PHẦn mở ĐẦu sự CẦn thiết lập quy hoạCH


Công nghiệp và dịch vụ sửa chữa



tải về 2.31 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.31 Mb.
#17750
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

2.3. Công nghiệp và dịch vụ sửa chữa


Hiện có 10 cơ sở sản xuất đóng mới và sữa chữa phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, trong đó 7 cơ sở đóng mới, sữa chữa ô tô và 2 cơ sở sửa chữa, đóng mới phương tiện đường thủy và 01 cơ sở vừa đóng mới sửa chữa ô tô và phương tiện thủy.

2.3.1. Đường bộ

Có 8 cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện ô tô, trong đó có 1 cơ sở vừa đóng mới và sửa chữa phương tiện ô tô và phương tiện đường sông (Công ty cổ phần vận tải thủy bộ); ngoài ra còn có khoảng 72 cơ sở sửa chữa cơ khí nhỏ sửa chữa phương tiện đường bộ; chi tiết một số thông tin cơ sở lớn như sau:

Công ty cổ phần thuỷ bộ Bắc Giang: nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách và hàng hóa; có 02 xưởng sửa chữa: một sửa chữa đường bộ số xe vào không nhiều và một sửa chữa và đóng mới phương tiện đường thuỷ; phương tiện vào sửa chữa ít, công việc của xưởng không nhiều, sản lượng thực hiện năm 2009 khoảng 135 triệu đồng; hoạt động của xưởng gặp nhiều khó khăn.

Công ty TNHH Bắc Hà: có một xưởng sửa chữa, chủ yếu phục vụ xe du lịch vận chuyển khách của Công ty. Số lượng xe sửa chữa khoảng 1.100 xe/năm.

Công ty cổ phần xe khách Bắc Giang: nghề kinh doanh chính là vận tải hành khách; có một xưởng sửa chữa, chủ yếu là phục vụ sửa chữa lớn và nhỏ phương tiện của Công ty, ngoài ra còn sửa chữa lớn và nhỏ cho cả xe bên ngoài; số lượt đầu xe vào xưởng khoảng 1.000 lượt xe/năm.

Xí nghiệp sửa chữa ô tô Bắc Âu: Nghề kinh doanh chính là sửa chữa lớn nhỏ các loại xe. Đầu xe vào sửa chữa khoảng 1.200 lượt xe/năm, có mặt bằng sản xuất rộng và năng lực sản xuất tốt.

Xí nghiệp sửa chữa ô tô số 1 Bắc Giang (Chi nhánh Công ty CPTM Bắc Giang): nghề kinh doanh chính là sửa chữa lớn nhỏ xe. Bình quân xe vào sửa chữa 700 lượt xe/năm.

Nhà máy ô tô Đồng Vàng: là dự án công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trọng điểm trên địa bàn tỉnh, được đầu tư quy mô lớn, đồng bộ, với công nghệ hiện đại, trên diện tích gần 9 ha, nằm trong KCN ôtô Đồng Vàng, tổng vốn đầu tư khoảng 240 tỉ đồng. Mỗi năm nhà máy có thể cho ra đời 3.000 xe khách nhãn hiệu Huyndai County, từ 25 đến 29 chỗ và 5.000 xe tải Huyndai Mighty, từ 2,5 đến 3,5 tấn, có chất lượng tương đương với loại xe cùng chủng loại được sản xuất, lắp ráp tại Hàn Quốc.

Ngoài ra, theo báo cáo của các huyện, thị còn có khoảng 72 cơ sở sửa chữa cơ khí nhỏ lẻ nằm trên các tuyến đường giao thông chính ở các huyện thị trong tỉnh, chủ yếu là sửa chữa nhỏ ô tô, xe máy và công việc gia công cơ khí đáp ứng nhu cầu sửa chữa phương tiện vận tải, cơ khí ở các huyện, thị, vùng nông thôn; cụ thể: huyện Yên Thế có 8, Hiệp Hoà có 6, Lục Nam có 5, TP Bắc Giang có 14, Lục Ngạn có 9, Tân Yên có 2, Việt Yên có 10, Sơn Động có 4, Yên Dũng: 4 cơ sở sửa chữa phương tiện và gia công cơ khí,



Bảng I.2.19. Thống kê sản lượng công nghiệp sửa chữa đóng mới ô tô

Đơn vị: Triệu đồng

Doanh nghiệp

Lắp ráp đóng mới

Sửa chữa

Nhu cầu vốn đầu tư

Xe tải

Xe khách

SCL

SCTX

C.ty CPVT Thuỷ Bộ







53

82

1.170

C. ty VTHK Bắc Hà







60

240




C. ty CPXK Bắc Giang







160

1.200




Xưởng s/c XuânTrường







240

1.800

1.200

C.ty TNHH Văn Tiếp







60

1.350

2.688

C.ty TNHH Bắc Âu







450

1.800

2.900

XN sửa chữa ô tô số I







30

200

200

Nhà máy ô tô Đồng Vàng

150

210







8.8USD

6000/5năm

4000/5năm







440USD

Nguồn: Sở GTVT
2.3.2. Đường thuỷ nội địa

Có 3 cơ sở sửa chữa và đóng mới phương tiện đường thủy, gồm:

Công ty TNHH Hà Vinh Bắc Giang: Nghề kinh doanh chính là sửa chữa và đóng mới tầu thuyền. Số lượng phương tiện vào sửa chữa khoảng 20 phương tiện/năm và đóng mới khoảng 5 chiếc/năm; phương tiện ra vào xưởng đóng mới và sửa chữa chủ yếu là vỏ thép.

Công ty sửa chữa và đóng mới phương tiện tàu Sông Thương: nghề kinh doanh chính là sửa chữa và đóng mới tầu thuyền. Số lượng phương tiện sửa chữa khoảng 30 chiếc/năm, chủ yếu là phương tiện nhỏ vỏ xi măng lưới thép.

Công ty cổ phần vận tải thuỷ bộ Bắc Giang: Công việc sửa chữa phương tiện sông chỉ là một sản phẩm phụ trợ của Công ty. Số lượng phương tiện vào sửa chữa hàng năm khoảng 10 chiếc/năm, chủ yếu là phương tiện nhỏ.

Từ năm 2007, do hoạt động kinh doanh vận tải thuỷ bị suy giảm, kéo theo các dịch vụ hỗ trợ trong đó có đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy cũng bị suy giảm mạnh, đến nay, Công ty cổ phần vận tải thuỷ bộ hầu như đã thôi kinh doanh sản xuất mặt hàng này. Hai Công ty TNHH Hà Vinh và Công ty đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ Sông Thương cũng chỉ hoạt động cầm chừng, mỗi năm mỗi cơ sở chỉ sửa chữa, đóng mới 1 đến 2 phương tiện.

Ngoài 3 cơ sở trên, rải rác tại một số bến sông còn có một số hộ tư nhân tự sửa chữa nhỏ tàu thuyền.

2.4. Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, đào tạo và sát hạch lái xe



Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới

Hiện có 1 Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới (9801S - Bắc Giang) với 2 dây chuyền, lưu lượng kiểm định 15.000 lượt phương tiện/năm đáp ứng được nhu cầu của xã hội.



Cơ sở đào tạo lái xe

Hiện có 5 cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, trong đó 1 cơ sở đủ điều kiện đào tạo lái xe mô tô và ô tô từ hạng A1- C, Fc; 4 cơ sở đủ điều kiện đào tạo lái xe mô tô và ô tô từ hạng A1…E với tổng lưu lượng đào tạo 2.740 học viên.

+ Tr­ường Trung cấp nghề GTVT Bắc Giang: tại xã Song Mai, TP Bắc Giang có 12 phòng học, 57 xe tập lái, trong đó tỷ lệ xe đời mới theo tiêu chuẩn quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam đạt 73,6%, giáo viên có 100 người; sân bãi tập lái 18.000 m2 đã được cứng hóa bê tông xi măng. L­ưu lượng đào tạo lái xe ô tô 660 học viên, mô tô 200 học viên. Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghề lái xe, nhà trường còn thực hiện đào tạo các nghề hệ trung cấp, sơ cấp công nghệ ô tô, công nghệ chế tạo vỏ tàu thuỷ, công nghệ hàn, vận hành máy chuyên dụng, xây dựng cầu đường. Bình quân mỗi năm tuyển sinh được khoảng 100 học sinh. Đến nay đã đào tạo, tốt nghiệp khoá 1 được 58 học sinh, hiện nay đang đào tạo khoá 2, 3 với 187 học sinh.

+ Tr­ường Trung cấp nghề số 12 Bộ Quốc phòng: tại thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang có 19 phòng học, 74 xe tập lái, trong đó xe hạng B đời mới theo tiêu chuẩn quy định của Tổng cục ĐBVN đạt 58,62%; 80 giáo viên; 03 sân bãi tập lái 6.000m2 - 12.000 m2, trong đó sân 12.000 m2 đã được cứng hoá các bài tập thực hành. L­ưu lư­ợng đào tạo lái xe ô tô 480 học viên, mô tô 200 học viên.

+ Tr­ường Trung cấp nghề số 1 Bắc Giang: tại phường Thọ Xương, TP Bắc Giang có 15 phòng học; 54 xe tập lái, trong đó xe hạng B đời mới theo tiêu chuẩn quy định của Tổng cục ĐBVN đạt 61%; 69 giáo viên; sân bãi tập lái ô tô hơn 20.000 m2, đã được cứng hóa các bài tập thực hành. L­ưu lư­ợng đào tạo lái xe ô tô 520 học viên, mô tô 200 học viên.

+ Tr­ường Trung cấp nghề Xư­ơng Giang: tại thị trấn Đồi Ngô, huyện Lục Nam có 13 phòng học; 77 xe tập lái, trong đó xe B đời mới theo tiêu chuẩn quy định của Tổng cục ĐBVN đạt 75,3 %; 91 giáo viên; sân bãi tập lái ô tô hơn 10.000 m2 đã được cứng hóa các bài tập thực hành. L­ưu lư­ợng đào tạo lái xe ô tô 700 học viên, mô tô 200 học viên.

+ Phân hiệu 2 - Trư­ờng Trung học kỹ thuật phòng không không quân: tại xã Ngọc Sơn, huyện Hiệp Hòa có 12 phòng học; 40 xe tập lái, trong đó xe B theo tiêu chuẩn quy định của Tổng cục ĐBVN đạt 34,5 %; 68 giáo viên; sân bãi tập lái ô tô hơn 10.000 m2, trong đó được cứng hóa các bài tập thực hành. Lư­u lượng đào tạo lái xe ô tô 380 học viên, mô tô 200 học viên.

Trung tâm sát hạch lái xe

Hiện có 5 Trung tâm sát hạch lái xe loại 3, đủ điều kiện sát hạch lái xe mô tô và 1 trung tâm sát hạch lái xe loại 2 đủ điều kiện sát hạch lái xe đến hạng C, gồm:

+ Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ Bắc Giang, tại xã Song Mai, do Tr­ường Trung cấp nghề GTVT Bắc Giang quản lý, là trung tâm loại 2 phục vụ cho sát hạch lái xe ô tô các hạng B,C, diện tích mặt bằng rộng 30.000 m2, có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, phương tiện, máy chấm điểm tự động để đánh giá trình độ của thí sinh dự thi bảo đảm công khai, minh bạch, thuận tiện. Bình quân mỗi năm sát hạch khoảng từ 7.000 đến 8.000 thí sinh.

+ 5 trung tâm sát hạch lái xe loại 3, phục vụ sát hạch lái xe mô tô, do các cơ sở đào tạo lái xe đầu tư xây dựng, trung tâm có đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện theo quy định, mỗi năm sát hạch khoảng 60.000 - 80.000 thí sinh.


2.5. Tình hình tai nạn giao thông


Trong 5 năm qua (2006 – 2010), trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 1.022 vụ TNGT, làm chết 1.036 người và làm bị thương 569 người, trong đó đường bộ xảy ra 1.000 vụ (97,8%), làm 1.014 người chết (97,8%) và làm 565 người bị thương (99,2%); đường sắt xảy ra 22 vụ (2,1%), làm chết 22 người (2,1%) và làm bị thương 4 người (0,7%); đường thủy không xảy ra TNGT. So sánh với cùng kỳ 5 năm (từ năm 2001 đến năm 2005) thì trong 5 năm (2006 – 2010) số vụ TNGT trên địa bàn tuy có giảm về số vụ 221 vụ (17,7%) nhưng số người chết lại tăng 163 người (18,6%). Qua phân tích 1.022 vụ TNGT xảy ra trên địa bàn trong 5 năm (2006 – 2010) cho thấy đối tượng liên quan: ô tô chiếm 29,3%; người đi mô tô, xe máy chiếm 55,5%; người đi xe đạp chiếm 5,4%; người đi bộ chiếm 5,8%; tầu hoả chiếm 2,2%; do các nguyên nhân khác chiếm 1,8% về số vụ.

Bảng I.2.20. Tổng hợp tình hình TNGT giai đoạn 2006 - 2010


Năm

TNGT

So sánh cùng kỳ năm trước (tăng, giảm)

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

Vụ

%

Người

%

Người

%

2006

203

208

125

- 36

- 15

- 20

- 8,7

- 16

- 11,3

2007

217

219

118

14

6,8

11

5,2

- 7

- 5,6

2008

188

188

88

- 29

- 13,3

-31

-14,1

-30

-25,4

2009

228

222

138

40

21,3

34

18

50

57

2010

186

199

100

-42

-18,4

-23

-10,3

-38

-27,5

Cộng

1.022

1.036

569



















Nguồn: Ban ATGT tỉnh
Vị trí xảy ra TNGT trải khắp địa bàn tỉnh, trên cả quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,... Tuy nhiên, qua số liệu thống kê, tại TP Bắc Giang, huyện Lạng Giang, Việt Yên là các địa bàn xảy ra TNGT cao hơn; các huyện Sơn Động, Yên Thế có số vụ và người chết ít hơn. Những địa phương xảy ra nhiều TNGT là những địa phương có các tuyến QL1 chạy qua, mật độ giao thông cao. TNGT đường bộ xảy ra trên các quốc lộ (QL1, QL31, QL37, QL279) chiếm trên xấp xỉ 49.5% (giảm 1,5% so với 2001-2005; TNGT trên đường tỉnh khoảng 27,1% giảm 2,9% so với 2001 - 2005; còn lại là đường nội thị, đường huyện,…

Bảng I.2.21. Số vụ TNGT đường bộ theo địa bàn huyện, TP

Địa phương

2006

2007

2008

2009

2010

Lạng Giang

50

38

34

30

32

Việt Yên

30

24

32

32

20

TP Bắc Giang

19

28

23

28

23

Yên Dũng

19

29

19

17

18

Hiệp Hoà

11

8

11

19

14

Lục Nam

23

29

19

28

23

Tân Yên

9

14

14

21

15

Lục Ngạn

22

26

15

25

22

Yên Thế

13

9

11

11

11

Sơn Động

7

12

10

17

8

Cộng

203

217

188

228

186

Nguồn Sở GTVT

Biểu đồ I.2.6. TNGT đường bộ theo địa bàn huyện, TP


Nguyên nhân chính gây ra các vụ TNGT gồm:

- Người tham gia giao thông là nguyên nhân chủ yếu, không chấp hành luật lệ giao thông như phóng nhanh, vượt ẩu, không quan sát, lấn chiếm đường, uống rượu bia quá mức dẫn đến say xỉn vẫn điều khiển phương tiện. Phân tích nguyên nhân một số vụ TNGT từ 2006 đến 2009 như sau:

- Chính quyền các cấp, mà trước tiên là chính quyền cơ sở nhiều nơi chưa làm tốt công tác đảm bảo trật tự ATGT, chưa có đủ điều kiện để quản lý trật tự ATGT, công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật ATGT mang tính hình thức chưa đạt hiệu quả. Hiện tượng lấn chiếm lòng lề đường, kể cả các tuyến quốc lộ để họp chợ, buôn bán, để vật liệu xây dựng, phơi rơm rạ trong mùa vụ vẫn tồn tại.

- Công tác tuần tra kiểm soát trên các tuyến đường của các lực lượng chức năng chưa thường xuyên liên tục, lực lượng mỏng và thiếu các phương tiện thiết bị kiểm tra; xử lý vi phạm còn chưa kiên quyết.

- Các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh nhằm đảm bảo trật tự, ATGT.

- Dân trí thấp, công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TT, ATGT còn nhiều hạn chế, nên việc hiểu biết, chấp hành luật lệ giao thông yếu.

- Thiếu các cơ sở và trang thiết bị sơ cấp cứu TNGT.

- Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, thiết kế sử dụng KCHTGT còn nhiều yếu kém, chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. KCHTGT chưa đáp ứng được nhu cầu, điều kiện phòng ngừa tai nạn chưa đảm bảo.

- Nhiều tuyến đường bộ chưa đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, dòng phương tiện lưu thông là dòng hỗn hợp có tốc độ khác nhau, chất lượng mặt đường nhiều đoạn còn xấu; tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ ATGT còn tương đối phổ biến; các thiết bị, biển báo, cọc tiêu thiếu, không bảo đảm kỹ thuật cũng tác động xấu tới ATGT và gây ra TNGT.

- Nhiều giao cắt giữa tuyến đường sắt với đường bộ, hành lang đường sắt bị xâm phạm nghiên trọng, làm cản trở công tác chạy tàu. Nhiều đường ngang, đặc biệt đường ngang dân sinh mở một cách tuỳ tiện.

- Số lượng phương tiện cơ giới, đặc biệt là xe máy, trong những năm gần đây tăng nhanh. Tính đến 12/2010, trên địa bàn tỉnh có tới 530.114 phương tiện cơ giới, trong đó 12.089 xe ô tô các loại, 518.025 xe máy. Ngoài ra còn nhiều ô tô, xe máy của các địa phương khác hoạt động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ (QL1, 37, 31,…).



Bảng I.2.22. Phân tích nguyên nhân TNGT trên địa bàn tỉnh 2006-2010

Số vụ phân tích

2006

2007

2008

2009

2010

203

217

188

228

186

Do người ĐK PT

84,76%

84,25%

93,30%

88,72%

88,18%

Không làm chủ tốc độ

46,19%

42,47%

47,94%

42,86%

31,18%

Tránh vư­ợt

17,14%

19,18%

12,89%

20,30%

-

Quan sát

9,52%

0,00%

13,92%

9,77%

10,75%

Chiếm đ­ường chạy xe

11,90%

14,38%

11,34%

9,02%

20,96%

Say r­ượu bia

8,00%

8,22%

7,22%

6,77%

8,06%

Nguyên nhân khác

15,24%

15,75%

6,70%

11,28%

11,82%

Nguồn: Ban ATGT tỉnh
3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GTVT 2006 - 2010

3.1 Kết quả thực hiện

Sau 5 năm thực hiện quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 74/2006/QĐ-UBND ngày 20/11/2006, mạng lưới GTVT tỉnh Bắc Giang đã đạt được những mục tiêu cơ bản cả về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải, góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh quốc phòng và đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân.

Về kết cấu hạ tầng


  • Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ:

Nhờ có các dự án được đầu tư từ nguồn ODA, trái phiếu chính phủ, ngân sách trung ương và địa phương, nên hệ thống KCHTGT hiện có đã từng bước khôi phục nâng cấp, nhất là KCHTGT đường bộ phục vụ kịp thời, đắc lực phát triển KT-XH tỉnh nhà và giao lưu với tỉnh khác trong cả nước. Nhiều công trình đã được nâng cấp, cải tạo, đầu tư xây dựng mới, 91% đường tỉnh được trải nhựa hoặc BTXM; giao thông đến các trung tâm huyện cơ bản đã thuận tiện; 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm; vận tải hàng, khách cơ bản đáp ứng được nhu cầu của xã hội; đã hình thành mạng lưới vận tải công cộng bằng xe buýt, chất lượng vận tải ngày càng được cải thiện, nâng cao thể hiện rõ ở hai mặt: phương tiện vận tải tăng, phát triển loại xe khách chất lượng cao, phù hợp với thị trường. Một số kết quả chính được cụ thể như sau:

+ Quốc lộ: QL31 đã nâng cấp đoạn Km42 - Km76 đạt cấp V, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, một số đoạn còn lại đã có dự án, chuẩn bị thi công; QL37 đã nâng cấp đoạn Km70 – Km97 đạt cấp IV, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; QL279 đã nâng cấp đoạn Km37 - Km41 và Km85 - Km93 đạt cấp V, kết cấu mặt đường bê tông nhựa.

+ Đường tỉnh: ĐT398 đoạn Km19+300 - Km50+300 đã nâng cấp, trải nhựa, đạt cấp V, IV (đoạn qua khu đô thị đạt theo tiêu chuẩn đường đô thị), đoạn Đồng Việt – QL1 (Km0 – Km19+300) đang nâng cấp IV; ĐT293 đoạn Km25 - Km45 được nâng cấp đạt cấp V, mặt đường đá dăm nhựa; ĐT248 được nâng cấp toàn tuyến (26 km) đạt cấp V; ĐT291 được nâng cấp và kéo dài đoạn tuyến tử Yên Định vào nhà máy nhiệt điện Sơn Động (dài 9 km) đạt cấp V, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; ĐT294 được nâng cấp toàn tuyến (dài 15 km) đạt cấp V, kết cấu mặt đường đá dăm nhựa; làm mới 5 km trên ĐT295B và ĐT299.

Một số tuyến mới được triển khai xây dựng (không có trong kỳ quy hoạch giai đoạn 2006 – 2010), đó là đường nối ĐT398 với QL18 (dài 7 km) đạt cấp II, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; đang triển khai dự án nâng cấp, cải tạo ĐT293 (xây dựng thêm đoạn tuyến mới từ TP Bắc Giang đến ngã ba Chằm và các tuyến nhánh).

+ Cầu đường bộ: Xây dựng và đưa vào sử dụng cầu lớn như cầu Bắc Giang (trên ĐT295B), cầu Dục Quang, Làng Vàng, Gia Tư (trên QL37), cầu Bến Đám (trên ĐT299) và cầu Bến Tuần trên (ĐT295).

+ GTNT: Công tác phát triển GTNT ở các huyện, thành phố đã được quan tâm đặc biệt và triển khai sâu rộng; với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, vận dụng linh hoạt cơ chế dân chủ ở cơ sở, huy động mọi nguồn lực trong nhân dân phù hợp với tăng trưởng kinh tế của địa phương, đã tạo được sự chuyển biến rõ rệt, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển góp phần xoá đói, giảm nghèo; đề án phát triển GTNT giai đoạn 2010-2020 đã được Hội đồng nhân, UBND dân tỉnh đã thông qua và phê duyệt.

Kết quả công tác phát triển GTNT giai đoạn 2006-2010 vượt chỉ tiêu quy hoạch: 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm, 37,95% được cứng hóa, trong đó đường huyện đạt 58,87%, đường xã đạt 29,1%.

- Kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa:

Đường thuỷ nội địa chưa được đầu tư nâng cấp nạo vét luồng lạch cũng như đầu tư phát triển hệ thống cảng, bến; trong những năm qua chỉ bố trí vốn duy trì luồng lạch, hệ thống báo hiệu dẫn luồng, nhưng rất thấp, chủ yếu trên các đoạn tuyến sông do Trung ương quản lý.

- Kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt:

Nhìn chung các tuyến đường sắt qua tỉnh Bắc Giang chưa được nâng cấp cải tạo nhiều so với yêu cầu, tuyến Kép- Lưu Xá ngừng hoạt động chưa được khai thác trở lại, các tuyến khác mới chỉ được đầu tư để duy trì vận chuyển, đảm bảo giao thông thông suốt; năng lực thông qua và vận chuyển còn rất hạn chế, các công trình phục vụ tại các ga chưa được trang bị đầy đủ, làm giảm tính hấp dẫn, thu hút khách hàng; khối lượng vận chuyển không lớn.



Về vận tải và phương tiện

- Vận tải: giai đoạn 2006-2010 hoạt động vận tải phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt trong vận tải khách công cộng; trước năm 2006, trên địa bàn không có tuyến xe buýt, không có doanh nghiệp hoạt động vận tải taxi, nay đã có 5 tuyến xe buýt, 13 doanh nghiệp HTX vận tải taxi. Khối lượng vận tải năm 2010 đạt 14,37 triệu lượt HK và 7,71 triệu tấn hàng vượt mục tiêu đề ra. Chất lượng vận tải được nâng cao, thể hiện rõ ở các mặt: phương tiện vận tải tăng, phát triển loại xe khách chất lượng cao, phù hợp với thị trường, chất lượng dịch vụ được cải thiện, phương tiện xuất bến đúng giờ, thái độ phục vụ văn minh lịnh sự, không còn hiện tượng chèn khách ép khách.

- Đầu tư bến xe khách: giai đoạn 2006 – 2010 đã xây dựng mới 2 bến xe khách loại 4 là bến xe khách Cầu Gồ (huyện Yên Thế) và bến xe khách Nhã Nam (huyện Tân Yên).

Về tình hình tai nạn giao thông

TNGT trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, tuy nhiên từ năm 2008 đến 2010 so với các năm từ 2005 đến 2007 khi chưa có Nghị quyết số 32 của Chính phủ, TNGT (chỉ tính đường bộ) giảm cả 3 mặt: số vụ giảm 57 vụ = 8,64%; số người chết giảm 46 người = 7%; số người bị thương giảm 58 người = 15,1%.



Về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe

- Công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe được đầu tư theo hướng hiện đại hoá, hoạt động dịch vụ đào tạo được mở rộng và từng bước nâng cao chất lượng; đến năm 2010 thực hiện nâng cấp chuyển đổi 3 cơ sở đào tạo từ mô hình trung tâm đào tạo lái xe lên thành các trường Trung cấp nghề; xây dựng và đưa vào hoạt động 2 cơ sở đào tạo lái xe mới nâng tổng số cơ sở đào tạo trong toàn tỉnh là 5 cơ sở, đủ điều kiện đào tạo lái xe mô tô và ô tô từ hạng A1…E, Fc, với lưu lượng đào tạo 2.740 học viên lái xe các hạng, tăng 2,28 lần (2740/1220) so với năm 2006. 100% các sân bãi tập lái xe của các cơ sở đào tạo đã được cứng hóa; có 5 trung tâm sát hạch đạt tiêu chuẩn loại 3, đủ điều kiện sát hạch lái xe mô tô và 1 trung tâm sát hạch đạt tiêu chuẩn loại 2, đáp ứng yêu cầu sát hạch lái xe ô tô từ hạng B1 đến hạng C; bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 đào tạo và cấp 53.136 giấy phép lái xe các hạng.



Bảng I. 3.1. Kết quả cấp giấy phép lái xe 2006 - 2010

Năm

Tổng cộng

(GPLX)

Trong đó

Mô tô hạng A1

(GPLX)

Ô tô các hạng

(GPLX)

2006

39.225

37.232

1.993

2007

36.356

33.130

3.226

2008

60.377

56.759

3.618

2009

65.770

60.652

5.118

2010

69.073

62.660

6.413

Cộng 2006-2010

270.801

250.433

20.368

Nguồn: Sở GTVT

- Công tác kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện đã được quan tâm, chú trọng, được nâng cao về chất lượng; giai đoạn 2005-2010 bình quân mỗi năm kiểm định 10.000 lượt phương tiện. Hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động dây chuyền kiểm định số 2, công suất kiểm định 15.000 lượt phương tiện/năm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong thời gian tới.



Về công nghiệp GTVT

Công nghiệp GTVT đã có bước phát triển: Trên địa bàn có hai cơ sở đóng tàu là Công ty TNHH Hà Vinh và xí nghiệp đóng tàu Sông Thương mỗi năm đóng mới với sản lượng hàng nghìn tấn phương tiện; tỉnh cũng đã khánh thành xây dựng đồng bộ có quy mô lớn, đi vào sản xuất, lắp ráp ô tô tại nhà máy ô tô Đồng Vàng, sản phẩm xe khách Hyundai County và xe tải Mighty do Nhà máy sản xuất đã có thương hiệu uy tín trên thị trường bởi chất lượng cao, giá cả hợp lý, được nhiều khách hàng lựa chọn.


3.2. Đánh giá chung về giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang

3.2.1. Về kết cấu hạ tầng

3.2.1.1. Kết cấu hạ tầng đường bộ


Phân bổ mạng lưới

Mạng lưới đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bao gồm quốc lộ, đường tỉnh, GTNT.

Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh đã hình thành các trục dọc, trục ngang và đường kết nối; các trục dọc quan trọng gồm QL31, 37, một phần QL1; ĐT293, 295, 296; các trục ngang quan trọng gồm QL1, 279, 37; ĐT398, 299, 291, 289, 298.

Mạng lưới quốc lộ trên địa bàn chiếm khoảng 2,59% tổng số km đường bộ, tạo thành các trục chính quan trọng để các trục đường địa phương kết nối vào; tuy nhiên, việc các trục đường quốc lộ đi qua trung tâm đô thị cũng gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là vào các dịp lễ hội, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

Mạng lưới đường tỉnh chiếm 4,23% tổng số km đường bộ; đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, du lịch tại các địa phương trong thời điểm hiện tại; tuy nhiên, trong định hướng phát triển KT-XH đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp, phát triển nhiều khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, xây dựng phát triển các đô thị,… với mạng lưới đường tỉnh như hiện nay sẽ không đủ đáp ứng được nhu cầu, vì vậy cần phải xây dựng mở mới một số tuyến đường và các công trình phụ trợ.

Mạng lưới GTNT tương đối dày đặc và phân bố hợp lý tại địa bàn các huyện, các xã, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Mạng lưới giao thông đô thị nói chung còn thiếu, các đoạn quốc lộ, đường tỉnh được các địa phương sử dụng như đường đô thị còn phổ biến (đặc biệt là tại các khu vực thị trấn); hệ thống đường vành đai, đường phân bổ chức năng tại các đô thị, thị trấn còn thiếu và chưa hoàn chỉnh để kết nối giữa giao thông đối ngoại và giao thông đối nội.

Tính kết nối

- Kết nối đối nội:

Kết nối từ TP Bắc Giang đi các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Thế tương đối thuận lợi; tuy nhiên từ TP Bắc Giang đi các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động còn gặp nhiều khó khăn do chỉ có một trục dọc là QL31, mới đạt cấp V, năng lực thông qua còn hạn chế.

Đối với khu vực nông thôn, 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm, việc kết nối được liên thông, tuy nhiên do chất lượng đường còn kém, còn nhiều cầu – cống tạm, ngầm tràn nên khả năng kết nối còn hạn chế, gây mất an toàn giao thông, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.

- Kết nối đối ngoại:

Kết nối giữa Bắc Giang với thủ đô Hà Nội và các tỉnh liền kề đã thuận lợi hơn so với trước đây, đặc biệt với Hà Nội và Lạng Sơn; tuy nhiên, kết nối với Hải Dương, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu, cụ thể:

+ Kết nối với Hải Dương: Hiện có hai cách là theo QL31, 37 từ TP Bắc Giang qua huyện Lục Nam sang Chí Linh và đi theo QL1, ĐT398 sang Chí Linh; việc đi theo cả hai lộ trình này đều gặp những hạn chế, khó khăn: nếu theo QL31, 37 tương đối dài, QL31 chất lượng còn kém, đặc biệt là trên đoạn tuyến phải qua cầu Cầm Lý là cầu đi chung đường bộ - đường sắt; đi theo QL1, ĐT398 thì bị cản trở bởi phà Đồng Việt qua sông Thương.

+ Kết nối với Thái Nguyên: Chủ yếu theo QL37, ĐT294 qua cầu Ka; còn theo ĐT292 bị hạn chế bởi các ngầm Ốc, Tam Kha và chất lượng đường ở đoạn cuối tuyến này rất xấu.

+ Kết nối với Bắc Ninh: Theo QL1 là thuận lợi; theo ĐT295B, 295 thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn do phải qua cầu Đáp Cầu đi chung đường bộ - đường sắt và phà Đông Xuyên (ĐT295 – kết nối giữa Hiệp Hòa và Yên Phong).

+ Kết nối với Quảng Ninh: Chủ yếu theo đường vòng, theo QL1 qua Bắc Ninh rồi đi theo QL18; hoặc đi theo QL279, chưa có đường tiếp cận ngắn và thuận lợi hơn.

- Kết nối giữa các phương thức vận tải:

Kết nối giữa đường bộ với đường sắt và đường thủy nội địa còn nhiều hạn chế do thiếu các trục đường bộ thuận lợi vào các ga đường sắt và vào hệ thống các cảng, bến (như cảng Á Lữ, cảng xăng dầu, các bến bốc xếp,…). Chính việc thiếu các trục đường liên kết này đã gián tiếp hạn chế phát triển của các phương thức vận tải khác, đặc biệt là vận tải đường thủy nội địa.

- Kết nối với các khu, cụm công nghiệp:

Trừ khu - cụm công nghiệp Đình Trám có hệ thống đường kết nối tương đối tốt; khả năng kết nối giữa đường bộ, đường thủy nội địa với các khu, cụm công nghiệp khác còn nhiều hạn chế: việc kết nối với KCN Quang Châu mới có 1 điểm kết nối tạm; các KCN Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng chủ yếu đang sử dụng các đường tỉnh, đường huyện nhưng còn hạn chế về mặt chất lượng và khả năng kết nối ra quốc lộ.

- Kết nối với các khu vực đô thị: việc kết nối giữa các khu vực đô thị thông qua hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh kết nối trực tiếp vào các trung tâm; thiếu hệ thống đường vành đai và đường phân bổ chức năng vừa hạn chế khả năng kết nối, vừa gián tiếp gây mất an toàn giao thông.
Chất lượng đường

- Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:

Hệ thống quốc lộ: mặc dù quốc lộ là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, có mật độ giao thông cao nhưng có quy mô thấp, chủ yếu mới đạt cấp V, IV; quốc lộ 1 là trục quan trọng quốc gia cũng như của tỉnh Bắc Giang, mật độ giao thông lớn nhưng mới đạt cấp tiêu chuẩn đường III, thường xuyên ách tắc và xảy ra TNGT.

Đường tỉnh: Chủ yếu mới gần đạt tiêu chuẩn đường cấp V, có tuyến mới đạt cấp VI; đường huyện chủ yếu mới đạt GTNT loại A, B; đường xã chủ yếu đạt loại B và nhiều đoạn chưa vào cấp kỹ thuật.

- Kết cấu mặt đường:

+ Quốc lộ: Chủ yếu được trải bê tông nhựa, chiếm trên 76%, còn lại là đường đá dăm nhựa.

+ Đường tỉnh: Tỷ lệ nhựa và BTXM hoá đạt khoảng 90,87%, còn lại là đường cấp phối (9,13%), chất lượng nhìn chung còn thấp và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn nhựa bị hỏng nặng và bị cấp phối hoá do thiếu sự bảo trì và do xe tải trọng lớn gia tăng.

+ GTNT:


Đường huyện: Tỉ lệ nhựa hoá mới đạt 44,4%; cấp phối 40,4%. Phân bố mức độ chiều dài đường được nhựa hoá giữa các huyện là không đồng đều, do vậy cần có những điều chỉnh tích cực, nâng dần tỉ lệ nhựa hoá và cân đối tỉ lệ mặt nhựa theo số km đường giữa các huyện.

Đường xã: Kết cấu mặt đường chủ yếu vẫn là cấp phối - đất (chiếm tới 63,8%), còn lại là đường đá nhựa, BTXM, lát gạch (36,2%); chất lượng đường còn xấu, gây khó khăn cho các phương tiện giao thông qua lại, đặc biệt là vào mùa mưa lũ.

Đường thôn xóm: Với phong trào làm GTNT, nhân dân tự làm đường thôn xóm, nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ trong những năm gần đây, tỉ lệ đường thôn xóm được cứng hoá khoảng 38,5%.

+ Đường đô thị:

Đã được nhựa hóa, hoặc BTXM hóa 95%, vẫn còn một số trục đường đô thị là đường cấp phối và đường đất, chất lượng nhiều đoạn đường đô thị (đặc biệt là tại các huyện) còn thấp, hạn chế khai thác và lưu thông an toàn cho người dân.

- Các công trình trên đường:

+ Quốc lộ:

Trên hệ thống quốc lộ vẫn còn nhiều cầu yếu như cầu Cẩm Đàn, An Lập, Hữu Sản (thuộc QL31), Tẩu, Hạ, Suối Lốc, Mục II, Khe Báng, Sông Bóng (thuộc QL279) làm hạn chế khả năng lưu thông.

+ Đường tỉnh:

Hệ thống cầu trên các tuyến đường tỉnh chưa hoàn chỉnh, riêng một số cầu như cầu Bến Đám trên ĐT299, cầu Mỹ Độ trên ĐT295B, cầu Bố Hạ trên ĐT292, cầu Vát trên ĐT296, cầu Lục Nam trên ĐT293 được xây dựng hoàn chỉnh, còn lại các vị trí khác như bến phà Đồng Việt ĐT398 nối sang Hải Dương, bến phà Đông Xuyên ĐT295 nối sang Bắc Ninh, ngầm Chè trên ĐT291, ngầm Ốc, Tam Kha trên ĐT292,… chưa được xây dựng cầu, nên rất hạn chế lưu thông và đặc biệt gây mất an toàn giao thông vào mùa mưa lũ.

+ GTNT:

Hệ thống đường xã nói chung còn rất lạc hậu, nền, mặt đường nhỏ, hẹp, đường chưa vào cấp; các công trình trên tuyến còn tạm thời; đường thôn xóm đều chưa đạt cấp, đường hẹp, chất lượng đường còn xấu.


Bến bãi đường bộ

Bến xe khách còn nhiều hạn chế, mới được đầu tư ở mức thấp (chủ yếu mới đạt loại 4, 5), bãi xe tĩnh chưa được quan tâm đúng mức, còn ít về số lượng, nhỏ về diện tích và chất lượng phục vụ chưa thực sự tốt.


Việc đầu tư xây dựng các bến xe khách gặp nhiều khó khăn, theo quy hoạch các huyện đều có bến được xây dựng mới, nhưng các doanh nghiệp không mặn mà với việc đầu tư xây dựng bến, phần vì do thiếu vốn, không được hỗ trợ kinh phí xây dựng, kinh doanh bến không có hiệu quả do mức lệ phí xe ra vào bến thấp,… có doanh nghiệp không giải phóng được mặt bằng.

Tổ chức quản lý điều hành, bảo trì, bảo dưỡng đường bộ

Việc quản lý hành lang bảo vệ công trình giao thông còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng chính quyền địa phương cấp đất, giấy phép xây dựng, đấu nối trong hành lang đường bộ, đường sắt vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông làm các địa điểm họp chợ, xây dựng nhà cửa, lều quán, địa điểm kinh doanh,… còn diễn ra nhiều trên các trục quốc lộ, đường tỉnh; việc mở các đường ngang đường sắt trái quy định vẫn còn tái diễn, gây mất trật tự, an toàn giao thông, khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng khi các công trình được nâng cấp, mở rộng.

Công tác quản lý, bảo trì đường bộ chưa thực sự được quan tâm đúng mức do thiếu vốn, thiếu các cơ chế, quy định cho công tác quản lý, bảo trì, đặc biệt đối với đường GTNT.

3.2.1.2. Kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa


Mạng lưới đường sông tương đối thuận lợi; các sông chính có luồng lạch tương đối ổn định, nước chảy êm, thuận lợi cho vận tải; tuy nhiên một số đoạn tuyến có bán kính cong nhỏ, gấp khúc cần có trang bị đầy đủ hệ thống thông tin tín hiệu đảm bảo an toàn cho các phương tiện vận tải đường sông.

Hệ thống sông ngòi đầm hồ chưa được quan tâm đầu tư khảo sát xây dựng quy hoạch phát triển để khai thác hết tiềm năng; hàng thông qua cảng chính còn thấp; có nhiều bến bãi dọc sông tự phát, chưa được quy hoạch phát triển đồng bộ, còn nhiều bến đò ngang.

Công tác quản lý, khai thác đường thủy nội địa còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được lợi thế vốn có.

Hệ thống cảng sông, bến bãi

Hệ thống cảng sông chưa được đầu tư, khai thác, quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả thấp; không khai thác được lợi thế tự nhiên vốn có.

Còn nhiều bến khách ngang sông; đường lên xuống các bến khách chưa được cứng hoá, đi lại khó khăn, mất an toàn, nhất là vào mùa mưa; thiếu hệ thống thông tin biển báo; phương tiện vận chuyển nhỏ, thô sơ, gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.

3.2.1.3. Kết cấu hạ tầng đường sắt


Hai tuyến đường sắt đang khai thác Hà Nội – Đồng Đăng và Kép – Hạ Long chưa được nâng cấp, chủ yếu mới đầu tư để duy trì khai thác; tuyến Kép – Lưu Xá vẫn dừng hoạt động, chưa được khai thác trở lại; tuyến đường sắt chuyên dùng nối tới Nhà máy Đạm và Hóa chất Hà Bắc chưa được khôi phục.

Dọc tuyến đường sắt có nhiều đường ngang đường bộ giao cắt với đường sắt, đặc biệt là nhiều đường ngang dân sinh tự phát không quản lý được.


Hệ thống nhà ga

Nhà ga và cơ sở hạ tầng trong ga còn rất hạn chế, chất lượng thấp, thiếu các trang thiết bị phục vụ khách; hệ thống thông tin lạc hậu, chưa được đầu tư nâng cấp; thiếu các hệ thống đường trong ga và đường liên kết giữa ga với hệ thống đường bộ, do vậy hạn chế năng lực khai thác các ga.


3.2.2. Về vận tải và phương tiện

Vận tải hàng và khách tăng cao, đáp ứng được nhu cầu về số lượng; chất lượng vận tải ngày càng được cải thiện. Khối lượng vận chuyển năm 2006: hàng hóa đạt 5,261 triệu tấn, hành khách 5,68 triệu HK; năm 2010 đạt 7,71 triệu tấn hàng hóa và 14,37 triệu HK, tăng trưởng rất cao, đạt 24,9%/năm; ổn định hoạt động vận tải trên các tuyến VTK cố định, đặc biệt thời gian qua đã tổ chức được các tuyến vận tải buýt, kiểu buýt từ TP Bắc Giang đi các huyện phục vụ nhu cầu đi lại của người dân; công tác điều hành có nhiều tiến bộ, xe chạy đúng giờ, đúng luồng tuyến, thái độ và phong cách phục vụ của các lái – phụ xe đã văn minh hơn, chiếm được nhiều cảm tình và lấy được lòng tin của hành khách.

Số lượng phương tiện đường bộ tăng khá nhanh; số lượng phương tiện năm 2010 gấp 7,6 lần năm 2005; phương tiện vận tải hành khách cũng tăng lên một cách rõ rệt về cả số lượng và chất lượng.

Tình trạng các xe chở khách cũ kỹ, lạc hậu thiếu an toàn không còn phổ biến như trước.


3.2.4. Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, trong những năm qua, Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo mở rộng các cơ sở đào tạo lái xe, thu hút nguồn lực trong xã hội từ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài ngành, các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (phòng học, trang thiết bị, phương tiện,...) nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên,... nên năng lực đào tạo, sát hạch lái xe thường xuyên được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu học, thi lấy giấy phép lái xe của nhân dân.

Năm 2006, có 5 cơ sở đào tạo với 49 phòng học, 216 giáo viên, 169 xe ô tô tập lái, lưu lượng đào tạo lái xe ô tô là 1.220 học sinh. Đến năm 2010 đã vượt trội, có tổng số 71 phòng học (tăng 44,9%), 338 giáo viên (tăng 56,48%), 259 xe tập lái (tăng 53,25%), xe tập lái hạng B đạt lộ trình đổi mới theo quy định của ngành; các bãi tập đều đã được cứng hóa bằng bê tông xi măng.

Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo lái xe đã có sự phát triển mạnh cả về cơ sở vật chất và quy mô đào tạo, lưu lượng đào tạo lái xe ô tô tăng từ 1.220 học sinh (năm 2006) lên 2.500 học sinh (năm 2010) bằng 2 lần.

Kết quả cấp giấy phép lái xe ô tô từ năm 2006 đến năm 2010 cho thấy mức tăng trưởng bình quân 14,9%/năm đối với mô tô hạng A1 và khoảng 23,3%/năm đối với ô tô.

Tuy nhiên, so với xu hướng phát triển chung để đáp ứng nhu cầu cao hơn cho thấy hiện nay chưa có cơ sở đào tạo quy mô lớn, hiện đại, chất lượng đội ngũ quản lý, giáo viên còn hạn chế; các cơ sở sát hạch giấy phép lái xe còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu.



Bảng I.3.2. Tổng hợp đánh giá thực hiện Quy hoạch 2006-2010




Mục tiêu Quy hoạch

2006-2010

Thực hiện đến 2010

So với mục tiêu

Quốc lộ

Tối thiểu cấp IV







QL1

Duy trì cấp III

Duy trì cấp III

Đạt

QL31, QL37 QL279

Nâng cấp đạt tối thiểu cấp IV, cải tạo các cầu yếu

QL31: Cấp V

QL37:Km13-45+600 Cấp V;

Km70 - 97: Cấp IV

QL279: Cấp IV



Chưa đạt

Đường tỉnh

X/d, N/c đạt cấp IV trở lên










Nhựa hóa đạt 85%

90,87%

Đạt

ĐT 398

N/c Km15-17, Km23-30 theo tiêu chuẩn đường đô thị

Km0-19+300: đang X/d cấp II, III

Km28+900-50+300 Cấp V, IV



Đạt,

ĐT295

X/d cầu Bến Tuần và 5 cầu yếu

X/d cầu Bến Tuần

Đạt

ĐT293

N/c Km15-Km, 45+400 cấp V

cấp

Chưa đạt

ĐT291

XD Nòn – NM điện Sơn Động cấp V, xây dựng cầu Lãn Chè

Chưa xây cầu Lãn Chè

Chưa đạt

ĐT294, 296, 298, 297, 292, 242, 248...

Nâng cấp đạt cấp IV-V

ĐT294 cấp ĐT248 cấp VI



Chưa đạt

GTNT

100% xã có đường ô tô đến TT

Bê tông hóa 30 - 40%



100% xã có đường ô tô đến TT

Bê tông hoa 38%

Đề án ”Phát triển GTNT giai đoạn 2010-2020” (2009)


Đạt 100%

Đường sông

Nạo vét luồng lạch

Quản lý và khai thác tốt cảng



Không được nạo vét, chỉ duy trì luồng hoạt động

Cảng Á lũ không hết công suất



Chưa đạt

Đường sắt

Khai thác tối đa 2 tuyến




Chưa đạt

Vận tải

9,5-10 triệu HK; 5-7 triệu tấn hàng

14,37 tr.HK; 7,71 tr. tấn (2010)

QH phát triển VTKCC bằng xe buýt đến 2020



Đạt 144%HK

110% Tấn


Vốn đầu tư

1.552 tỷ đồng

1.800 tỷ đồng (không tính vốn WB nâng cấp QL37)

Đạt 116%

Nguồn: Sở GTVT, Tư vấn


3.2.5. Nguyên nhân hạn chế tình hình phát triển GTVT

- Về vĩ mô, nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, thu nhập bình quân năm 2010 mới đạt trên 1.000 USD/người, mới thoát ra khỏi nhóm nước nghèo, nhóm nước có thu nhập thấp nhất; nguồn vốn đầu tư công, trong đó có đầu tư cho KCHTGT còn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, chủ yếu tập trung cho các công trình trọng điểm. KCHTGT cả nước có quy mô nhỏ bé, chất lượng xấu, chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Cũng trong hoàn cảnh đó, mạng lưới GTVT tỉnh Bắc Giang có xuất phát điểm thấp, thấp hơn so với khu vực và trung bình cả nước, chưa đáp ứng được nhu cầu của vận tải, phát triển KT-XH của địa phương, đây là một gánh nặng về đầu tư.

- Thế mạnh của giao thông đường sông chưa được phát huy để san sẻ với giao thông đường bộ; hạ tầng giao thông đường sắt còn lạc hậu, hệ thống cảng, bãi sông chưa đạt yêu cầu. Dịch vụ vận tải và công nghiệp giao thông chưa có khả năng phát huy tiềm năng về vị trí và truyền thống để trở thành một ngành kinh tế đáng kể.

- Vốn đầu tư cho KCHTGT thấp, lại phụ thuộc lớn vào nguồn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, bao gồm cả ODA; nguồn vốn huy động khác còn hạn chế, chưa tạo động lực xã hội hoá về GTVT (đặc biệt trong lĩnh vực phát triển KCHTGT đường bộ), tiến độ thực hiện các dự án thường bị chậm hoặc không thực hiện được đúng theo kế hoạch, quy hoạch.

Nguồn vốn mới chủ yếu tập trung cho đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, vốn cho công tác quản lý bảo trì thấp, nhiều tuyến đường tỉnh thậm chí cả quốc lộ không được bảo trì nên xuống cấp nhanh. Hệ thống đường GTNT, cảng bến địa phương hầu như không được bảo trì theo quy định.

- Công tác giải phóng mặt bằng còn khó khăn, chậm khi thực hiện triển khai dự án; xử lý các sai phạm về xây dựng, hành lang đường bộ còn hạn chế ở hầu hết các địa phương.

- Năng lực quản lý, thi công các công trình còn hạn chế

- Việc phối hợp với các cơ quan chức năng cũng như địa phương nơi có dự án chưa chặt chẽ làm cho dự án phải chỉnh sửa, kéo dài thời gian, chậm tiến độ và tốn kém.

PHẦN II

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ



DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI

I. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 05/2009 ngày 13/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015, có thể tóm tắt những nội dung chính như sau:


1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội

1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1.1.1. Quan điểm phát triển

a) Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu kinh tế của tỉnh chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ.

b) Tập trung cao vào phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; ưu tiên phát triển các sản phẩm chủ lực có lợi thế, có giá trị hàm lượng công nghệ cao, từng bước hướng mạnh ra xuất khẩu, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa và cả nền kinh tế.

c) Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng nhu cầu thị trường; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất/đơn vị diện tích, canh tác. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ.

d) Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
1.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

Đến năm 2015

Theo nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, một số chỉ tiêu chủ yếu đến 2015:

- Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 11% đến12%.

- Cơ cấu kinh tế trong GDP: Công nghiệp - xây dựng 38,5% - 40%; dịch vụ 37,5% - 38%; Nông, lâm, thủy sản 22 - 24%

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.315-1.380 USD/người/năm.

- Thu ngân sách trên địa bàn 2.300 tỷ đồng

- Kim ngạch xuất khẩu 800 triệu USD

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 80 nghìn tỷ đồng

- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 620 nghìn tấn

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2-3% năm

- Giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm 27.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 75%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 15%

- Tỷ lệ hộ được công nhận danh hiệu “gia đình văn hóa” 80%; tỉ lệ làng, bản, khu phố được công nhận danh hiệu “làng văn hóa” 60-65%

- Tỷ lệ dân số thành thị 14-16%

- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt 42%.

- Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch 99%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 88%.

- Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới 20%

- Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh trên 70%. Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trên 82%.


Đến năm 2020

Căn cứ Quyết định số 05/2009 ngày 13/01/2009của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 thì các chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh cụ thể như sau:

- Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn (2016- 2020) là 12%/năm.

- Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 49,2%; dịch vụ 37,1; Nông, lâm, thủy sản 13,7%.

- Phấn đấu giảm dần mức chênh lệch GDP/người so với trung bình cả nước và vượt mức các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2020 là 15% -16% năm.

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế 100%

- Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân mỗi năm 0,5 - 0,8%)

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị xuống khoảng 4% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2020 có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 80% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa được cấp huyện công nhận.

- Nâng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2020

- Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân số ở thành thị dùng n­ước hợp vệ sinh đạt 99,5% và ở nông thôn đạt 95%.


1.1.3. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm

(1). Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp-dịch vụ: Cải thiện môi trường đầu tư, nhất là thủ tục hành chính, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, đổi mới xúc tiến đầu tư, xúc tiến đầu tư ở cả trong nước và nước ngoài. Tăng cường thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Chú trọng thu hút những dự án lớn, có công nghệ tiên tiến, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách của tỉnh.

(2). Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới: Phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở quy hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, gắn với thị trường và công nghiệp chế biến; nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng và giữ gìn thương hiệu sản phẩm, nâng sức cạnh tranh, tăng giá trị, mang lại thu nhập cao và ổn định, bền vững cho nông dân; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

(3). Phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị: Xây dựng quy hoạch có chất lượng với tầm nhìn xa; quản lý và thực hiện tốt quy hoạch. Huy động các nguồn lực để đầu tư cải tạo, nâng cấp KCHT, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đô thị, giáo dục, y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuẩn bị các điều kiện để TP Bắc Giang hướng tới các tiêu chí của đô thị loại 2; xây dựng một số khu đô thị mới; nâng cấp một số thị trấn theo phân kỳ quy hoạch.

(4). Nâng cao chất lượng dy nghề: Quan tâm đầu tư mạnh hơn cho dạy nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh gần với nhu cầu của doanh nghiệp và nhu cầu xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho nông dân gắn với sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

(5). Phát triển du lịch: Tăng cường đầu tư hạ tầng và kêu gọi các dự án du lịch đầu tư vào Hồ Cấm Sơn và khu vực Tây Yên Tử. Hình thành các sản phẩm du lịch có lợi thế của địa phương; quan tâm đào tạo đội ngũ làm công tác du lịch. Khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh về du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
1.1.4. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Tập trung đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng KT-XH hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là:

- Đầu tư có trọng tâm, dứt điểm; kết hợp giữa đầu tư nâng cấp, cải tạo với duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác hạ tầng. Ưu tiên phát triển hạ tầng phục vụ công nghiệp, nông nghiệp nông thôn. Xây dựng đồng bộ hạ tầng ngoài khu, cụm công nghiệp hiện có. Tranh thủ các nguồn vốn để tiếp tục nâng cấp một số tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn,

- Phấn đấu nâng cấp, trải nhựa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 70 - 80% hệ thống đường xã; nâng cấp, cứng hóa hệ thống đường GTNT, gồm cả cầu trên đường đến các xã, bảo đảm đi lại thuận lợi cả 2 mùa đạt 100% vào năm 2020;

- Nâng cấp hệ thống đường sông, đường sắt đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế để lưu thông hàng hóa thuận lợi;

- Nâng cấp hệ thống bến bãi, cảng sông, cảng nội địa, trạm, kho hàng hóa, xăng dầu, hạ tầng bưu chính viễn thông, hạ tầng du lịch phục vụ cho phát triển kinh tế. Xây mới cảng container Đồng Sơn - Yên Dũng, cảng cạn ở Kép - Lạng Giang và cảng Quang Châu - Việt Yên; nâng cấp cảng chuyên dùng Bắc Giang và các cảng sông còn lại trên 3 con sông chính;

- Nâng cấp hệ thống điện, cấp thoát nước; hoàn thành nâng cấp, cải tạo hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi theo hướng kiên cố hóa để sử dụng tiết kiệm nước và cơ bản chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp vào năm 2015;

- Xây dựng hạ tầng thương mại, du lịch, hệ thống siêu thị, cửa hàng; nâng cấp chợ nông thôn phục vụ phát triển thương mại; nâng cấp các tuyến đường vào các khu, điểm du lịch lớn (khu du lịch Khuôn Thần, Suối Mỡ, Tây Yên Tử);

- Nâng cấp các bệnh viện, trạm xá, trường học (gồm cả các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề) và các cơ sở nghiên cứu phát triển giống cây, giống con, các công trình phúc lợi, bảo tồn, bảo tàng di sản văn hóa.
2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

2.1. Phương hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt từ 18% - 19,5% giai đoạn 2011 - 2015 và đạt khoảng 14,5% giai đoạn 2016 - 2020. Đưa Bắc Giang từ một tỉnh nông nghiệp là chủ yếu trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu.

- Tập trung cao độ cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo tiền đề chuyển dịch cơ cấu lao động. Xác định KCN, cụm công nghiệp là địa bàn kinh tế quan trọng, tập trung phát triển KCN, cụm công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng kinh tế, phát triển đô thị và dịch vụ.

- Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt khoảng 500 triệu đô la Mỹ vào năm 2020; đưa tỷ lệ lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng từ 8,86% lên gần 22% vào năm 2020.


- Bố trí các KCN gắn với dịch vụ và phát triển đô thị theo các trục không gian phát triển chủ yếu gồm: Trục Nam - Bắc gắn với quốc lộ 1, đường tỉnh 295B, trục Tây Nam - Đông Bắc gắn với quốc lộ 31, trục Tây - Nam gắn với quốc lộ 37 và trục Tây Bắc - Đông Nam gắn với đường tỉnh 398 nối với hành lang đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long.



2.2. Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân hàng năm 2,8%-3,2% năm giai đoạn 2011 - 2015 và 3,5% năm giai đoạn 2016 – 2020.


a) Nông nghiệp


- Bảo đảm an ninh lương thực, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát triển nhóm cây, con có thế mạnh là “4 cây (cây ăn quả, cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày), 2 con (lợn và bò)”; nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích canh tác, phấn đấu đạt khoảng 50 triệu đồng vào năm 2020. Tỷ suất hàng hóa nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 40%, giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 50%.

- Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mở rộng diện tích vụ Đông, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trồng rau an toàn, trồng hoa và cây cảnh ở vùng ven đô, ven thị trấn, thị tứ.

- Tăng nhanh tỷ trọng chăn nuôi lên khoảng 45% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt còn chiếm khoảng 49% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 6% trong cả giai đoạn quy hoạch;

b) Lâm nghiệp


- Xây dựng lâm phận ổn định theo 3 loại rừng, phấn đấu đưa cơ cấu của ngành chiếm khoảng 3% trong tổng GDP vào cuối thời kỳ quy hoạch.

- Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 145.974,7 ha; trong đó, diện tích rừng đặc dụng giữ ổn định ở mức 15.411,3 ha, rừng phòng hộ 18.803 ha và rừng sản xuất 111.760,4 ha.


c) Thuỷ sản


Phấn đấu đến năm 2020, khai thác 90% tổng số diện tích có khả năng nuôi thuỷ sản (gần 13 nghìn ha). Áp dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản đạt 25 đến 30 tạ/ha theo hình thức nuôi trồng công nghiệp và bán công nghiệp. Nâng tổng sản lượng cá nuôi toàn tỉnh đạt 25 - 30 nghìn tấn vào năm 2010 và đạt 38 - 40 nghìn tấn vào năm 2020. Đưa tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thuỷ sản đạt khoảng 15%/năm.
2.3. Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ

Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương