Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim



tải về 0.9 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
  1   2   3   4   5   6   7   8   9



Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo

&

Góc Nhìn Của Người Muslim
] Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامية [

Ibrahim Bin Muhammad Al-Haqeel



Dịch thuật: Abu Zaytune Usman Ibrahim
Kiểm duyệt: Abu Hisaan Ibnu Ysa

2015 - 1436



﴿ أعياد الكفار ﴾

وموقف المسلم منها

« باللغة الفيتنامية »

إبراهيم بن محمد الحقيل

ترجمة: أبو زيتون عثمان إبراهيم


مراجعة: أبو حسان محمد زين بن عيسى

2015 - 1436





Mục lục

Chủ đề Trang

1 - Giới thiệu cuốn sách 6

2 - Lời mở đầu 12

3 - Lời Tựa 15

4 - Tìm hiểu danh từ “Eid” – “Lễ Tết” và các ý nghĩa của nó 21

5 - Sự lâu đời và cổ xưa của các ngày lễ tết trong các cộng đồng 28

6 - Tại sao chúng ta phải hiểu biết các ngày lễ của những người ngoại đạo? 29

7 - Các ngày lễ hội của Fir’aun (Pharaoh) 35

8 - Các lễ hội của người dân Ả Rập thời Jahiliyah 37

9 - Các lễ hội của Hy Lạp 38

10 - Thế vận hội Olympic thuộc tâm điểm tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp 41

11 - Giáo luật về việc tham gia Thế vận hội Olympic trong thời hiện đại 53

12 - Các lễ hội của La Mã 60

13 - Các lễ hội của tôn giáo Sabean 63

14 - Các ngày lễ của người Do thái 64

15 - Các ngày lễ của Thiên Chúa giáo 66

16 - Các ngày lễ của Ba Tư 74

17 - Các ngày lễ của những nhóm người bí truyền 76

18- Các ngày lễ Bid’ah trong Islam 79

19- Những ngày lễ khác 86

20- Sự khác biệt giữa các ngày lễ của người Muslim với các ngày lễ của người ngoại đạo 89

21- Người Muslim bắt chước người ngoại đạo trong các ngày lễ của họ 97

22- Những hình ảnh bắt chước người ngoại đạo trong các ngày lễ của họ 103

23- Người Muslim nhìn nhận về các ngày lễ của người ngoại đạo 111

24- Tránh xa việc tham dự 111

25- Tránh xa việc tương đồng với các hành động và việc làm của họ 113

26- Tránh xa những phương tiện đi lại mà họ dùng để đi dự các ngày lễ của họ 114

27- Không được tặng quà cáp cho họ hoặc ủng hộ họ bằng cách mua hoặc bán trong ngày lễ của họ 115

28- Không ủng hộ và giúp đỡ người Muslim bắt chước họ trong các ngày lễ của họ về những việc làm bắt chước 116

29- Không chúc mừng họ bởi ngày lễ tết của họ 117

30- Tránh xa việc dùng những cái tên hoặc thuật ngữ đặt trưng của họ trong thờ phượng của họ 120

31- Giới luật về việc nhận quà của họ trong các ngày lễ của họ 121

32- Lấy các ngày lễ của những người ngoại đạo để nhịn chay mục đích làm trái ngược với họ? 122

33- Những người Muna-fiq và các ngày lễ của những người ngoại đạo 126

34- Lời kết 130


Nhân danh Allah

Đấng Rất mực Độ lượng

Đấng Rất mực Khoan dung



Giới thiệu cuốn sách

اَلْحَمْدُ لِلهِ رَبِّ الْعَالَمِيْنَ، وَالصَّلَاةُ وَالسَّلَامُ عَلَى سَيِّدِ الأَنْبِيَاءِ وَالْمُرْسَلِيْنَ، وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ أَجْمَعِيْنَ، أَمَّا بَعْدُ:

Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài. Cầu xin bằng an và phúc lành cho vị đứng đầu trong các vị Nabi và các vị Thiên sứ, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người ...

Quả thật, Islam yêu cầu các tín đồ của nó thể hiện sự khác biệt với những người ngoại đạo trong tín ngưỡng, nghi lễ, cảm xúc, phẩm chất đạo đức, giao tế, ăn mặc cùng tất những hành vi hiển thị của thể xác và hành vi thầm kín của nội tâm. Sự khác biệt này xây dựng nên bản chất Islam vượt trội đặc trưng, biểu hiện niềm tự hào và kiêu hãnh của Islam, một tôn giáo trang nghiêm và cao quý được lựa chọn từ Đấng Tối Cao – Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài.

Chính vì vậy, chúng ta thấy người Muslim đích thực luôn cảm thấy tự hào và đầy kiêu hãnh với tôn giáo và tín ngưỡng của họ, họ không bận tâm tới những cộng đồng khác cho dù những cồng đồng đó có đạt được quyền lực thế nào, có đạt được những thành tựu huy hoàng và rực rỡ ra sao thì cũng không làm lung lay tinh thần và phong thái đặc trưng Islam của họ. Họ luôn tâm niệm và tin rằng niềm tự hào trên mọi niềm tự hào và sự vinh dự lớn lao chỉ có ở nơi Allah I và Thiên sứ của Ngài e, như Ngài đã phán:

﴿وَلِلَّهِ ٱلۡعِزَّةُ وَلِرَسُولِهِۦ وَلِلۡمُؤۡمِنِينَ﴾ [سورة المنافقون: 8]

{Vinh dự, niềm tự hào và quyền thế đều thuộc về Allah, thuộc về Sứ giả của Ngài và thuộc về những người có đức tin.} (Chương 63 – Al-Munafiqun, câu 8).

Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn vào tình trạng thực tế của những người Muslim ngày hôm nay thì chúng ta thấy không những ở sự suy yếu về bản chất đặc trưng cũng như tinh thần vượt trội riêng biệt của Islam mà còn ở việc bị ảnh hưởng từ những người không phải Muslim. Chúng ta thấy nhiều người Muslim đã bị lai căng hóa về nhiều khía cạnh khác nhau từ những người ngoại đạo. Và mức độ lai căng trong bản chất, phong thái và tinh thần của những người Muslim chỉ có thể nói là nhiều hay ít.

Quả thật có nhiều nguyên nhân cho sự ảnh hưởng và sự suy yếu đó, tiêu biểu nhất là những nguyên nhân sau đây:



  • Sự dễ dàng và thuận tiện trong kết nối truyền thông và di chuyển của thời đại ngày nay, điều mà lịch sử chưa từng biết đến trước đây. Cũng chính vì vậy mà thế giới ngày nay được mô tả như là một ngôi làng nhỏ bé có thể đi vào và đi ra một cách tự do đối với tất cả mọi người, có thể xem và chứng kiến tình hình cũng như diễn biến của cư dân ngôi làng, và có thể nghe thấy chính xác các thông tin về các sự việc đang xảy ra giữa họ.

  • Nhiều người Muslim bị lóa mắt bởi nền văn hóa chiếm ưu thế trong xã hội của những người ngoại đạo ở thời buổi ngày nay cùng với sự tuyên truyền của một số nhà trí thức của cộng đồng kêu gọi từ bỏ tôn giáo và văn hóa của nó để tiếp nhận nền văn hóa phương Tây với mặt xấu và mặt tốt, với vị ngọt và vị đắng, mặt được khen ngợi và mặt bị chê bai .. mục đích vì muốn tiến bộ và phát triển.

  • Những nhà nắm quyền của văn hóa thống trị rao giảng và thu hút mọi người đến với văn hóa của họ sau khi họ đã trang hoàng và tô điểm cho nó trở nên lộng lẫy; họ thể hiện nó một cách toàn cầu mang ý nghĩa nhân đạo một cách không có giới hạn, họ mời gọi người khác chấp nhận và cổ vũ cho ý tưởng của họ và áp dụng nó vào trong đời sống thực tế đồng thời loại bỏ những trở ngại trên con đường đó.

Ai đứng ra vạch mặt sự dối trá và lật tẩy sự kêu gọi của họ thì họ sẽ mô tả có lúc là kẻ cổ hủ, lạc hậu, kém phát triển và có khi họ còn gán cho tội danh khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, họ bao vây và nghiền nát người đó trong tư tưởng và thực tế.

  • Nhiều sự tuyên truyền và kêu gọi trong thời đại của chúng ta đến với sự cởi mở, hòa đồng với người khác, không quan tâm đến tôn giáo và văn hóa của người đó, loại bỏ sự khác biệt giữa con người cho dù có khác nhau thế nào về tôn giáo và nền văn minh.

  • Sự bùng phát về hiện tượng dốt kiến thức giáo lý trong cộng đồng Islam đến mức đáng sợ. Sự thiếu hiểu biết về việc đâu là những biểu hiệu và nghi lễ của Islam và đâu là những biểu hiệu và nghi lễ của Do thái, Thiên chúa giáo, tôn giáo thờ thần tượng và những tôn giáo khác. Đây là điều vô tình dẫn đến sự xuất hiện của nhiều người trong cộng đồng tín đồ Islam, ngay cả những tín đồ trí thức, có nhiều hành động sai lệch với giáo lý Islam chẳng hạn như kết thân với người ngoại đạo, tham gia các biểu hiệu và nghi lễ của họ cũng như những gì thuộc phạm vi đặc trưng riêng biệt của tôn giáo họ. Không những thế, một số người Muslim dốt kiến thức giáo lý Islam còn tiếp nhận một số niềm tin và tư tưởng chống phá và phủ nhận tôn giáo.

Nói một cách tổng thể thì những ngày hội, những ngày lễ tết đều thuộc phạm vi biểu hiệu của tôn giáo. Mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia đều có tôn giáo và những ngày hội, những ngày lễ tết đặc trưng riêng biệt để họ thể hiện niềm vui, thể hiện tín ngưỡng và các nghi lễ tôn giáo của họ, và để họ biểu hiện sự khác biệt bản sắc của họ với những người khác.

Quả thật, tổ chức diễn đàn Islam khởi xướng việc in ấn cuốn sách này. Đây là cuốn sách được tác giả biên soạn trình bày các nội dung: tìm hiểu những ngày hội, những ngày lễ tết của người ngoại đạo qua các mục: lịch sử hình thành, các dạng lễ hội, và một số nghi lễ và biểu hiệu được thực hiện và tổ chức trong những ngày lễ tết đó; góc nhìn cần phải có của người Muslim đối với những ngày lễ tết đó của họ; tìm hiểu một số ngày lễ tết Bid’ah (lai căng, cải biên, sang chế, không có trong giáo lý Islam) xuất hiện trong cộng đồng Muslim; và các đặc điểm ưu việt của lễ tết Islam so với những ngày lễ tết khác.

Hội diễn đàn Islam xuất bản cuốn sách này với mục đích muốn trình bày rõ điều chân lý và đúng đắn trong vấn đề này và khám phá điều sai lệch được thổi phòng kích thước và được cất tiếng cao, đồng thời để cảnh báo và lưu ý những người Muslim tham gia vào những ngày lễ tết đó của họ rằng đó là việc làm của những người tuy có tâm niệm tốt nhưng hành động không đúng dẫn đến sự nguy hại đến tôn giáo và đức tin của họ; hy vọng rằng đó là một bước tiến trong cách đưa cộng đồng tín đồ Islam trở về với cái bản chất đặc thù vượt trội của nó so với các tôn giáo khác trong mọi mặt của cuộc sống.

Với nhiều vấn đề trong phần nghiên cứu rất quan trọng này – như tác giả đã trình bày trong cuốn sách – thì nó thực sự cần các học giả, các nhà nghiên cứu phải có sự nghiên cứu và xem xét nhiều hơn nữa. Và chúng tôi hy vọng việc xuất bản cuốn sách này thúc đẩy họ nhiều hơn trong việc làm đó.

Chúng tôi cầu xin Allah I cải thiện tâm niệm và việc làm của tất cả chúng ta, xin Ngài hướng dẫn cộng đồng của chúng ta luôn đi trên con đường đúng đắn!.

وَصَلَى اللهُ عَلَى نَبِيِّنَا مُحَمَّدٍ وَعَلَى آلِهِ وَصَحْبِهِ وَسَلَّمَ.

Và cầu xin Allah I ban bằng an và phúc lành cho vị Nabi của chúng ta, Muhammad, và cho gia quyến của Người cùng tất cả các bạn đạo của Người...

Diễn đàn Islam




Lời mở đầu

إِنَّ الحَمْدَ لِلهِ نَحْمَدُهُ وَنَسْتَعِيْنُهُ وَنَسْتَغْفِرُهُ ، وَنَعُوْذُ بِاللهِ مِنْ شُرُوْرِ أَنْفُسِنَا وَمِنْ سَيِّئَاتِ أَعْمَالِنَا، مَنْ يَهْدِ اللهُ فَلاَ مُضِلَّ لَهُ ، وَ مَنْ يُضْلِلْ فَلاَ هَادِيَ لَهُ. وَأَشْهَدُ أَنْ لَا إِلَـٰهَ إِلَّا اللهُ وَحْدَهُ لَا شَرِيكَ لَهُ وَأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّدًا عَبْدُهُ وَرَسُولُهُ



﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ حَقَّ تُقَاتِهِ وَلا تَمُوتُنَّ إِلا وَأَنْتُمْ مُسْلِمُونَ﴾ [سورة آل عمران : 102]

﴿يَاأَيُّهَا النَّاسُ اتَّقُوا رَبَّكُمُ الَّذِي خَلَقَكُمْ مِنْ نَفْسٍ وَاحِدَةٍ وَخَلَقَ مِنْهَا زَوْجَهَا وَبَثَّ مِنْهُمَا رِجَالا كَثِيرًا وَنِسَاءً وَاتَّقُوا اللَّهَ الَّذِي تَسَاءَلُونَ بِهِ وَالأرْحَامَ إِنَّ اللَّهَ كَانَ عَلَيْكُمْ رَقِيبًا﴾ [سورة النساء : 1]

﴿يَاأَيُّهَا الَّذِينَ آمَنُوا اتَّقُوا اللَّهَ وَقُولُوا قَوْلا سَدِيدًا يُصْلِحْ لَكُمْ أَعْمَالَكُمْ وَيَغْفِرْ لَكُمْ ذُنُوبَكُمْ وَمَنْ يُطِعِ اللَّهَ وَرَسُولَهُ فَقَدْ فَازَ فَوْزًا عَظِيمًا﴾ [ سورة الأحزاب: 70 ، 71]

Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah! Bầy tôi xin ca ngợi và tán dương Ngài, bầy tôi cầu xin Ngài phù hộ và che chở, bầy tôi cầu xin Ngài tha thứ tội lỗi, bầy tôi xin quay về sám hối với Ngài, và bầy tôi cầu xin Ngài giúp bầy tôi tránh khỏi mọi điều xấu từ bản thân bầy tôi và mọi điều xấu từ việc làm và hành vi của bầy tôi. Quả thật, người nào được Allah hướng dẫn sẽ không bao giờ bị lạc lối, còn người nào bị Ngài làm cho lạc lối thì sẽ không bao giờ tìm thấy sự hướng dẫn. Bề tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào ngoài Allah, Ngài là Thượng Đế duy nhất không có đối tác cùng Ngài, và bề tôi xin chứng nhận Muhammad là người bề tôi và là vị Sứ giả của Ngài.

{Này hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah với lẽ mà Ngài phải đáng được kính sợ và các ngươi chớ đừng chết ngoại trừ các ngươi đã là những người Muslim (qui phục Ngài).} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 102).

{Này hỡi nhân loại! Hãy kính sợ Thượng Đế của các ngươi, Đấng đã tạo hóa các ngươi từ một cá thể duy nhất (Adam) và từ Y Ngài đã tạo ra người vợ của Y (Hauwa) rồi từ hai người họ Ngài đã rải ra vô số đàn ông và đàn bà (trên khắp trái đất). Và hãy kính sợ Allah, Đấng mà các người đòi hỏi (quyền hạn) lẫn nhau và hãy (kính trọng) dạ con bởi vì quả thật Allah luôn theo dõi các ngươi.} (Chương 4 - Annisa’, câu 1).

{Hỡi những người có đức tin! Hãy kính sợ Allah mà hãy nói lời trung thực và ngay thẳng, rồi Ngài sẽ cải thiện hành động của các ngươi và tha thứ tội lỗi cho các ngươi. Và người nào tuân lệnh Allah và Thiên sứ của Ngài thì chắc chắn sẽ được thành công vô cùng to lớn.} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 70, 71).

Bức thông điệp này thật ra có nguồn gốc từ hai bài viết được đăng trên Tạp chí trong hai kỳ ra số 134 và 144 và được bổ sung thêm một số nội dung quan trọng khác sau khi ban điều hành Tạp chí yêu cầu tách chủ đề này thành một cuốn sách riêng biệt. Xin chân thành gởi lời tri ân của tôi đến sự quan tâm của họ và tôi cầu xin Allah Tối Cao ban phúc cho sự nỗ lực của họ.

Quả thật, tôi đã nỗ lực rất nhiều trong việc nghiên cứu kỹ lưỡng những gì là quan trọng nhất trong chủ đề lễ tết của những người ngoại đạo và tôi đã bỏ qua nhiều ngày lễ hội khác của họ bởi vì chúng đã bị lãng quên. Tôi chỉ nói nhiều về những ngày lễ đã lan rộng và phổ biến nhờ vào phương tiện truyền thông và các thông tin đại chúng nhằm nhắc nhở và khuyến cáo quí anh em đạo hữu Muslim.

Và tôi biết mình đã xông vào một chủ để khó, nếu những gì tôi nói đúng thì đó là nhờ phúc và sự nhân từ của Allah I, Ngài là Đấng đáng được ca ngợi và tri ân tuyệt đối, còn nếu như tôi sai sót thì đó là do bản chất tự nhiên thường mắc lỗi của con người trần tục, tôi cầu xin Allah I tha thứ cho những sai sót và tội lỗi của tôi.

Quí anh em đạo hữu nào phát hiện lỗi và sai sót thì xin hãy chỉ ra cho tôi để tôi điều chỉnh và sửa chữa nó lại.

Không có sức mạnh và quyền lực nào khác ngoài sức mạnh và quyền lực của Allah, Đấng Tối Cao và Vĩ Đại.



Tác giả: Ibrahim bin Muhammad Al-Haqeel

Riyadh


B.O. box: 160

Mã bưu chính: 11321



Lời Tựa

Cuộc đấu tranh giữa đúng và sai, giữa cái chân lý và không chân lý vẫn luôn cứ mãi còn theo tuổi đời của thế giới trần gian. Nhiều nhóm người thuộc cộng đồng tín đồ của Muhammad đã đi theo những người lầm lạc và lệch lối từ Do Thái, Thiên Chúa giáo, Majus (Bái hỏa giáo), những người thờ thần tượng và những người thuộc các tôn giáo khác, chỉ còn lại một nhóm người trong cộng đồng tín đồ của Muhammad vẫn đi trên chân lý dù có đối mặt với nhiều áp lực trên con đường chông gai. Tất cả điều đó là quy luật hoạt động của vũ trụ đã được an bài và định đoạt, nói như vậy không có nghĩa là chấp nhận đầu hàng và khuất phục trước những con đường sai lệch. Thiên sứ của Allah e đã thông điệp cho chúng ta biết sự việc đó sẽ xuất hiện, Người đã khuyến cáo chúng ta tránh xa con đường sai lệch đó, Người ra lệnh cho chúng ta phải luôn bám trụ tôn giáo thật vững chắc cho dù những thành phần lệch lạc có đông đảo và chiếm ưu thế như thế nào. Người cho chúng ta biết rằng người hạnh phúc là người luôn giữ vững điều chân lý cho dù y phải bị cô lập và bị ruồng bỏ trong thời mà một người thực thi theo điều chân lý được ban cho ân phước của năm mươi vị Sahabah thực thi điều chân lý như Thiên sứ của Allah e đã nói qua lời thuật của Abu Tha’labah Al-Khashani t:

))فَإِنَّ مِنْ وَرَائِكُمْ أَيَّامَ الصَّبْرِ الصَّبْرُ فِيهِ مِثْلُ قَبْضٍ عَلَى الْجَمْرِ لِلْعَامِلِ فِيهِمْ مِثْلُ أَجْرِ خَمْسِينَ رَجُلاً يَعْمَلُونَ مِثْلَ عَمَلِهِ((

Quả thật, thời sau của các ngươi là những chuỗi ngày cần sự kiên nhẫn và chịu đựng, sự kiên nhẫn và chịu đựng của thời đó giống như nắm chặt cục than hồng trên tay; tuy nhiên, người làm điều chân lý trong số họ được ban cho ân phước bằng năm mươi người làm như việc làm của y”.

Nghe vậy, các Sahabah đã hỏi: Thưa Thiên sứ của Allah, bằng năm mươi trong số họ phải không? Thiên sứ của Allah e nói:

))أَجْرُ خَمْسِينَ مِنْكُمْ(( أخرجه أبو داود (4341) والترمذي (3060) وابن ماجه (4014).

Bằng ân phước của năm mươi người trong số các ngươi” (Abu Dawood: 3441, Tirmizdi: 3060, và Ibnu Ma-jah: 4014).

Và chắc chắn trong cộng đồng tín đồ của Muhammad e sẽ có những nhóm người lệch khỏi chân lý để đến với điều lầm lạc, họ sẽ thay đổi và bóp méo điều chân lý. Sự trừng phạt dành cho họ là họ sẽ bị chặn lại không được đến gần hồ Al-Hawdh khi mà những người đi trên con đường Ngay Chính uống nước từ cái hồ đó, như Thiên sứ của Allah e đã nói:

))أَنَا فَرَطُكُمْ عَلَى الْحَوْضِ، لَيُرْفَعَنَّ إِلَىَّ رِجَالٌ مِنْكُمْ حَتَّى إِذَا أَهْوَيْتُ لأُنَاوِلَهُمُ اخْتُلِجُوا دُونِى فَأَقُولُ أَىْ رَبِّ أَصْحَابِى. يَقُولُ لاَ تَدْرِى مَا أَحْدَثُوا بَعْدَكَ(( رواه البخاري ومسلم.

Ta là người ưu tiên trước các ngươi được uống từ hồ Al-Hawdh (và múc cho các ngươi uống); chắc chắn có một nhóm người trong các ngươi được dẫn đến cho ta, khi Ta cúi người xuống để múc nước cho họ uống thì họ bị ngăn lại, Ta nói: Thưa Thượng Đế của bề tôi, đó là tín đồ của bề tôi. Có tiếng bảo: Quả thật, Ngươi không biết họ đã đổi mới và cải biên sau Ngươi.” (Albukhari và Muslim).

Và một trong những biểu hiện nghiêm trọng trong việc thay đổi và cải biên Sunnah của Thiên sứ e, trong việc chống lại tôn giáo của Muhammad e, là đi theo kẻ thù của Allah I ở mọi vụ việc lớn nhỏ với danh xưng phát triển, tiến bộ, văn minh dưới những khẩu hiệu chung sống hòa bình, hữu nghị, trật tự thế giới mới mang tính toàn cầu cũng như những khẩu hiệu sáng ngời và đẹp đẽ khác. Những người Muslim có đức tin không vững chắc, thiếu hiểu biết về giáo lý cùng với tư tưởng và lòng ham muốn hội nhập sự tiến bộ văn minh của thế giới mới nên đã đi theo họ, bắt chước các biểu hiệu tôn giáo của họ, đặc biệt là bắt chước theo truyền thống và văn hóa của họ như các lễ tết. Các lễ lộc và hội tết nói một cách tổng thể đều là những biểu hiệu và nghi lễ tôn giáo hay của một lối sống nào đó. Allah Tối Cao và Ân Phúc phán:

﴿وَلَا تَتَّبِعۡ أَهۡوَآءَهُمۡ عَمَّا جَآءَكَ مِنَ ٱلۡحَقِّۚ لِكُلّٖ جَعَلۡنَا مِنكُمۡ شِرۡعَةٗ وَمِنۡهَاجٗاۚ﴾ [سورة المائدة: 48]

{Và chớ làm theo điều ham muốn của bản thân họ nghịch với Chân lý mà Ngươi (Muhammad) đã tiếp thu. TA đã qui định cho từng Sứ giả trong các ngươi một hệ thống luật pháp và một lề lối.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 48).



﴿لِّكُلِّ أُمَّةٖ جَعَلۡنَا مَنسَكًا هُمۡ نَاسِكُوهُۖ﴾ [سورة الحج: 67]

{TA (Allah) đã qui định cho mỗi cộng đồng một nghi lễ thờ phụng mà họ phải tuân theo.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 67).

Nhiều người Muslim đã hội nhập cùng kẻ thù của Allah Tối Cao, đặc biệt là vào các ngày đại lễ của Thiên Chúa giáo như lễ mừng Giê-su (Nabi Ysa) ra đời được gọi là lễ Giáng sinh (Christmas), tết mừng năm mới Tây lịch còn gọi là tết Tây. Những người Muslim cùng tham gia ăn mừng những ngày lễ đó cùng với những người Thiên Chúa giáo trong xứ sở của họ. Không những thế, một số người Muslim còn mang những ngày lễ đó về tổ chức đón mừng ngay tại xứ sở của chính mình – cầu xin Allah I phù hộ và che chở tránh khỏi việc làm này. Quả thật, đúng là một đại tai ách và một thảm họa lớn cho những gì xảy ra trong việc chuẩn bị mang tính toàn cầu để đón lễ Giáng sinh mừng Giê-su (Nabi Ysa u con trai của Maryam – Đức mẹ Maria) ra đời vào cuối thiên niên kỷ thứ hai bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Nếu toàn trái đất đã được lấp đầy với các lễ hội của Thiên Chúa vào mỗi đầu năm mới vậy tại sao họ lại còn ăn mừng vào cuối thế kỷ (thế kỷ 20), không những thế, họ còn ăn mừng vào cuối thiên niên kỷ thứ hai? Thật ra đó là một sự kiện lớn họ đang dùng nó để bành chướng cộng đồng tín đồ Thiên Chúa giáo.

Quả thật, sự kiện Thiên Chúa giáo này không bao giờ được tổ chức đúng vào đêm đầu tiên của năm giống như nó thường được tổ chức tại các quốc gia Thiên Chúa giáo, và đặc biệt chủ yếu là ở thành Vatican. Những chuẩn bị được tiến hành là để dành cho ngày lễ chính thức được gọi đêm Thánh lễ ở Bethlehem, nơi Giê-su (Nabi Ysa u) ra đời và các vị cấp cao Thiên Chúa giáo thuộc lãnh đạo chính trị và tôn giáo được chuyển đến đó: trong đó có những nhà truyền giáo và những người tin lành thậm chí có cả những người theo chủ nghĩa thế tục cũng đến tham dự đón mừng kỷ niệm thiên niên kỷ, một sự kiện mà báo chí quốc tế luôn quan tâm mong đợi để đăng tải. Và sự kiện diễn ra có tới hơn ba triệu người có mặt tại Bethlehem, đức giáo hoàng John Paul II là người chủ trì lễ cầu nguyện. Một số quốc gia Islam láng giềng cũng tham gia hưởng ứng sự kiện toàn cầu này với ý nghĩa rằng một số các nghi lễ Giáng sinh đều có mặt khắp lãnh thổ của họ, chẳng hạn như nơi rửa tội của Giê-su (Nabi Ysa u) khi mà John (Yahya u) đã rửa tội cho Người tại sông Jordan. Không những vậy, nhiều người Muslim còn tham gia hưởng ứng các ngày lễ đó với ý nghĩa rằng đó là dịp quan trong cho cư dân toàn cầu cùng chung vui; tuy nhiên, những người này không biết rằng lễ kỷ niệm thiên niên kỷ thật ra là lễ tết tôn giáo của Thiên Chúa giáo (Giáng sinh và tết năm mới – tết Tây). Quả thật, người tham gia hưởng ứng trong lễ kỷ niệm đó thực chất đã tham gia một trong các nghi lễ tôn giáo của họ, y đã vui mừng với các nghi lễ của những người ngoại đạo, y đã thể hiện niềm tự hào về các nghi lễ đó và tôn vinh chúng; và trong sự việc là mối nguy cho tín ngưỡng của người Muslim và đức tin Iman của họ. Thiên sứ của Allah e đã nói:

))مَنْ تَشَبَّهَ بِقَوْمٍ فَهُوَ مِنْهُمْ(( رواه أبو داود (4021) وأحمد (2/50).

Ai bắt chước giống một nhóm người nào đó thì y cùng hội cùng thuyền với nhóm người đó” (Abu Dawood: 4021, Ahmad: 2/50).

Ai đó chỉ cần hành động bắt chước làm theo một điều gì của một nhóm người nào đó thì Thiên sứ của Allah e đã bảo rằng người đó thuộc nhóm người đó, vậy đối với những ai tham gia cùng với họ trong các nghi lễ tôn giáo của họ thì sẽ như thế nào?!

Vậy nên chúng ta cần phải xem xét và nhìn nhận lại giáo luật về các ngày lễ tết của những người ngoại đạo, về những gì mà người Muslim phải ứng phó, về việc làm thế nào để trở nên khác biệt với họ, cái mà nó là nền tảng của tôn giáo thuần túy và tinh khiết tốt đẹp của chúng ta; hơn thế nữa, chúng ta cần phải biết và hiểu rõ các dạng lễ lộc và hội tết cũng như các nghi lễ và biểu hiệu tôn giáo của họ hầu để chúng ta tránh và khuyến cáo các anh em đồng đạo khác không đến gần.



Tìm hiểu danh từ “Eid” – “Lễ Tết” và các ý nghĩa của nó

Eid: Trong tiếng Ả Rập có nghĩa là ngày tập hợp, nó biến thể từ động từ “عَادَ - يَعُوْدُ” có nghĩa là “trở về, trở lại”, như thể là mọi người cùng trở về với ngày đó. Số nhiều của Eid là A’yaad – “أَعْيَاد”. Cũng có lời cho rằng danh từ Eid này có nguồn gốc từ danh từ “عَادَةٌ” có nghĩa là “tục lệ, truyền thống, tập quán” bởi vì mọi người hễ đến ngày đó là tập hợp lại như một tục lệ truyền thống.

Học giả Al-Azhari nói: Eid đối với dân Ả Rập là thời khắc để ôn lại niềm vui và nỗi buồn.

Học giả Ibnu Al-A’ra-bi nói: Người ta gọi là Eid bởi vì nó là ngày định kỳ hàng năm với một niềm vui mới.(1)

Học giả Assafa-ri-ni nói: Người ta gọi là Eid bởi vì đó là ngày vui để trở lại lần hai.(2)



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương