PHẦn mở ĐẦu sự CẦn thiết lập quy hoạCH


Quy hoạch vận tải và phương tiện



tải về 2.31 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.31 Mb.
#17750
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3.2. Quy hoạch vận tải và phương tiện

3.2.1. Định hướng phát triển chung

(1). Đường bộ

- Khối lượng vận chuyển hàng hóa đến năm 2020 đạt 21,75 triệu tấn, trong đó vận chuyển liên tỉnh là 17,61 triệu tấn, nội tỉnh 4,1 triệu tấn, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 là 11%/năm.

Năm 2030 đạt 53,07 triệu tấn, trong đó vận chuyển liên tỉnh là 45,66 triệu tấn, nội tỉnh 7,4 triệu tấn, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2020 -2030 là 9%/năm.

- Khối lượng vận chuyển hành khách đường bộ đến 2020 đạt 40,54 triệu lượt hành khách, trong đó vận chuyển khách liên tỉnh đạt 38 triệu lượt hành khách, nội tỉnh đạt 2,43 triệu lượt hành khách, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2020 là 12%/năm.

Năm 2030 đạt 104,79 triệu lượt hành khách, trong đó liên tỉnh đạt 98,56 triệu lượt hành khách, nội tỉnh đạt 5,49 triệu lượt hành khách, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2030 là 10%.
(2). Đường thủy nội địa

Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sông đến năm 2020 đạt 2,428 triệu tấn, trong đó vận chuyển nội tỉnh 300 nghìn tấn; mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 là 16%/năm.

Năm 2030 đạt 1,918 triệu tấn, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2020 -2030 là 3%/năm.
(3). Đường sắt

- Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đến năm 2020 đạt 440 nghìn tấn, chủ yếu là vận chuyển liên tỉnh, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 là 5%/năm.

Năm 2030 đạt 716 nghìn tấn, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2020 - 2025 là 5%/năm.

- Khối lượng vận chuyển hành khách đường sắt đến năm 2020 đạt 457 nghìn lượt hành khách, chủ yếu là vận chuyển khách liên tỉnh, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2015-2020 là 8%/năm.

Năm 2030 đạt 744 nghìn lượt hành khách, tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2020-2030 là 5%/năm.
3.2.2. Quy hoạch vận tải và phương tiện

(1) Các tuyến vận tải

Vận tải hàng hoá

Tận dụng tối đa lợi thế về vận tải đường bộ và vận tải đường thuỷ nội địa của tỉnh nhằm phục vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và tiêu dùng trong tỉnh. Vận tải đường thủy nội địa sẽ vận tải các mặt hàng rời, vật liệu xây dựng (than, đá, cát, sỏi). Vận tải đường bộ vận chuyển các mặt hàng nguyên, nhiên liệu phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt đặc biệt là vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Vận tải đường sắt sẽ vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, các hàng hoá có khối lượng lớn. Trên cơ sở đó giai đoạn tới Bắc Giang tập trung đầu tư, phát triển một số luồng tuyến vận tải hàng hóa quan trọng như:

+ Luồng hàng hóa liên tỉnh: Chủ yếu giữa Bắc Giang đến cửa khẩu biên giới, các cảng biển và các tỉnh trong cả nước thông qua các quốc lộ 1, 37, 31, 279, tuyến vận tải thủy nội địa trên sông Thương, sông Lục Nam, sông Cầu; các cảng thủy nội địa Á Lữ, cảng xăng dầu, cảng công ty Đạm và Hóa chất Hà Bắc,…

+ Luồng hàng thông qua chủ yếu theo tuyến quốc lộ 1, 37, đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn: Chủ yếu từ các tỉnh, các cảng biển, cảng sông lớn đi tới cửa khẩu Lạng Sơn.

+ Luồng hàng hóa nội tỉnh: Luồng hàng hóa từ thành phố Bắc Giang đi đến các trung tâm huyện, các thị trấn, thị tứ, luồng hàng kết nối giữa các đô thị của các huyện (thị trấn, thị tứ) và với các khu, cụm công nghiệp chủ yếu trên các tuyến quốc lộ (QL1, 37, 279) và các tuyến đường tỉnh, đường huyện quan trọng.

+ Phát triển và nâng cao chất lượng đối với các luồng tuyến hiện đã có.

+ Phát triển bến bãi, kho vận, từng bước hình thành vận tải theo phương thức hiện đại.

Vận tải Hành khách

Hiện tại, với 97 tuyến vận tải hành khách cố định; trong giai đoạn tiếp theo, các tuyến vận tải này cần tiếp tục duy trì và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, đồng thời có thể mở mới các tuyến vận tải đến các khu vực khác nếu có nhu cầu trên nguyên tắc: dịch vụ vận tải này phải kinh doanh vận tải đúng theo tuyến, đón trả khách tại bến, đảm bảo tốt chất lượng phục vụ hành khách trong quá trình vận chuyển, cũng như tại bến. Nâng cao chất lượng, tiện nghi của phương tiện, tăng cường các chuyến vận tải khách chất lượng cao. Tổ chức các loại hình dịch vụ vận tải đa dạng đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của khách hàng.

Phát triển nhanh, mạnh các tuyến vận tải hành khách buýt và kiểu buýt nội tỉnh, tuyến buýt các tỉnh liền kề thay thế cho các tuyến xe cố định, nhằm nâng cao chất l­ượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng thuận lợi, nhanh chóng cho nhân dân.

Giai đoạn đến năm 2020 các tuyến vận tải khách cố định với tần suất cao nâng cấp thành tuyến buýt, cụ thể mở mới 8 tuyến buýt như sau:



  1. TP Bắc Giang – Đồng Việt (Yên Dũng)

  2. TP Bắc Giang – Tân An – Chùa Vĩnh Nghiêm

  3. TP Bắc Giang – Đồng Đỉnh (Lục Nam)

  4. TP Bắc Giang – Mỏ Trạng (Yên Thế)

  5. Cầu Gồ - Bố Hạ - TP. Bắc Giang

  6. TT Kép (Lạng Giang) – Sao Đỏ (Hải Dương)

  7. TP Bắc Giang – KCN Quang Châu

  8. TP Bắc Giang – Tiền Phong – Quế Võ (Bắc Ninh)

Vận tải hành khách đô thị: Hình thành và phát triển vận tải hành khách đô thị đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Để thực hiện công tác quản lý, thành lập 1 Trung tâm điều hành VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức vận tải và dịch vụ vận tải quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc.

(2) Phương tiện vận tải

Đường bộ

Số lượng phương tiện đường bộ đến năm 2020 sẽ có khoảng 23.800 xe các loại, trong đó xe khách 7.800 chiếc, xe tải 16.000 chiếc; đến năm 2030 ước có khoảng 37.500 chiếc, trong đó xe khách 14.000 chiếc, xe tải 23.500 chiếc.

- Số l­ượng phư­ơng tiện vận tải khách theo tuyến cố định và xe buýt dự kiến tăng bình quân từ 60-80 xe/năm; dự kiến đến năm 2020 số lượng ph­ương tiện KDVT khách có khoảng 2.200 ph­ương tiện; giai đoạn 2021-2030 số lượng xe tăng bình quân 70 - 100 xe/năm, dự kiến đến năm 2030 có khoảng 4.200 xe.

- Xe taxi: Đến năm 2020, tất cả các trung tâm thị trấn, thị tứ đều có phương tiện VTHK bằng taxi. Số l­ượng ph­ương tiện vận tải khách bằng taxi (loại 9 ghế trở xuống) tăng bình quân khoảng 70 xe/năm, ước đến năm 2015 đạt trên 500 xe, đến năm 2020 có khoảng 850 xe.

- Phương tiện cơ giới đường bộ phải đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường tương đương EURO IV.

Bảng III.3.1. Dự báo phương tiện vận tải các loại đến năm 2030




Loại phương tiện

2010

2015

2020

2030

Tăng trưởng (%)

2011-2020

2011-2030

1

Xe chở người

3.860

5.480

7.800

14.000

7,2

6,7




trong đó KDVT

1.097

1.560

2.200

4.200







2

Xe tải

8.229

11.500

16.000

23.500

7,0

4,0




trong đó KDVT

3.418

4.700

6.700

9.900










Cộng chung

12.089

16.980

23.800

37.500







Nguồn: Tư vấn

Đường thủy nội địa

- Đầu tư phát triển phương tiện vận tải vỏ thép tự hành có trọng tải từ 200 tấn đến 300 tấn nhằm thay thế toàn bộ các phương tiện vỏ xi măng lưới thép và các phương tiện đã quá thời hạn sử dụng.

- Đầu tư thay thế toàn bộ phương tiện vận tải khách ngang sông có kết cấu xi măng lưới thép, phương tiện đò cũ, sức chở nhỏ bằng phương tiện vỏ thép, tự hành có đầy đủ các trang bị an toàn theo quy định.

- Đầu tư phát triển phương tiện sông tự hành chở container có trọng tải từ 300 tấn đến 400 tấn (hoạt động chủ yếu trên tuyến sông Cầu).

- Đầu tư phát triển phương tiện phục vụ du lịch trong vùng hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần.

Dự kiến phát triển phương tiện thuỷ nội địa giai đoạn 2011 – 2020:

- Phương tiện vận tải hàng hóa (mua và đóng mới): 40 chiếc, tổng trọng tải 30.000 tấn.

- Thay thế những phương tiện chất lượng kém, phương tiện vỏ bằng xi măng lưới thép.


3.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp GTVT

3.3.1. Đường bộ

- Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng các cơ sở sữa chữa hiện có để đáp ứng được nhu cầu sửa chữa phương tiện và gia công cơ khí phục vụ cho vận tải.

- Tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác toàn diện của Nhà máy ô tô Đồng Vàng, trong KCN Đình Trám, với hãng ô tô Hyundai, kéo dài hợp đồng chuyển giao công nghệ và cung cấp linh kiện đối với 2 sản phẩm ô tô truyền thống là Hyundai County và Hyundai Mighty đến năm 2016; nghiên cứu phát triển và đưa vào sản xuất các chủng loại xe ô tô mới, có tính kinh tế cao, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.



Bảng III.3.6. Sản lượng của các cơ sở công nghiệp đường bộ đến năm 2020

Doanh nghiệp

Dự báo

Lắp ráp đóng mới

Sửa chữa

Nhu cầu nguồn vốn đầu tư

Xe tải

Xe khách

S/c lớn

S/c thường xuyên

Công ty VTHK

Bắc Hà


2015







80

300




2020







100

350




Công ty CPXK

Bắc Giang



2015







280

1.800




2020







350

2150




Xưởng sửa chữa Xuân Trường

2015







320

2.200




2020







400

2.800

Công ty TNHH

Văn Tiếp


2015







100

1.800




2020







180

2.400




Công ty TNHH

Bắc Âu


2015







800

2.500




2020
















Xí nghiệp sửa chữa ô tô số I










30

200

200. tr đ










60

400

400. tr đ










70

420

450. tr đ

Nhà máy ô tô Đồng Vàng




150

210







8.800.000 USD

3.3.2. Đường thủy nội địa

- Duy trì ổn định sản xuất đối với 2 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện thuỷ hiện có.

- Đối với Công ty đóng tầu Hà Vinh thuê cơ sở để sản xuất, thi công tại phường Lê Lợi thuộc nội thành TP Bắc Giang vì vậy cần có phương án di chuyển cơ sở sản xuất ra ngoài thành phố, có thể xây dựng bên bờ phải sông Thương thuộc địa bàn xã Tân Tiến hoặc xã Hương Gián huyện Yên Dũng.

- Đầu tư xây dựng thêm một cơ sở đóng mới và sửa chữa và đóng mới phương tiện thuỷ phía bờ phải sông Cầu thuộc địa bàn xã Quang Châu hoặc xã Vân Trung huyện Việt Yên.


3.4. Quy hoạch phát triển trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở đào tạo, dạy nghề và sát hạch lái xe

Giai đoạn 2011 – 2020:

- Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

+ Tiếp tục đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại cho Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hiện có.

+ Giai đoạn 2011 – 2015, đầu tư thêm 1 dây chuyền kiểm định xe con tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hiện có, giai đoạn 2016 – 2020 đầu tư thêm 1 dây chuyền tại khu vực thị trấn Kép huyện Lạng Giang để đáp ứng nhu cầu, xu hướng phương tiện tăng cao trong những năm tới.

- Về cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch:

+ Duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo lái xe tại các cơ sở hiện có; lưu lượng đào tạo tại mỗi cơ sở đến năm 2015 đạt từ 700 đến 1.200 học viên, đến năm 2020 đạt từ 900 đến 1.300 học viên. Nâng cao, mở rộng mô hình, quy mô, tính chất đào tạo ngành nghề; đầu tư, xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo viên,…đủ điều kiện nâng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô các hạng ở tất cả các cơ sở đào tạo.

+ Duy trì và đầu tư nâng cấp để nâng cao lưu lượng, chất lượng sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch hiện có.

+ Đầu tư thêm 1 trung tâm sát hạch lái xe loại 1, nâng cấp 1 trung tâm sát hạch loại 2 hiện có lên thành trung tâm sát hạch loại 1.

+ Xây dựng thêm 2 cơ sở đào tạo lái xe với lưu lượng đào tạo, tại mỗi cơ sở đào tạo tối thiểu 350 học viên, 1 cơ sở tại huyện Lục Ngạn, 1 cơ sở tại huyện Hiệp Hoà.

Giai đoạn 2021-2030:

- Xây dựng thêm 1 dây chuyền kiểm định tại phía Nam thành phố Bắc Giang (đến năm 2025).

- Cơ sở đào tạo lái xe:

+ Đầu tư duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo hiện có hiện có; lưu lượng đào tạo tại mỗi cơ sở đến năm 2030 đạt từ 1.300 học viên đến 1.500 học viên.

+ Xây dựng thêm 2 cơ sở đào tạo lái xe với lưu lượng tối thiểu 500 học viên.

- Trung tâm sát hạch:

+ Đầu tư duy trì, nâng cao chất lượng. lưu lượng sát hạch tại các trung tâm hiện có.
3.5. Công tác quản lý bảo trì

Thực hiện công tác quản lý bảo trì theo đúng các quy định, hướng dẫn của nhà nước về công tác quản lý bảo trì đường bộ, như Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/04/2010 của Bộ GTVT quy định về quản lý và bảo trì đường bộ, Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, các tiêu chuẩn kỹ thuật và định mức về công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng GTVT.

Xây dựng quy định về quản lý, bảo trì GTNT (đường huyện, đường xã) để các địa phương áp dụng vào công tác quản lý, bảo trì đường GTNT một cách có hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh từ hệ thống quốc lộ đến hệ thống đường GTNT, kế hoạch vốn cho công tác quản lý bảo trì và sử dụng các nguồn vốn được phân bổ một cách hiệu quả.

Tăng cường áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý bảo trì nhằm tăng hiệu quả đồng vốn bảo trì cũng như đảm bảo chất lượng khai thác tốt của công trình.

Huy động các nguồn lực vào công tác quản lý, bảo trì như từ ngân sách trung ương, quỹ bảo trì đường bộ, ngân sách địa phương, từ đóng góp của nhân dân và các thành phần kinh tế.


3.6. Quỹ đất sử dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng GTVT

Tính toán đất giành cho giao thông trên cơ sở hiện trạng đất sử dụng cho giao thông, quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính Phủ về quản lý bảo vệ KCHTGT; theo nghị định này, phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

Đất của đường bộ gồm đất công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ; riêng phần đất để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp (hoặc mép ngoài cùng của rãnh dọc hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên:

+ 3 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, II

+ 2 mét đối với đường cấp III

+ 1 mét đối với đường cấp IV trở xuống.

Trên cơ sở đó, tính toán đất hiện tại sử dụng cho giao thông khoảng 9.835 ha chiếm 2,56% diện tích toàn tỉnh, trong đó:

+ Đất cho hệ thống đường bộ là 9.790 ha (chiếm 2,55% diện tích toàn tỉnh)

+ Đất dành cho giao thông đ­ường sắt (đất cho đường sắt và nhà ga) là 350 ha (chiếm 0,09% diện tích toàn tỉnh)

+ Đất cho cơ sở hạ tầng bến bãi 5,96 ha (chưa bao gồm đất cho cảng cạn)


- Quy hoạch đất cho giao thông đến năm 2030 là 12.395 ha, chiếm khoảng 3,25% diện tích toàn tỉnh (tăng thêm 2.560 ha) trong đó:

+ Đất giành cho giao thông đường bộ: 11.999 ha, gồm:



  • Đường cao tốc, quốc lộ: 1.267,06 ha

  • Đường tỉnh: 985 ha

  • Đường GTNT, đô thị: 10.013 ha

+ Đất cho bến bãi đường bộ: 45,15 ha

+ Đất giành cho đường sắt: 350 ha



Ghi chú: Đất giành cho giao thông như tính toán ở trên chưa tính đến đất hành lang an toàn đường bộ; theo Nghị định 11/2010/NĐ, giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với đường ngoài đô thị được quy định như sau:

+ 47 mét đối với đường cao tốc

+ 17 mét đối với đường cấp I, II

+ 13 mét đối với đường cấp III

+ 9 mét đối với đường cấp IV, V

+ 4 mét đối với đường nhỏ hơn cấp V


3.7. Nhu cầu vốn đầu tư và bảo trì

3.7.1. Vốn đầu tư đường bộ

Giai đoạn 2011 – 2020

Dự tính tổng vốn xây dựng cầu, đường giao thông, bao gồm cả xây dựng mới và đầu tư nâng cấp, bảo trì trong giai đoạn này khoảng 21.063 tỷ đồng, bình quân khoảng 2.106 tỷ đồng/năm, trong đó:

- Cao tốc, quốc lộ: 9.073 tỷ đồng

- Đường tỉnh: 9.001 tỷ đồng

- GTNT: 2.989 tỷ đồng


Cơ cấu vốn

- Cao tốc, quốc lộ: 9.073 tỷ đồng, trong đó:



  • Vốn ngân sách: 1.053 tỷ đồng (11,61%).

  • Vốn trái phiếu Chính phủ: 961 tỷ đồng (10,59%)

  • Vốn ODA, JICA: 6.684 tỷ đồng (73,67%)

  • Vốn BT, PPP: 375 tỷ đồng (4,13%);

- Đường tỉnh: 9.001 tỷ đồng, trong đó:

  • Vốn ngân sách: 2.260 tỷ đồng (25,11%)

  • Vốn trái phiếu Chính phủ: 5.494 tỷ đồng (61,04%)

  • Vốn BT, PPP: 1.214 tỷ đồng (13,85%)

- Vốn GTNT: Thực hiện theo Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân số 17/2009/NQ-HĐND ngày 9/12/2009 và hướng dẫn của Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020).
Giai đoạn 2021 – 2030

Dự tính tổng vốn xây dựng cầu, đường giao thông, bao gồm cả xây dựng mới và đầu tư nâng cấp, bảo trì trong giai đoạn này khoảng 19.011 tỷ đồng, bình quân khoảng 1.901 tỷ đồng/năm; trong đó:

- Cao tốc, quốc lộ: 9.365 tỷ đồng

- Đường tỉnh 6.189 tỷ đồng

- GTNT: 3.457 tỷ đồng


Cơ cấu vốn

- Cao tốc, quốc lộ: 9.365 tỷ đồng, trong đó:



  • Vốn ngân sách: 1.365 tỷ đồng (14, 58%).

  • Vốn trái phiếu Chính phủ: 5.000 tỷ đồng (53,39%).

  • Vốn BT, PPP: 3000 tỷ đồng (32,03%).

- Vốn đường tỉnh: 6.189 tỷ đồng, trong đó:

  • Vốn ngân sách: 2.063 tỷ đồng (33,33%)

  • Vốn trái phiếu Chính phủ: 2.297 tỷ đồng (37,11%)

  • Vốn BT, PPP: 1.829 tỷ đồng (29,55%)



3.7.2. Vốn bảo trì đường

Hiện tại mới có định mức bảo trì cho đường quốc lộ và đường tỉnh do Ngân sách Trung ương và ngân sách Tỉnh cấp, còn đối với đường huyện và GTNT, bảo trì chủ yếu mang tính chất khẩn cấp mà không mang tích chất ổn định liên tục; nguồn vốn dành cho bảo trì đường GTNT từ cấp xã trở xuống chủ yếu từ nhân dân đóng góp.

Đề xuất định mức bảo trì hàng năm cho từng km đường các loại: quốc lộ khoảng 80 - 100 triệu đồng; đường tỉnh khoảng 60 - 80 triệu đồng, đường huyện là 8 - 12 triệu đồng; đường xã là 5 - 8 triệu đồng; đường thôn bản là 3 - 4 triệu đồng.

Nguồn kinh phí cho bảo trì đường GTNT được tính phân bổ theo cơ chế vốn đầu tư trong Đề án phát triển GTNT. Đối với đường huyện bố trí vốn bảo trì 70% từ ngân sách tỉnh, 30% từ ngân sách huyện. Đối với đường xã bố trí vốn bảo trì từ ngân sách tỉnh là 50%, ngân sách huyện, xã là 50%. Đối với đường thôn xóm, vốn ngân sách tỉnh 35%, ngân sách huyện – xã 30% và nguồn huy động xã hội là 35%. Tỷ lệ đóng góp và hình thức huy động giữa ngân sách huyện và xã, và nguồn huy động cụ thể do hội đồng nhân dân huyện quyết định.



Bảng III.3.7. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư công trình đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 – 2030

TT

Công trình

Khối lượng (km)

2011-2020

2021-2030

Tổng vồn đầu tư

(tỉ đồng)

Nguồn

TCKT

Vốn

(tỉ đồng)

TCKT

Vốn

(tỉ đồng)




Cao tốc, quốc lộ







9.073




9.365

18.438




I

Cao tốc







6.015

-

58

6.073




A

Đầu tư xây dựng, nâng cấp







6.015

-

-

6.015




1

Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn

41

CT 4 làn

5.040

Duy trì




5.040

ODA

2

Cao tốc Hà Nội - Hạ Long

6,5

CT 4 làn

975

Duy trì




975

ODA

B

Bảo trì













58

58




II

Quốc lộ







3.058

-

9.307

12.365




A

Đầu tư xây dựng, nâng cấp







2.832

-

9.022

11.853




2

Quốc lộ 31







-







-







Km0+00 - Km40+00

40

Cấp III

484







484

JICA




Km40+00 - Km97+00

57

Cấp IV

185







185

JICA




Km40+000 - Km97+000

57







Cấp III

824

824

NS




Xây dựng cầu Già Khê, Cẩm Đàn, An Lập, Hữu Sản




HL93

227







227

NS

3

Quốc lộ 37







-







-







Km13+00 - Km34+00

21

Cấp III

315







315

TPCP, NS




Km34+00 - Km45+600

11,6

Cấp III

146







146

TPCP




Km70+00 - Km 97+000

27

Cấp III

125







125

TPCP




Xây dựng cầu Cẩm Lý




HL93

350







350

NS




Xây dựng nút giao khác mức với ĐT 295B, đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn







150







150

NS

4

Quốc lộ 279
















-







Xây dựng các cầu Tẩu, Hạ, Suối Lốc, Mục 1, 2, Khe Báng, Sông Róng




HL93

99

HL93

198

297

NS




Đường vành đai V

45

CT 6-8 làn

750

CT 6-8 làn

8.000

8.750

BT, NS, TPCP

B

Bảo trì







227




286

512




III

Đường tỉnh







9.001




6.189

15.190




A

Đầu tư xây dựng, nâng cấp







8.713




5.776

14.489




1

ĐT293 và các tuyến nhánh

73,3

Cấp III, IV

2.709







2.709

TPCP

2

ĐT398
















-







Nâng cấp ĐT398

50,3

Cấp IV, III

80

Cấp III

338

418

TPCP




Xây đoạn tránh Tp. Bắc Giang

4

Cấp III

40







40

NS, BT, PPP




Xây cầu Đồng Việt




HL93

350







350

NS




Xây dựng đoạn nối ĐT398 với QL18




Cấp II

260







260

NS

3

ĐT295

























Km0+00 - Km52+00

52

Cấp IV

451

Cấp III

509

960

TPCP




Km52+00 - Km70+500

18,5

Cấp III

494







494

TPCP+BT




Xây lại cầu Quật, Đanh, Ván, Ổ Chương, Đầm Trang




HL93

252







252

NS




Xây mới cầu Đông Xuyên




HL93

439







439

BT

4

ĐT291



















NS




Km0 - Km20

20

Cấp IV

242







242







Km20 - Km25

5







Cấp IV

61

61







Xây dựng mới cầu Lãn Chè




HL93

79







79







Xây dựng mới cầu Trại Mới 1, Trại Mới 2, Thác Vọt







63

HL93

124

187

NS

5

ĐT298

18

Cấp IV

120







120

NS, BT, PPP

6

ĐT296

9,5

Cấp IV

53

Cấp III

112

165

NS, BT, PPP

7

ĐT292
















-







Nâng cấp ĐT292

35

Cấp IV

15

Cấp III

506

521

NS, BT, PPP




Xây dựng mới cầu Ốc







63







63

NS




Xây dựng mới cầu Tam Kha










HL93

74

74

NS

8

ĐT299

12,8

Cấp IV

41







41

NS

9

ĐT299B

8,4

Cấp IV

73







73

NS

10

ĐT290

15

Cấp IV

182

Cấp III

217

398

NS

11

ĐT297

8

Cấp IV

45







45

NS

12

ĐT248

26







Cấp IV

315

315

NS

13

ĐT294

15

Cấp IV

83







83

NS

14

ĐT295B

























Nâng cấp, cải tạo tuyến

23,8

Cấp III

280

Cấp II

700

979

NS, BT, Quỹ đất




Xây dựng mới cầu Đáp Cầu




HL93

350







350

NS

15

ĐT288

9







Cấp IV

78

78

NS

16

ĐT289

























Nâng cấp ĐT289

9,7

Cấp IV

117







117

NS, BT, PPP




Kéo dài Chũ - Đồng Đỉnh

20

Cấp V

134

Cấp IV

242

377

NS, BT, PPP

17

ĐT242

6







Cấp IV

73

73

NS

18

ĐT298B

7

Cấp IV

61







61

NS

19

Thắng - Gầm (ĐT quy hoạch)

9

Cấp V

60

Cấp IV

109

169

NS, BT, PPP, Quỹ đất

20

Kem - Sen Hồ (ĐT quy hoạch)

8

Cấp V

54

Cấp IV

97

151

NS, Quỹ đất

21

Việt Tiến–Ngọc Vân–Song Vân– Lam Cốt–Phúc Sơn (ĐT quy hoạch)

16







Cấp IV

194

194

NS, BT, PPP, Quỹ đất

22

Bến Lương-Thiện Kỵ (ĐT quy hoạch)

43

Cấp V

289

Cấp IV

521

810

NS, Quỹ đất

23

Tam Dị - Đông Phú - Đông Hưng – Quý Sơn - thị trấn Chũ (ĐT quy hoạch)

24

Cấp IV

145

Cấp IV

145

291

NS, Quỹ đất

24

Trù Hựu - Kiên Thành - Sơn Hải - Hộ Đáp (ĐT quy hoạch)

30







Cấp IV

363

363

NS, Quỹ đất

25

Nam Dương – Tân Lập – Đèo Gia – Yên Định (ĐT quy hoạch)

30

Cấp V




Cấp IV

363

363

NS, Quỹ đất

26

Mục - Đèo Kiếm (ĐT quy hoạch)

11

Cấp V

74

Cấp IV

133

207

NS, Quỹ đất

27

Mở mới tuyến Tân Yên-Việt Yên-Hiệp Hòa

22

Cấp III

431







431

NS, BT, PPP, Quỹ đất

28

Mở mới tuyến Hoàng Ninh-Nội Hoàng-Tân Tiến

11

Cấp III

215







215

NS, BT, PPP, Quỹ đất

29

Mở mới tuyến chùa Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn

4.5

Cấp III

88







88

NS, BT, PPP, Quỹ đất

30

Mở mới tuyến Chũ (nối với ĐT293 và QL31) - Nam Dương – Tân Mộc – Đồng Đỉnh (nối với ĐT293) kết hợp với tuyến Kiên Lao – Dốc Cúc

28,6

Cấp V

192

Cấp IV

346

538

NS, Quỹ đất

31

Mở mới tuyến Phượng Sơn - Trường Giang – Vô Tranh

8

Cấp V

54

Cấp IV

97

151

NS, Quỹ đất

32

Mở mới tuyến kết nối ĐT293 mới với QL31

5

Cấp V

34

Cấp IV

61

94

NS, Quỹ đất

B

Bảo trì







288




413

701




IV

Đường GTNT (XD)







2.989

-

3.457

6.446

NST+NSH+NDĐG

A

Xây dựng







2.870




3.207

6.077




B

Bảo trì







119




250

369







Cộng vốn







21.063

-

19.011

40.074




Ghi chú:

Vốn xây dựng đường GTNT gồm vốn từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và nhân dân đóng góp, theo tỉ lệ: Ngân sách tỉnh khoảng 55%, ngân sách huyện, xã 35%, huy động từ nhân dân 10%.



3.7.3. Ưu tiên đầu tư đến năm 2015

a) Quốc lộ và cao tốc

Cao tốc: Nghiên cứu chi tiết, thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, tuyến Nội Bài – Hạ Long.

Quốc lộ: Thứ tự ưu tiên là các quốc lộ 1, 31, 37, 279.

Bảng III.3.8 a. Danh mục thứ tự và nhu cầu vốn đầu tư các dự án ưu tiên quốc lộ từ nay đến năm 2015

TT

Công trình

Khối lượng (km)

2011-2015

Nguồn

TCKT

Vốn

(tỉ đồng)




Tổng vốn







1.243




1

Quốc lộ 1




Duy trì hoạt động tuyến

1

Quốc lộ 31 (Km40 -Km97)

57

Cấp IV, III

669

JICA

2

Quốc lộ 37







475

TPCP, NS

3

QL279







99





b) Đối với các đường tỉnh

Trên cơ sở các dự án đã và đang triển khai, cũng như tầm quan trọng của các tuyến đường tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp, dịch vụ, du lịch,…, sắp xếp tư tự ưu tiên các tuyến đường tỉnh trong gian đoạn từ nay đến năm 2015.



- Đối với tuyến đường tỉnh đã có thứ tự ưu tiên như bảng sau (10 tuyến):

Bảng III.3.8 b. Danh mục thứ tự và nhu cầu vốn đầu tư các dự án ưu tiên đường tỉnh hiện có từ nay đến năm 2015

TT

Công trình

Khối lượng (km)

2011-2015

Nguồn

TCKT

Vốn

(tỉ đồng)




Tổng vốn







5.010




1

ĐT398 (đoạn Yên Dũng – TP. Bắc Giang),




Cấp IV, III

190

TPCP

1

Đường nối ĐT398 – QL18




Cấp II

474

TPCP

2

ĐT293 và các tuyến nhánh

73,3

Cấp III, IV

2.559

TPCP

3

ĐT296 (Thắng – Vát)

9,5

Cấp IV

53

NS, BT, PPP

3

ĐT298 (Liên Sơn – Phúc Lâm)

18

Cấp IV

120

NS, BT, PPP

3

ĐT292 (đoạn Cầu Gồ - Tam Kha)

16

Cấp IV

15

NS, TPCP

3

ĐT299 (Thái Đào – Neo)

12,8

Cấp IV

41




3

ĐT297 (Phúc Sơn – Việt Ngọc)

8

Cấp IV

45

NS

4

ĐT295B (cầu Bắc Giang – cầu Đáp Cầu (mới)

16

Cấp III, II

280

NS, BT

4

ĐT295 (Km0-Km52)

52

Cấp IV

906

TPCP, BT

5

Xây dựng hệ thống cảng







327

BOT, BT, PPP

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương