Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim


Lấy các ngày lễ của những người ngoại đạo để nhịn chay mục đích làm trái ngược với họ?



tải về 0.9 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Lấy các ngày lễ của những người ngoại đạo để nhịn chay mục đích làm trái ngược với họ?

Giới học giả bất đồng quan điểm nhau về sự việc này:

  1. Có lời cho rằng được phép nhịn chay vào các ngày lễ của họ bởi vì chúng ta được lệnh phải làm khác họ và trái ngước với họ.

  2. Có lời thì nói rằng không được phép ấn định các ngày lễ của họ làm ngày nhịn chay, bởi vì các ngày lễ của họ là những thời khắc linh thiêng của họ, cho nên nếu ấn định các ngày đó của họ cho việc nhịn chay mà không nhịn chay vào những ngày khác thì việc làm đó đồng nghĩa với việc coi các ngày đó là linh thiếng giống như họ(123).

Đây là giáo luật về việc nếu ấn định ngày lễ của người đạo để nhịn chay, còn đối với việc thề nguyện hoặc nhịn chay Sunnah mà không có định tâm ấn định ngày lễ của họ thì không phải nghi ngờ gì rằng việc làm đó được phép(124).

Và điều kiện trong việc làm trái biệt với họ trong các ngày lễ của họ: không được cái biên trong đó bất cứ việc làm nền tảng nào mà phải cói các ngày đó giống như bao ngày khác, không được phép làm bất cứ việc gì khác ngoài nhịn chay, không được thể hiện niềm vui hay đau buồn cho các ngày lễ đó.

Về việc đồng thuần với họ về những gì họ làm được chia làm hai trường hợp:


  1. Bắt chước họ và biết rằng việc làm đó thuộc những hành động riêng biệt của họ rồi chủ đích làm giống họ hoặc không có chủ đích, cả hai đều Haram.

  2. Bắt chước họ mà không biết đó là hành động đặc trưng riêng biệt của họ thì phải trình bày cho người làm biết và phản đối hành động đó, nếu người đó vẫn cố tình làm thì đó là bắt chước bị cấm đoán. Abdullah bin Amru bin Al’Ass t thuật lại: Thiên sứ của Allah e nhìn thấy trên người tôi hai cái áo được nhuộm vàng (từ một loại cây) thì Người nói:

))إِنَّ هَذِهِ مِنْ ثِيَابِ الْكُفَّارِ فَلاَ تَلْبَسْهَا(( رواه مسلم.

Quả thật, đây là áo của những người vô đức tin, ngưới chớ mặc nó” (Muslim).

Trong lời dẫn khác của Muslim: Tôi nói: Tôi sẽ giặt nó. Thiên sứ của Allah e nói:

))بَلْ أَحْرِقْهُمَا((

Không, hãy đốt chúng đi”.

Al-Qurtubi nói: Hadith cho thấy lý do cấm mặc hai chiếc áo đó là bởi vì nó giống những người ngoại đạo(125).

Theo Hadith thì rõ ràng Abdullah t không biết đó là áo giống quần áo của người ngoại đạo, mặc dù vậy Thiên sứ đã phản đối việc làm đó và trình bày cho ông biết về qui định của giáo lý về sự việc đó. Điều đó cho thấy rằng chủ tâm bắt chước họ không phải là điều kiện để việc làm trở thành là việc làm bắt chước, mà chỉ cần có hành động giống họ thì đó là bắt chước.

Giáo lý này chỉ đối với những thứ mang tính chất đặc trưng riêng biệt của những người ngoại đạo, còn đối với những gì không mang tính chất đặc trưng riêng biệt của họ, tức không phải chỉ có họ làm mà những người khác họ cũng làm thì không phải là bắt chước bị cấm đoán. Tuy nhiên, Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  thấy rằng cũng bị cấm mục đích để ngăn ngừa và bảo vệ người Muslim khỏi rơi vào sự bắt chước bị cấm, và để mang ý nghĩa làm khác họ.



  • Những người Muna-fiq và các ngày lễ của những người ngoại đạo:

  1. Đảng xã hội chủ nghĩa tại một quốc gia Ả Rập yêu cầu xóa bỏ nghi thức giết cừu, dê, bò, lạc đà với lý do nạn đói, hạn hán, và họ đặt một biểu ngữ lớn: vì những người đói, nghèo, không có áo mặc mà tặng giá trị của các con cừu giết tế.(126) Eid Al-Adha đi qua một cách êm đẹp, những người Muslim trong quốc gia đó vẫn giết cừu. Sau đó, lễ giáng sinh và tết Tây bắt đầu đến, và lễ giáng sinh và tết Tây là những ngày nghỉ chính qui trong quốc gia đó và các lễ mừng các ngày đó diễn ra một cách nồng nhiệt. Những người cầm đầu trong đảng xã hội chủ nghĩa đón mừng các ngày lễ đó một cách hân hoan trong khi lúc đó có nhiều người đói khát, người nghèo và không có áo mặc.

  2. Một trong số họ viết ở một góc trong báo tuần dưới tiêu đề (Xí xóa và bao dung)(127), “Xí xóa và bao dung” này mang ý nghĩa nhân dịp lễ giáng sinh và nhân dịp tết dương lịch của Thiên Chúa, và một trong những điều họ nói dưới tiêu đề này: “Đây là tình anh em loài người bao quát tất cả nhân loại, không có sự phân biệt và thù địch trừ phi trong chiến đấu, và khi một nhóm người Muslim chống lại một nhóm khác, lúc đó mới là cuộc chiến và thù địch để phòng vệ chính đáng mặc dù một số người cực đoan và các nhóm khủng bố đang cố gắng dập tắt ánh sáng và quan điểm chỉ trích hành động khiêu khích và kích động giữa nhân loại và chia cắt thế giới, họ đang gầm gừ trong các sự kiện cộng đồng, các sự kiện mà toàn thế giới đều hướng tới và họ cho rằng việc chúc mừng người khác là lệch khỏi Islam, và điều đúng đối vơi tôi: đó là các sự kiện đó, lời chúc mừng đó là để lan rộng tình yêu thương không hận thù, xích lại gần nhau hơn không còn khoảng cách”. Người viết tiếp tục chủ đề xí xoa và bao dung trong ba kỳ báo để lấp đầy những ngày lễ Thiên Chúa mà y yêu thích. Trong kỳ hai, y nói: “Nền tảng là sống thiện tức xí xóa, bao dung và công bằng. Còn sự thù địch là đối với những ai tuyên bố gây chiến với chúng ta. Riêng việc khác nhau về tôn giáo thì đó là vấn đề xét xử công bằng và nhân từ của Allah vào Ngày Phục sinh. Và câu nói xí xóa và bao dung chính là kết thân với người không phải Muslim, quả thật các học giả đã nói: việc cấm kết thân với người ngoại đạo là cấm kết thân với những ai đang chiến đấu với những người Muslim trong chiến tranh, và lúc đó người Muslim mới không được phép giúp đỡ họ và không được thương xót họ”.

Đây đích thực là lời nói lệch lạc, một sự không chắc chắn trong Islam.

Sau đó, trong kỳ báo thứ ba thì y kết luận rằng những ai không động thuận với y trong báo chí thì đó là nhưng kẻ khủng bố, chủ nghĩa cực đoan, và những kẻ gây đổ máu được phép hủy diệt.

Rồi đây, họ sẽ viết gì sau các tuần đón mừng kỷ niệm thiên niên kỷ thứ hai sắp đến?!

Chắc chắn cũng giống như thường lệ, họ sẽ kêu gọi toàn thể Muslim tham gia ngày lễ đó, để Islam khỏi bị tố cao là phản động và bất công, và để chứng minh với thế giới rằng họ văn minh đủ làm hài long những người thờ thánh giá và những người thờ bò. Và thật khổ nhục cho những ai chống đối những người Muslim tham gia đón mừng thiên niên kỷ thế giới đó, bởi vì chắc chắn sẽ bị họ tố cáo là những kẻ khủng bố, những kẻ theo chủ nghĩa cực đoàn và những kẻ gây đổ máu.

Họ không bao giờ dùng Fata-wa tổng quát cho phép tham gia các ngày lễ của người ngoại đạo mà sẽ dùng tiếng nói của báo chí để nói lên hàng trăm những lời nói dối để thuyết phục người Muslim chấp nhận rằng Islam kêu gọi đến với sự xí xóa và bao dung, và một trong hình thức xí xóa và bao dung đo chính là cho phép tham gia các biểu hiệu và nghi lễ của những người ngoại đạo, để những người Muslim không gây tổn thương cảm xúc của người ngoại đạo, và để cho họ đón mừng trọn vẹn một thiên niên kỷ kết thúc cho thế kỷ đã chứng kiến một cơn mưa máu của Islam trên khắp thế giới trong tay của người Do thái và Thiên Chúa giáo ở các cuộc chiến tôn giáo không cân xứng. Chẳng lẽ thông tin về Bosnia, Kosovo, chechnya đối với thiên niên kỷ đó còn xa chăng, có lẽ cuối thiên niên kỷ Thiên Chúa đó sẽ là sự xí xóa và bao dung ư!!



Lời kết

Ở cuối cuốn sách nghiên cứu tìm hiểu ngắn này, tôi xin đặt trước mặt người đọc những điều quan trọng nhất được chứa đựng trong nó theo các điểm sau đây:



  • Lễ, tết là danh từ chỉ sự lặp lại của thời gian dù là có ấn định nơi chốn hay không ấn định trong đó mọi người tụ tập, hội họp để hành đạo thờ phượng hay để hoạt động các tục lệ truyền thống đặc trưng riêng biệt.

  • Người Muslim nên hiểu biết về các ngày lễ của những người ngoại đạo một cách tổng thể để có thể tránh rơi vào việc bắt chước họ và để có mục đích làm trái biệt với họ trong sự vô đức tin và biểu hiệu của họ.

  • Lễ phục sinh là ngày lễ trong các ngày lễ của Pharaoh, sau đó là những người Coptic đã kế thừa, bắt buộc người Muslim phải tránh xa.

  • Thế vận hội Olympic là một đại hội của Hy Lạp thờ thần tượng rồi được chuyển sang cho La Mã sau đó là Thiên Chúa, và nó vẫn còn mang các nghi lễ thờ thần tượng cho đến ngày nay.

  • Ngày lễ tình nhân, ngay quốc tế lao động, lễ mừng sinh nhật (của từng cá nhân), ngày của mẹ, các ngày lễ dân tộc, quốc gia, các ngày lễ của những người ngoại đạo được sáng lập và hình thành, một số có nguồn gốc tôn giáo thờ thần tượng, và đa số người Muslim đã bắt chước theo họ.

  • Lễ mừng sinh nhật Nabi (Mawlid Nabi), ngày lễ mừng năm mới Hijri, lễ Isra’ và Mi’raaj là những ngày lễ Bid’ah được những người Al-Obaidiyun thần bí sáng lập sau thế kỷ thư ba Hijri, không có liên quan gì đến Islam.

  • Sự khác biệt của các ngày lễ của những người Muslim với các ngày lễ của những người ngoài đạo và những người Bid’ah: các ngày lễ của những người Muslim là để tạ ơn Allah, Đấng Tối Cao, để tưởng nhớ đến Ngài, tôn vinh Ngài trong khi các ngày lễ của những người ngoại đạo và những người Bid’ah là sự phóng túng và buông thản thân theo ham muốn dục vọng bản năng cùng với sự vô ơn đối với Đấng Tạo Hóa.

  • Các ngày lễ của những người ngoại đạo, một số có nguồn gốc tôn giáo, một số có nguồn gốc từ truyền thống tập tục của dân tộc, bắt buộc người Muslim phải tránh xa tất cả chúng và khuyến cao các anh em đồng đạo đến gần.

  • Khẳng định sự vô can của Muslim đối với các biểu hiệu của những người ngoại đạo cũng như các ngày lễ của họ bằng cách tránh xa việc tham dự cùng với họ, tránh xa thể hiện sự tương đồng với họ trong hành động và việc làm, tránh xa việc đi trên các phương tiện mà họ dùng để đi lại trong ngày lễ của họ, không giúp đỡ và ủng hộ họ bằng việc mua bán, tặng quà, cho mượn, và không giúp đỡ hành động bắt chước theo người ngoại đạo của người Muslim, phản đối việc làm của họ, và không chúc mừng cho lễ tết của họ.

  • Một trong những biểu hiện sự không can hệ với các biểu hiệu của những người ngoại đạo là người Muslim phải tránh xa những biệt ngữ các ngày lễ của họ, không dùng chúng để đặt tên cho các việc làm của người Muslim.

  • Trong một cái nhìn tổng thể thì cộng đồng Islam trải qua thời gian dài của lịch sử và cho đến tận ngày này vẫn luôn phải đối mặt với sự hiện diện của những người Muna-fiq (giả tạo đức tin), và những kẻ này trong thời đại ngày nay đội lốt của nhiều dạng để chối bỏ các giáo lý của Islam. Họ kêu gọi người Muslim hòa nhập với đường lối của những người ngoại đạo và các nghi lễ của họ. Hơn thế nữa, họ bủa vây tập tục và truyền thống của họ với danh nghĩa tiến bộ, hiện đại và văn minh nhưng cùng lúc họ cho thấy rằng hệ thống giáo lý Islam đưa con người tụt hậu, bạo động, từ chối văn minh. Họ kêu gọi đến với việc làm sống lại những vết tích cổ xưa, các tập tục và các nghi lễ của Hy Lạp, Pharaoh, .. từ những lệch lạc, mê tín và họ bảo răng cần phải bảo tồn và lưu giữ chúng.

﴿هُمُ ٱلۡعَدُوُّ فَٱحۡذَرۡهُمۡۚ قَٰتَلَهُمُ ٱللَّهُۖ أَنَّىٰ يُؤۡفَكُونَ ٤﴾ [سورة المنافقون: 4]

{Chúng là kẻ thù, bởi thế hãy cảnh giác chúng, Allah nguyền rủa chúng, chúng quay hướng về đâu?!} (Chương 63 – Al-Munafiqun, câu 4).

Cầu xin Allah Tối Cao ban cuốn sách này thành nguồn lợi cho những ai mà nó tới tay họ, và xin Ngài ban phúc lành cho người viết nó, người xuất bản nó và người đọc nó từ những người Muslim.

اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ



Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài!!

1() Xem từ “عود” trong từ điển Al-Qa-mus (376), Allisaan (9/461) và Taaj Al-‘Uroos (8/438).

2() Sharh Thala-thiyat Musnad Al-Imam Ahmad (1/579).

3() Hadith do Ibnu Ma-jah ghi lại dưới mục Iqa-mah lễ nguyện Salah và những điều Sunnah (1098) theo lời thuật của Ibnu Abbas, Hadith được Ibn Khuzaimah xác nhận Sahih (2161) và Hakim (1/437) và Sheikh Ahmad Shakir (8012). Và Hadith có cùng ý nghĩa với Hadith do Abu Huroiroh được Ahmad ghi lại (2/303).

4() Hadith do Ahmad ghi lại (2/367) và Abu Dawood ghi lại dưới mục Al-Mana-sik - Những nghi thức Hajj (2042), Annawawi đã xác nhận Hadith Sahih trong Al-Azkaar – Những lời tụng niệm với lời “لَا تَجْعَلُوْا قَبْرِيْ عِيْداً” - “Các ngươi đừng biến mộ của Ta thành nơi của Eid”.

5() Annakt Wal-‘Uyun của học giả Al-Ma-wardi (4/25), Tafseer Ibnu Katheer (3/354) và Addawr Al-Manthur (4/648).

6() Annakt Wal-‘Uyun của học giả Al-Ma-wardi (4/39).

7() Abdun bin Hameed ghi lại như trong Addar Al-Manthur (2/610).

8() Xem Tafseer Ibnu Katheer (3/250) và Addar Al-Manthur (2/610).

9() Al-Khateeb ghi lại như trong Addar Al-Manthur (5/148).

10() Tafseer Ibnu Kathir (3/354).

11() “Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem Mukha-lafah Ashab Al-Jaheem: Đi con đường Ngay Chính là làm trái với những người bạn của Hỏa Ngục” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah (1/475).

12() “Iqtidha’ Assirat Al-Mustaqeem Mukha-lafah Ashab Al-Jaheem” của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah (1/476).

13() Tafseer Ibnu Katheer (3/250) và Addar Al-Manthur (2/610).

14() Al-Ibda’ Fi Madhaar Al-Ibtida’ (275 – 276), và Tạp chí Al-Azhaar số ra (10) trang 1149.

15() Xem mục “Các ngày lễ của những người thời Jahiliyah”: Tạp chí Al-Manaar quyển 2 số ra (8) ngày thứ bảy 19/12/1316 hijri, “Lễ đại xá là điều Bid’ah trong Islam” của học giả Bakr Abu Zaid (10), và Tạp chí Al-Minhal số ra (525) trang 107 – 108.

16() “Câu chuyện nền văn minh” của Durant (6/361).

17() Tạp chí Al-Minhal số ra 525 trang 105.

18() Một trong cách sáng suốt để phơi bày chủ đề này là chúng cần chỉ ra một cái gì đó từ lịch sử của Thế vận hội Olympic cũng như các giai đoạn mà nó đi qua:

Tất cả những tác giả viết về Thế vận hội Olympic đều đồng thuận rằng nó là sự kiện thể thao lớn nhất và cổ xưa nhất hành tinh, được tham dự bởi hàng trăm ngàn người và hàng trăm triệu người theo dõi qua màn ảnh truyền hình. Quả thật, trong thời đại ngày nay họ lấy những chú chim bồ câu làm biểu tưởng hòa bình tại mỗi lễ khai mạc của các mùa lễ hội, và những quốc gia có đặc quyền tổ chức sự kiện thể thao trọng đại này mong muốn một số quốc gia Islam tham gia. Bởi thế, cần phải dừng lại và nhìn nhận một số điều để tìm hiểu nguồn gốc của các sự kiện thể thao này cũng như nguyên nhân, lịch sử hình thành và nghi thức của nó.



Các giai đoạn mà Thế vận hội Olympic đã đi qua:

Giai đoạn thứ nhất: Sự hình thành

Đã có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà sử học về các trò chơi thể thao này xoay quanh buổi đầu khi thành lập, và nguyên nhân cho điều đó là họ đề cập rất nhiều câu chuyện huyền thoại về chủ đề này nhưng không được quan tâm. Xem: Tóm tắt bách khoa toàn thư Olympya (13 – 16), Những nhà vô địch nam nữ của Olympic và World Cup (16/11), tạp chí Ả rập Kuwait số ra tháng Sha’baan năm 1400 hiji trang 28 -33.

Nhà lịch sử địa lý Hy Lạp (Strabo sinh năm 63 trước công nguyên và mất vào năm 24 Tây lịch) sau quá trình dài nghiên cứu và sàng lọc những câu chuyện huyền thoại đó thì ông khẳng định rằng sự hình thành Thế vận hội Olympic có nguồn gốc từ (Oczalos), nhà lãnh đạo bộ tộc (Alaatolah) cai trị vùng (Elias) nơi có làng (Olympia) và ngôi làng này được phủ đầy các cơ sở kiến trúc thần thánh của Hy Lạp như có Đền Thánh (Zeus) và (Hera), và bức tượng được phủ bởi lớp vàng nguyên chất đại diện cho Chúa của các chúa, vị đứng đầu của các vị thần của họ. Xem: tạp chí Ả Rập tháng Sha’baan 1400 hijri trang 32 – 33, và tóm tắt bách khoa toàn thư Olympia (15).

Và sau những bước từ ngôi đền này ở thung lũng thiêng liêng đó của họ thì Thế vận hội Olympic được hình thành kể từ đó. Và điều quan trọng rằng những ngày lễ Olympic không được dừng lại bởi các cuộc chiến tranh khốc liệt mà Olympic được dừng lại vì một thời gian dài ông mới lên ngôi (Elias) - một quốc gia được lãnh đạo sau đó bởi (Ivitus) và ông đã cho khôi phục lại lễ hội đó. Xem: tạp chí Văn hóa số ra 202, 1/11/1361 hijri trang 21 và tạp chí Al-Faisal số ra 108 trang 107.



Giai đoạn thứ hai: Đại hội bị dừng lại bởi những người La Mã: Các nhà lãnh đạo đế chế La Mã đã hủy đế chế của Hy Lạp vào năm 146 TCN, đất nước Hy Lạp bị sụp đổ trên tay của những người La Mã. Lúc đầu, những người La Mã vẫn giữ và duy trì thế vận hội Olympic bởi vì trong những ngày đầu lịch sử họ cũng là những người thờ thần tượng cũng giống như những người Hy Lạp. Và khi đế chế La Mã Thiên Chúa giáo chấp nhận ban hành một Hoàng đế La Mã (Theodosius II) thì quyết định bãi bỏ Thế vận hội Olympic vào năm 393 Tây lịch. Họ phá dỡ các cấu trúc cũng như các nghi lễ với lý do rằng Thế vận hội Olympic là một lễ hội thờ thần tượng không xứng đáng ở lại trong quốc gia Thiên Chúa giáo. Sau đó, các trận động đất xảy ra đối với phần còn của các đền thờ và sân chơi của họ và chôn vùi các dấu tích. Xem: Bách khoa toàn thư của thế giới Ả Rập (2/533), tạp chí Risa-lah số ra 164 vào ngày 7/6/1355 hijri trang 1399, Al-Muqtatif phần 1 quyển 72 ngày 8/7/1346 hijri trang 664, và “Quản lý và điều hành trong giáo dục thể chất” (436) và tạp chí Al-Faisal số ra 108 trang 109.

Giai đoạn thứ ba: Được phục hồi trong thời đại ngày nay: Các nhà khảo cổ học Đức thực hiện cuộc thăm dò khảo sát ở làng (Olympia) Hy Lạp và phát hiện một số dấu tích của sân vận động Olympic. Họ đã truyền cảm hứng cho một người Pháp (Baron Pierda Coubertin mất năm 1937) với ý tưởng khôi phục lại Thế vận hội Olympic. Thế là ông đã kêu gọi thành lập một ủy ban cho điều đó dưới sự trực thuộc của trường Đại học Sorbonne ở Paris sau lần hội nghị thể thao kết thúc. Sau đó, người Pháp này đặt nền móng cho Thế vận hội Olympic theo những điều mà ông đã đọc và nghiên cứu và lấy cảm hứng từ lịch sử cổ đại. Ý kiến của ông được duyệt ngay khi nó vừa chớm nở lần đầu tiên; tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp không có khả năng về mặt tài chính để lo cho một tổ chức lớn như vậy. Thế là các cơ quan phi chính phủ và các nhà doanh nhân ở Hy Lạp đã đóng góp và vận động một khoản tiền cần thiết cho tổ chức đó, vậy là thế vận hội Olympic được hồi sinh vào năm 1896 và tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay. Xem: Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/533), Tạp chí lịch sử Ả Rập và thế giới số ra 11 trang 80 và số ra 58 trang 72.

19() Al-Muqtatif quyển 73, 13/1/1347 hijri trang 44; Al-Arabi trang 29 – 30; và tạp chí văn hóa số ra 202 trang 21.

20() Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/522).

21() Xem : Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 17 – 20, Tạp chí Al-Arabi trang 29 – 30, Tạp chí Văn hóa số ra 202 trang 22, Tạp chí Al-Muqtatif 8/7/1346 hijri trang 303, Bách khoa toàn thư Ả rập theo cách dễ hiểu (1/828), Tóm tắt bách khoa toàn thư Olympic (15), và Tạp chí Văn hoán số ra 205 trang 3053.

22() Tóm tắt Bách khoa toàn thư Olympic 16.

23() Xem : Tạp chí Al-Muqtatif quyển 73 trang 44, Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 18, Tóm tắt bách khoa toàn thư Olympic 16, Bách khoa toàn thư đơn giản về thể thao 3/3, Tạp chí Văn Hóa số ra 205 trang 3053.

24() Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/529), sự thật như đã biết rằng các châu lục của thế giới gồm có bảy châu lục chứ không không phải là năm châu lục như họ đã nói!!!.

25() Tạp chí Al-Arabi tháng Sha’baan 1400 hijri trang 33.

26() Tạp chí lịch sử Ai cập quyển 21 trang 32, tạp chí Al-Faisal số ra 108 trang 106 – 107.

27() Tạp chí Al-Muqtatif quyển 73 trang 46, và quyển 72 trang 306.

28() Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 21, 26; Al-Muqtatif quyển 73 trang 44.

29() Tạp chí Al-Arabi Sha’baan 1400 hijri trang 33, tạp chí lịch sử Ả Rập và thế giới số ra 11 trang 81, tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 22, Al-Muqtatif quyển 73 trang 47 và quyển 72 trang 304, tạp chí Văn hóa số ra 205 trang 3053.

30() Bách khoa toàn thư Olympic thu gọn (55).

31() Tạp chí lịch sử Ai Cập quyên 21 trang 26.

32() Theo bách khoa toàn thư mở: Heracles (tiếng Hy Lạp: Ηρακλης - Herakles, có nghĩa là "Vinh quang của Hera"). Trong thần thoại La Mã, vị anh hùng này được gọi là Hercules (phát âm: Héc-quyn), tên chàng được đặt cho chòm sao Hercules. Những chiến công của Heracles vang dội khắp bốn phương, mang ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người thời xưa.

33() Tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 26.

34() Là một hòn đảo của Hy Lạp. Đảo Thassos biết đến trong thời gian cai trị của Ottoman trong tên Tahoz

35() Delphi (tiếng Hy Lạp: Δελφοί Delphoi) là một địa điểm khảo cổ và hiện cũng là một trị trấn thuộc vùng Phocis ở miền trung Hy Lạp. Vào thời cổ đại nó từng nơi thờ thần Apollo. Đây cũng là một đền thờ toàn Hy Lạp, tức đền thờ chung của các thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại. Delphi được sùng kính khắp cõi Hy Lạp. Delphi đã từng là trung tâm tôn giáo của Hy Lạp vào thế kỷ thứ VI trước CN. Tại đây có một quảng trường tròn ngoạn mục bằng đá với những di tích của thánh đường lớn nhất để thờ phụng Thần Apollo và nói ra những lời sấm truyền của nữ tiên tri Pythia

36() Al-Muqtatif quyển 72 trang 307, tạp chí lịch sử Ai Cập quyển 21 trang 30, 31.

37() Danh tính của người rước đuốc cuối cùng tiến vào sân vận động để thắp sáng chảo lửa Olympic thường được giữ bí mật cho đến giây phút cuối cùng. Người rước đuốc cuối cùng thường là một vận động viên Olympic, huyền thoại thể thao, hoặc cá nhân, những người đã có đóng góp đặc biệt cho xã hội. Người đó chạy xung quanh sân vận động một lần, rồi thắp sáng chảo lửa Olympic, đánh dấu một Thế vận hội mới chính thức bắt đầu. Ngọn lửa chỉ ngừng cháy tại Lễ bế mạc Thế vận hội.

- Xem: Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/529), Bách khoa toàn thư Olympic thu gọn (58), “Các kỳ Olympic trong 100 năm” (17), Lịch sử Thế vận hội Olympic (4), Tạp chí lịch sử Ả Rập và thế giới số ra (33) trang 76.



38() Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (2/529).


39()

Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương