PHẦn mở ĐẦu sự CẦn thiết lập quy hoạCH



tải về 2.31 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.31 Mb.
#17750
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

- Đối với các tuyến đường tỉnh mở mới thứ tư ưu tiên như sau:



    1. Tuyến kết nối Tân Yên – Việt Yên – Hiệp Hòa.

    2. Tuyến kết nối Hoàng Ninh – Nội Hoàng – Tân Tiến.

    3. Tuyến Chũ (nối với ĐT293 và QL31) – Nam Dương – Tân Mộc – Đồng Đỉnh (nối với ĐT293) kết hợp với tuyến Kiên Lao – Dốc Cúc.

    4. Tuyến Phượng Sơn – Trường Giang, kết nối với đường huyện Trường Giang – Vô Tranh (kết nối với ĐT293 tại Ngả Hai).

    5. Tuyến Tam Dị – Đông Phú – Đông Hưng – Quý Sơn – TT Chũ.

    6. Tuyến Nam Dương – Tân Lập – Đèo Gia – Yên Định.

    7. Tuyến Mục – Đèo Kiếm, kết nối sang Quảng Ninh

    8. Tuyến Kem – Kè Tràn (Yên Dũng) – Vân Trung – Sen Hồ (Việt Yên).

    9. Tuyến Thắng – Gầm

    10. Tuyến Việt Tiến (Việt Yên) – Ngọc Vân – Song Vân – Lam Cốt – Phúc Sơn (Tân Yên).

    11. Tuyến Bến Lường – Đông Sơn – đường 268 – Đồng Tiến – Thiện Kỵ – nối sang Lạng Sơn.


3.7.4. Vốn đầu tư phát triển phương tiện vận tải

Vốn đầu tư cho phương tiện vận tải chủ yếu là nguồn vốn cho đầu tư mới và bảo trì các phương tiện vận tải đường bộ (phương tiện vận tải hàng hoá và hành khách); phần vốn này do các chủ phương tiện tự bố trí.


3.7.5. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bến, bãi

Về cơ sở hạ tầng đường bộ (bến xe khách và bãi đỗ xe).



Dự tính tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bến xe khách và bãi đỗ xe tĩnh từ nay đến 2020:

Bảng III.3.9. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư bến xe giai đoạn 2011-2020

STT

Vị trí xây dựng

Số lượng

Bến

Số lượng


Bãi đỗ

Nhu cầu vốn (triệu đồng)

Loại Bến

Nguồn vốn

1

TP. Bắc Giang

1

32

31.370

Loại 1

Xã hội hoá

2

H. Sơn Động

4




13.340

Loại 5

Xã hội hoá

3

H. Lục Ngạn

1

6

14.647

Loại 5

Xã hội hoá

4

H. Lục Nam

2

2

8.083

Loại 5

Xã hội hoá

5

H. Lạng Giang




6

9.936




Xã hội hoá

6

H. Yên Thế

3

4

18.257

Loại 5

Xã hội hoá

7

H. Tân Yên




4

1.156




Xã hội hoá

8

H. Việt Yên




1

1.445




Xã hội hoá

9

H. Hiệp Hoà

2

2

12.138

Loại 4

Xã hội hoá

10

H. Yên Dũng

3

6

23.000

Loại 4

Xã hội hoá




Cộng

16

63

112.672






- Vốn cho xây dựng trạm dừng nghỉ Song Khê và các trạm dừng nghỉ khác huy động từ các nhà đầu tư.


3.7.6. Vốn đầu tư phát triển công nghiệp GTVT

Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp GTVT bao gồm các nguồn vốn để mở mới, nâng cấp các cơ sở sản xuất, chế tạo, các cơ sở sửa chữa ô tô, các doanh nghiệp, công ty cổ phần phục vụ cơ sở công nghiệp GTVT; nguồn vốn này do chủ các doanh nghiệp và các cơ sở tự đầu tư, trang trải.


3.7.7. Vốn đầu tư tuyến đường thuỷ

Vốn đầu tư cho đường thuỷ bảo gồm vốn cho việc cải tạo, khơi thông luồng lạch, đầu tư lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu đảm bảo trật tự an toàn chạy tàu (chủ yếu là trên 3 tuyến sông chính là sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam). Nguồn vốn này do đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa đảm nhiệm.


3.7.8. Vốn đầu tư cho đường sắt

Vốn đầu tư phát triển đường sắt gồm có vốn nâng cấp tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Đồng Đăng, vốn nâng cấp tuyến Kép – Hạ Long và vốn khôi phục lại tuyến Kép – Lưu Xá cũng như vốn đầu tư cho nhà ga, thông tin tín hiệu,…do đơn vị quản lý đường sắt đảm nhiệm.



4. Đánh giá môi trường

4.1 Đánh giá tác động môi trường quy hoạch

Quy hoạch phát triển GTVT là một trong những yêu cầu cần thiết để đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH và phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành, tuy nhiên để phát triển bền vững cần xem xét các tác động đến môi trường; các vấn đề tác động đến môi trường chính có liên quan cần xem xét là:

- Chiếm dụng đất và giải phóng mặt bằng: Qũy đất để phát triển KCHTGT, đặc biệt là các tuyến đường bộ, đường sắt mở mới, mở rộng, nâng cấp sẽ có ảnh hưởng lớn, trong đó chủ yếu là đất canh tác nông nghiệp; vì vậy, các tác động do chiếm dụng đất, chuyển đổi mục đích sản xuất là tác động cần phải xem xét rất kỹ lưỡng.

- Thay đổi cảnh quan khu vực: Vị trí, khu vực, hoạt động trong qúa trình xây dựng và khai thác, vận hành sẽ tác động lớn đến cảnh quản khu vực, có thể tạo nên chia cắt cảnh quan khu vực.

- Tác động ngập lụt: Việc xây dựng KCHTGT, đặc biệt là các tuyến đường bộ, đường sắt có thể sẽ dẫn đến tác động làm trầm trọng hoá sự thoát nước, gia tăng mức độ ngập lụt cục bộ; do vậy cần phải xem xét đối với những khu vực này trong quá trình xây dựng cũng như vận hành, khai thác.

- Ô nhiễm môi trường: Bao gồm ô nhiễm chất lượng môi trường nước, môi trường đất, môi trường không khí trong quá trình xây dựng và vận hành; giai đoạn xây dựng chất lượng không khí chủ yểu bị ảnh hưởng do bụi, giai đoạn vận hành ô nhiễm không khí chủ yếu do phương tiện giao thông.

- Chia cắt cộng đồng: Do chiếm dụng đất xây dựng KCHTGT sẽ dẫn đến chia cắt cộng đồng, làm mất thói quên đi lại và có thể xâm phạm đến các khu vực di sản văn hóa, vì vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng.

- An toàn lao động và TNGT cũng phải xem xét đánh giá nhằm giảm thiểu đến mức có thể.


4.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động môi trường

+ Quản lý chặt chẽ các dự án phát triển GTVT từ giai đoạn quy hoạch; phải đồng bộ với quy hoạch các vùng sinh thái, các khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu có các vấn đề về môi trường, cần đánh giá quyết định nên hay không nên xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và nếu xây dựng phải xác định các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội, hạn chế gây thiệt hại đến hệ sinh thái và môi trường sống ở mức thấp nhất.

+ Sử dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong việc thi công các công trình giao thông; trồng cây xanh ven đường để chống bụi và giảm tiếng ồn.

+ Kiểm soát chất lượng phương tiện, nhiên liệu, đạt tiêu chuẩn; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện, nhiên liệu sạch.

+ Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải có tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

+ Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu tác động đến kết cấu hạ tầng GTVT.

PHẦN IV
CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

THỰC HIỆN QUY HOẠCH


1. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Phát triển GTVT theo Quy hoạch, kế hoạch

- Căn cứ vào các chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển chuyên ngành GTVT trên phạm vi cả nước, phạm vi vùng, vùng kinh tế trong điểm được Chính phủ phê duyệt và quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang được UBND tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành GTVT xây dựng các quy hoạch sản phẩm chi tiết của ngành GTVT (như quy hoạch chi tiết tuyến vận tải, quy hoạch chi tiết hệ thống cảng bến đường bộ, đường thủy nội địa, quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang đường sắt,…), lập kế hoạch cụ thể xây dựng các công trình GTVT trên phạm vi tỉnh theo kế hoạch 5 năm, hàng năm, đặc biệt các công trình liên quan đến các tuyến quốc lộ đã được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch. Xác định và cắm mốc chỉ giới theo đúng quy định, giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông, giảm thiểu chi phí đền bù và một loạt các vấn đề có liên quan đến giải phóng mặt bằng sau này.

- Đối với quy hoạch phát triển GTNT, căn cứ vào quy hoạch phát triển GTVT được UBND tỉnh phê duyệt, các huyện xây dựng quy hoạch phát triển GTVT trên địa bàn huyện quản lý; đặc biệt gắn việc phát triển GTNT với mục tiêu của chương trình “Nông thôn mới” thực hiện từ nay đến năm 2020. Phải huy động mọi nguồn lực thực hiện các mục tiêu: tỷ lệ mặt đường các loại vật liệu cứng đạt 80%, trong đó mặt đường bê tông (BTN, BTXM) đạt 30%; năm 2010-2020: đường huyện đều đạt tiêu chuẩn từ cấp V-VI, đường xã ít nhất đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A, B; tỷ lệ mặt đường bằng các vật liệu cứng đạt 95%. Các trục chính nội đồng cũng được cứng hóa, đạt khoảng 50%.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ban ngành địa phương phối hợp thực hiện một cách có hiệu quả.

- Kinh phí đầu tư cho xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông là rất lớn, do vậy mọi dự án xây dựng, nâng cấp phải thực hiện theo đúng quy hoạch phê duyệt, tránh phá đi làm lại gây tốn kém.
2. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH TẠO VỐN PHÁT TRIỂN GTVT

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển GTVT là rất lớn; do vậy để đạt được yêu cầu về lượng vốn cần có những cơ chế, chính sách thích hợp.

- Đối với các công trình do trung ương:

Các công trình do trung ương quản lý như hệ thống đường sắt, đường bộ cao tốc, quốc lộ, hệ thống cảng đường thủy nội địa lớn: nguồn vốn chủ yếu là ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP), BOT, BT, BTO,…

- Đối với các công trình địa phương:

Các công trình địa phương quản lý như hệ thống đường tỉnh, cảng, bến đường bộ, đường thủy nội địa: đa dạng hóa các nguồn vốn, như vốn huy động từ ngân sách nhà nước (của trung ương, địa phương), trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, hợp tác nhà nước và tư nhân (PPP), BOT, BT, BTO,…, khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông (đặc biệt là đối với các tuyến đường xây dựng mới và phục vụ cho phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch, dịch vụ).



  • Ngân sách trung ương (ngân sách, TPCP, ODA, các dự án): Tập trung ưu tiên cho các tuyến ĐT293, ĐT398, đường nối ĐT398 – QL18, ĐT295, ĐT291, các cầu Đáp Cầu, Cẩm Lý, Đông Xuyên, Đồng Việt, Tam Kha,…

  • Ngân sách địa phương: Ưu tiên đầu tư cho các tuyến đường tỉnh 299, 299B, 290, 297, 248, 294, 288, 289, 242, 298B.

  • Hình thức PPP, BT, Quỹ đất đối với các đường tỉnh có tiềm năng quỹ đất phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch: theo cơ cấu vốn tính toán, nguồn vốn từ hình thức BT, quỹ đất, PPP trong giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 1.214 tỷ đồng (13,85%), giai đoạn 2021 – 2030 khoảng 1.829 tỷ đồng (29,55%), tương ứng với chuyển đổi đất (tính cho đất trồng cây hàng năm và lâu năm) khoảng 243 ha (năm 2020) và 366 ha (năm 2030); nguồn vốn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất,… tập trung ưu tiên cho các tuyến đường như ĐT295B, đường nối Tân Yên (giao ĐT398) – Hiệp Hòa (giao ĐT295), đường Hoàng Ninh – Tân Tiến, ĐT295.

- Vốn đầu tư phát triển đường GTNT:

Thực hiện đề án phát triển GTNT giai đoạn 2010 - 2020 đã được phê duyệt theo Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân số 17/2009/NQ-HĐND ngày 9/12/2009: Ngân sách tỉnh 55%, ngân sách huyện, xã 35%, nhân dân 10%.



  • Đối với hệ thống đường huyện: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và địa phương) và các nguồn khác theo quy định của pháp luật, được chia theo tỷ lệ như sau: Ngân sách tỉnh: 70%, Ngân sách huyện 30%.

  • Đối với hệ thống đường xã: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật, được chia theo tỷ lệ: Ngân sách tỉnh 50%, Ngân sách huyện 50%.

  • Đối với hệ thống đường thôn, bản: Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính; Ngân sách tỉnh bố trí 35%, ngân sách huyện, xã 30%, huy động từ xã hội 35%.

  • Hệ thống đường nội đồng (các trục chính nội đồng): Dân tự đóng góp xây dựng.

Cơ chế vốn đối với vốn hỗ trợ từ ngân sách, các chương trình mục tiêu,… cho phát triển GTNT: Thực hiện theo cơ chế vốn hướng dẫn trong Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng “Nông thôn mới” giai đoạn 2011 – 2020:

  • Vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình giảm nghèo, chương trình 135, chương trình phát triển đường giao thông nông thôn,…

  • Vốn trái phiếu chính phủ.

  • Vốn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, để lại ít nhất cho ngân sách xã 70%: đầu tư cho giao thông và các tiêu chí nông thôn khác.

  • Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước.

Ngoài ra, tỉnh tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển GTVT, như các cơ chế hỗ trợ thuế, ưu đãi đầu tư, ưu đãi các thủ tục hành chính…; từ các nguồn vốn vay, từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, cá nhân...để tăng nguồn đầu tư phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn.
2.3. Vốn cho vận tải và công nghiệp vận tải, bến xe, cảng sông

Vốn cho đầu tư phát triển các dịch vụ vận tải và công nghiệp vận tải do các doanh nghiệp tự đầu tư. Nhà nước, tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi bằng các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vận tải và công nghiệp vận tải. Các doanh nghiệp tổ chức này hoạt hoạt động theo pháp luật quy định.

Đối với các bến xe trung tâm (bến xe trong thành phố Bắc Giang và các bến xe trung tâm huyện), phải được đầu tư từ nguồn Ngân sách (tỉnh, huyện), việc khai thác có thể giao cho các doanh nghiệp thuê. Các bến xe khác nghiên cứu áp dụng cơ chế huy động vốn bằng các hình thức xã hội hóa.
3. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Nhằm theo kịp xu thế phát triển của thời đại, khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng công trình cũng như trong các lĩnh vực vận tải, như:

- Những tuyến đường tỉnh được nâng cấp, xây dựng mới phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định tại TCVN 4054-2005.

- Đối với đường GTNT có thể áp dụng theo các tiêu chuẩn TCVN 4054-2005, Quyết định số 1528/1999/QĐ-BGTVT ngày 01/7/1999, tiêu chuẩn ngành 22TCN 210-92, Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và các tiêu chí về giao thông trong bộ tiêu chí quốc gia về “Nông thôn mới”.

- Sử dụng vật liệu tại chỗ là chính, chú trọng áp dụng vật liệu, công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương: Các xã trung du, miền núi tận dụng tối đa vật liệu tại chỗ như đá, sỏi, cát để xây dựng đường, cầu, cống, tràn.

- Khuyến khích phát triển mặt đường BTXM đối với hệ thống đường GTNT (đường xã, thôn, xóm,..., đường có tải trọng thấp) để giảm chi phí bảo trì.

- Áp dụng công nghệ thi công cầu BTDƯL bằng công nghệ đúc đẩy

- Áp dụng công nghệ thi công cầu BTDƯL bằng công nghệ đúc hẫng

- Áp dụng thi công công nghệ cọc khoan nhồi đường kính lớn.

- Áp dụng tiêu chuẩn thi công cầu đường mới (được các cấp có thẩm quyền phê duyệt).

- Tích cực và mạnh dạn áp dụng các công nghệ khoa học tiên tiến trong công tác nâng cấp, cải tạo cầu đường, làm đường mới, xử lý những nơi nền đường, mặt đường yếu ở những nơi hay bị lũ lụt, xử lý chống sụt ta luy đường.

- Đổi mới và hiện đại hóa phương tiện vận tải.

- Hiện đại hóa đoàn tầu sông.

- Đổi mới dịch vụ vận tải đường bộ, đường thuỷ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành vận tải, giảm TNGT và ô nhiễm môi trường.


4. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH VỀ BẢO TRÌ

- Thực hiện bảo trì KCHTGT theo đúng quy trình, quy định; huy động nhiều nguồn để đảm bảo số vốn, kịp thời cho công tác bảo trì.

- Nghiên cứu áp dụng hình thức khoán quản lý, bảo trì đường bộ theo mục tiêu chất lượng.

- Đối với GTNT: Xác định, phân chia rõ trách nhiệm quản lý, bảo trì giữa các cấp; nâng cao nhận thức, tạo lập thói quen quản lý bảo trì GTNT. Sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư địa phương để bảo trì theo quy trình kỹ thuật.


5. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

- Tăng cường năng lực cán bộ quản lý giao thông cấp tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý GTVT.

- Đối với cấp huyện, nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ cấp huyện cả về kiến thức quản lý và kỹ thuật theo nhu cầu của từng huyện.

- Đối với cấp xã, phải có 1 cán bộ chuyên trách theo dõi giao thông. Cần có chính sách ưu tiên riêng cho các xã miền núi, vùng cao về cán bộ phụ trách giao thông như có trình độ chuyên môn, chế độ lương, thưởng hợp lý.

- Có cơ chế khuyến khích (chế độ về lương, thưởng) để cán bộ an tâm thực hiện nhiệm vụ được giao.
6. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ THAM GIA PHÁT TRIỂN GTVT

- Khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ điều kiện tham gia kinh doanh vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đường sông, vận tải đô thị, vận tải xe buýt.

- Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế tham gia vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thông qua đấu thầu để nâng cao chất lượng khai thác vận tải, dịch vụ hỗ trợ.

- Hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp vận tải hoạt động ở vùng khó khăn; chính sách ưu tiên phát triển vận tải công cộng, kiểm soát sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở thành phố Bắc Giang.


7. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG

- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc bảo đảm TTATGT; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nêu tại Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục và là một trong những nội dung để bình xét thi đua hàng năm.

- Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đến tận thôn, bản và hộ dân, từng bước hình thành văn hóa giao thông trong nhân dân; hỗ trợ về nghiệp vụ, bản tin cho các phát thanh viên, tuyên truyền viên ở cấp xã,....

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 1856/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch 1116/KH-UBND, ngày 07/5/2008 của UBND tỉnh về việc lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, các địa phương thực hiện:

+ Công tác giải phóng mặt bằng các dự án đang chuẩn bị đầu tư; quản lý tốt phương tiện vận tải trên địa bàn, chú trọng các phương tiện chở người trên sông và trong lòng hồ.

+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát hệ thống cọc tiêu, biển báo; tiến hành duy tu, bảo dưỡng đường tỉnh, quốc lộ được uỷ thác.

+ Thực hiện các quy định về công tác đào tạo và cấp giấy phép lái xe, công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thuỷ, nâng cao chất lượng kiểm định.

- Xây dựng chương trình hoạt động "Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ 2011 - 2020" do Liên hiệp quốc phát động.

- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, các địa phương; bổ sung lực lượng, trang thiết bị phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát theo chỉ đạo của Bộ Công an, Bộ GTVT.

- Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác đảm bảo TTATGT; xử lý, kỷ luật nghiêm khắc đối với cá nhân, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ. Kiên quyết khởi tố, xét xử kịp thời những vi phạm pháp luật về giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, nhằm răn đe, giáo dục và phòng ngừa.
8. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và cưỡng chế thi hành pháp luật bảo vệ môi trường. Thực hiện đánh giá môi trường từ khi lập quy hoạch chi tiết; giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường trong các dự án xây dựng, khai thác và các cơ sở công nghiệp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Các công trình giao thông và phương tiện vận tải phải đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
9. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN QUY HOẠCH

- Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, Sở GTVT cụ thể hoá, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, các kế hoạch chi tiết theo định kỳ năm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, kiểm tra thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch.

- Các Sở, Ban, ngành, Uỷ ban nhân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở GTVT thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, điều kiện địa hình đa phần là vùng đồi núi cao, một phần là vùng đất trung du xen kẽ với các vùng bình địa nhỏ hẹp bị chia cắt bởi nhiều sông suối.

Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Bắc Giang đã có những tiến bộ đáng kể, đã hình thành nhiều KCN, cụm CN như KCN Đình Trám, KCN Song Khê - Nội Hoàng, công nghiệp ô tô Đồng Vàng, Việt Yên, Lạng Giang,... thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn nhân dân trong tỉnh.

Để đáp ứng những nhu cầu cũng như vượt qua thách thức trong tương lai, cần có những chủ trương và chiến lược đúng đắn; phát triển GTVT làm động lực thúc đảy phát triển KT-XH là một trong những nhiệm vụ quan trọng và mang tính chiến lược. Ưu tiên đầu tư phát triển GTVT đi trước một bước phục vụ đắc lực phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP địa phương.

Giai đoạn 2011 – 2020: Tiến hành xây dựng, nâng cấp các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; đưa các tuyến đường quan trọng, đặc biệt là đường quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện vào đúng cấp kĩ thuật; nâng một số tuyến đường quan trọng lên một cấp.

Đối với cao tốc và quốc lộ: Xây dựng mới đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, xây dựng đồng bộ hệ thống đường gom, nút giao thông và hầm chui. Nâng cấp toàn tuyến QL1, QL31 lên đạt cấp IV, III hoàn chỉnh, mặt bê tông nhựa, nâng cấp QL37, QL279 đạt cấp IV hoàn chỉnh, mặt bê tông nhựa; xây dựng mới cầu đường bộ Cẩm Lý và các cầu yếu trên các quốc lộ.

Đối với đường tỉnh: Nâng lên cấp II tuyến đường tỉnh 295B, các tuyến đường tỉnh khác nâng lên cấp V và cấp IV hoàn chỉnh, mặt đường nhựa các tuyến ĐT398, ĐT248, ĐT289, ĐT294, ĐT297, ĐT298, ĐT290, ĐT292, ĐT291, ĐT295; một số đoạn tuyến qua khu đô thị, xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, qua KCN xây dựng theo tiêu chuẩn đường KCN, nâng ĐT293, một số đoạn của ĐT398, ĐT292 lên cấp IV. Xây dựng mới các cầu trên đường tỉnh: cầu Đáp Cầu, Đông Xuyên, Đồng Việt, Chè, Ốc, Tam Kha,…

Đối với đường GTNT: Nâng cấp lên cấp V hoàn chỉnh một số tuyến đường huyện, xã quan trọng tại tất cả các huyện và thành phố Bắc Giang. Phấn đấu 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã trong cả mùa mưa lũ, 80% đường xã được trải bằng vật liệu cứng, trong đó 30% được rải bê tông xi măng. Thực hiện tiêu chí về GTNT trong chương trình xây dựng “Nông thôn mới”.

Đối với cảng, đường thuỷ: Quy hoạch, xây dựng mới cảng Đồng Sơn thay thế cảng Á Lữ, cảng Quang Châu, cảng cho nhà máy điện Yên Lư, Lục Nam, nâng cấp, xây dựng mới một số cảng chuyên dụng và địa phương đảm bảo khả năng hàng hóa thông qua cảng. Nâng cấp, khơi thông và lắp đặt hệ thống thông tin tín hiệu, đường ra, vào cảng đảm bảo các phương tiện ra vào và bốc xếp an toàn.

Nghiên cứu khảo sát, quy hoạch vị trí và quy mô chi tiết của cảng cạn (kho vận) đảm bảo trung chuyển hàng hóa phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của vùng tam giác kinh tế trọng điểm và hàng lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc.

Đối với phương tiện vận tải: Hiện đại hóa phương tiện vận tải, chỉ cho phép lưu thông các loại phương tiện đã qua kiểm định và còn niên hạn sử dụng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Giai đoạn 2021 – 2030: Tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ: nâng QL31 lên cấp III và nâng cấp nền, mặt đối với các tuyến quốc lộ còn lại; nâng cấp III ĐT398, các tuyến ĐT khác vào cấp IV là chủ yếu; nâng cấp, nền mặt các đường huyện, xây dựng các nút giao cắt lập thể tại những điểm giao với cao tốc Bắc Ninh – Lạng Sơn. Nâng cấp các đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V, các đường xã đạt đúng theo tiêu chuẩn đường A, B, nâng cấp mặt và các công trình trên các tuyến đường GTNT. Tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa các cảng, bến, công trình đường thuỷ đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.


2. KIẾN NGHỊ

Để đạt được những mục tiêu về phát triển GTVT như Quy hoạch đề ra, có những kiến nghị sau:

- Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành trung ương hỗ trợ, ưu tiên hơn nữa về cả vốn và kỹ thuật đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Kiến nghị Bộ GTVT thực hiện việc nâng cấp xây dựng các công trình giao thông thuộc Bộ quản lý, hỗ trợ các dự án địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh theo Quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt. Các công trình chính gồm:



Quốc lộ

- Xây dựng mới đường cao tốc Bắc Ninh - Lạng Sơn, đồng bộ với hệ thống đường gom, các nút giao, hầm chui; đường vành đai V thủ đô Hà Nội.

- Xây dựng mới đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái

- Xây dựng mới tuyến vành đai V thủ đô Hà Nội.

- Nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến quốc lộ 1, 31, 37, 279. Do lưu lượng giao thông trên QL31 lớn và nhu cầu của địa phương, kiến nghị Bộ GTVT ưu tiên nâng cấp, cải tạo sớm và nâng lên cấp IV, III theo đề xuất quy hoạch của địa phương.

Đường địa phương

- Hỗ trợ vốn hoàn thành xây dựng các tuyến đường tỉnh trọng yếu như ĐT293, ĐT398 (tuyến nhánh nối quốc lộ 18), cũng như các tuyến đường tỉnh quan trọng khác khác.

- Tập trung đầu tư nâng cấp, mở mới một số tuyến kết nối tạo bước đột phá phát triển KCHTGT phục vụ phát triển KT-XH.

- Hỗ trợ vốn cho phát triển GTNT thông qua chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo của Chính phủ.



Đường sông

- Sớm xác định vị trí xây dựng cảng mới để thay thế cảng Á Lữ.

- Đầu t­ư xây dựng mới cảng Quang Châu, cảng Đồng Sơn, nâng cấp một số bến thuỷ nội địa thành cảng đ­ường thuỷ: Bến Trại Một (Chũ, Lục Ngạn), bến Nhãn (Bố Hạ, Yên Thế), bến Vát (Hợp Thịnh, Hiệp Hoà), bến Xuân Đám,… xây dựng, quản lý các bến đò đạt tiêu chuẩn.

- Nạo vét và chỉnh trị luồng đảm bảo cho phương tiện hoạt động an toàn.



Đường sắt

- Tuyến: Đầu tư­ sửa chữa, từng b­ước nâng cấp, hiện đại hóa thông tin, tín hiệu, đ­ường ngang các tuyến; giai đoạn 2011 - 2015 khôi phục hoạt động tuyến Kép - Thái Nguyên.

- Ga: Nâng cấp các nhà ga bảo đảm vận chuyển hành khách, hàng hóa. Giai đoạn 2011- 2015 nghiên cứu chuyển ga Bắc Giang về phía bắc TP. Bắc Giang.

- Cần có những chính sách ưu đãi để các doanh nghiệp đầu tư phát triển, nâng cao các dịch vụ, công nghiệp GTVT đáp ứng được nhu cầu.



- Đề nghị Nhà nước ưu tiên hơn nữa nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước cho phát triển giao thông tỉnh Bắc Giang.



Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương