Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim


Eid theo thuật ngữ giáo lý



tải về 0.9 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Eid theo thuật ngữ giáo lý: là một danh từ chỉ ngày mà mọi người tập hợp lại hoặc cùng tham gia hưởng ứng mang tính thường lệ hoặc truyền thống (được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác) được định kỳ hàng năm, hoặc hàng tháng hay hàng tuần, ...

Eid hàm chứa những điều: ngày kỷ niệm, ngày hội, ngày ăn mừng như ngày xả chay (Ramadan), ngày Jumu’ah (lễ thứ sáu); ngày để tập hợp và hội hè; những việc làm và hoạt động trong những ngày đó mang tính thờ phượng và tập tục; Eid có thể ấn định một địa điểm cụ thể nào đó hoặc có thể không ấn định địa điểm.

Như vậy, tất cả những điều đó đều được gọi là Eid tức hội hè, lễ lộc và tết.



Theo những lý vừa nêu trên thì Eid được dùng để chỉ nhiều ý nghĩa:

  • Thời gian, như Thiên sứ của Allah e nói về ngày Jumu’ah:

))إِنَّ هَذَا يَوْمُ عِيدٍ جَعَلَهُ اللهُ لِلْمُسْلِمِينَ فَمَنْ جَاءَ إِلَى الْجُمُعَةِ فَلْيَغْتَسِلْ وَإِنْ كَانَ طِيبٌ فَلْيَمَسَّ مِنْهُ وَعَلَيْكُمْ بِالسِّوَاكِ ((أخرجه ابن ماجه.

Quả thật đây là ngày Eid (tết) mà Allah đã qui định cho những người Muslim, bởi thế, ai đi Jumu’ah thì hãy tắm, và nếu có chất thơm thì hãy xức lên người, và các ngươi hãy dùng Siwak” (Ibnu Ma-jah)(3).



  • Nơi chốn và địa điểm, như lời của Thiên sứ e:

))لاَ تَتَّخِذُوا قَبْرِى عِيداً(( رواه أحمد.

Các ngươi chớ lấy mộ của Ta làm nơi của Eid (lễ lộc và hội tết)” (Ahmad)4.



  • Hội họp và những việc làm, như lời của Ibnu Abbas t nói: “Tôi đã tham gia Eid (hội họp và những việc làm trong đó) cùng với Thiên sứ của Allah e”.

  • Tập hợp và hoạt động vào một ngày nào đó, và đây là ý nghĩa thường được dùng, như lời của Thiên sứ e:

))دَعْهُمَا يَا أَبَا بَكْرٍ، إِنَّ لِكُلِّ قَوْمٍ عِيدًا، وَإِنَّ عِيدَنَا هَذَا الْيَوْمُ(( رواه البخاري (962) ومسلم (884).

Này Abu Bakr, cứ để mặc họ, quả thật mỗi dân tộc đều có ngày Eid và quả thật ngày hôm nay là Eid của chúng ta (Al-Fitri hoặc Al-Adha).” (Albukhari: 962, Muslim: 884).



  • Eid (lễ tết) được nói trong Qur’an và Sunnah:

Những gì được nói đến trong Qur’an và Sunnah về những ngày Eid (lễ tết) được phân thành ba loại.

Thứ nhất: Nói rõ về việc mỗi cộng đồng có những ngày lễ tết đặt trưng riêng của họ.

  • Allah I phán:

﴿وَلِكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكٗا لِّيَذۡكُرُواْ ٱسۡمَ ٱللَّهِ﴾ [سورة الحج: 34]

{Và TA đã ban cho mỗi cộng đồng một số nghi lễ cúng tế để họ có thể niêm danh Allah ...} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 34).

Ibnu Abbas, Al-kalbi và Al-Fira’ nói: Nghi lễ cúng tế trong câu Kinh có nghĩa là Eid.(5)


  • Allah e phán:

﴿لِّكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكًا هُمۡ نَاسِكُوهُۖ ﴾ [سورة الحج: 67]

{TA (Allah) đã qui định cho mỗi cộng đồng một nghi lễ thờ phụng mà họ phải tuân theo.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 67).

Ibnu Qutaibah nói: nghi lễ thờ phụng trong câu Kinh có nghĩa là Eid.(6)

Thứ hai: Nói về những ngày lễ tết của người Muslim

Eid (lễ tết) Al-Fitri, Ông Anas bin Malik t thuật lại: Thiên sứ của Allah e tới Madinah và thấy cư dân Madinah ăn mừng và vui chơi vào hai ngày thì Người nói:

))مَا هَذَانِ الْيَوْمَانِ((

Hai ngày này là hai ngày gì?

Họ bảo: Chúng tôi thường vui chơi và ăn mừng trong hai ngày này từ thời Jahiliyah (trước Islam). Thế là Thiên sứ của Allah e nói:

))إِنَّ اللهَ قَدْ أَبْدَلَكُمْ بِهِمَا خَيْرًا مِنْهُمَا يَوْمَ الْأَضْحَى وَيَوْمَ الْفِطْرِ(( رواه أبو داود وأحمد.

Quả thật, Allah đã thay thế cho các ngươi hai ngày vui đó với hai ngày vui khác tốt hơn: ngày Al-Adha và ngày Al-Fitri” (Abu Dawood).


  • Eid Al-Adha, Thiên sứ của Allah e nói:

))أُمِرْتُ بِيَوْمِ الأَضْحَى عِيدًا جَعَلَهُ اللهُ عَزَّ وَجَلَّ لِهَذِهِ الأُمَّةِ(( رواه أبو داود وأحمد.

Ta được lệnh lấy ngày Al-Adha làm ngày Eid (tết), Allah đã qui định nó cho cộng đồng này” (Abu Dawood và Ahmad).

Ngày Al-Adha là ngày mồng 10 của tháng Zdu-Hijjah, trước ngày này là ngày A’rafah cũng là ngày Eid, và sau ngày mồng 10 là ba ngày Tashreeq cũng là những ngày Eid, như vậy Eid Al-Adha có cả thảy năm ngày. Ông Uqbah bin A’mir t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))يَوْمُ عَرَفَةَ وَيَوْمُ النَّحْرِ وَأَيَّامُ التَّشْرِيقِ عِيدُنَا أَهْلَ الإِسْلاَمِ وَهِىَ أَيَّامُ أَكْلٍ وَشُرْبٍ(( رواه أبو داود والترمذي وأحمد.

Ngày A’rafah, ngày Nahr (ngày giết tế - ngày mồng mười) và các ngày Tashreeq là những ngày Eid (tết) của chúng ta, các tín đồ của Islam, đó là những ngày để chúng ta ăn uống vui chơi” (Abu Dawood, Tirmizdi, và Ahmad).


  • Eid (tết) Jumu’ah, Thiên sứ của Allah e nói:

))إِنَّ يَوْمَ الْجُمُعَةِ يَوْمُ عِيدٍ فَلاَ تَجْعَلُوا يَوْمَ عِيدِكُمْ يَوْمَ صِيَامِكُمْ إِلاَّ أَنْ تَصُومُوا قَبْلَهُ أَوْ بَعْدَهُ(( رواه أحمد.

Quả thật ngày Jumu’ah (thứ sáu) là ngày Eid, bởi thế, các ngươi chớ làm ngày Eid của các ngươi thành ngày nhịn chay của các ngươi trừ phi các ngươi nhịn chay trước đó hoặc sau đó một ngày” (Ahmad).



Thứ ba: Nói về Eid (lễ lộc và tết) của người không phải Muslim

  • Allah I phán:

﴿قَالَ عِيسَى ٱبۡنُ مَرۡيَمَ ٱللَّهُمَّ رَبَّنَآ أَنزِلۡ عَلَيۡنَا مَآئِدَةٗ مِّنَ ٱلسَّمَآءِ تَكُونُ لَنَا عِيدٗا لِّأَوَّلِنَا وَءَاخِرِنَا وَءَايَةٗ مِّنكَۖ وَٱرۡزُقۡنَا وَأَنتَ خَيۡرُ ٱلرَّٰزِقِينَ ١١٤﴾ [سورة المائدة: 114]

{Ysa (Giê-su) con trai của Maryam (Maria) cầu nguyện: “Lạy Allah, Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài gởi từ trên trời xuống cho bầy tôi một chiếc bàn đầy thực phẩm để làm ngày Eid cho những người đầu tiên và những người cuối cùng của bầy tôi và như là một phép màu từ Ngài; và xin Ngài cung dưỡng bầy tôi bởi vì Ngài là Đấng Cung Dưỡng Ưu Việt.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 114).

Học giả Assadi nói: có nghĩa là để bầy tôi, những người ở hiện thời và những người sau bầy tôi lấy ngày đó, ngày mà Ngài ban xuống một cái bàn đầy thực phẩm làm ngày Eid (lễ tết). Học giả Attabra-ni cũng đồng tình với lời giảng giải này.


  • Allah I phán kể về câu chuyện của Nabi Musa u:

﴿مَوۡعِدُكُمۡ يَوۡمُ ٱلزِّينَةِ وَأَن يُحۡشَرَ ٱلنَّاسُ ضُحٗى ٥٩﴾ [سورة طه: 59]

{Cuộc hẹn của quí ngài sẽ nhằm vào ngày đại hội Zinah, và hãy cho dân chúng tụ tập vào lúc mặt trời lên cao khoảng một sào.} (Chương 20 – Taha, câu 59).

Mujahid nói: ngày đại hội Zinah có nghĩa là ngày Eid (lễ tết) của họ(7); Qata-dah, Assadi và Ibnu Zaid nói: đó từng là ngày Eid của họ trước kia(8).


  • Allah I phán mô tả về thuộc tính của các bề tôi của Đấng Arrahman:

﴿وَٱلَّذِينَ لَا يَشۡهَدُونَ ٱلزُّورَ وَإِذَا مَرُّواْ بِٱللَّغۡوِ مَرُّواْ كِرَامٗا ٧٢﴾ [سورة الفرقان: 72]

{Và những ai không làm chứng cho điều giả dối và khi gác bỏ ngoài tai chuyện tầm phào thì bỏ qua một cách lịch sự.} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 72).

Ibnu Abbas t nói: điều giả dối trong trong câu Kinh có nghĩa là những ngày lễ tết của những người Mushrikun (thờ đa thần)(9). Abu Al-Aliyah, Ta-woos, Ibnu Si-reen, Al-Dhahaak, Arrabi’a và những người khác cũng giảng giải câu Kinh này như thế.(10)


  • Sự lâu đời và cổ xưa của các ngày lễ tết trong các cộng đồng

Các ngày lễ tết đã có từ lâu đời trong nhân loại, họ đã biết đến các ngày lễ tết kể từ khi họ biết đến các cuộc hội họp, các nghi lễ truyền thống và các kỷ niệm. Quả thật, các ngày lễ tết trong các cộng đồng ở thời Jahiliyah đã trải qua các thời đại của nhân loại thường dưới các hình thức vui chơi, các biểu hiệu kỳ quặc, các nghi lễ thờ thần tượng, ngay cả các cộng đồng xã hội nguyên thủy cũng đã có các ngày lễ tết của họ. Con người đã thừa hưởng thói quen, tập tục, truyền thống và các nghi thức được cho là linh thiêng. Con người của thời Jahiliyah thường tổ chức các ngày lễ để mong không có chiến tranh, dân chúng an bình và cuộc sống êm ấm, và các ngày lễ thường bắt chước theo tập tục và truyền thống của họ; và ai trong số họ rời khỏi phạm vi nghi lễ của họ thì sẽ bị chỉ trích và lên án.

Quả thật, con người từ thời xa xưa đã biết chọn một thời điểm nào đó để nghỉ ngơi và thư gian sau những chuỗi ngày lao động mệt nhọc, qua sự nghỉ ngơi thư giản đó họ có thể phục hồi sự năng động và tinh thần để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống tiếp theo. Và các ngày lễ của họ thường diễn ra trong những ngày nhất định trong năm, nó là những ngày định kỳ hàng năm. Mỗi một cộng đồng, quốc gia đều có những biểu hiệu, những nghi thức riêng biệt và đặc trưng trong các ngày lễ của họ. Không một cộng đồng hay quốc gia nào muốn mình bắt chước cộng đồng hay quốc gia khác. Một dân tộc hay một quốc gia nào đó không nên quên mất bản sắc đặc trưng riêng của mình mà nhận lấy bản sắc của dân tộc hay quốc gia khác, hoặc lấy bản sắc của người khác pha trộn với bản sắc của mình. Hành động đó là của những ai bị đánh bại và bị chế ngự chi phối, nó thể hiện sự hạ thấp người dân của dân tộc và quốc gia của mình, một sự coi khinh về những gì mình có, mặc y phục theo y phục của người khác, đi đứng theo bộ dạng của người khác, cho dù có biểu hiện tiến bộ và hiện đại như thế nào thì dân tộc đó, cộng đồng đó hay quốc gia đó vẫn bị coi kinh và xem thường, vẫn là thứ nhỏ bé và thấp hèn trong mắt của những cộng đồng, dân tộc hay quốc gia mà họ đã bắt chước.

Vì tính chất đặc trưng riêng biệt của các ngày lễ tết cho nên các dân tộc và quốc gia luôn khác nhau trong nghi thức và biểu hiệu. Cho nên sự trà trộn vào một số lễ tết chiếm ưu thế của những dân tộc, quốc gia nào đó là kết quả của sự lệ thuộc và bắt chước một cách thấp hèn trước những dân tộc hay quốc gia đó.


  • Tại sao chúng ta phải hiểu biết các ngày lễ của những người ngoại đạo?

Tất các học giả đều đồng thuận rằng người Muslim không cần phải biết về tình hình của những người ngoại đạo cũng như không cần phải quan tâm tìm hiểu tường tận về các nghi lễ và tập tục của họ - nếu không có ý kêu gọi họ đến với Islam - trừ phi các nghi lễ và biểu hiệu của họ xâm nhập vào sự thiếu hiểu biết của những người Muslim khiến họ rơi vào một điều gì đó của các nghi lễ và biểu hiệu của họ một cách cố tình hay vô ý; thì lúc bấy giờ người Muslim cần phải tìm hiểu để biết mà phòng tránh không để mình rơi vào một điều gì đó trong các nghi lễ và biểu hiệu của họ.

Và trong thời đại ngày nay có nhiều nguyên nhân mà người Muslim nên tìm hiểu các ngày lễ của những người ngoại đạo, tiêu biểu:



  • Có nhiều sự trà trộn và hòa nhập cùng với người ngoại đạo chẳng hạn như người Muslim đi đến các quốc gia của họ để học tập, du lịch, kinh doanh hay để thực hiện những mục đích lợi ích khác. Những người Muslim đó khi đến đất nước của những người ngoại đạo sẽ nhìn thấy một số biểu hiệu cũng như các nghi lễ của họ và có thể sẽ yêu thích chúng rồi sẽ đi theo họ trong việc thể hiện các biểu hiệu và nghi lễ đó; đặc biệt đối với một số người với bản ngã chiếm ưu thế, lí trí không thể làm chủ khi họ nhìn vào những người ngoại đạo một cách ngưỡng mộ thì sự ngưỡng mộ của họ sẽ lấy đi ý chí của họ, sẽ làm hỏng trái tim của họ và sẽ làm suy yếu đức tin và tôn giáo của họ. Ngoài ra, nhiều nhà trí thức định cư ở đất nước không phải Islam bị ảnh hưởng tư tưởng của những người ngoại đạo thường mô tả những người ngoại đạo bởi sự tinh tế, tiến bộ và văn minh ngay cả trong tập tục và sinh hoạt thường ngày của họ; hoặc từ sự hiển thị các ngày lễ đó trong đất nước Islam bởi các cộng đồng thiểu số không phải Islam đã tác động đến những người Muslim thiếu hiểu biết trong đất nước Islam đó.

  • Vấn đề trở nên càng nguy khi mà với phương tiện truyền thông phát sóng trực tiếp có thể truyền tải tất cả mọi thứ bằng âm thanh và hình ảnh sống động đến mọi ngõ ngách của quả địa cầu. Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng những phương tiện truyền thông của những người ngoại đạo mạnh hơn và có khả năng tốt hơn trong việc truyền tải các biểu hiệu của họ đến với những người Muslim, và không có trường hợp ngược lại trong vấn đề này; bằng chứng là chúng ta luôn nhìn thấy nhiều kênh truyền hình vệ tinh khác thường truyền tải các biểu hiệu và nghi thức các ngày lễ của họ. Sự nghiêm trọng này càng lớn và nhiều hơn khi mà có một số bộ phận quản lý trong những đất nước Islam với tư tưởng chủ nghĩa thế tục đã tổ chức đón mừng các ngày lễ của người ngoại đạo cũng như các biểu hiệu và nghi lễ của họ; và những hình ảnh được chuyển qua các kênh truyền hình vệ tinh Ả Rập để đến với dân chúng, cho nên những hình ảnh đó đã đánh lừa một số người Muslim do nó được phát hành từ các nước Islam.

  • Có thể người Muslim đã phải hứng chịu trong lịch sử - đặc biệt là trong các giai đoạn suy thoái - từ sự ảnh hưởng các biểu hiệu của những người ngoại đạo ở một số người do kết quả của việc sống trà trộn với họ. Đây là một trong những điều thúc đẩy nhiều học giả Islam đứng lên khuyến cáo và cảnh báo dân chúng Muslim tránh xa việc bắt chước và “ăn theo” những người ngoại đạo về các ngày lễ cũng như các biểu hiệu của họ. Tiêu biểu trong số họ là Sheikh Islam Ibnu Taymiyah, học trò của Sheikh học giả Ibnu Al-Qayyim, và hai học giả Azdzdahabi và Ibnu Kathir, tất cả đều sống trong cùng một giai đoạn mà có nhiều sự trà trộn giữa những người Muslim với những người ngoại đạo đặc biệt là với những người Thiên Chúa giáo, một số người Muslim thiếu hiểu biết đã bị ảnh hưởng rất nhiều về các biểu hiệu của họ đặc biệt là ở các ngày lễ của họ; chính vì lẽ này nên các học giả này viết nhiều đến vấn đề đó, một số còn biên soạn thành sách riêng biệt cho chủ đề này, chẳng hạn như Ibnu Taymiyah đã viết trong cuốn sách của ông mang tựa đề “Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem Mukha-lafah Ashab Al-Jaheem: Đi con đường Ngay Chính là làm trái với những người bạn của Hỏa Ngục”, học giả Azdzdahabi viết trong bức thông điệp mang tên “Tashabbuh Al-Khasees bi Ahli Al-Khamees”, ...

Quả thật, Sheikh Ibnu Taymiyah  đã nói rất dài về những ngày lễ của họ cũng như các việc làm của họ trong các ngày lễ đó, Sheikh đã trình bày rõ về vấn đề những người Muslim thiếu hiểu biết đã bị ảnh hưởng các ngày lễ của họ, Sheikh mô tả các loại ngày lễ của họ cũng như những gì được diễn ra trong các ngày lễ đó từ các nghi lễ, tập tục để người Muslim tha hồ tìm hiểu. Động lực khiến Sheikh biên soạn đến vấn đề này là do có quá nhiều người Muslim đã đi theo những người dân Kinh sách trong các nghi lễ và biểu hiệu của họ.

Sheikh Islam  trình bày các ngày lễ của họ và đưa ra những khuyến cáo và cảnh báo sau khi đã nói rất dài về chúng: “Mục đích chúng ta không phải đi tìm hiểu kỹ và chi tiết về sự sai lệch của họ mà chúng ta chỉ cần biết những điều không được phép làm, những điều bị ngăn cấm để chúng ta có đủ kiến thức để phân biệt giữa chúng với những điều được phép, những điều khuyến khích và những điều bắt buộc hầu có thể ngăn chặn và tránh xa chúng ra. Điều này cũng giống như chúng ta cần phải biết những điều Haram vì chúng ta được lệnh phải từ bỏ chúng. Do đó, ai không biết những điều bị nghiêm cấm một cách tổng thể cũng như chi tiết thì không thể tránh xa chúng”(11). Sheikh cũng nói: “Quả thật, tôi chỉ nêu ra những điều sai trái không được phép làm nằm trong những nghi thức tôn giáo của họ do tôi đã thấy một số người Muslim đã bị thử thách bởi một số những điều đó và đa số họ không biết rằng chúng thuộc tín ngưỡng của Thiên Chúa giáo, chứ tôi không biết hết tất cả việc họ làm; thật ra, tôi chỉ nêu ra những gì tôi đã nhìn thấy ở một số người Muslim và những điều đó có nguồn gốc từ họ (Thiên Chúa giáo)”.(12)



  • Một số ngày lễ của họ biến đổi trong thời đại ngày nay thành một đại hội nhưng vẫn mang một số đặc điểm lễ hội cũ của họ, nhiều người Muslim thường tham gia đại hội đó với họ mà không hề biết đó là lễ hội của họ, chẳng hạn như Thế vận hội Olympic (Đại hội thể thao Olympic) có nguồn gốc từ lễ hội của Hy Lạp, sau đó là người La Mã và sau đó là Thiên Chúa giáo.

  • Nguyên nhân tìm hiểu điều xấu là để ngăn chặn và tránh. Ông Huzdaifah t nói: “Mọi người thường hỏi Thiên sứ của Allah về điều tốt , còn tôi thì thường hỏi Người về điều xấu vì tôi sợ mình dính vào” (Albukhari ghi lại trong Al-Fitan: 11/30, Muslim ghi lại trong Al-Ima-rah: 1847). Như đã biết rằng điều xấu rất nghiêm trọng, và thật là nguy hiểm khi mà người Muslim rơi vào một điều gì đó từ những nghi lễ của những người vô đức tin nhưng lại không biết đó là một trong những nghi lễ của họ, không biết đó là một trong những tập tục truyền thống của họ mà chúng ta được lệnh phải tránh xa, bởi vì nghi lễ và tập tục của họ là ô uế và lệch lạc.

  • Nhiều sự tuyên truyền với tiếng nói mạnh mẽ muốn cộng đồng người Muslim ra khỏi sự nguyên thủy độc đáo của họ, muốn loại bỏ các bản sắc riêng và muốn đồng hóa trong hệ thống và đường lối của những kẻ ngoại đạo; họ muốn người Muslim từng bước và từng bước đi theo họ dưới những khẩu hiệu: Nhân đạo, toàn cầu hóa, và sự cởi mở và chấp nhận nền văn hóa người khác. Và để vạch trần sự giả tạo và làm rõ sự thật và để xé đi trang bìa đẹp đẽ đã bao bọc sự tuyên truyền xấu xa kia thì chúng ta hãy lắng nghe lời phán của Allah I:

﴿لِّيَهۡلِكَ مَنۡ هَلَكَ عَنۢ بَيِّنَةٖ وَيَحۡيَىٰ مَنۡ حَيَّ عَنۢ بَيِّنَةٖۗ﴾ [سورة الأنفال: 42]

{Ai tới số chết thì sẽ chết theo bằng chứng rõ rệt và ai sống sót thì sẽ sống theo bằng chứng rõ rệt.} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 42).

Mục đích để làm cơ sở cho việc cần phải đi theo Muhammad e và không bị đánh lừa và bị che mắt.


  • Tạ ơn Allah, Đấng Tối Cao và Ân Phúc về ân huệ mà Ngài đã ban cho cộng đồng tín đồ của Muhammad e khi Ngài ban tặng họ những ngày lễ tốt đẹp nhất và hình ảnh tôn giáo hoàn hảo và trọn vẹn nhất. Người Muslim nào tìm hiểu các nghi lễ và biểu hiệu của những người vô đức tin trên các tôn giáo và môn phái khác nhau của họ thì người đó sẽ nhận ra ân huệ to lớn mà Allah I đã ban cho y. Và trong cuốn sách này y sẽ điểm qua nhiều nghi lễ của những người ngoại đạo được diễn ra trong các lễ hội của họ từ việc tôn thờ, sùng kính các bụt tượng cho đến việc xây dựng các câu chuyện cổ tích khác nhau và sáng tạo ra ngày lễ cho phù hợp với những câu chuyện cổ tích đó cho dù câu chuyện có ngớ ngẩn như thế nào, các nghi lễ đó mang cả những thứ đồi trụy với những hình ảnh khỏa thân; họ lấy những thứ đồi trụy làm tín ngưỡng tôn giáo để hành đạo và thờ phượng ngoài Allah I, và họ lấy các nghi lễ làm nền tảng cho các lễ hội và tôn giáo của họ. Bởi thế, nếu một người Muslim thấy được sự lệch lạc này của họ thì điều đó dẫn y đến việc tạ ơn Allah I khi Ngài đã hướng dẫn y đến với tôn giáo Islam, một món quà bằng an và tốt lành, tốt đẹp hơn những gì mà những người khác đã rơi vào từ tội lỗi, thái quá và lệch lạc nhưng cứ tưởng mình đang ở trên một điều gì đó tốt đẹp và thiêng liêng; và họ như những người được Allah I phán trong Qur’an:

﴿ٱلَّذِينَ ضَلَّ سَعۡيُهُمۡ فِي ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَا وَهُمۡ يَحۡسَبُونَ أَنَّهُمۡ يُحۡسِنُونَ صُنۡعًا ١٠٤﴾ [سورة الكهف: 104]

{Những ai đã phí mất công lao nơi trần gian trong lúc họ cứ nghĩ rằng họ đang được điều tốt đẹp trong việc làm của họ.} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 104).



  • Các ngày lễ hội của Fir’aun (Pharaoh):

Thời đại các vua chúa Fir’aun có bề dài lịch sử được phủ đầy bởi sự vô đức tin, tàn bạo và bất công, trong Qur’an, Allah I đã đề cập đến các ngày lễ của họ, tiêu biểu như:

  1. Ngày lễ Azzinah, Allah đề cấp đến ngày này trong lời phán của Ngài:

﴿مَوۡعِدُكُمۡ يَوۡمُ ٱلزِّينَةِ وَأَن يُحۡشَرَ ٱلنَّاسُ ضُحٗى ٥٩﴾ [سورة طه: 59]

{Cuộc hẹn của quí ngài sẽ nhằm vào ngày đại hội Azzinah, và hãy cho dân chúng tụ tập vào lúc mặt trời lên cao khoảng một sào.} (Chương 20 – Taha, câu 59).

Muja-hid, Qata-dah, Assadi và Ibnu Zaid nói rằng ngày Azzinah là ngày đại hội của họ.(13)


  1. Lễ Phục sinh(14): Là ngày thiêng liêng và vui vẻ của họ trong những ngày mùa xuân đối với ai thờ phượng thần linh khác ngoài Allah I. Sheikh Mahfouzh nói về những điều trụy lạc và đồi bại đáng xấu hổ diễn ra trong ngày lễ này, đó là những nhóm người hư đốn gồm nam nữ thanh niên và cả người lớn tuổi đến các khu vườn bên các con sông để uống rượu và quan hệ thác loạn; họ cho rằng đó là ngày được phép làm tất cả mọi việc theo sở thích của họ.

Một trong nghi thức tín ngưỡng của họ trong ngày hôm đó: họ đặt củ hành bên dưới đầu của người đang ngủ và treo ở các cánh cửa với niềm tin rằng nó xua tan sự lười biếng, rủi ro và bệnh tật. Đây chỉ được giới hạn trong các ngày lễ của Fir’aun (Pharaoh), có lời thì nói rằng nó được tạo ra bởi giáo phái Coptic (Giáo hội Cớ Đốc Ai Cập). Nhiều người Ai cập – đặc biệt là những người Coptic vẫn còn tổ chức lễ hội này và nhiều người Muslim cũng tham gia hưởng ứng cùng với họ; và gần đây, một số người trong những người Ai Cập hay Coptic yêu cầu tổ chức ngày lễ này thành ngày lễ chính thức để bảo tồn các di sản của các vua Fir’aun (Pharaoh).

  • Các lễ hội của người dân Ả Rập thời Jahiliyah:

  1. Lễ hội liên quan đến địa điểm và nơi chốn: Đó là địa điểm và nơi chốn các thần linh và bụt tượng của họ. Những đại thần linh được mọi người du hành từ xa đến viếng đông đảo nhất là thần Al-Lat của cư dân Ta-if, thần Al-Uzza của cư dân Makkah, thần Manaah của cư dân Madinah, thần Zdu Al-Khulasah của cư dân Yemen, thần Nakhlah Sahooq của cư dân Najraan. Cứ như thế, mỗi một khu vực hay mỗi một vùng đều có một thần tượng, họ tổ chức lễ cúng viếng các thần tượng đó trong những mùa nhất định và thiết lập các ngày lễ định kỳ hàng năm.

  2. Các lễ hội liên quan đến thời gian: Có rất nhiều lễ hội như những ngày lễ kỷ niệm ăn mừng sự chiến thắng và vui mừng cho một sự kiện nào đó của họ. Các lễ hội này diễn ra khác nhau tùy theo từng bộ tộc của họ, tiêu biểu cho các ngày lễ đó chẳng hạn như ngày Assab’, ngày Assaba-sub, ..(15)




  • Các lễ hội của Hy Lạp:

Có rất nhiều tháng trong năm của Hy Lạp, chúng được đặt tên theo các lễ hội của họ, và những ngày lễ của họ được tổ chức đều do những người giàu có tài trợ. Nhìn chung các lễ hội của họ đều liên kết với các nghi lễ tín ngưỡng thờ thần tượng của họ được dựa trên nhiều vị thần. Quả thật, các ngày lễ của họ rất nhiều mang ý nghĩa để thư giản và nghỉ ngơi sau những cuộc sống đơn điệu, các ngày lễ của họ nhiều đến mức hình như tháng nào cũng có ngày lễ trừ một tháng duy nhất đó là tháng (Memktrion)(16).

Các lễ hội của họ được đánh dấu bởi sự khiêu dâm, vô đạo đức, say xỉn và giải phóng bản năng động vật để làm những gì họ muốn. Các lễ hội của họ thường mang một cái gì đó rất nhiều mê tín và lệch lạc chẳng hạn như gọi hồn của những người chết đến sau đó thả các linh hồn đó đi khi kết thúc lễ.

Ngày lễ quan trọng nhất của họ:

Đại hội Olympic hoặc Olympia được tổ chức mỗi bốn năm tại (Elias). Olympic lần đầu tiên được công nhận vào năm 776 TCN và đại hội Olympic này là một trong những lễ hội lớn nhất của họ và nó đươc tổ chức theo mùa, và kể từ mốc thời gian đó các trò chơi thể thao được lồng ghép vào thành thế vận hội thể thao Olympic. Lúc đó, nó chỉ mang tính riêng tư của dân tộc và quốc gia của họ đến nỗi có lời nói rằng quả thật Hy Lạp lấy làm tự hào đối với sự thắng lợi của đại hội Olympic còn hơn niềm tự hào đối với sự giành thắng lợi trong các cuộc chinh chiến, và nó là lễ hội lớn nhất trên thế giới của những người Hy Lạp vào thời điểm đó.(17)

Các trò chơi này vẫn được tổ chức với sự tài trợ của các quốc gia Thiên Chúa giáo với tên gọi và những nghi thức cũ; và nhiều người Muslim đã tham gia và hưởng ứng cùng với họ, đây là một trong những điều đòi hỏi phải nghiên cứu chi tiết và phân tích kỹ lời nói trong vấn đề này:(18)


1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương