Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim



tải về 0.9 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Những ngày lễ khác:

  1. Ngày quốc tế lao động: vào năm 1889 AD, đại hội quốc tế cộng sản được tổ chức tại Paris đã tuyên bố ủng hộ cho các yêu cầu của phong trào công nhân ở Mỹ đòi giới hạn thời gian làm việc không quá tám giờ, những người trong đại hội đã quyết định lấy ngày 1/5 hàng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của tầng lớp vô sản các nước (bắt đầu từ năm 1890).(86)

Kể từ thời điểm đó ngày 1/5 trở thành ngày nghỉ với tên ngày quốc tế lao động – một số người gọi là lễ tháng 5 – được đón mừng tại nhiều nước trên thế giới, thậm chỉ nhiều quốc gia Ả Rập và các quốc gia Islam cũng hưởng ứng ngày lễ này. Vào ngày này tất cả mọi việc làm đều dừng lại, các công nhân được phép nghỉ một cách chính thức trong khi ngày lễ này có nguồn gốc từ lễ thờ thần tượng của những người ngoại đạo, sau đó nó trở thành ngày lễ thiêng liêng đối với một nhóm người thuộc dân Kinh sách và trở thành một ngày lễ hàng năm của những người khác.(87)

  1. Ngày của mẹ: (Ngày Hiền mẫu) nhằm mục đích tôn vinh những người mẹ, ngày lễ này được đón mừng tại Úc, vương quốc Anh và các nước Bắc Âu (Na uy, Thùy điển, Đan mạch, Phần lang, Băng đảo và Faroe Islands). Tại Anh, nó được xem là ngày lễ tôn giáo được gọi là ngày Chủ nhật của mẹ, Hoa kỳ là quốc gia mừng ngày lễ này nhiều hơn hết. Ngày lễ này được công nhận chính thức tai phương Tây vào năm 1914, tại Mỹ nó được tổ chức vào ngày 2 tháng 5. Và một trong những việc làm của ngày này là họ khuyến khích trẻ em trong nước gởi đến mẹ của mình những tấm thiệp chúc mừng mẹ để tỏ lòng hiếu thảo, cũng như tặng quà cho mẹ để thể hiện tình yêu thương và sự tôn kính(88). Ngày lễ này đã xâm nhập vào những người Muslim qua một số tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức phi chính phủ và trở thành ngày của mẹ trên toàn thế giới.(89)

Ngoài những ngày lễ này còn có nhiều lễ khác nữa cũng mới được hình thành trong các thời đại sau này, một số được gọi là lễ, một số thì được gọi là ngày, hoặc một số được gọi là tuần hoặc kỷ niệm. Một số mang hình thức của tín ngưỡng tôn giáo nhưng đa số thì không mang hình thức tôn giáo mà chỉ là nhân dịp của sự kiện vui hay buồn nào đó, nó được đón mừng vào định kỳ hàng năm hoặc một thập kỷ hoặc năm mươi năm, bảy mươi năm hoặc một trăm năm.

Và một trong những ngày lễ này:



  1. Các ngày lễ kỷ niệm các sự kiện của dân tộc hay quốc gia với loại sự kiện và dịp khác nhau như: ngày Quốc khánh, ngày độc lập, lễ kỷ niệm cuộc cách mạng, kỷ niệm ngày thống nhất, kỷ niệm cuộc di tản, kỷ niệm mừng ngày chiến thắng, mừng ngày lực lượng vũ trang.

  2. Các ngày lễ kỷ niệm của các tổ chức, các cơ quan, các công ty như kỷ niệm các ngân hàng, ngày phụ nữ, ngày sức khỏe thế giới, ngày phòng chống ma túy, ngày xóa mù chữ, ngày nhân quyền, ngày sản xuất, tuần lễ cây xanh, tuần lễ sạch, tuần lễ giao thông, kỷ niệm tòa soạn, kỷ niệm tạp chí, câu lạc bộ hay thể thao, ...

  3. Các ngày lễ cá nhân: như lễ mừng sinh nhật, kỷ niệm hai người yêu nhau, kỷ niệm ngày cưới, kỷ niệm tình bạn, kỷ niệm ngày quen nhau, ...

Sự khác biệt giữa các ngày lễ của người Muslim với các ngày lễ của người ngoại đạo

Các ngày lễ của người Muslim khác với các ngày lễ của những người ngoại đạo – dù họ là những người thờ thần tượng, dân Kinh sách, Bái hỏa giáo, Sabean hay những người của tín ngưỡng khác – ở nhiều điều. Và sự khác biệt mang ý nghĩa và giá trị, giống như cái khác biệt của người Muslim về tín ngưỡng của y, các biểu hiệu và nghi thức của y, các ngày lễ của y, niềm vui và sự đau buồn của y từ tôn giáo mà người Muslim được lệnh phải thờ phượng Allah – Đấng Tối Cao – là y sẽ được ban thưởng nếu làm đùng theo nó và bị bắt tội nếu không làm đúng theo nó.

Việc rơi vào hành động bắt chước và làm giống những người ngoại đạo – một cách có ý thức về điều đó – là một trong những minh chứng chứng tỏ niềm tin yếu ớt trong trái tim của người bề tôi, là một trong những biểu hiện kết thân với người ngoại đạo.

Một trong các hình ảnh khác biệt của các ngày lễ của người Muslim với các ngày lễ của những người ngoại đạo:



  • Xác định các ngày lễ: Các ngày lễ của những người ngoại đạo được xác định bởi sự tính toán trong khi các ngày lễ của người Muslim được xác định bởi cái nhìn. Tính toán không được dùng để xác định các ngày lễ như Ibnu Umar t thuật lại rằng Thiên sứ của Allah e nói:

))إِنَّا أُمَّةٌ أُمِّيَّةٌ، لاَ نَكْتُبُ وَلاَ نَحْسُبُ الشَّهْرُ هَكَذَا وَهَكَذَا(( رواه البخاري ومسلم.

Chúng ta là cộng đồng mù chữ, chúng ta không viết cũng không tính toán, một tháng như thế này và thế này” tức một tháng có lần 29 ngày và có lần 30 ngày. (Albukhari, Muslim).

Sheikh Islam  nói: (Cộng đồng này (Islam) là cộng động được lệnh từ bỏ việc viết và tính toán, điều mà những cồng đồng khác nó đã dùng, trong việc xác định giờ giấc thờ phượng và các ngày lễ, và nó được phép dùng cái nhìn để xác định, như Thiên sứ của Allah e đã nói:

))صُومُوا لِرُؤْيَتِهِ، وَأَفْطِرُوا لِرُؤْيَتِهِ، (( رواه البخاري ومسلم.

Các ngươi hãy nhịn chay khi nhìn thấy nó (trăng lưỡi liềm đầu tháng) và các ngươi hãy xả chay khi nhìn thấy nó.” (Albukhari, Muslim)

Và trong một lời dẫn khác thì Người e nói:

))صُومُوا مِنَ الْوَضحِ إِلَى الْوَضحِ ((

Các ngươi hãy nhịn chay từ sự rõ ràng đến sự rõ ràng(90) có nghĩa là từ trăng lưỡi liềm đến trăng lưỡi liềm.

Và đây là bằng chứng mà tất cả những người Muslim đã thống nhất với nhau – trừ một số nhà sử gia bất đồng với sự thống nhất – rằng việc xác định thời gian nhịn chay, xả chảy, thực hiện Hajj chỉ được dựa trên việc nhìn trăng chứ không dựa theo tính toán mà những người La Mã, Ba Tư, Coptic, Ấn Độ, Do thái và Thiên Chúa đã dùng.)(91).


  • Các ngày lễ của người Muslim gắn kết với sự thờ phượng thiêng liêng hướng về Allah Tối Cao.

Lễ hàng tuần (Jumu’ah) vào ngày thứ sáu có bài thuyết giảng, dâng lễ nguyện Salah, phải có sự im lặng để lắng nghe thuyết giảng cùng với những điều được khuyến khích làm như tắm, xức dầu thơm, đến sớm, .. và trong đó có những thời khắc mà lời cầu nguyện được Allah I đáp lại.

Đại lễ Eid Al-Fitri đến sau khi kết thúc mùa nhịn chay và lễ nguyện.

Đại lễ Eid Al-Adha diễn ra nghi thức hành hương Hajj vĩ đại, trước nó có ngày A’rafah là tốt hơn các ngày, sau nó có các ngày Tashreeq.

Mội ngày đại lễ trong ngày Đại lễ Eid của Islam đều có sự kết chặt với trụ cột trong các trụ cột của Islam; trong khi các ngày lễ của những người ngoại đạo thì có sự kết chặt với các thần tượng của họ, những thần linh mà họ thờ cúng ngoài Allah như trong các ngày lễ của dân Ả Rập thờ đa thần, các ngày lễ của Pharaoh, các ngày lễ của Hy Lạp, một số ngày lễ của La Mã, các ngày lễ của người Sabian, hoặc có sự liên quan đến khái niệm sai lầm và tín ngưỡng lệch lạc như trong các ngày lễ của dân Kinh sách: Do thái và Thiên Chúa, trong các ngày lễ Bid’ah của nhóm người Ra-fidah, Sufi và các nhóm khác.



  • Các biểu hiệu và nghi lễ của các ngày lễ: Các biểu hiệu và nghi lễ của các ngày lễ của người Muslim là sự thờ phượng và tuân lệnh Allah I trong đó có sự tôn vinh Allah I và tưởng nhớ đến Ngài không có điều thần bí như đi dâng lễ nguyện Salah Jumu’ah, im lặng để nghe bài thuyết giảng, Takbir (tán dương Allah) trong hai ngày đại lễ, đến cùng tham gia lễ nguyện Salah tập thể trong ngày lễ Eid tại nơi tổ chức cuộc dâng lễ nguyện tập thể, phân phát Sadaqah Fitri, dâng cúng Allah I bằng những con vật giết tế lấy thịt ăn và chia sẻ với người nghèo thể hiện niềm vui, hân hoan và tạ ơn Allah I về ân huệ của ngày lễ Eid, ân huệ hoàn thành mùa nhịn chay. Tất cả các biểu hiệu và nghi lễ trong các ngày lễ của tín đồ Islam là thờ phượng, tôn vinh, tưởng nhớ và tạ ơn Allah Tối Cao.(92)

Còn các ngày lễ của những người ngoại đạo, các nghi lễ và các biểu hiệu của nó đồng hành với các thần tượng, phủ nhận ân huệ, chìm đắm trong sự thấp hèn, giải phóng và buông thả ham muốn và dục vọng bản năng, thực hiện những điều tội lỗi.

  • Các ngày lễ của người Muslim vượt trội bởi sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sự ngoan đạo và lòng Taqwa, khuyên nhủ nhau làm điều đúng, ngăn cấm nhau làm điều sai và tội lỗi. Bài thuyết giảng trong ngày Jumu’ah và hai ngày đại lễ Eid mang ý nghĩa khuyên răn, khuyến khích và thúc giục đến với điều tốt lành, ngăn cản điều xấu, củng cố đức tin Iman. Trong Sadaqah Fitri biểu hiện hình ảnh cao đẹp của tình anh em đồng đạo Islam khi mọi người chia sẻ lộc ăn với những người nghèo để ngày Eid tất cả mọi đều có lộc; còn trong việc giết thịt Qur’ban mặc dù là dưới hình thức giết tế dâng lên Allah I nhưng thực sự đây là cách mà Allah muốn các bề tôi của Ngài chia sẻ lộc ăn với nhau, theo Sunnah giết thịt Qur’ban thì người giết nên ăn một phần thịt từ con vật được giết đó, một phần đem phân phát cho người nghèo và một phần làm quà biếu cho người bà con và chòm xóm, và hình ảnh này không được tìm thấy trong các ngày lễ của những người ngoại đạo, ở các ngày lễ của họ không có biểu hiện sự gắn kết và hỗ trợ đích thực và chân thành mà chỉ là sự thể hiện cái dục vọng riêng của bản thân.

Năm ngoái, bao chí đã đăng tin rằng những người Mỹ dành năm mươi tỷ đô la để mua sắm quần áo, đồ chơi và những thứ khác cho mùa Giáng sinh và ngày tết dương lịch (năm 1999) trong thời điểm có nhiều nạn đói chưa được giải quyết, những người nghèo khổ và đói khát không tìm thấy sự hỗ trợ, ngược lại, một số quốc gia Islam, nhiều cá nhân đã gởi đi phần Sadaqah Fitri và thịt Qur’ban đến nhiều quốc gia nghèo. Rõ ràng các ngày lễ của Islam thể hiện lòng nhân từ, bác ái và sự cư xử tốt đẹp.(93)

  • Người Muslim chỉ có ba ngày lễ: lễ hàng tuần (Jumu’ah), hai ngày Đại lễ (Al-Fitri và Al-Adha); khác với các ngày lễ của những người ngoại đạo, tùy theo giáo phái và thực tế của họ thì mỗi một giáo phái, mỗi một nơi đều có nhiều ngày lễ, có giáo phái có 10 ngày lễ, có những giáo phái có nhiều hơn thế có thể lên đến 20, 30 ngày lễ và còn nhiều hơn thế nữa; và điều này cho thấy:

  • Căn bản của cộng đồng Islam là cộng đồng của sự năng lao động, chăm chỉ và tích cực trong việc làm và sản xuất, không nghỉ ngơi quá nhiều, bời vì nó mang một bức thông điệp vĩnh cửu cần phải được truyền đạt, và nó trở nên yếu ớt vì lao động và sản suất cũng như phục vụ cho tôn giáo này, bởi vì nó còn phải làm nhiệm vụ đại diện trên trái đất, và nó không dừng lại, không nghỉ ngơi, không thư giản trừ trong ba ngày lễ này nhưng trong ba ngày lễ này vẫn mang ý nghĩa hoạt động của trái tim, đó là thanh lọc bản thân và tăng cường sự kết nối với Allah, Đấng Tối Cao.

Nhưng thật tiếc thay khi có nhiều người Muslim đã đảo lộn sự việc, trút đầu xuống và đưa phần đuôi lên, sự vui chơi hưởng thụ trở nên nhiều hơn việc làm, sự lười biến chế ngự sự tích cực, và đó là điều khiến họ trở thành một cộng đồng chỉ biết tiêu thụ còn những cộng đồng khác thì sản xuất và làm ra sản phẩm.

  • Sự lộng lẫy và vẻ đẹp được trang hoàng cho các ngày lễ Muslim, niềm vui và sự hân hoan thực sự sẽ được tìm thấy trong các ngày lễ chính danh đó; và những ngày lễ đó không nhiều để khỏi bị nhàm chán và để trở thành này được trông đợi.

  • Hai ngày đại lễ của Islam không có bất cứ mối liên quan nào đến những tín ngưỡng khác trong các thời điểm của các ngày lễ của bất cứ cộng đồng nào của người ngoại đạo, và ngày lễ của Islam không có sự liên quan đến bất cứ thứ gì trong những điều sau đây:

  • Không liên quan đến đầu năm mới; không giống như một số tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo tổ chức lễ cho đầu năm mới dương lịch, người Do thái tổ chức lễ cho đầu năm mới theo lịch Hebrew, người Coptic tổ chức lễ cho đầu năm mới theo lịch Coptic, và những người của các nhóm Bid’ah thì tổ chức lễ cho đầu mới theo lịch Hijri.

  • Không liên quan đến các ngôi sao hay các hành tinh, nhằm để giúp người Muslim tránh khỏi sự tương đồng với những người thờ phượng các tinh tú khi mà họ gắn kết với các tinh tú trong các ngày lễ của họ như lễ Al-Mehrajan của Bái hỏa giáo.

  • Không liên quan đến những kỷ niệm và sự thiêng liêng của một cá nhân nào đó; không giống như các ngày lễ của những người Thiên Chúa luôn gắn kết với các kỷ niệm, các sự kiện thần thánh hóa một nhân vật nào đó. Các ngày lễ của Islam chỉ gắn chặt với sự thuần túy của Tawhid và bỏ tất cả những gì hướng tới ai (vật) khác ngoài Allah, Đấng Tối Cao.

  • Không liên quan đến các vấn đề vật chất và lợi ích của cá nhân, bởi vì để giúp các tín đồ Islam tránh xa sự bắt chước người Do thái trong việc tôn vinh vật chất.

  • Không liên quan đến dân tộc, quốc gia; để duy trì sự gắn kết giữa tình anh em đồng đạo giữa những người Muslim trong Islam.



Người Muslim bắt chước người ngoại đạo trong các ngày lễ của họ

Khái niệm sự bắt chước:

Bắt chước có nghĩa là có hành động, cử chỉ và biểu hiện giống như người khác; hoặc làm theo cách của người khác.

Bắt chước người ngoại đạo theo khái niệm của giáo lý là làm hoặc hành động theo cách của người ngoại đạo được thể hiện trong niềm tin của họ, sự thờ phượng và hành đạo của họ, tập tục và truyền thống của họ, hay hành vi và đạo đức của họ mang tính đặc trưng riêng biệt của họ, dù với định tâm hay không định tâm khi mà vẫn ý thức được rằng đó là sự đặc trưng riêng biệt của họ.

Giáo lý về việc bắt chước người ngoại đạo:

Một trong những nền tảng căn bản và thiêng liêng của tôn giáo Islam của chúng ta là liên kết và gắn chặt Islam với các tín đồ của nó, vô can với những người ngoại đạo, thể hiện sự khác biệt của người Muslim với người ngoài đạo, tự hào với tôn giáo của mình, kiêu hãnh với Islam của mình cho dù hoàn cảnh và điều kiện của người ngoại đạo có mạnh hơn, tiến bộ hơn và hiện đại hơn, cho dù hoàn cảnh và điều kiện của người Muslim có yếu hơn, chậm tiến bộ hơn và kém hiện đại hơn. Dù như thế nào, dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì người Muslim không được phép lấy thế mạnh của người ngoại đạo và sự yếu kém hơn của người Muslim làm động cơ hay lý do để rời xa tôn giáo mà bắt chước theo họ như một kẻ lệ thuộc và bị đánh bại. Bởi lẽ những văn bản giáo lý nghiêm cấm việc bắt chước người ngoại đạo không phân biệt giữa hoàn cảnh mạnh hay yếu thế; và bởi lẽ người Muslim luôn có khả năng thể hiện sự khác biệt trong tôn giáo của y và vẫn có thể tự hào với Islam của y ngay cả trong hoàn cảnh yếu thế và chậm tiến hơn.

Niềm tự hào và kiêu hãnh với Islam là điều mà Thượng Đế của chúng ta, Đấng Ân phúc và Tối Cao đã kêu gọi đến với nó, và Ngài cho đó là lời nói tốt đẹp và niềm tự hào tốt đẹp. Ngài phán:

﴿وَمَنۡ أَحۡسَنُ قَوۡلٗا مِّمَّن دَعَآ إِلَى ٱللَّهِ وَعَمِلَ صَٰلِحٗا وَقَالَ إِنَّنِي مِنَ ٱلۡمُسۡلِمِينَ ٣٣﴾ [سورة فصلت: 33]

{Và ai tốt lời nói hơn một người mời gọi nhân loại đến với Allah và làm việc thiện và nói rằng quả thật tôi là một người Muslim.} (Chương 41 – Fussilat, câu 33).

Để nói lên tầm quan trọng của sự khác biệt giữa Muslim với người ngoại đạo, người Muslim được lệnh phải cầu xin Allah I mỗi ngày ít nhất mười bảy lần giúp y tránh xa con đường của những người ngoại đạo và xin Ngài hướng dẫn y đến với con đường Ngay chính của Islam:

﴿اهۡدِنَا ٱلصِّرَٰطَ ٱلۡمُسۡتَقِيمَ ٥ صِرَٰطَ ٱلَّذِينَ أَنۡعَمۡتَ عَلَيۡهِمۡ غَيۡرِ ٱلۡمَغۡضُوبِ عَلَيۡهِمۡ وَلَا ٱلضَّآلِّينَ ٧﴾ [سورة الفاتحة: 5]

{Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi con đường ngay chính, con đường của những người mà Ngài đã ban ân phúc, không phải con đường của những người mà Ngài đã phẫn nộ và giận dữ, cũng không phải con đường của những người lầm lạc!}. (Chương 1 – Al-Fatihah, câu 5, 6).

Có rất nhiều văn bản giáo lý từ Qur’an và Sunnah nghiêm cấm việc bắt chước những người ngoại đạo, trình bày rõ rằng họ là những người đi trên con đường lầm lạc. Bởi thế, ai đi theo họ có nghĩa là đi theo sự lầm lạc của họ như Allah I phán:

﴿ثُمَّ جَعَلۡنَٰكَ عَلَىٰ شَرِيعَةٖ مِّنَ ٱلۡأَمۡرِ فَٱتَّبِعۡهَا وَلَا تَتَّبِعۡ أَهۡوَآءَ ٱلَّذِينَ لَا يَعۡلَمُونَ ١٨﴾ [سورة الجاثية : 18]

{Rồi TA đặt Ngươi (Muhammad) trên con đường luật pháp của tôn giáo. Do đó, hãy tuân thủ nó và chớ đi theo những ham muốn của những kẻ không biết gì.} (Chương 45 – Al-Jathiyah, câu 18).



﴿وَكَذَٰلِكَ أَنزَلۡنَٰهُ حُكۡمًا عَرَبِيّٗاۚ وَلَئِنِ ٱتَّبَعۡتَ أَهۡوَآءَهُم بَعۡدَ مَا جَآءَكَ مِنَ ٱلۡعِلۡمِ مَا لَكَ مِنَ ٱللَّهِ مِن وَلِيّٖ وَلَا وَاقٖ ٣٧﴾ [سورة الرعد: 37]

{Và đúng như thế, TA (Allah) ban Nó (Qur’an) xuống cho Ngươi (Muhammad) như một bộ luật xét xử bằng tiếng Ả Rập. Và nếu Ngươi làm theo những điều mong muốn của họ (những người ngoại đạo) sau khi Ngươi đã tiếp thu mọi hiểu biết thì Ngươi sẽ không có một người bảo hộ hoặc một người che chở nào có thể giúp Ngươi thóat khỏi (hình phạt của) Allah.} (Chương 13 – Arra’d, câu 37).



﴿وَلَا تَكُونُواْ كَٱلَّذِينَ تَفَرَّقُواْ وَٱخۡتَلَفُواْ مِنۢ بَعۡدِ مَا جَآءَهُمُ ٱلۡبَيِّنَٰتُۚ وَأُوْلَٰٓئِكَ لَهُمۡ عَذَابٌ عَظِيمٞ ١٠٥﴾ [سورة آل عمران: 105]

{Và các ngươi chớ đừng trở thành giống như những kẻ đã chia rẽ tôn giáo và tranh chấp nhau sau khi đa tiếp thu các bằng chứng rõ rệt; và chúng là những kẻ sẽ phải nhận một sự trừng phạt rất nặng.} (Chương 3 – Ali-Imran, câu 105).

Allah I kêu gọi những người có đức tin đến với sự kính sợ Ngài khi nhắc đến Ngài và khi đọc các lời phán của Ngài. Ngài phán:

﴿أَلَمۡ يَأۡنِ لِلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَن تَخۡشَعَ قُلُوبُهُمۡ لِذِكۡرِ ٱللَّهِ وَمَا نَزَلَ مِنَ ٱلۡحَقِّ وَلَا يَكُونُواْ كَٱلَّذِينَ أُوتُواْ ٱلۡكِتَٰبَ مِن قَبۡلُ فَطَالَ عَلَيۡهِمُ ٱلۡأَمَدُ فَقَسَتۡ قُلُوبُهُمۡۖ وَكَثِيرٞ مِّنۡهُمۡ فَٰسِقُونَ ١٦﴾ [سورة الحديد: 16]

{Há chưa phải là lúc để cho những ai có đức tin ý thức rằng trái tim của họ nên kính sợ và phủ phục trước Lời Nhắc nhở của Allah và trước điều chân lý mà Ngài đã ban xuống? Và không nên như là những kẻ đã được ban cho Kinh sách trước đây, do bởi thời gian đã kéo dài cho nên tấm lòng của họ chai cứng lại, và đa số bọn họ là những kẻ bất tuân, dấy loạn.} (Chương 57 – Al-Hadeed, câu 16).

Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng việc hành động và biểu hiện giống những người ngoại đạo là một trong những minh chứng nói lên sự yêu thương và quý mến họ. Đây là điều đi ngược lại với nền tảng căn bản của Islam là vô can với những người ngoại đạo. Allah I cấm những người có đức tin yêu thương, quý mện những người ngoại đạo cũng như kết thân với họ. Ngài phán:

﴿يَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ ٱلۡيَهُودَ وَٱلنَّصَٰرَىٰٓ أَوۡلِيَآءَۘ بَعۡضُهُمۡ أَوۡلِيَآءُ بَعۡضٖۚ وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗ إِنَّ ٱللَّهَ لَا يَهۡدِي ٱلۡقَوۡمَ ٱلظَّٰلِمِينَ ٥١﴾ [سورة المائدة: 51]

{Hỡi những người có đức tin, chớ kết thân với người Do thái và tín đồ Thiên Chúa giáo. Họ là đồng minh bảo vệ lẫn nhau. Và ai trong các ngươi quay về kết thân với họ thì là người của họ. Quả thật, Allah không hướng dẫn đám người làm điều sai quấy.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 51).



﴿لَّا تَجِدُ قَوۡمٗا يُؤۡمِنُونَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ يُوَآدُّونَ مَنۡ حَآدَّ ٱللَّهَ وَرَسُولَهُۥ وَلَوۡ كَانُوٓاْ ءَابَآءَهُمۡ أَوۡ أَبۡنَآءَهُمۡ أَوۡ إِخۡوَٰنَهُمۡ أَوۡ عَشِيرَتَهُمۡۚ﴾ [سورة المجادلة: 22]

{Ngươi sẽ không tìm thấy một đám người nào đã có đức tin nơi Allah và Ngày Sau lại kết thân với những ai là người chống đối Allah và Sứ giả của Ngài dẫu rằng đó là cha mẹ, con cái, anh em, hay bà con ruột thịt của họ đi chăng nữa.} (Chương 58 – Al-Mujadalah, câu 22).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: (Sự bắt chước biểu hiện sự yêu thương, quí mến và kết thân trong nội tâm, giống như sự yêu thương và ngưỡng mộ trong nội tâm sẽ biểu hiện hành vi bắt chước ở bên ngoài)(94). Và Sheikh  cũng nói chú thích cho câu Kinh của chương Al-Muja-dalah vừa nêu trên: (Allah Tối Cao cho biết rằng không có người có đức tin nào yêu quí người ngoại đạo; bởi thế, ai yêu quý người ngoại đạo thì không phải là người có đức tin; và sự bắt chước ở hành vi bên ngoài là biểu hiện sự yêu quí nên đó là điều Haram)(95).

Thiên sứ của Allah e nói:

))مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ(( رواه أبو داود والترمذي وأحمد

Ai bắt chước một nhóm người nào đó thì người đó là người cùng hội cùng thuyền với nhóm người đó.” (Abu Dawood, Tirmizdi, và Ahmad).(96)

Sheikh Islam  nói: (Hadith này nói lên mức độ tối thiểu của vấn đề rằng nghiêm cấm việc bắt chước người ngoại đạo, nhưng nói rõ hơn là việc bắt chước họ là biểu hiện của vô đức tin như Allah I đã phán:

﴿وَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗ﴾ [سورة المائدة: 51]

{Và ai trong các ngươi quay về kết thân với họ thì là người của họ} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 51).)(97).

Học giả Assan’a-ni nói: “Nếu bắt chước người ngoại đạo trong ăn mặc và định tâm rằng để trở thành người giống như thế thì y là kẻ vô đức tin, còn nếu không định tâm thì các học giả có những quan điểm bất đồng nhau: một số thì cho rằng người đó là kẻ vô đức tin dựa theo ý nghĩa hiển thị của Hadith, một số khác thì nói: người đó không phải là kẻ vô đức tin nhưng phải bị trừng phạt”(98).

Sheikh Islam  nói: “Căn bản của các biểu hiệu ẩn của Allah và hệ thống luật của Ngài thì việc bắt chước người ngoại đạo là vô đức tin và đại nghịch giống như căn bản của mọi điều tốt lành là duy trì và giữ gì các Sunnah của các vị Nabi cũng như các hệ thống giáo lý của họ”(99).

Nói về sự bắt chước người ngoài đạo thì rất dài, mong rằng những gì được nêu cũng đã đủ cho mục tiêu và ý nghĩa muốn nói.


  • Những hình ảnh bắt chước người ngoại đạo trong các ngày lễ của họ:

Các ngày lễ của người ngoại đạo khác nhau tùy theo giáo phái và môn hội của họ: các những ngày lễ thuộc căn bản tín ngưỡng của họ, hoặc được họ sáng lập thêm, và đa số các ngày lễ của họ thuộc tập tục, truyền thống và kỷ niệm các sự kiện của dân tộc hay quốc gia của họ. Và chúng ta có thể tóm lược các dạng ngày lễ của họ với những điều sau đây:

Thứ nhất: Các ngày lễ được tổ chức mang ý nghĩa tôn giáo dù nhằm tôn vinh Allah như lễ hiển linh, lễ phục sinh, lễ bánh không men, lễ giáng sinh của người Thiên Chúa hay nhằm tôn vinh các thần tượng của họ như các ngày lễ của Hy Lạp. Người Muslim bắt chước họ trong các ngày lễ này theo hai trường hợp:

  1. Tham gia cùng với họ trong các ngày lễ đó; giống như một số nhóm người thiểu số không phải Muslim sống trong đất nước của những người Muslim tổ chức ngày lễ của họ và một số người Muslim tham gia cùng với họ. Hình ảnh này đã xảy ra trong thời của Sheikh Islam Ibnu Taymiyah và học giả Al-Hafizh Azd-Zdahabi và cũng là những gì đang xảy ra trong thời nay ở nhiều quốc gia Islam. Và tồi tệ hơn nữa là một số người Muslim đi sang quốc gia của những ngoại đạo với mục đích tham dự các ngày lễ đó cùng với họ; và động cơ cho sự tham dự này là do ham muốn của bản thân hay do sự đáp lại lời mời của một số người ngoại đạo giống như một số người Muslim sống tại ở các quốc gia không phải Islam được mời tham dự các ngày lễ của họ, một số người Muslim thuộc những nhà đầu tư, những kinh doanh, chủ các doanh nghiệp lớn vì muốn cải thiện sự giao lưu thế tục cũng như vật chất đã đáp lại lời mời của họ và tham dự cùng với họ. Tất cả những hình ảnh vừa nêu đều là Haram, có thể dẫn đến sự vô đức tin bởi Thiên sứ của Allah e đã nói:

))مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ(( رواه أبو داود والترمذي وأحمد

Ai bắt chước một nhóm người nào đó thì người đó là người cùng hội cùng thuyền với nhóm người đó.” (Abu Dawood, Tirmizdi, và Ahmad).

Và bởi vì người tham dự các ngày lễ của họ với mục đích và tâm niệm tham gia cùng với họ trong những điều thuộc các nghi lễ và biểu hiệu tôn giáo của họ.

2- Mang các ngày lễ của họ vào đất nước của những người Muslim. Ngày nay, ở nhiều quốc gia Islam đều tổ chức đón mừng tết Tây, và đây là hành động còn tệ hơn hành động của trường hợp thứ nhất bởi vì họ đã mang những ngày lễ của những người ngoại đạo vào trong đất nước của Islam; điều này nói lên rằng họ không chỉ tham gia các ngày lễ của những người ngoại đạo mà còn muốn nhập chúng vào các quốc gia của những người Muslim.



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương