu nành tại khu vực cảng Nhà Bè và Cái Lân trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu để cung cấp dầu thô cho ngành dầu và khô dầu cho chế biến thức ăn chăn nuôi nhưng hiện nay mới đang chuẩn bị xây dựng nhà máy trích ly dầu đậu nành của VOCARIMEX tại Nhà Bè. Các doanh nghiệp không mặn mà với các dự án này do còn nhiều bất cập, trong đó có chính sách thuế của Nhà nước.

Cho đến nay, nước ta vẫn chưa xây dựng được vùng nguyên liệu cây có dầu với quy mô lớn có hiệu quả kinh tế cao. Hầu hết các cây có dầu đều phát triển manh mún, năng suất thấp, không ổn định. Sản phẩm chủ yếu dùng cho chế biến thực phẩm, ít dùng cho công nghiệp dầu thực vật do giá thành cao, sản lượng thấp.

Chi tiết về các chỉ tiêu phát triển 6 loại cây có dầu chính so với quy hoạch được thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 1.24. Quy hoạch và thực hiện phát triển 6 loại cây có dầu chủ yếu ở nước ta từ 2000 đến 2010.



Loại cây có dầu

Đơn vị

Quy hoạch

Thực hiện

Thực hiện 2010 so QH, %

2005

2010

2005

2010*

1. Cây đậu nành



















DT gieo trồng

1000 ha

169,10

205,00

204,1

250

121,95

Năng suất

tạ/ha

14,40

15,60

14,34

16

102,56

Sản lượng

1000 tấn

243,30

319,80

292,7

400

125,08

Sản lượng dầu thô chế biến

1000 tấn

4,38

4,71

0

0

0

2. Cây lạc



















DT gieo trồng

1000 ha

302,40

368,60

269,6

300

81,39

Năng suất

tạ/ha

16,80

17,70

18,15

25

141,24

Sản lượng

1000 tấn

508,00

653,80

489,3

750

114,71

Sản lượng dầu thô

1000 tấn

6,00

12,50

1

1,5

12,00

3. Cây vừng



















DT gieo trồng

1000 ha

49,90

58,10

40

48,32

83,17

Năng suất

tạ/ha

5,70

8,90

5,20

7,9

88,76

Sản lượng

1000 tấn

28,50

51,50

20,80

38,17

74,12

Sản lượng dầu vừng thô

1000 tấn

4,10

10,83

2

2

18,47

4. Cây dừa



















DT gieo trồng

1000 ha

151,00

159,10

132,0

145

91,14

Năng suất

tạ/ha

82,35

91,26

81,91

92

100,81

Sản lượng

1000 tấn

1.244

1.452

977,2

1150

79,20

Sản lượng copra

1000 tấn

173,06

202,07

135,99

160,04

79,20

Sản lượng dầu thô

1000 tấn

23,00

23,03

5,705

10

43,42

5. Cám gạo



















Sản lượng cám gạo

1000 tấn

400,00

400,00

400,00

400,00

100,00

Lượng cám trích ly dầu

1000 tấn

150,00

300,00

52

103

34,33

Sản lượng dầu thô

1000 tấn

24,00

48,00

8

16

33,33

6. Cây bông



















DT gieo trồng

1000 ha

60,00

150,00

25,8

10

6,67

Năng suất

tạ/ha

14,00

15,00

13,0

13,5

90,00

Sản lượng

1000 tấn

81,94

220,00

33,5

13,5

6,14

Sản lượng hạt bông

1000 tấn

46,30

124,30

18,93

7,63

6,14

Sản lượng dầu thô

1000 tấn

3,60

10,80

0

0

0

Nguồn: Xử lý theo số liệu quy hoạch và thống kê của TCTK

* Số liệu dự kiến thực hiện năm 2010

Như vậy, trong số 6 cây có dầu chủ lực chỉ cây đậu nành là phát triển nhanh, vượt quy hoạch 25% về sản lượng nhưng chưa huy động được cho ngành vì chưa xây dựng được nhà máy trích ly. Các cây lạc, vừng, dừa đều tăng trưởng thấp hơn mức quy hoạch và khả năng thu mua nguyên liệu cho ngành đạt thấp nên chỉ đạt 12-43% chỉ tiêu của quy hoạch. Đặc biệt trong quy hoạch còn đề cập khả năng ép dầu bông và dầu sở với quy mô lớn nhưng Chương trình trồng sở của Bộ NN&PTNT không thực hiện được; Chương trình trồng bông quy mô lớn theo chiến lược phát triển ngành dệt may cũng phá sản nên không có nguyên liệu.

Về việc thực hiện các giải pháp và chính sách theo đề xuất của quy hoạch cũ thấy rằng:

- Các giải pháp và chính sách về thị trường; đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; huy động vốn được các doanh nghiệp thực hiện tốt nên đã đạt được tăng trưởng cao, hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập.

- Giải pháp về nghiên cứu khoa học chưa triển khai được theo đề nghị của quy hoạch vì chưa thiết lập được chương trình nghiên cứu giống cây có dầu đồng bộ, chưa tạo được giống có năng suất cao, cạnh tranh được với các cây trồng khác.

- Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu: chưa phát triển được vùng nguyên liệu quy mô lớn cho ngành do Nhà nước cũng chưa ban hành được chính sách khuyến khích phát triển cây có dầu.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương