PHẦn mở ĐẦu sự CẦn thiết lập quy hoạCH



tải về 2.31 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.31 Mb.
#17750
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2015 khoảng từ 10%- 11% và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 13,6%. Hướng mạnh nền kinh tế vào hoạt động xuất khẩu với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 15 - 16%/năm giai đoạn 2006 – 2020.


- Đến năm 2010, lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ đạt tỷ trọng trên 18% và 27% vào năm 2020. Từng bước đầu tư hạ tầng các ngành dịch vụ, thương mại theo hướng văn minh, hiện đại.
2.4. Định hướng phát triển không gian đô thị

Phát triển, phân bố hợp lý mạng lưới đô thị, các điểm dân cư trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, gắn phát triển các KCN với phát triển khu đô thị và dịch vụ. Tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng đồng bằng, trung du và miền núi; phát triển hài hòa giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới.

Chùm đô thị trung tâm được hình thành và phát triển dọc theo ĐT295B, QL1 từ Nếnh đến Kép (các đô thị Quế Nham, Nếnh, Bích Động, Vôi, Kép); hệ thống đô thị phía Đông: hướng phát triển chính dọc theo quốc lộ 31 từ Đồi Ngô đến An Châu, hướng phát triển phụ dọc theo các đường tỉnh 293, 289 (thị trấn Chũ, An Châu, Biển Động, Kép II, Phố Lim, Tân Sơn, Long Sơn, Vân Sơn, Thanh Sơn); hệ thống đô thị phía Tây: hình thành và phát triển dọc theo QL37, các đường tỉnh 398, 292 (TT Thắng, Cầu Gồ, Bố Hạ, Nhã Nam, Cao Thượng).

Định hướng phát triển đến 2015 tỉnh Bắc Giang có 34 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II: TP Bắc Giang; 2 đô thị loại IV gồm thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) và thị trấn Chũ (Lục Ngạn), 31 đô thị loại V trực thuộc huyện, trong đó 14 thị trấn hiện có (Cầu Gồ, Bố Hạ, Cao Thượng, Nhã Nam, Neo, Tân Dân, Bích Động, Nếnh, Kép, Vôi, Lục Nam, Đồi Ngô, An Châu, Thanh Sơn) và quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị cho 17 trung tâm cụm xã, thị tứ thành đô thị loại V; tăng tỷ lệ dân số thành thị đạt 14-16% dân số toàn tỉnh.


II. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI

Do vị trí địa lý của tỉnh Bắc Giang, nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa bao gồm:

- Nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa liên tỉnh.

- Nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa nội tỉnh.



- Ngoài hai loại nhu cầu vận tải kể trên còn có thêm nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách liên vùng giữa các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với Trung Quốc mà tuyến quốc lộ đi qua địa phận Tỉnh Bắc Gang.

1. Cơ sở khoa học và phương pháp dự báo

1.1. Cơ sở khoa học để dự báo

- Hiện trạng về GTVT tỉnh, vùng và toàn quốc.

- Hiện trạng KT-XH tỉnh, vùng và cả nư­ớc.

- Chiến l­ược, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh, vùng và cả nư­ớc

- Chiến l­ược, quy hoạch phát triển GTVT khu vực phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

- Chiến lược, quy hoạch phát triển các chuyên ngành (than, điện, xi măng, phân bón,...) của các Bộ chủ quản.


1.2. Phương pháp luận dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá

Có thể dự báo nhu cầu vận tải bằng một số phương pháp: kịch bản KT-XH, ngoại suy, mô phỏng, phương pháp tương tự, phương pháp chuyên gia,... Để phù hợp với điều kiện của Việt Nam, cần sử dụng phối hợp giữa phương pháp ngoại suy và phương pháp kịch bản KT-XH trên cơ sở phân bổ luồng hàng tối ưu giữa các phương thức vận tải.

Sơ đồ 1 (trình bày sau đây) sẽ tóm tắt các bước chính của phương pháp luận được sử dụng để dự báo nhu cầu vận tải hàng hoá.

1.2.1. Phương pháp ngoại suy

Phương pháp ngoại suy có rất nhiều mô hình; nhưng hiện nay các nước trên thế giới thường sử dụng phương pháp ngoại suy với mô hình đàn hồi (hay gọi tắt là phương pháp mô hình đàn hồi) và phương pháp hồi quy đa nhân tố.

Mục đích sử dụng phương pháp này để dự báo tổng khối lượng vận tải

a. Phương pháp mô hình đàn hồi

Bản chất của phương pháp này là: Xác lập được hàm tương quan của khối lượng vận tải và tổng sản phẩm nội địa (GDP) - cụ thể là xét mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận tải và tốc độ tăng trưởng GDP ở một thời điểm (ti) nào đó:


yt - yt - 1




yt Vvt (%)

E(t) =  =   Vvt = E(t)*VGDP

xt - xt - 1 VGDP (%)




xt

Trong đó:

yt, yt - 1 là khối lượng vận tải ở năm t và t-1

xt, xt - 1 là giá trị của GDP ở năm t và t-1

E(t) là hệ số đàn hồi

Sơ đồ II.2.1. Phương pháp luận dự báo nhu cầu vận tải





Sau khi xây dựng được hàm tương quan: E(t) = F (yt, xt), có thể xác định được giá trị của hệ số đàn hồi E(t) tại bất kỳ thời điểm nào trong tương lai (ví dụ như E(2015), E(2020)...)

Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia (trong đó có các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp) chúng ta có được tốc độ tăng của GDP (VGDP) của từng thời điểm của tương lai (VGDP(2015)­, VGDP(2020)­, VGDP(2030)­).

Căn cứ vào hệ số đàn hồi E(t) và tốc độ tăng trưởng GDP chúng ta hoàn toàn xác định được tốc độ tăng trưởng của khối lượng vận tải ở các thời điểm trong tương lai (Vvt tại các năm quy hoạch).

Khi biết được luồng hàng, hiện tại và tốc độ tăng trưởng của nó trong tương lai, dự báo được luồng hàng, luồng khách yêu cầu vận chuyển trên mạng lưới giao thông trong tương lai.

b. Phương pháp hồi quy đa nhân tố

Hàm hồi quy có dạng :



Yi = ao + a1 x1i + a2 x2i

Trong đó :

Yi là khối lượng vận tải ở năm i.

x1i là giá trị GDP công nghiệp ở năm i.

x2i là giá trị GDP các ngành khác ở năm i.

ao, a1, a2 là hệ số tương quan.
1.2.2. Phương pháp dự báo nhu cầu vận tải hành khách

Vận tải hành khách của tỉnh Bắc Giang do hai phương thức vận tải đảm nhiệm, đó là vận tải đường bộ và vận tải bằng đường sắt.

Cơ sở để dự báo phát sinh, thu hút chuyến đi cho ngành đường bộ là ma trận OD khách năm 2004 và 2008 được xây dựng từ kết quả tổng điều tra lưu lượng giao thông của dự án điều tra sau VITRANSS và VITRANSS 2 do JICA kết hợp với Viện Chiến lược và Phát triển GTVT thực hiện năm 2004 và 2008.

Từ số liệu tổng phát sinh thu hút của các ma trận gốc này trên cơ sở xây dựng hàm hồi quy tương quan giữa phát sinh, thu hút chuyến đi với GDP và dân số, dự báo được tổng thu hút, phát sinh cho năm 2015, 2020 và 2030.

Đối với dự báo nhu cầu vận tải hành khách bằng đường sắt thì căn cứ vào số liệu thống kê hành khách lên xuống từng ga (OD) của ngành đường sắt năm 2008 để dự báo hành khách lên xuống các ga thuộc địa phận Bắc Giang.
2. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải

2.1. Kết quả Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa

(1) Dự báo tổng khối lượng vận tải

Từ số liệu thống kê về GDP và khối lượng vận tải, Tư vấn xây dựng mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách và tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh. Thông qua mô hình đàn hồi, Tư vấn dự báo được khối lượng vận tải của tỉnh trong các năm quy hoạch và thể hiện trong bảng sau:

Bảng II.2.1. GDP, KLHH, KLHK thống kê qua các năm và dự báo

Năm

GDP

(Tỷ đồng)



KLHHoá

(1000T)


KLH.Khách

(tr.ng)


Dân số đô thị (nghìn người)

2000

2.642,7

2.126

3,3

124

2001

2.831,4

2.221,7

3,4

127

2002

3.042,7

2.433,4

3,4

130

2003

3.311,1

2.715

3,7

133

2005

3.947,8

4.985

4.7

138

2006

4.316,6

5.261

5,68

141

2007

4.765,0

6.275

7,45

144

2008

5.197,0

7.036

9,54

147

2009

5.511,5

7.925

11,8

150

2010

6.081,0

7.709

14,3

151

Tốc độ (2005-2010)

9,0%

9%

24,9%




Hệ số đàn hồi




1,0

1,1




Tốc độ tăng (2011-2020)

12%

11%

12%




Dự báo: 2015

10.933,5

14.333

23,2




2020

19.268,6

23.613

41,0




2030

40.729,0

55.706

104,79




Tốc độ tăng (2020-2030)

8

9

10




Nguồn: NGTK Bắc Giang và tính toán của Tư vấn

Bảng trên đưa ra hệ số đàn hồi đối trong quá khứ với khối lượng hàng hoá vận chuyển do tỉnh đảm nhiệm là 1 và đối với hành khách vận chuyển là 1,1.



Như vậy với các kết quả kiểm định hệ số so sánh giữa hàm lý thuyết và các giá trị thực thu được độ chặt R2 như trên (0,99 đối với khách và 0,94 đối với hàng) thì cho phép chúng ta có thể dùng 2 hàm thống kê trên để dự báo nhu cầu vận tải.

Kết quả dự báo tổng nhu cầu vận tải hàng hóa năm 2015 đạt 14,333 triệu tấn; năm 2020 đạt 23,613 triệu tấn và năm 2025 đạt 36,333 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn (2015-2020) là 11%; giai đoạn (2020-2030) là 9%.

(2) Khối lượng vận tải liên tỉnh

Theo kết quả OD năm 2004 và 2008 được xây dựng từ kết quả tổng điều tra lưu lượng giao thông của dự án VITRANSS và VITRANSS 2 do JICA – Nhật Bản kết hợp với Viện Chiến lược và Phát triển GTVT thực hiện cho thấy:

- Khối lượng vận tải liên tỉnh bằng đường bộ của tỉnh năm 2008 đạt 6.400.000 T, trong đó hàng đến tỉnh chủ yếu là các mặt hàng chính, hàng đi khỏi tỉnh chủ yếu là các loại hàng khác.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng hoá hàng năm (2004 - 2008) đạt trên 15%.

- Dự báo khối lượng vận tải liên tỉnh năm 2015 đạt trên 11,3 triệu tấn; năm 2020 đạt 19,1 triệu tấn và năm 2030 đạt 45,66 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn (2015-2020) là 11%; giai đoạn (2020-2030) là 10%.



Dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa theo các mặt hàng chính

a/ Lương thực: So với 10 năm trước đây năng suất lúa của Bắc Giang tăng vượt mức nhưng vẫn còn quá thấp so với năng suất bình quân của cả nước. Trong tương lai, tỉnh sẽ duy trì ổn định diện tích trồng lúa khoảng 110.000 ha và phấn đấu lương thực bình quân đầu người đạt 390 kg vào năm 2015. Dự báo đến năm 2015, tỉnh vẫn phải nhập lương thực.

b/ Phân bón: Để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Theo tính toán của chúng tôi lượng phân lân, kali và thuốc trừ sâu tỉnh vẫn phải nhập. Riêng phân đạm sẽ dư thừa và xuất khỏi tỉnh. Căn cứ vào chiến lược phát triển của Tổng công ty Phân bón thì sản lượng của nhà máy phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc trong những năm quy hoạch công suất nhà máy năm 2015 tăng lên gấp đôi hiện nay, đạt khoảng 500.000T/năm.

c/ Than: Khai thác than của tỉnh chủ yếu từ mỏ than Đồng Rì, tuy nhiên khối lượng không lớn chủ yếu phục vụ cho nhà máy nhiệt điện Sơn Động và nhu cầu tiêu thụ than dân sinh, công nghiệp nội tỉnh như nung gạch, ngói, sản xuất VLXD địa phương. Than dùng cho nhà máy Đạm và Hóa chất Hà Bắc, nhà máy nhiệt điện Yên Lư, thuộc huyện Yên Dũng (600 MW), nhà máy nhiệt điện Lục Nam (2x50 MW) và các nhu cầu than khác chủ yếu phải nhập từ vùng than Quảng Ninh. Theo Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam thì lượng than khai thác tại mỏ Đồng Rì ước tính khoảng 800 nghìn tấn năm 2020. Dự báo đến năm 2030, sản lượng khai thác đạt 1,2 triệu tấn. Than vận chuyển đến Bắc Giang cho nhà máy Đạm và Hóa chất Hà Bắc, hai nhà máy nhiệt điện Yên Lư và Lục Nam hoàn toàn vận chuyển bằng đường sông.

d/ Xăng dầu và sắt thép: Xăng dầu và sắt thép phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh phải nhập hoàn toàn.

e/ Đá xây dựng: Bắc Giang là tỉnh có rất ít mỏ đá xây dựng, ngoài 2 mỏ đá Đồng Tiến và Cái Kinh mỗi năm khai thác được khoảng trên 100.000m3 thì mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu xây dựng của tỉnh.

f/ Xi măng: ngành công nghiệp xi măng của tỉnh vẫn còn nhỏ bé, chủ yếu là các nhà máy xi măng địa phương với công nghệ lò đứng lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và năng suất thấp chủ yếu phục vụ nhu cầu của dân cư quanh vùng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỉnh chủ trương đầu tư công nghệ mới cải tại các một số nhà máy lò đứng, chuyển đổi công năng thành dây chuyền sản xuất xi măng lò quay. Hiện nay, có 2 nhà máy xi măng là Xi măng Hương Sơn và Xi măng Trường Sơn đang được đầu tư chuyển đổi công năng với công suất thiết kế 350 nghìn tấn và 910 nghìn tấn clinker/năm. Dự kiến cả hai nhà máy này sẽ đi vào hoạt động lần lượt vào Quý 4 năm 2011 và Quý 3 năm 2012 với công suất 1000 tấn clinker/ngày. Ngoài ra, dự kiến xây mới hai nhà máy xi măng Việt Đức (huyện Yên Thế) và Xi măng Ngân Sơn, hoạt động sản xuất thương mại sau 2015.

g/ Hàng hoá của các KCN: Căn cứ vào định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh thì trong tương lai Bắc Giang sẽ có diện tích đất dành cho các KCN tập trung khoảng 1.970 ha. Việc dự báo khối lượng hàng hoá vận chuyển phục vụ cho các KCN dựa vào việc dự báo diện tích đất khả thi dành cho sản xuất công nghiệp tại các thời điểm quy hoạch.

h/ Các mặt hàng khác: Ngoài 10 mặt hàng chính đã nêu trên còn lại là hàng khác. Việc dự báo khối lượng hàng khác tại các năm quy hoạch được tính trên cơ sở số liệu điều tra lưu lượng vận tải đường bộ, đường sông và đường sắt hiện tại kết hợp mức độ tăng trưởng của giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo hàm đàn hồi.

Trên cơ sở cân đối dự báo sản xuất tiêu thụ từng mặt hàng, Tư vấn xác định nhu cầu vận tải và phân bổ vận tải theo các phương thức vận tải. Kết quả được luồng hàng theo các phương thức vận tải xem chi tiết ở các bảng sau.



(3) Dự báo nhu cầu vận tải nội tỉnh

Khối lượng hàng vận tải bằng đường bộ nội tỉnh là khối lượng hàng hóa phục vụ cho các huyện phải thông qua các đại lý lớn tại TP Bắc Giang và các trung tâm lớn của một số huyện.

Chủ yếu toàn bộ khối lượng hàng liên tỉnh bằng đường sắt và đường sông (không kể khối lượng than phục vụ nhà máy Đạm và Hóa chất Hà Bắc) đều phải tiếp chuyển vận tải đường bộ nội tỉnh.

Dự báo khối lượng vận tải nội tỉnh năm 2015 đạt trên 3 triệu tấn; năm 2020 đạt 4,44 triệu tấn và năm 2030 đạt 7,8 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn (2015-2020) là 8%; giai đoạn (2020-2030) là 6%.



(4) Dự báo nhu cầu vận tải thông qua

Cơ sở để dự báo phát sinh, thu hút hàng hoá cho ngành đường bộ thông qua quốc lộ 1 là ma trận OD hàng năm 2008 được xây dựng từ kết quả tổng điều tra lưu lượng giao thông của dự án điều tra sau VITRANSS 2.

Từ số liệu tổng phát sinh thu hút của các ma trận gốc này trên cơ sở xây dựng hàm hồi quy tương quan giữa phát sinh, thu hút hàng hoá với tốc độ tăng trưởng GDP, dự báo được tổng thu hút, phát sinh cho năm 2015, 2020 và 2030.
2.2. Kết quả dự báo nhu cầu vận tải hành khách

(a) Khối lượng vận tải liên tỉnh

- Khối lượng vận tải hành khách liên tỉnh bằng đường bộ, đường sắt của tỉnh năm 2008 đạt 12 triệu lượt người.

- Dự báo khối lượng vận tải hành khách liên tỉnh năm 2015 đạt 21,59 triệu lượt; năm 2020 đạt 38,4 triệu lượt và năm 2030 đạt 99,3 triệu lượt hành khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn (2015-2020) là 12%; giai đoạn (2020-2030) là 10%.

(b) Dự báo nhu cầu vận tải nội tỉnh

Dự báo khối lượng vận tải khách nội tỉnh bằng đường bộ năm 2015 đạt 1,7 triệu lượt; năm 2020 đạt 2,54 triệu lượt và năm 2030 đạt 5,4 triệu lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn (2015-2020) là 8%; giai đoạn (2020-2030) là 8%.



c) Dự báo nhu cầu vận tải thông qua

Dự báo khối lượng vận tải hành khách liên tỉnh thông qua năm 2015 đạt 13,2 triệu lượt; năm 2020 đạt 21,3 triệu lượt, năm 2030 đạt 55,4 triệu lượt hành khách.



Bảng II.2.2. Dự báo luồng hàng vận chuyển liên tỉnh - tỉnh Bắc Giang

Đơn vị: 1000Tấn

TT

Loại hàng

Nơi đi

Nơi đến

Khối lượng vận chuyển

Phương thức vận chuyển

2015

2020

Sắt

Bộ

Sông

1

Gạo

Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Hà, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh

Bắc Giang

18

32

20%

70%

10%

2

Phân lân

Hà Nội, Ninh Bình, Phú Thọ




30

47

50%

30%

20%

3

Phân đạm

Bắc Giang

Lạng Sơn, Quảng Ninh, BắcNinh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên

290

290

20%

60%

20%

4

Xi măng

Bắc Giang

Các tỉnh miền núi phía Bắc

1.100

1.500

10%

80%

10%

5

Than

Quảng Ninh

Bắc Giang

1.000

2.210







100%

6

Sắt thép

Hải Phòng, Quảng Ninh

Bắc Giang

48

74

10%

70%

20%

7

Xăng dầu

Hà Nội (Đức Giang)

Bắc Giang

250

350

10%

90%

10%

8

Đá XD

Lạng Sơn, Quảng Ninh

Bắc Giang

288

370

10%

50%

40%

9

B.H + hàng khác







5.630

10.000

5%

85%

10%

10

Hàng khu CN







2.800

5.300

5%

95%

5%




Tổng cộng







11.454

20.173










Tổng hợp dự báo nhu cầu vận tải liên tỉnh, nội tỉnh và thông qua, ta có được nhu cầu vận tại thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang như sau:

Bảng II.2.3. Tổng hợp dự báo nhu cầu vận tải – tỉnh Bắc Giang

Đơn vị: 1000T/1000HK

TT

Khối lượng vận tải

TH. 2008

2015

2020

2030

Tốc độ tăng(%)

2015- 2020

2020- 2030

A

Vận tải hàng hoá (liên tỉnh và nội tỉnh)

8.899

14.333

24.613
56.706

11,5%

9%

1

Vận tải đường bộ

8.000

12.838

21.745
53.072

11%

9%

2

Vận tải đường sắt

169

345

440
716

5%

5%

3

Vận tải đường sông

730

1.150

2.428
2.918

16%

3%

I

Vận tải liên tỉnh

7.299

11.313

20.173
48.893

12%

10%

1

Vận tải đường bộ

6.400

10.018

17.605
45.662

12%

10%

2

Vận tải đường sắt

169

345

440
716

5%

5%

3

Vận tải đường sông

730

950

2.128
2.515

18%

3%

II

Vận tải nội tỉnh

1.600

3.020

4.440
7.813

8%

6%

1

Vận tải đường bộ

1.600

2.820

4.140
7.410

8%

6%

2

Vận tải đương sông




200

300
403

8%

3%

III

Vận tải đường bộ thông qua

6.500

12.600

20.000
32.210

10%

5%

B

Vận tải hành khách

12.041

23.291

41.000
104.794

12%

10%

1

Vận tải đường bộ

11.820

22.980

40.543
104.050

12%

10%

2

Vận tải đường sắt

221

311

457
744

8%

5%

I

Vận tải liên tỉnh

10.821

21.591

38.457
99.304

12%

10%

1

Vận tải đường bộ

10.600

21.280

38.000
98.560

12%

10%

2

Vận tải đường sắt

221

311

457
744

8%

5%

II

Vân tải nội tỉnh




















Vận tải đường bộ

1.220

1.700

2.543
5.490

8%

8%

III

Vận tải thông qua (bộ)

9.482

13.274

21.377
55.446

10%

10%


Biểu đồ II.2.1. Cơ cấu nhu cầu vận tải tỉnh Bắc Giang năm 2020






2.3. Kết quả dự báo mật độ vận tải

Kết quả dự báo mật độ vận tải trên một số tuyến quốc lộ chủ yếu như sau:



Bảng II.2.4. Mật độ vận tải trên một số tuyến quốc lộ

Đơn vị: PCU/ngày đêm

TT

Tên quốc lộ

Khu đoạn

TH. 2009

2015

2020

2030

1

QL31

Thái Đào – Km4

1.990

2.823

3.603

5.333

2

QL31

Chũ- Km82

1.175

1.667

2.127

3.149

3

QL 279

Tân Sơn – Km82




460

740

1.598

4

QL37

Kép

1.008

1.513

2.024

3.298

5

QL37

Thắng

1.669

2.505

3.352

5.460

6

QL1

Phía bắc Kép

10.720

29.000

47.000

100.621


Bảng II.2.5. Mật độ vận tải trên các tuyến đường tỉnh

Đơn vị: PCU/ngày đêm

TT

Tên đ­ường

Tên trạm lý trình

TH. 2009

2015

2020

2030

1

ĐT293

Bến Lục Nam - Km2

259

388

496

808

2

ĐT298

Ngô Xá - Km3

101

152

193

315

3

ĐT292

Bố Hạ

602

903

1.153

1.878

4

ĐT294

Cầu Trắng - Km9

217

326

416

677

5

ĐT242

Ph­ương Đông – Km0

442

663

847

1.379

6

ĐT295

Thắng

662

993

1.268

2.065

7

ĐT299

Tân An - Km4

678

1.017

1.299

2.115

8

ĐT398

Tiền Phong Km15

1.361

2.042

2.607

4.490

9

ĐT290

Kép Hạ - Km0

290

435

555

905

10

ĐT288

Thắng - Km2

620

930

1.188

1.934

11

ĐT296

Bách Nhẫn - Km5

802

1.204

1.536

2.502

12

ĐT295B

Sen Hồ

1.850

2.936

3.934

4.978

13

ĐT298B

Khảt Lý - Km3

285

505

708

1.153

14

ĐT299B

Tân An – Km2

355

629

882

1.437

15

ĐT291

Yên Định - Km2

225

399

559

911

16

ĐT289

Chũ – Km3

305

540

758

1.234

17

ĐT248

Phong Minh - Km2

105

186

261

425

18

ĐT297

Phúc Sơn - Km2

150

266

373

607

Bảng II.2.6: Dự báo hàng hoá thông qua cảng sông giai đoạn đến năm 2020

Đơn vị: 1000T



TT

Loại hàng

Dự báo 2015

Dự báo 2020

I

Hàng đi

288

488

1

Phân đạm

38

38

2

Gạch ngói

10

15

3

Hàng khác

80

185

4

Xi măng

100

150

5

Hàng phục vụ KCN

60

100

II

Hàng đến

1.289

1.646

1

Than

1.000

1200

3

Phân lân

6

10

5

Gạo

3

3

6

Thép

10

15

8

Đá xây dựng

130

170

11

Hàng khác

60

100

12

Hàng phục vụ KCN

80

150




Tổng số

1.577

2.136




Trong đó: Than cho cảng nhà máy phân đạm

1.000

1.200


Dự báo số lượng phương tiện: Trên cơ sở kết quả dự báo khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hoá và tốc độ tăng dân số, phương tiện, dự báo số lượng phương tiện đến năm 2020 đạt 23.800 phương tiện các loại, trong đó xe khách khoảng 7.800 chiếc, xe tải khoảng 16.000 chiếc, đến năm 2030 khoảng 37.500 phương tiện các loại, trong đó xe khách 14.000 chiếc và xe tải 23.500 chiếc.

Dự báo lưu lượng đào tạo: Trên cơ sở tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng phương tiện xe ô tô, dự kiến lưu lượng đào tạo lái xe ô tô đến năm 2020 đạt khoảng 8.000 học viên và đến năm 2030 đạt khoảng 14.000 học viên.
PHẦN III

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

(1) Tập trung đầu tư, tạo bước đột phá về phát triển GTVT; phù hợp với quy hoạch phát triển GTVT vùng, cả nước và hạ tầng các ngành kinh tế khác; chú trọng tính bền vững, bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

(2) Phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ, thống nhất bảo đảm được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, đối nội, đối ngoại, giữa các vùng địa hình khác nhau, giữa đô thị với KCN, với nông thôn tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

(3) Tập trung nguồn lực để đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống giao thông hiện có; đẩy nhanh tốc độ xây dựng các tuyến đường quan trọng theo quy hoạch được duyệt; tăng cường công tác quản lý, bảo trì để sử dụng hiệu quả năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.

(4) Phát triển vận tải theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý của nhà nước; nâng cao chất lượng dịch vụ, có nhiều phương thức vận chuyển với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; phát triển bến bãi, kho vận, từng bước hình thành vận tải theo phương thức hiện đại; tạo điều kiện để phát triển các cơ sở công nghiệp GTVT chế tạo, lắp ráp, sản xuất phụ tùng phương tiện vận tải với quy mô lớn, hiện đại.

(5) Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng giao thông; đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan.


2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

2.1 Mục tiêu tổng quát

- Phát triển GTVT đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, vận tải, công nghiệp GTVT tạo thành mạng l­ưới hoàn chỉnh, có khả năng liên kết thuận lợi các phương thức vận tải, đảm bảo thông suốt từ xã tới tỉnh, với các tỉnh, thành phố phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh.

- Giai đoạn 2011 – 2020: Tập trung nâng cấp mặt đường các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, một số tuyến đường huyện, đường đến trung tâm các xã khó khăn, đầu tư mở mới một số tuyến phục vụ công nghiệp, khu vực dân c­ư, đô thị.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương