PHẦn mở ĐẦu sự CẦn thiết lập quy hoạCH



tải về 2.31 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.31 Mb.
#17750
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2.1.1.2. Đường thủy nội địa


A. Các tuyến sông

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 sông chính chảy qua gồm sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam, tổng chiều dài khoảng 354 km; trong đó 222 km do Trung ương quản lý (theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải), đảm bảo cho các phương tiện thuỷ có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được; 130 km do địa phương quản lý, chủ yếu cho các phương tiện thuỷ loại nhỏ hoạt động; ngoài ra còn có các sông nhánh và 2 hồ thuộc huyện Lục Ngạn là hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần.


(1) Sông Thương

Sông Thương nằm trong hệ thống sông Thái Bình, là hợp lưu đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại; có tổng chiều dài 150km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 94 km, trong đó địa phương quản lý 30 km từ Hương Sơn huyện Lạng Giang (giáp Lạng Sơn) đến Bố Hạ huyện Yên Thế, đoạn sông này chưa được điều tra khảo sát; Trung ương quản lý 62 km từ Bố Hạ đến Phả Lại.

Đoạn từ Bố Hạ đến cảng Á Lữ dài 29 km, chiều sâu luồng từ 1,0m – 1,5m, chiều rộng luồng B = 20m – 30m; đoạn sông tương đối ổn định, có các đoạn cong nhỏ hơn 200 m như Yên Hoà, ngã ba sông Sỏi, bến Tuần.

Đoạn từ cảng Á Lữ đến Phả Lại dài 35 km, sông rộng và sâu hơn, luồng tương đối ổn định; chiều sâu luồng 1,5m – 2,0m, chiều rộng luồng B = 30m – 40m; tại các đoạn cạn cong như Yên Dũng, Mỏ Quạ có R=120m; các đoạn Tân Mỹ, Xuân Đám luồng cong gấp và hẹp.

Bến bãi: hiện tại trên tuyến sông này có 6 bến bãi xếp dỡ chính là bến Nhãn, bến Tuần, cảng nhà máy phân đạm Hà Bắc, cảng Á Lữ, bến Đám.

(2) Sông Lục Nam

Sông Lục Nam là hợp lưu của sông Thái Bình tại ngã ba Nhãn, sông có tổng chiều dài 278 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 150km, trong đó địa phương quản lý 94 km từ Hữu Sản huyện Sơn Động (giáp Lạng Sơn) đến Chũ huyện Lục Ngạn, Trung ương quản lý 56 km từ Chũ huyện Lục Ngạn đến Trí Yên huyện Yên Dũng.

Đoạn sông do Trung ương quản lý tương đối ổn định, chiều rộng luồng 30m – 40m, độ sâu luồng 1,5m – 2,0m; một số bãi cạn có độ sâu chỉ còn từ 1,0m – 1,2m như bãi bạn ngã ba Nhãn, Lục Nam.

Đoạn từ phố Kim đến Chũ dài 13 km sông cạn, có nhiều ghềnh đá, về mùa cạn độ sâu chỉ còn từ 0,7m – 0,9m, phương tiện vận tải thuỷ không qua lại được và thường phải đỗ lại ở bến Kim.

Đoạn từ thị trấn Chũ, thượng lưu dài khoảng 100 km thuộc đường thuỷ nội địa địa phương, đoạn sông này chưa được điều tra khảo sát.

Tình hình bến bãi: đoạn tuyến sông này có bến xếp dỡ chính là bến Lục Nam.



(3) Sông Cầu

Sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình, có tổng chiều dài 290 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang là 110 km, trong đó địa phương quản lý 6 km từ Đồng Tân đến Hợp Thịnh huyện Hiệp Hoà, Trung ương quản lý 104 km từ Hợp Thịnh huyện Hiệp Hoà đến Phả Lại.

Đoạn từ Hợp Thịnh đến cảng Đáp Cầu có luồng lạch tương đối ổn định; chiều sâu luồng 1,4m – 1,8m, chiều rộng luồng 20m – 30m, vào mùa cạn; nước chảy êm, thuận lợi cho vận tải, trên đoạn tuyến này có nhiều đoạn cong có bán kính R<300m, một số đoạn cong gấp (R=150m).

Đoạn từ cảng Đáp Cầu về Phả Lại dài 35 km, sông tương đối ổn định, lòng sông rộng và sâu hơn. Chiều sâu luồng từ 2m – 2,2m; chiều rộng luồng 30m – 40m; trên đoạn tuyến này có một số bãi cạn như các bãi Trúc Tay, Yên Lập, độ sâu khoảng 1,5m; đoạn cong gẫy khúc tại Thắng Lợi Thượng có R=180m.

Ngoài 3 con sông chính nêu trên, tỉnh Bắc Giang còn có hệ thống kênh mương, nhưng việc sử dụng hệ thống kênh mương này trong khai thác vận tải đường thuỷ đó bị bỏ từ lâu vì hệ thống âu thuyền hiện nay không hoạt động.

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, khối lượng vận chuyển hàng hoá do phương tiện đường thuỷ nội địa của Trung ương và các tỉnh bạn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh đảm nhiệm khá lớn; các loại hàng vận chuyển bao gồm: phân bón, máy thiết bị, xi măng, than, đá, các loại hàng nhập khác. Phương tiện thuỷ nội địa của địa phương chủ yếu vận chuyển các loại hàng: than, đá, vật liệu xây dựng, nông lâm sản, một khối lượng nhỏ xi măng, phân bón.


2.1.1.3. Đường sắt

Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, gồm Hà Nội – Đồng Đăng, Kép – Hạ Long và Kép – Lưu Xá, không kể tuyến chuyên dùng phục vụ cho nhà máy đạm và hoá chất Hà Bắc; chi tiết như sau:



(1). Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng

Tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km, từ cầu Đáp Cầu (Km33+711) đến cầu Xe Điếu (Km73+810); tuyến có khổ đường lồng 1000 mm +1435 mm; tà vẹt bê tông liền khối chất lượng tốt, tốc độ chạy tàu 70 km/giờ, giới hạn tải trọng trục 21 tấn/trục, hệ thống tín hiệu bán tự động, hệ thống thông tin vô tuyến sóng cực ngắn sử dụng kỹ thuật số và tổng đài điện tử. Có 4 ga trên địa phận tỉnh là: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng và Kép, nhìn chung các ga hiện nay đã được cải tạo. Tuyến đi có những đặc điểm sau:

Đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Bắc Giang thuộc miền đồng bằng, có bình diện tương đối tốt, ít đường cong, chiều rộng nền đường 5m .

Trên đường chính tuyến hiện tại đặt ray P43; chiều dài ray l = 12,5m đặt trên tà vẹt bê tông thường liền khối liên kết đàn hồi.

Ghi trên tuyến dùng loại ghi lồng tg 1/10- P43 Trung Quốc. Do sử dụng hơn 30 năm nay nên ray đã bị mòn vẹt nấm và đầu mối nối, ghi bị mòn lưỡi, chất lượng kém.

Đá ba lát: dùng loại balat đá dăm; đoạn từ Km5+443,90 - Km120+500 do mới được sàng đá phá cốt từ năm 2002 trở lại đây nên chất lượng nền đá còn tốt, chiều dày balát dưới đáy tà vẹt = 30±5cm

- Từ Sen Hồ - Bắc Giang: 10.130 m (khổ1000mm và 1435mm, imax= 6,1‰, Rmin = 770m).

- Từ Bắc Giang - Phố Tráng: 9.650 m (khổ 1000mm và 1435mm, imax= 8,8‰ , Rmin = 500m).

- Phố Tráng - Kép: 9.560m ((khổ 1000mm và 1435mm, imax=12‰ , Rmin=800m).

- Kép - Voi Xô (Lạng Sơn): 6.040m (khổ 1000mm và 1435mm, imax=10,7‰, Rmin=150m)



Ga

- Ga Sen Hồ (Km39+260) tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, thuộc xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên), là ga hạng 4, làm nhiệm vụ đón gửi, tránh vượt, dồn dịch, cắt lấy xe, tổ chức xếp dỡ hàng, vận chuyển khách, hành lý; ga có 3 đường.

- Ga Bắc Giang (Km49+390) tuyến Hà Nội – Đồng Đăng; phường Ngô Quyền, là ga hạng 3, làm nhiệm vụ đón gửi, tránh vượt, dồn dịch, cắt lấy xe, giải thể lập tầu, tổ chức xếp dỡ hàng, vận chuyển hành, hành lý; ga có 5 đường.

- Ga Phố Tráng (Km59+040) tuyến Hà Nội – Đồng Đăng; thuộc xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, là ga hạng 4, làm nhiệm vụ đón gửi, tránh vượt, dồn dịch, cắt lấy xe, tổ chức xếp dỡ hàng, vận chuyển hành; ga có 3 đường.

- Ga Kép (Km68+700) tuyến Hà Nội – Đồng Đăng; thuộc xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, là ga hạng 3, ga trung chuyển, lập tầu và làm các tác nghiệp kỹ thuật, đón gửi, tránh vượt, dồn dịch, cắt lấy xe, tổ chức xếp dỡ hàng, vận chuyển khách; ga có 9 đường.

Thông tin tín hiệu

Ga Sen Hồ:

- Thiết bị đóng đường: bán (1/2) tự động

- Cột tín hiệu ra ga: cánh một biểu thị

Ga Bắc Giang:

- Thiết bị đóng đường bán (1/2) tự động, đèn màu

Ga Phố Tráng:

- Thiết bị đóng đường bán (1/2) tự động, đèn màu

Ga Kép:

- Thiết bị đóng đường

+ Hướng Kép - Phố Tráng: bán (1/2) tự động

+ Kép - Voi Xô: bán (1/2) tự động (hướng lên Đồng Đăng)

+ Kép-Bảo Sơn: đóng đường bằng thẻ đường (hướng tuyến Kép - Hạ Long)

+ Kép - Mỏ Trạng: đóng đường bằng thẻ đường (hướng tuyến Kép - Lưu Xá)



Bảng I.2.9. Cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - Đồng Đăng

TT

Tên cầu

Lý trình

Ltc(m)

Số Dầm

L Dầm (m)

Loại Dầm

V hạn chế

Tình trạng

I - Cầu lớn:




1

Bắc Giang

48+738

141,6

2

129,2

Dàn thép BLCĐC

40

TV rỉ

II - Cầu trung : 0




III - Cầu nhỏ:




1

Chui 1

49+190

13,6

1

8

I600

 




Nguồn: Cục ĐSVN
(2). Tuyến Kép – Hạ Long

Tổng chiều dài 106 km, khổ đường 1435 mm; trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 32,77 km, từ ga Kép đến xã Cẩm Lý.

Đoạn tuyến này được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường khổ 1435 mm, tiêu chuẩn và bình trắc diện tốt; bán kính cong đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh lớn Rmin = 600m, độ dốc hạn chế 6‰. Tồn tại lớn nhất của đoạn tuyến này phần xuống cấp của bộ phận kiến trúc tầng trên, tà vẹt bê tông dự ứng lực Trung Quốc bị nứt vỡ, tốc độ chạy tầu 70 km/giờ, giới hạn tải trọng trục 21 tấn/trục, hệ thống tín hiệu sử dụng loại thiết bị thẻ đường, hệ thống thông tin hữu tuyến, chất lượng liên lạc hạn chế. Có 4 ga thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang là ga Kép, Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý; nhìn chung các ga này hiện nay vẫn chưa được nâng cấp cải tạo. Chi tiết đoạn tuyến thuộc địa phận tỉnh như sau:

- Trên tuyến Kép - Hạ Long: đoạn có Rmin = 300m tập trung ở các khu vực Lan Mẫu - Cẩm lý, từ Km17 - Km27, có 4 đường cong tổng dài 930m;

- Trắc dọc toàn tuyến có ip = 6‰, tập trung ở các đoạn đầu cầu Lục Nam tổng dài 800m;

- Bề rộng nền đường 6,40 m; nền đường nói chung tốt;

- Kiến trúc tầng trên của tuyến:

+ Ray loại P43 dài 12,5m không hàn liền

+ Tà vẹt BTCT dự ứng lực liền khối dài 2,50m, số lượng 1600 th/km, hầu hết bị nứt dọc và nứt ngang.

+ Tà vẹt ghi bằng gỗ cũng bị mục nhiều.

+ Ba lát đá dăm bị bẩn nhiều không đảm bảo chất lượng, chiều dày thiếu, phổ biến từ 15 - 25cm.

- Trên tuyến có 1 cầu lớn là cầu Lục Nam tại Km24+134, dài 272,3m; Ngoài ra còn các cầu trung và cầu nhỏ.



Ga:

Trên tuyến đường sắt qua tỉnh Bắc Giang có 3 ga

Cơ sở hạ tầng các ga do khối lượng vận tải thấp nên ít được bảo dưỡng sửa chữa: tà vẹt ghi bằng gỗ đã mục nát, đá bẩn và mỏng, ke khách nhà ga và các công trình phụ trợ đều xuống cấp. Chiều dài dùng được của đường đón gửi các ga đều = 650m.

+ Ga Bảo Sơn: tại Km8+600 tuyến Kép – Hạ Long; thuộc xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, là ga hạng 4; làm nhiệm vụ đón gửi tầu, tránh vượt, tổ chức vận chuyển hành khách, hành lý; ga có 3 đường (nhưng hiện nay đường số 3 đã hỏng, không sử dụng được).

+ Ga Lan Mẫu: tại Km17+770; thuộc xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, là ga hạng 4, làm nhiệm vụ đón gửi tầu, tránh vượt, tổ chức vận chuyển hành khách, hành lý; ga có 3 đường, nhưng hiện nay đường số 1 không sử dụng được.

+ Ga Cẩm Lý: tại Km27+500, thuộc xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, là ga hạng 4, làm nhiệm vụ đón gửi tầu, tránh vượt, tổ chức vận chuyển hành khách, hành lý; ga có 3 đường, nhưng hiện nay đường số 3 không sử dụng.



Bảng I.2.10. Cầu trên tuyến Kép – Hạ Long

Tên cầu

Lý trình

L cầu (m)

Số lượng

L dầm (m)

Loại Dầm

Bảo Sơn I

4+661

18,78

1

10,46

BTCT

Bảo Sơn II

9+400

26,60

1

12,46

BTCT

Lồ

20+922

21,82

1

12,50

8I550

Cẩm Lý

24+134

272,30

4

258,40

BLCĐC

Suối Ngang

31+322

21,48

1

12,46

BTCT

Nguồn: Cục ĐSVN
(3). Tuyến Kép – Lưu Xá

Tuyến được xây từ những năm đầu thập kỷ 60 theo thiết kế của Trung Quốc; từ cuối năm 1966 được đưa vào khai thác, vận chuyển hàng hoá và hành khách.

Từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 do tình hình phát triển KT-XH có nhiều biến động, nhu cầu vận tải hành khách và hàng hoá trên tuyến giảm; đầu năm 1990, ngừng chạy tàu khách và từ ngày 1/6/1994 ngừng chạy tàu hàng trên tuyến. Hiện nay chỉ còn chạy tàu quặng chạy từ Lưu Xá - Khúc Rồng - Trại Cau và ngược lại, nhằm phục vụ công ty Gang Thép Thái Nguyên, số lượng: 1 đôi tàu/ngày đêm.Ngoài ra từ Kép - Lưu Xá, hiện tại chỉ duy trì chạy goòng kiểm tra và bảo vệ vật tư thiết bị trên đường.

Tổng chiều dài tuyến đường sắt Kép – Lưu Xá là 57 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 23 km, từ ga Kép đến Mỏ Trạng. Tuyến được xây dựng với khổ đường 1435mm, chất lượng đường rất xấu;



Ga:

Có 3 ga thuộc địa phận tỉnh là ga Kép, Bố Hạ và Mỏ Trạng:

- Ga Bố Hạ: Km12+553,4 thuộc huyện Yên Thế, khổ đường 1435 mm; có 1 đường. Trước đây có 3 đường và là ga dọc đường; từ những năm 1990, các đường ga số 1, số 3 và các bộ ghi đã được tháo dỡ; đến nay chỉ còn chính tuyến số II qua ga.

Ga có một ke cơ bản, một ke trung gian và một hoá trường nhưng đến nay ke ga nhiều đoạn bị vỡ, một phần hoá trường đạng bị dân lấn chiếm.

Đường qua ga khổ 1435mm; nhà ga và cung đường xây dựng từ những năm 1976 đến nay đã xuống cấp; hệ thống thông tin tín hiệu ga hiện không còn.

- Ga Mỏ Trạng: Km23+978; khổ đường 1435 mm; ga có 2 đường. Trước đây ga có 3 đường đón gửi và 01 đường cụt xếp dỡ; chiều dài dùng được của các đường ga L = 500m. Hiện nay ga chỉ còn đường số 1 và chính tuyến số II; hai bộ ghi trên chính tuyến loại Tg1/12/ P43 Trung Quốc.

Ga có một ke cơ bản và một ke trung gian; tường ke bị vỡ, mặt ke bằng đất.

Nhà ga và nhà cung đường xây dựng từ những năm 1976 đến nay đã xuống cấp. Hệ thống thông tin tín hiệu ga hầu như không còn.



Bảng I.2.11. Cầu trên tuyến Kép – Lưu Xá

Tên cầu

Lý trình

L cầu (m)

Số lượng

L dầm (m)

Loại Dầm

Tình trạng

Quang Hiển

4+272

22,48

1

16,58

BTCT

TV mục

Làng Phan

5+345

16,46

1

8,58

BTCT

TV mục

Sông Thương

8+548

118,11

4

98,90

I2000

Dầm yếu

Đền Trắng

10+354

24,18

2

13,04

BTCT

TV mục

Bo Lon

11+805

16,12

1

6,58

BTCT




Gốc Tranh

15+131

16,48

1

8,58

BTCT




Suối Cây

15+973

48,13

3

33,62

BTCT




Hồng Ba

19+360

30,58

1

8,58

BTCT




Đồng Vư­ơng

20+587

30,62

1

8,58

BTCT




Sông Sỏi

21+337

96,53

3

74,20

I2000 TQ

Dầm yếu

Bảng I.2.12. Hầm trên tuyến

TT

Lý trình hầm

Chiều dài (m)

Kết cấu

Ghi chú

1

Hầm Mỏ Trạng Km27+509

514,80

BTCT

Đường cong R=500

Ngoài 3 tuyến đường sắt quốc gia do trung ương quản lý, Bắc Giang còn có một tuyến đường sắt chuyên dùng thuộc nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc; đoạn tuyến này nối từ ga Bắc Giang vào trong nhà máy phân đạm và hóa chất Hà Bắc.
Bảng I.2.13. Ga trên 2 tuyến đường sắt đang hoạt động thuộc địa phận tỉnh

TT

Tên ga

Lý trình

Số đư­ờng ga

Chiều dài đường ga (m)

Dài nhất

Ngắn nhất

1

Sen Hồ

Km39+260

3

503 

500 

2

Bắc Giang

Km49+390

5+1 cụt

640

298

3

Phố Tráng

Km59+040

3

586

573

4

Kép

Km68+700

7+2 cụt

863

173

5

Bảo Sơn

Km8+600

3

778

778

6

Lan Mẫu

Km17+770

3+1 cụt

983

855

7

Cẩm Lý

Km27+500

3+1 cụt

780

165

Nguồn: Cục ĐSVN
2.1.1.4. Hệ thống bến bãi

A. Hệ thống bến bãi đường bộ

Bến xe khách

Hiện có 6 bến xe khách đạt từ loại 3 đến loại 4, gồm bến xe Bắc Giang, Nhã Nam, Lục Ngạn, An Châu, Lục Nam, Cầu Gồ, trong đó bến xe khách Bắc Giang đạt loại 3, có diện tích 7.373 m2, do Sở GTVT quản lý, hàng ngày có khoảng 370 chuyến xe xuất bến trên 28 tuyến liên tỉnh, bình quân trên 3.000 hành khách/ngày. Các bến xe còn lại đạt loại 4.

Một bến xe khách hiện chưa đủ quy chuẩn đang được nâng cấp là bến Thắng (huyện Hiệp Hòa) nâng cấp thành bến xe loại 4; một bến loại 5 đang đề nghị xây dựng là bến Xuân Lương (huyện Yên Thế).

Bến xe Đình Trám (huyện Việt Yên) và bến xe Cao Thượng (huyện Tân Yên) hiệu quả khai thác còn thấp.

Các bến xe đã chấp hành tốt các quy định hiện hành liên quan đến quá trình khai thác vận hành bến xe, như Nghị định 91/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Thông tư số14/2010/TT-BGTVT Quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô, Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Hoạt động của bến xe là hoạt động lấy thu bù chi (sự nghiệp kinh tế), thu chỉ đủ chi thường xuyên, không có điều kiện tích luỹ để thực hiện công tác nâng cấp, cải tạo, đầu tư mới trang thiết bị cho bến xe.



Bảng I.2.8. Hiện trạng các bến xe

TT

Tên bến xe

Địa điểm

Loại bến

Đơn vị quản lý

1

Bắc Giang

P.Ngô Quyền-TP Bắc Giang

3

Sở GTVT

2

Nhã Nam

TT Nhã Nam, Tân Yên

4

C Ty XD miền Bắc

3

Cầu Gồ

TT Cầu Gồ, Yên Thế

4

H. Yên Thế

4

Lục Ngạn

Xã Nghĩa Hồ, Lục Ngạn

4

CtyCP xe khách

5

An Châu

TT An Châu, Sơn Động

4

H. Sơn Động

6

Lục Nam

TT Đồi Ngô, Lục Nam

4

Cty CP xe khách

7

Thắng

TT Thắng, Hiệp Hoà

Đang nâng cấp thành loại 4

H. Hiệp Hoà

8

Xuân Lương

Xã Xuân Lương, Yên Thế

Đang đề nghị XD đạt loại 5

H. Yên Thế

Nguồn: Sở GTVT
Trạm nghỉ dọc đường

Trạm nghỉ dọc đường là nơi cho các lái, phụ xe vào nghỉ, sau những chặng đi dài. Trạm nghỉ có thể kết hợp với các dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, nạp thêm nhiên liệu, phục vụ các dịch vụ cần thiết cho khách, vừa là nơi quảng cáo giới thiệu cho khách trong và ngoài tỉnh về sản phẩm hàng hóa, khu du lịch, di tích, lịch sử văn hoá, làng nghề,... của địa phương. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã xây dựng được 1 trạm nghỉ Song Khê huyện Yên Dũng, tại Km120/ Quốc lộ 1, với diện tích 7.000m2, có sự hỗ trợ đầu tư xây dựng của JICA (Nhật Bản). Công ty TNHH Bắc Hà quản lý khai thác, số lượng xe, khách vào bến nghỉ Song Khê còn ít, các dịch vụ tại đây còn hạn chế về số lượng và chất lượng, chưa thu hút được lái xe, hành khách.


Bãi đỗ xe tĩnh

Trên địa bàn thành phố Bắc Giang hiện có một số bãi đỗ xe tĩnh, như bãi đỗ xe tĩnh do Công ty Cổ phần vận tải Thuỷ bộ Bắc Giang đầu tư và quản lý, với diện tích khoảng 4.000 m2 tại cụm Châu Xuyên, phường Lê Lợi; bãi đỗ xe tĩnh tại quảng trường 3-2 diện tích khoảng 10.000 m2; công ty TNHH Bắc Hà đang xây dựng bãi tại khu dân cư số II; công ty TNHH xây dựng và thương mại Quế Sơn đang xây dựng bãi đỗ xe ở đường Nguyễn Thị Lưu II với diện tích khoảng 2.080m2; ngoài ra còn một số bãi đỗ xe tĩnh khác.


B. Hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa

B.1. Cảng do Trung ương quản lý

Cảng Á Lữ: nằm tại thành phố Bắc Giang, phía hữu ngạn sông Thương, cách cầu sông Thương khoảng 500 m; cảng được xây dựng từ năm 1965; diện tích cảng khoảng 20.000 m2, chiều dài cảng khoảng 200 m; cảng có hai kho hàng với tổng diện tích 4.440 m2, một bãi chứa than.

Khối lượng hàng hóa thông qua cảng khoảng 250 nghìn tấn/năm; hiện nay, do không cho phép ô tô có trọng tải lớn trên 10 tấn vào bốc xếp nên khối lượng hàng hóa thông qua cảng bị hạn chế; các mặt hàng chính thông qua cảng là than, phân bón hoá học, lương thực và vật liệu xây dựng.

Để đảm bảo môi trường cho thành phố Bắc Giang, tỉnh đã có chủ trương di dời việc bốc xếp các mặt hàng rời, hàng ô nhiễm, bẩn bụi ra xa TP, các mặt hàng sạch vẫn xếp dỡ tại cảng; tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
B.2. Cảng chuyên dùng

- Cảng của Công ty đạm và hoá chất Hà Bắc: năng lực thông qua cảng khoảng 70 – 100 ngàn tấn/năm. Cảng chủ yếu cung cấp than và vật tư cho Công ty đạm và hoá chất Hà Bắc.

- Cảng xăng dầu: Chuyên phục vụ cho bốc xếp xăng dầu do Công ty xăng dầu Bắc Sơn quản lý.

- Cảng Tân Tiến do lực lượng quân đội quản lý.


B.3. Bến thủy nội địa

Bến bốc xếp hàng hóa

Hệ thống bến bốc xếp hàng hóa được hình thành tự phát, từ lâu do nhu cầu bốc xếp hàng hoá của địa phương, lợi dụng điều kiện tự nhiên của 3 sông trên địa bàn tỉnh, chưa có điều tra khảo sát, quy hoạch cụ thể để đầu tư xây dựng và quản lý; các bến có quy mô nhỏ, phương tiện bốc xếp còn đơn sơ, chủ yếu là thủ công; đến nay có khoảng 16 bến có khối lượng hàng bốc xếp tương đối lớn, ngoài ra, hầu như tất cả các xã giáp sông đều có các bến bốc xếp được hình thành tự phát, dọc theo các sông.


(1) Trên Sông Thương

+ Đoạn từ Bố Hạ đến Cầu Lường có 4 bến thuỷ nội địa, trong đó xã Nghĩa Hưng - Lạng Giang 3 bến, xã Bố Hạ - Yên Thế 1 bến.

+ Đoạn từ Phả Lại đến Bố Hạ:

Có 3 cảng, trong đó 1 cảng chuyên dùng của Nhà máy đạm và hóa chất Hà Bắc, 1 cảng chuyên dùng của quân đội phía hạ lưu cầu Xương Giang thuộc xã Tân Tiến - Yên Dũng, 1 cảng hàng hoá (cảng Á Lữ). Hiện tại chỉ có cảng của Nhà máy đạm và cảng Á Lữ hoạt động bình thường, cảng chuyên dùng của quân đội ít hoạt động.

Có các bến có khả năng bốc xếp hàng thông qua lớn:

. Bến Bố Hạ, huyện Yên Thế (bốc xếp quặng)

. Bến cát tại Chi Ly, Trần Phú, TP Bắc Giang

. Bến Song Mai, TP Bắc Giang

. Bến Tuần, Hợp Đức, huyện Tân Yên

. Bến Đám, TT Neo, huyện Yên Dũng



(2) Trên sông Cầu

Có các bến khối lượng hàng bốc xếp tương đối lớn:

. Bến Vát, huyện Hiệp Hoà (dưới cầu Vát 800m phía tả ngạn sông Cầu)

. Đông Xuyên, Mai Đình, huyện Hiệp Hoà

. Bến Gầm, Tiên Sơn, huyện Việt Yên

. Dưới cầu Đáp Cầu 100m (phía tả ngạn sông Cầu)

. Bến Cung Kiệm, Yên Lư, huyện Yên Dũng

. Cụm bến tại Quang Biểu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên


(3) Trên sông Lục Nam

. Bến Trại Một, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn

. Bến Già Khê, Tiên Hưng, huyện Lục Nam

. Bến Tiên Hưng, huyện Lục Nam (cách cầu Lục Nam 350m về phía hữu ngạn sông Lục Nam).

Các bến sông trên đều do các hộ tư nhân quản lý, khai thác; hàng hoá thông qua bến chủ yếu là vật liệu xây dựng: cát, sỏi, gạch, đá, vôi,..., ngoài ra có ít hàng than, đá hộc, gỗ, củi; tổ chức xếp dỡ chủ yếu là thủ công, chỉ có 3- 4 bến là dùng băng chuyền và cầu cẩu nhỏ để xếp dỡ hàng hoá. Năng lực hàng hoá thông qua các bến khoảng 3 - 5 nghìn tấn/năm.

Hệ thống các bến xếp dỡ thuỷ nội địa này phần lớn là chưa có giấy phép chỉ có 6 bến là có giấy phép là bến Đáp Cầu, bến Vát, bến Bắc Giang, bến Bố Hạ, bến Tuần, bến Trại Một; hầu hết các bến thuỷ nội địa không được xây dựng đảm bảo, nền bãi là đất, mùa mưa lầy lội, không ke bãi để bảo vệ bến,...


Bến khách ngang sông

Hiện tại có 89 bến khách đang hoạt động, khoảng 69 phương tiện chở khách ngang sông, ngoài ra còn có 1 bến phà, 7 cầu phao, chi tiết như sau:



(1) Trên sông Cầu có 36 bến, 38 phương tiện hoạt động, các bến gồm 18 bến thuộc huyện Hiệp Hoà, 11 bến thuộc huyện Việt Yên và 7 bến thuộc huyện Yên Dũng; ngoài ra có 1 cầu phao tại Giang Tân, Thái Sơn, huyện Hiệp Hoà.

(2) Trên sông Thương có 19 bến, 13 phương tiện hoạt động, trong đó có 1 bến thuộc xã Đông Sơn huyện Yên Thế, 4 bến thuộc huyện Tân Yên, 5 bến thuộc huyện Lạng Giang, 2 bến TP Bắc Giang, 7 bến huyện Yên Dũng; ngoài ra còn có 1 bến phà tại Đồng Việt.

(3) Trên sông Lục Nam có 30 bến khách, 16 phương tiện hoạt động, các bến gồm 2 bến thuộc huyện Yên Dũng, 7 bến thuộc huyện Lục Nam, 21 bến thuộc huyện Lục Ngạn.

(4) Vùng hồ: có 4 bến khách.

Các bến được hình thành tự phát, từ lâu, trước đây chủ yếu là phương tiện thuyền, đò thô sơ, đến nay phần lớn phương tiện vận chuyển khách qua sông đã được thay thế, đa số phương tiện đã được lắp máy.

Một số bến khách ngang sông chưa được đầu tư xây dựng, đường lên xuống bến là đường đất hoặc đường cấp phối, nhiều bến chưa được cấp giấy phép hoạt động, hầu hết các bến khách ngang sông trong tỉnh chưa được xây dựng nhà chờ, lắp đặt đầy đủ báo hiệu giao thông đường thủy nội địa.

Hoạt động của các bến khách ngang sông hiện nay chủ yếu do chính quyền địa phương cấp xã cấp quản lý. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn cho tư nhân đấu thầu giao thầu kinh doanh vận tải khách ngang sông. Chưa có quy hoạch về bến và phương án tổ chức quản lý chung cho hoạt động của toàn bộ bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh (chi tiết các bến khách xem phụ lục).




Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương