Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim



tải về 0.9 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Các lễ hội của La Mã

La Mã là một cộng đồng có nhiều lễ hội nhất, trong mỗi một năm họ có đến hơn một trăm lễ hội, trong đó, những lễ hội đáng chú ý nhất là một số lễ hội thần thánh hóa người chết, các linh hồn ở thế giới ngầm (âm phủ, âm ti, địa ngục), các lễ hội của họ chủ yếu thường mang ý nghĩa tạo sự an lạc cho người chết và dập tắt các cơn giận của họ.

Đa số các lễ hội của họ luôn được chế ngự bởi sự giải phóng bản năng và buông thả theo lòng ham muốn và dục vọng, và thực tế này được chứng minh bởi nhà viết kịch hài Plautus qua câu nói của ông: trong khả năng của bạn, bạn cứ ăn những gì bạn muốn, đi đến đâu bạn muốn và yêu thích người nào bạn muốn(43).



Lễ hội nổi tiếng nhất của họ:

Lễ tình yêu(44): nó được ăn mừng vào ngày 14 tháng hai hàng năm nhằm để biểu hiện niềm tin tôn giáo thờ thần tượng của họ, đó là tình yêu dành cho đức thánh. Ngày lễ này được hình thành trước năm 1700 vào thời điểm tín ngưỡng thờ thần tượng đang thịnh hành và phổ biến ở La Mã. Đất nước của họ đã loại trừ những ngày của tín ngưỡng thờ thần tượng dưới tay của vị thánh Valentine, người đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo từ tín ngưỡng thờ thần tượng. Và khi đất nước La Ma chuyển sang đạo Thiên Chúa thì họ giữ lại ngày lễ này. Họ lấy ngày mà thánh Valentine tử vì đạo làm ngày ăn mừng cho các vị tử đạo.

Ngày lễ này được Mỹ và các nước châu Âu vẫn ăn mừng cho đến tận ngày nay với thông điệp tôn vinh tình bạn bè khác phái, hâm nóng tình yêu giữa các cặp vợ chồng và giữa các đôi tình nhân, và ngày lễ ngày đã trở thành một hoạt động cho lợi ích xã hội và kinh tế. Rồi ngày lễ này được biết đến trong nhiều trường Phổ thông, Đại học ở nhiều quốc gia Islam, các học sinh, sinh viên thường hưởng ứng ngày lễ này, họ mặc các loại quần áo đặc trưng, họ gởi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng và tặng nhau những món quà để biểu hiện tình yêu dành cho nhau, và đa số họ không nhận thức được rằng nguồn gốc của ngày lễ đó là ngày lễ thờ thần tượng và sau đó là lễ của Thiên Chúa giáo.

Dường như một ngày lễ khác được hình thành từ khái niệm của ngày lễ này, đó là lễ mừng kỷ niệm ngày cưới mà các cặp vợ chồng tổ chức ăn mừng mỗi năm vào ngày mà họ đã cưới nhau với mục đích để xác nhận và khẳng định lại tình yêu giữa họ. Thói quen này đã được chuyển đến những người Muslim, ở nhiều quốc gia Islam, một số các cặp vợ chồng Muslim bắt chước theo thói quen này từ những người ngoại đạo cũng tổ chức lễ kỷ niệm ngày cưới .. thật đáng buồn!

La Mã có các lễ hội khác nữa, một số lễ hội được kế thừa từ Hy Lạp chẳng hạn như lễ Backus, một số lễ hội tự sáng lập như lễ cho linh hồn của những người đã chết, lễ Irkalia, lễ Staron, ...

Quả thật, bất chấp sự thay đổi trong tín ngưỡng của họ các lễ hội của họ vẫn được duy trì và bảo tồn cho đến thế kỷ thứ tư và thứ năm sau công nguyên. Và các lễ hội của họ nhiều đến mức không thể kể hết khiến họ làm một nhiệm vụ đầu tiên của lịch La Mã là thống kê các lễ hội lại và sắp xếp chúng theo sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của nhân dân.


  • Các lễ hội của tôn giáo Sabean(45)

  1. Đại lễ: là lễ hội tôn vinh chúa tể ánh sáng, trong lễ hội này họ ở lại trong nhà của họ suốt 36 giờ liên tục không nhắm mắt lại vì sợ rằng quỷ Shaytan xâm nhập quấy rối họ. Thời gian diễn ra cho lễ hội này là bốn ngày cả thảy, trong những ngày này họ thường giết cừu và gà, và họ không làm bất cứ công việc nào mang tính trần tục trong những ngày này.

  2. Tiểu lễ: đó là một ngày duy nhất, và có thể cũng được kéo dài tới ba ngày vì mục đích thăm viếng nhau, và ngày lễ ngày diễn ra sau đại lễ 118 ngày.

  3. Lễ Albenjh: đó là lễ hội kéo dài trong năm ngày mỗi năm nhuận, nó được diễn ra sau tiểu lễ bốn tháng; một trong những nghi thức trong lễ hội này là rửa tội bằng cách họ dìm toàn cơ thể xuống dòng nước chảy ba lần trước khi ăn mỗi ngày trong những năm ngày đó; ý nghĩa cho việc làm rửa tội đó của họ là xóa đi những tội lỗi và sai quấy của họ của năm vừa qua và thả chúng trôi ra biển cả.

  4. Lễ tưởng nhớ Nabi Yahya u: nó được diễn ra trong một ngày duy nhất sau lễ Albenjh 60 ngày, đây là một trong những ngày thiêng liêng nhất của họ; họ cho rằng đây là ngày Nabi Yahya u ra đời, một vị Nabi chỉ dành riêng cho họ, một vị Nabi đã đưa họ trở về với tôn giáo của Adam u và làm cho nó tinh khiết và thuần túy trở lại sau khi nó đã bị biến dạng do sự trôi qua của thời gian(46).

Ngoài những ngày lễ này họ còn có nhiều ngày lễ khác nữa, trong đó có những việc làm và nghi thức mê tín, họ cấm những điều tốt lành mà Allah I cho phép và cho phép những điều Ngài nghiêm cấm. Và những nghi lễ của tín ngưỡng thờ thần tượng luôn là những thứ gì đó rất kỳ quặc khiến trí tuệ của con người khó mà hiểu được.

Xin ca ngợi và tán dương Allah, Đấng đã hướng dẫn chúng ta, cầu xin Ngài củng cố tấm lòng và tinh thần của chúng ta luôn vững chắc trong tôn giáo chân lý của Ngài bởi quả thật Ngài là Đấng Hằng Nghe và Đáp Lại lời cầu nguyện.



  • Các ngày lễ của người Do thái:

  1. Lễ đầu năm mới mà những người Do thái gọi là lễ Hiche, nó nhằm ngày đầu tiên của tháng mười dương lịch. Họ cho rằng đó là ngày mà Isaac (Nabi Ishaaq u) được chuộc mạng khi bị cha Ibrahim mang đi giết tế theo niềm tin sai lệch của họ(47). Và ngày lễ này của họ là ngày đại lễ giống như đại lễ Eid Al-Adha của người Muslim.

  2. Lễ Somaraa hay Kippur, đó là ngày được tha thứ tội lỗi.

  3. Lễ hội bóng mát: đó là ngày 15 tháng 10, vào ngày hôm đó họ lấy những nhánh cây che mát và họ còn gọi ngày đó là ngày lễ nhịn chay của đức trinh nữ Maria (Maryam).

  4. Lễ bánh không men: Đó là lễ phục sinh nhằm vào ngày 15 tháng 4 dương lịch, đó là ngày đánh dấu kỷ niệm dân Israel thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập vào thế kỷ 13 trước công nguyên; thời gian mà lễ này diễn ra là 8 ngày cả thảy đối với những người Israel ở Palestine, còn những người Do thái cải cách tổ chức lễ này trong bảy ngày, trong đó họ có ngày gọi là ngày Alsadar dùng để đọc câu chuyện về người dân Israel thoát khỏi ách nô lệ từ một cuốn sách mang tên Alhakada và ăn bánh mì không men(48) để tưởng nhớ sự hoạn nạn của dân Israel trong lúc chạy trốn, trong lúc chạy trốn thì họ chỉ ăn bánh không lên men do họ không có thời gian để lên men cho bánh. Và những người Do thái vẫn duy trì tục ăn bánh này trong những ngày lễ này của họ.

  5. Lễ bảy tuần: còn được gọi lễ ngủ tuần hay lễ ngôn hoan; họ cho rằng đó là ngày mà Allah đã nói chuyện với Musa (Moses) u.

  6. Lễ xóa tội trong tháng 10 của năm Do thái, trong tháng này, mỗi người lấy ra chín ngày để thờ phượng, hành đạo và nhịn chay, được gọi là những ngày sám hối.

  7. Lễ trăng lưỡi liềm đầu tháng: họ thường tổ chức ăn mừng sự ra đời của mỗi mặt trăng mới, họ thổi những chiếc kèn bằng sừng tại ngôi đền Maqdis – Jerusalem và đốt lửa để mừng vui.

  8. Lễ Jubilee: là ngày lễ được nói đến trong Leviticus(49).

Ngoài ra, họ còn có nhiều ngày lễ khác nữa như: lễ chiến thắng hoặc được gọi là lễ Purim và lễ phúc lành(50).

  • Các ngày lễ của Thiên Chúa giáo:

1- Lễ phục sinh: đây là ngày lễ quan trọng nhất hàng năm của Thiên chúa giáo, một mùa chay lớn diễn ra trong bốn mươi ngày trước ngày lễ này(51).

C


Những quả trứng được nhuộm nhiều màu sắc trong Lễ phục sinh
ông chúng trong tín đồ Thiên Chúa đón mừng lễ này cho đến ngày nay, nó diễn ra sau khi mặt trăng đã tròn của mùa xuân trong khoảng giữa (22 tháng 3 và 25 tháng 4), và các nhà thờ Thiên Chúa chính thống phương đông thường đón mừng lễ này trễ hơn những giáo phái và xử sở Thiên Chúa khác, và những nghi thức, nhịn chay và những ngày của lễ phục sinh là một trọn vẹn trong mỗi năm của Thiên Chúa giáo(52).

2- Lễ mừng Giê-su (Nabi Ysa) u ra đời: họ gọi lễ này là Christmas (Lễ Giáng sinh), đó là ngày 25 tháng 12 đối với công chúng tín đồ Thiên Chúa, còn đối với những người Coptic thì nó nhằm vào ngày 29 tháng Kiahk, đây là ngày lễ đã có từ lâu và được nhắc đến trong các cuốn sách lịch sử.

Đối với Thiên Chúa giáo thì lễ này mang ý nghĩa hàng năm tưởng nhớ đến ngày Giê-su (Nabi Ysa) u ra đời. Trong ngày này, họ có nhiều nghi lễ và thờ phượng, họ đi nhà thờ và đứng cầu nguyện(53).

Tâm điểm của lễ được sôi động vào nửa đêm, các nhà thờ được trang hoàng, mọi người sẽ ca hát những bài hát mừng Giáng sinh. Trong ngày lễ này, những người Thiên Chúa có những nghi lễ, như: những người Thiên chúa Palestine và các vùng lân cận tụ tập lại trong đêm giáng sinh tại Bethlehem, thành phố được cho là Giê-su (Nabi Ysa) u ra đời để đón mừng thánh lễ nửa đêm. Một số họ đốt thân cây giáng sinh sau đó chừa lại phần chưa đốt, họ tin rằng sự đốt đó mang lại điều may mắn, và quan niệm này phổ biến ở Anh, Pháp và các nước Scandinavia(54).



  1. Lễ Hiển linh: (trong tiếng Anh gọi là Epiphany), nhằm vào ngày 19 tháng giêng, còn đối với những người Coptic thì nhằm vào ngày 11 tháng Tuba (tháng thứ năm theo lịch Ai cập cổ). Lễ này có nguồn gốc từ những người Coptic trong việc mừng kỷ niêm cho Nabi Yahya u con trai của Nabi Zakaria (Zakariya) u. Đây là ngày rửa tội của Giê-su (Nabi Ysa) u con trai của Maria (Maryam) trong dòng sông của Jordan, khi Người tắm thì Chúa thánh thần (Chúa trời) kết nối với Người; bởi thế, những người Thiên Chúa vào ngày hôm đó thường nhúng con cái của họ vào trong nước(55).

  2. Lễ đầu năm mới dương lịch: (tết Tây theo cách gọi của người Việt): Trong thế giới ngày nay, ngày lễ này là một sự kiện được đón mừng rất lớn, không những riêng các quốc gia Thiên Chúa giáo ăn mừng ngày lễ này mà nhiều nước khác trên thế giới cũng đón mừng, ngay cả một số nước Islam cũng tham gia đón mừng ngày lễ này. Hình ảnh và thông tin việc tổ chức đón mừng của ngày lễ này được truyền thông đến khắp mọi nơi trên giới bằng đài phát thanh lẫn truyền hình. Các trang báo chí, tạp chí luôn phát hành ưu tiên về các hình ảnh ăn mừng ngày lễ này, bản tin về hình ảnh đón mừng lễ này chiếm hầu hết các bản tin và các chương trình phát sóng trên các kênh truyền hình vệ tinh. Và nó đã trở thành một sự kiện lôi kéo nhiều người Muslim không thể đón mừng ngày lễ Thiên Chúa này trong quốc gia của họ rời đất nước của mình để đến các quốc gia Thiên Chúa hầu cùng tham gia đón mừng với họ và để hưởng thụ khoái lạc bị nghiêm cấm.(56)

5- Lễ Truyền tin: Truyền tin là tên gọi truyền thống của sự nhịn chay trong Thiên Chúa giáo, một số họ tin rằng đó là ngày đại Thiên thần Jibril (Gabriel) u mang tin mừng về sự mang thai Giê-su cho đức mẹ Maria (Maryam), nhằm vào ngày 25 tháng 3 trong thời trung cổ, và trong thời hiện đại thì nhiều quốc gia Thiên Chúa bắt đầu ngày lễ này vào ngày 16 tháng 4 chiếu theo lịch cổ, còn đối với người Coptic thì nó được diễn ra vào ngày 29 tháng Baramhat tháng thứ bảy của lịch Ai Cập(57).

6- Lễ các thánh: nhằm vào ngày 1 tháng 11, đây là ngày lễ tôn vinh tất cả các thánh, nguyên nhân là do La Mã đã cho giáo hoàng Boniface ngôi đền thờ La Mã để ông làm nhà thờ. Và đa số những người Công giáo đón mừng ngày lễ này(58).

7- Lễ kính tổng lãnh thiên thần Michael: được tổ chức vào ngày 29 tháng 12 tại các nhà thờ La Mã và Anh quốc, còn tại các nhà thờ Hy Lạp, Mỹ, Coptic thì tổ chức vào ngày 8 tháng 11. Người ta nghĩ rằng ngày lễ này được hình thành tại Hy Lạp vào thế kỷ thứ V dương lịch, và thời trung cổ thì nó được quan tâm nhiều hơn; và ở Anh quốc lễ thánh Michael trở thành học kỳ vào mùa thu của các trường đại học Oxford và Cambridge được gọi “Michaelmas term”(59).

8- Lễ tạ ơn: là ngày lễ quốc gia được tổ chức tại Mỹ nhằm kỷ niệm mùa thu hoạch ở bang Plymouth(60) vào năm 1621 AD, kỳ lễ đầu tiên được tuyên bố bởi George Washington là vào ngày 26 tháng 11 năm 1789 AD, sau đó, nó được ông Lincoln tiếp tục vào năm 1863, và kể từ năm 1941 AD thì lễ tạ ơn này trở thành kỳ nghĩ lễ chính thức theo quyết định của tập thể thành viên trong đại hội được chổ chức hàng năm vào ngày 4 tháng 11(61).



  1. Lễ phá vỡ vùng vịnh: là ngày đại lễ của những người Thiên Chúa phái Coptic, được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Tut nhằm vào giữa tháng 9. Một số học giả Tafseer nói: Đó là ngày Zi-nah được nói trong Qur’an:

﴿قَالَ مَوۡعِدُكُمۡ يَوۡمُ ٱلزِّينَةِ [سورة طه: 59]

{(Musa) đáp: Cuộc hẹn của quí ngài sẽ nhằm vào ngày Zi-nah (đại hội).} (Chương 20 – Taha, câu 59).



  1. Lễ chuộc lỗi: đây là ngày lễ cũng tương tự như ngày lễ Jubilee của người Do thái.

Ngoài những ngày lễ trên họ còn có nhiều ngày lễ khác nữa, một số thuộc những ngày lễ cổ xưa và một số là những ngày lễ mới hình thành. Những ngày lễ của họ thường được lấy từ những người Hy Lạp và La Mã trước họ, và các ngày lễ trong ton giáo của họ sau đó biến mất, và trong các ngày lễ này của họ có những ngày lễ rất trọng đại đối với họ và có những ngày lễ không quan trọng đối với tùy theo nhà thờ và giáo phái của họ.

Mỗi giáo phái đều có những ngày lễ riêng biệt, chỉ dành riêng cho các nhà thờ, các giáo sĩ và các mục tử của họ mà những người thuộc các giáo phái khác không biết, chẳng hạn những người của giáo hội Tin lành (Protestant) không tin vào những ngày lễ của các nhà thờ khác(62). Nhưng tất cả họ đều đồng thuận trên các ngày lễ lớn như lễ phục sinh, lễ giáng sinh, lễ đầu năm mới (tết Tấy), lễ hiển linh, tuy nhiên, họ cũng khác nhau trong các nghi lễ cũng như nghi thức thực hiện các ngày lễ đó, hoặc khác nhau trong một số nguyên nhân và đặc điểm hình thành hoặc khác nhau trong địa điểm và thời gian.



  • Các ngày lễ của Ba Tư

1- Lễ Nowruz: Nowruz theo tiếng Ba tư có nghĩa là mới tức đây là lễ tết đầu năm của họ (hay có thể nói tết cổ truyền của người Ba tư cổ), lễ này kéo dài trong 6 ngày. Trong triều đại của Alokasrp, họ phục vụ cho nhu cầu người dân trong năm ngày đầu tiên, còn riêng ngày thứ sáu thì họ dành riêng cho bản thân họ, những người thuộc giai cấp quyền lực và nó được gọi là ngày đại Nowruz. Và lễ Nowruz là ngày lễ lớn nhất trong các lễ hội của Ba tư(63).

Những người theo đạo Baha’i(64) cũng đón mừng lễ Nowruz này, họ đón mừng lễ này khi kết thúc mùa chay 19 ngày của họ và nó nhằm vào ngày 21 tháng 3.(65)

Nowruz cũng là ngày lễ đầu năm của giáo phái Coptic, họ gọi lễ này là Shum Nissim và nó kéo dài trong 6 ngày, bắt đầu từ ngày 6 tháng 6.(66) Và quả thật, lễ Shum Nissim đã có từ thời của Pharaoh, và dĩ nhiên cũng có thể nói những người Coptic đã lấy lễ này từ truyền thống của Pharaoh, trong khi tất cả đều ở Ai Cập.

2- Lễ Mehrajan: từ Mehrajan được kết hợp từ hai từ: “Mehr” có nghĩa là thực hiện, “Jan” có nghĩa là quyền lực. Mehrjan có nghĩa là quyền lực được thực hiện. Và nguồn gốc của lễ này bắt nguồn từ niềm vui của Avridon về việc Dahaak Alwani đã giết chết hoàng đế Hmsheed, người đã sáng lập ra lễ Nowruz. Có lời nói rằng: không phải vậy, lễ này được hình thành để mừng sự ấm áp của mùa thu. Nhưng điều này không cản trở rằng nguồn gốc của nó theo ý thứ nhất, tuy nhiên, lễ này diễn ra trong thời ấm áp của mùa thu nên nó được tiếp diễn như thế. Lễ này được tổ chức vào ngày 26 tháng 10 theo các tháng Assriyan, cũng kéo dài trong 6 ngày, ngày thứ 6 là ngày đại lễ. Trong lễ này cũng như lễ Nowruz họ tặng nhau xạ hương, long diên hương, trầm hương Ấn độ, nghệ và long não(67). Và người đầu tiên khởi xướng việc tặng quà vào hai ngày đại lễ Eid của Islam là Al-Hajjaaj bin Yusuf Aththaqafi, và được tiếp diễn cho tới thời của Khalif của Umar bin Abdul-Aziz  chính trực(68).

3- Lễ Shizdq: nhằm vào ngày 11 tháng năm và cũng được gọi là lễ Rozaba, bởi vì mỗi ngày trong các ngày của tháng đối với họ đều có một cái tên, và lễ này là ngày để tôn vinh các vị Imam trong tôn giáo của họ(69).

Ngoài ra, họ còn có các lễ hội khác nữ chẳng hạn như: Annirkan, Phruzjan, Kosj và Bhemenjh.(70)



  • Các ngày lễ của những nhóm người bí truyền:

Họ gồm có nhiều nhóm lệch lạc khác nhau, tiêu biểu:

  • Nhóm Ra-fidah: họ có những ngày lễ riêng khác với những tín đồ Islam, tiêu biểu những ngày lễ của họ:

  1. Lễ Al-Ghadeer: nguyên nhân của việc tổ chức ngày lễ này: Thiên sứ của Allah e đã kết tình anh em với Ali bin Abu Talib t vào ngày 18 tháng Zdul-Hijjah. Trong đềm của ngày này, họ tôn vinh nó bằng cách dâng lễ nguyện Salah, họ dâng lễ nguyện Salah vào buổi sáng của hôm đó hai Rak’at trước khi mặt trời nghiêng bóng, những nghi lễ trong ngày hôm đó là mặc quần áo mới, giết thịt các con vật, bố thí cho người nghèo, cưới những nữ trẻ mồ côi, phát quà. Và người sáng lập ra ngày lễ này là Ali bin Buwaih vào năm 352 hijri(71).

  2. Lễ A-shura’: họ lấy ngày đó làm ngày đau buồn, than khóc, gào thét, ngâm các bài thơ u buồn và chửi các vị Sahabah, họ ngừng hết mọi mua bán ở chợ, họ trải tấm trải rộng và để lên đó bánh mì và đậu lăng đen để làm biểu tượng sự đau buồn. Và khi đế chế của họ bị mất thì con cháu của Ayyub đã đảo lộn mùa lễ hội này thành mùa lễ hội của niềm vui và hân hoan, họ trở thành nhóm Nawa-sib, họ ăn mặc đẹp và ăn mừng và hân hoan cho việc Al-Hosain con trai của Ali t bị giết.(72)

  • Nhóm Nusayris(73): Họ pha trộn các ngày lễ được lấy từ những người Muslim và từ những người không phải Muslim, đồng thời tự sáng lập ra những ngày lễ khác. Các ngày lễ tiêu biểu nhất của họ:

1- Ngày Eid Al-Adha: nhưng họ làm khác với những người Muslim, họ chỉ ăn mừng vào ngày 12 tháng Zdul-Hijjah.

2- Lễ Nowruz: đây là ngày lễ họ lấy từ Ba Tư và họ ăn mừng lễ này vào ngày 4 tháng tư.

3- Lễ Al-Ghadeer và lễ A-Shu-ra’, họ đồng thuận với nhóm Ra-fidah trong hai lễ này.

4- Ngày Al-Muba-halah hoặc ngày Al-Kasa’: nhằm vào ngày 9 tháng Rabi’a Al-Auwal (tháng 3 theo niên lịch Islam), đó là ngày mà họ kỷ niệm việc Thiên sứ của Allah e kêu gọi Thiên Chúa giáo của Najran đến Al-Muba-halah.

5- Họ đón mừng các ngày lễ của Thiên Chúa giáo như lễ Hiển linh, lễ Ngũ tuần, lễ Giáng sinh, lễ Thánh giá; họ lấy ngày thánh giá là ngày để bắt đầu cho việc trồng trọt, giao dịch, ký kết hợp đồng của họ.

6- Họ tổ chức ngày lễ Dalaam, nhằm vào ngày 9 tháng Rabi’a Al-Auwal, đây là ngày lễ để họ ăn mừng về việc vị thủ lĩnh của những người có đức ti Umar bin Al-Khattab t bị giết, trong ngày này họ hân hoan vui mừng về cái chết của Umar và chửi rủa ông.



  • Nhóm Yazidiyah (Yazidis)(74): họ có các ngày lễ riêng của họ, một số được lấy từ các nhóm phái khác họ và một số do họ tự sáng lập và hình thành. Tiêu biểu cho các ngày lễ của họ: lễ năm mới dương lịch họ lấy từ Thiên Chúa giáo, lễ Al-Mirba’a-niyah, lễ Al-Qu-ban, lễ Jama’ah, lễ Yazidis, lễ Khadar, lễ Balnadah, và họ có một đêm được gọi là đêm màu đen, trong đêm này họ sẽ thắp sáng các ngọn đèn và họ cho phép tự do quan hệ tình dục nam nữ, cho phép uống rượu cũng giống như nhóm Ra-fidah(75).

  • Các ngày lễ Bid’ah trong Islam:

Sau các thế kỷ phúc lành của các vị Sahabah cũng như các vị Ta-bi’een thì có nhiều ngày lễ mới được hình thành trong Islam, nguyên nhân là do sự cải biên và sáng lập ra hoặc là do sự thiếu hiểu biết của những người Muslim đã bắt chước các tôn giáo khác. Tiêu biểu những ngày lễ không được Thiên sứ của Allah e chỉ bảo cũng như không được các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een thực hiện và nói đến:

1- Lễ mừng sinh nhật Nabi e được gọi là ngày Mawlid: Lễ này do nhóm người Al-Obaidiyun(76) sáng lập, và những nhóm người Bid’ah vẫn duy trì lễ này – đặc biệt là nhóm người Sufi. Một số những người Bid’ah xem việc đón mừng lễ này còn quan trọng và ân phúc hơn cả hai đại lễ chính thống của Islam (Eid Al-Fitri và Eid Al-Adha). Và một trong những điều đáng ngạc nhiên là một số các cộng đồng thiểu số Islam ở một số quốc gia lại ăn mừng lễ này vô cùng hoành tráng và linh đình, họ tổ chức đón mừng lễ này còn lớn hơn tất cả các ngày lễ đích thực của Islam, chẳng hạn như những người Muslim tại Nhật bản, họ tổ chức mừng lễ này vô cùng lớn tại các khách sạn sang trọng của Tokyo(77).

Lễ này được hình thành – điều đã trở thành một sự Fitnah cho người Muslim sau này – vào thé kỷ thứ tư tức sau ba thế kỷ ân phúc của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een dưới tay của vị Hakim Al-Uubaidi được biết với biệt danh là Mu’iz Din Allah (người củng cố tôn giáo của Allah)(78), người lãnh đạo Ai Cập và xây dựng một Cairo cho lễ này(79).

Những việc làm Bid’ah này tiếp tục diễn ra và nó chỉ được biết trong nhóm người Al-Obaidiyun, rồi sau đó nó mới lan sang đến quốc gia Ayyubid(80) vào thế kỷ thứ sáu hijri. Vua Muzaffar Addin đã tổ chức mừng lễ này một cách thái quá như nhiều sử gia đã nói như Sabt Ibnu Al-Jawzi, Ibnu Khalkan. Họ nói cứ mỗi năm vào dịp lễ Mawlid thì những vùng lân cận đều đến tham dự như Baghdad, Musal, Al-Jazeera, Sinjar, Nusaybin vaf quốc gia Ba tư và những vùng khác .. nhiều nhà học giả, nhóm người Sufi, các nhà giảng thuyết, các nhà thơ, các nhà văn vẫn duy trì sự liên lạc kết nối với nhau từ tháng Muharram cho tới những ngày đầu của tháng Rabi’a Auwal, sau đó họ đề cập đến những hoạt động, nhiều nghi thức được tổ chức trong đại lễ Mawlid đó.(81)

Và có năm lễ này được tổ chức vào ngày mồng 8 của tháng và có năm thì vào ngày 12 của tháng nguyên nhân là do bất đồng về việc xác định ngày của nó.

Qua những điều trên đã làm rõ được những điều sau đây:



  • Bid’ah lễ Mawlid Nabi chỉ được hình thành sau khi đã qua ba thế kỷ ân phúc của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een.

  • Người đầu tiên sáng lập ra lễ Mawlid là nhà lãnh đạo Al-Obaidi với biệt hiệu là Mu’iz Din Allah (người củng cố tôn giáo của Allah) vào thế kỷ thứ tư hijri.

  • Động cơ hình thành lễ Bid’ah này là chính trị, khi mà ông Al-Obaidi muốn chiếm được lòng tin và sự yêu mến của dân Ai Cập.

  • Việc làm Bid’ah này trở nên phổ biến và lan rộng ra đến vua Muzaffar vào thế kỷ thứ sáu Hijri bằng con đường của một đại học giả thuộc nhóm Sufi

Dựa theo các điều vừa nêu trên thì rõ ràng lễ mừng Mawlid Nabi là việc làm trái với lệnh của Allah I, đi ngược lại với sự vâng mệnh Thiên sứ của Ngài e, trái với mệnh lệnh của Thiên sứ e khi Người bảo phải nắm chắt lấy Sunnah của Người, Sunnah của các vị Khalif chính trực sau Người. Và việc làm này rơi vào những điều cải biên và đổi mới được Thiên sứ của Allah e cảnh báo và Người nói rõ rằng đó là con đường dẫn tới Hỏa Ngục. Hơn nữa, việc làm này giống với Thiên Chúa giáo trong việc họ mừng sinh nhật cho Giê-su (Nabi Ysa u), và tất cả đều là những việc làm trái giáo lý.

2- Lễ mừng đêm Isra’ và Mi’raaj (đêm dạ hành và thăng thiên của Thiên sứ e): vào đêm này họ tôn vinh nó bằng cách dâng lễ nguyện, tụng niệm, làm Sadaqah, .. mặc dù có một bất đồng rất lớn giữa các nhà sử gia và những nhà nghiên cứu tiểu sử về đêm này.(82)

Những người tổ chức mừng lễ Isra’ sẽ đọc lên câu chuyện về sự kiện này bằng những Hadith xen lẫn giữa Sahih, yếu và bịa đặt. Họ ngâm thơ ca ngợi cùng với những việc làm khác giống như những gì Thiên Chúa giáo làm trong các ngày lễ tôn giáo của họ.


  1. Lễ mừng năm mới Hijri: Những người Al-Obaidiyun đã hình thành lễ này ở Ai Cập, họ có những nghi thức trong ngày lễ này. Mỗi năm, vào đầu tháng Muharram thì họ sẽ giết thịt những con cừu và phân phát cho mọi người trong xứ cùng với sữa, bánh mì và các loại bánh kẹo(83).

Nhiều người Muslim đã đón mừng năm mới Hijri này cũng giống như đón mừng lễ Mawlid, Isra’ và Mi’raaj. Trong ngày hôm đó, họ thuyết giảng, ngâm thơ, mở tiệc ăn mừng. Những đón mừng cho đêm lễ này được tổ chức long trọng ở nhiều quốc gia Islam dưới sự cho phép của các cơ quan giáo lý, họ để sự hiện diện của những người lớn tuổi thuộc những người theo phái Sufi và những người khác để làm một hình ảnh hợp thức hóa theo giáo lý trước mọi người, và những hình ảnh lễ đón mừng phát sống qua đài truyền hình và đài phát thanh để truyền tải đi khắp mọi nơi.

Tất cả đều là những việc làm Bid’ah trái với Sunnah của Thiên sứ và trong đó có sự tương đồng với những người vô đức tin khi mà cũng tổ chức đón mừng lễ năm mới của họ, Thiên Chúa thì đón mừng lễ năm mới dương lịch, những người Coptic thì đón mừng lễ năm mới để bắt đầu cho mùa trồng trọt (11 tháng 9), và Do thái thì đón mừng lễ năm mới theo lịch của họ vào ngày 1 tháng 10).(84)



  1. Lễ Al-Ghaar (hang núi): Một số người thiếu hiểu biết đã tổ chức lễ này, nó bắt chước theo lễ Al-Ghadeer của nhóm người Ra-fidah. Được biết lễ này được hình thành vào năm 389 hijri, thời điểm mà nhiều ngày lễ mới được hình thành trong Islam do những người Al-Obaidiyun. Họ tổ chức lễ này sau lễ Al-Ghadeer của nhóm người Ra-fidah tám ngày. Ý nghĩa cho ngày lễ này là để tưởng nhớ lúc Thiên sứ của Allah e và Abu Bakr t vào hang núi. Trong ngày này, họ dựng lên những mái vòm và trang trí, làm đẹp cảnh quan.(85)



1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương