Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim


Thế vận hội Olympic thuộc tâm điểm tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp



tải về 0.9 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Thế vận hội Olympic thuộc tâm điểm tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp:

Thế vận hội Olympic, lễ hội đã trải qua một chặn đường dài lịch sử kể từ khi nó hình thành cho đến khi nó được thịnh vượng trong thời đại ngày nay là có nguồn gốc xuất xứ từ tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp. Kết luận cho điều này dựa trên những điều sau đây:

Thứ nhất: Mục đích hình thành:

Hy Lạp là đất nước thờ các thần tượng, tôn giáo của họ dựa trên nhiều thần linh khác nhau, vị đứng đầu trong các thần linh của họ được mệnh danh Chúa của các vị Chúa có tên (Zeus). Tín ngưỡng thờ thần tượng của người Hy Lạp được pha trộn giữa các nghi thức thờ cúng và thể thao; và đại hội thể thao Olympic được dựng lên để tôn vinh vị thần lớn nhất trong các vị thần của họ đó là Zeus cùng với các vị thần phò tá khác của Zeus.(19)

Họ tin rằng những trò chơi thể thao như thế này sẽ làm vui các linh hồn đã chết để các linh hồn đã chết không làm phiền và gây hại đến họ(20).

Như vậy, qua những điều được nói trên chúng ta biết được rằng các trò chơi thể thao trong đại hội thể thao Olympic không đơn thuần chỉ là những trò chơi giải trí, mà nó còn mang mục đích của sự thờ phượng các bụt tượng mà họ đã thờ phượng ngoài Allah Tối Cao, và ý nghĩa thi đấu trong các trò chơi thể thao là để hài lòng các thần linh bụt tượng của họ và để những linh hồn đã chết không gây phiền hà và quấy nhiễu đến họ - theo các truyền thuyết và những câu chuyện huyền thoại của họ.



Thứ hai: Địa điểm linh thiêng của Thế vận hội Olymphic

Olympic là tên có nguồn gốc từ (Olympia) một đồng bằng nhỏ thuộc vùng Elias ở Hy Lạp cổ đại. Đồng bằng Olympia là trung tâm thờ phượng của họ và chứa đựng nhiều công trình linh thiêng trong tôn giáo của họ.

Trong đồng bằng nhỏ này có một ngôi làng mang tên chính cái tên của đồng bằng được gọi làng Olympia. Ngôi làng này nổi tiếng với những đền thờ, nơi tụ tập tất cả người dân Hy Lạp của cả nước trong mỗi bốn năm một lần. Ngôi đền thờ lớn nhất tại đây chứa vị thần lớn nhất trong các vị thần của họ, đó là thần Zeus, nằm trên một ngọn núi được gọi là núi Olympian, quả núi này được coi là quả núi linh thiêng nhất đối với họ, và thung lũng của nó là thung lũng linh thiêng nhất, còn ngôi làng của quả núi này là ngôi làng linh thiêng nhất đối với họ.

Lễ hội Olympic với các nghi thức và các trò chơi của nó được diễn ra trên một đấu trường thiêng liêng có tên gọi là ALTIS nằm ở chân đồi Kronos. Họ cho rằng Kronos là cha của vị thần Zeus. Khi vào mùa lễ hội thì họ dựng lều lên cho những đoàn đại biểu xung quanh chỗ thiêng liêng, còn xung quanh vùng đất thiêng liêng thì họ xây dựng sân vận động để cho những người tham gia trò chơi thể thao thi đấu(21).

Cho đến nay, các văn bản điều ước bởi dân chúng Hy Lạp vào năm 884 dương lịch vẫn còn được lưu giữ tại bảo tàng thành phố Olympia của Hy Lạp, trong đó có ghi: (Olympia là một nơi linh thiêng, ai dám vào với vũ khí trong tay là đã vi phạm sự thánh thiêng của nó)(22).

Thứ ba: Thời gian linh thiêng

Thời gian của lễ hội Olympic là vào những ngày bắt đầu chuyển giao sang mùa hè tức khoảng đầu tháng bảy.

Khi bắt đầu mỗi kỳ Olympic, các tông đồ thường ra khỏi làng Olympic để công bố những ngày linh thiêng đã bắt đầu, chính vì vậy họ được gọi với biệt danh là những “sứ giả hòa bình”, họ sẽ đi qua khắp các vùng đất của Hy Lạp, tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn "thiêng liêng" cho tất cả các cuộc chiến tranh giữa các thành bang. Các thỏa thuận ngừng bắn sẽ vẫn được giữ nguyên trong suốt thời gian của Olympic. Điều này mang ý nghĩa đảm bảo an ninh để các đoàn viếng cũng như các vận động viên tham gia trò chơi thể thao du hành đến qua đường biển cũng như đường bộ mà không phải gặp bất cứ kẻ thù nào có ý xấu với họ; hơn nữa, sự thông báo đã vào mùa lễ hội nhằm để chấm dứt lập tức các tranh chấp, các xung đột và ngừng chiến tranh với ý nghĩa cống hiến cho dân tộc mình(23).

Thứ tư: biểu tượng của Thế vận hội Olympic là biểu trưng cũ của Hy Lạp

Logo của Thế vấn hội Olympic trong thời đại ngày nay là năm vòng tròn lồng vào nhau, họ nói: đó là tượng trưng cho năm châu lục của thế giới(24).

Thực chất năm vòng tròn lồng vào nhau này là biểu trưng cổ xưa của Hy Lạp chứ không phải là tượng trưng cho năm châu lục như họ nói, tuy nhiên, biểu trưng xưa là năm đĩa tròn được thiết lập bởi Aevitus, vị vua của Elias, dùng để làm con dấu cho lệnh ngừng chiến giữa dân chúng Hy Lạp năm 884 dương lịch(25).

Thứ năm: Thế vận hội Olympic mang hình thức tín ngưỡng thờ thần tượng

Có nhiều minh chứng cho thấy rằng đại hội thể thao Olympic mang hình thức tôn giáo thờ thần tượng, tiêu biểu:



  1. Aasoukrat, người được mệnh danh là nhà tiên tri của Hy Lạp nói một bài phát biểu rất nổi tiếng, đây là bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm một trăm năm lễ hội Olympic, ông nói: “Chúng ta hãy tôn vinh các vị này, các vị đã tạo ra cho chúng ta các ngày lễ đáng ca ngợi và để lại cho chúng ta di sản này. Nhờ phúc của họ chúng ta được hội ngộ tại một nơi sau khi chúng ta đã thông báo lệnh ngưng chiến và xung đột. Bởi thế, chúng ta hãy đọc lời cầu nguyện, hãy dâng lên các vị thần của chúng ta những vật tế, chúng ta hãy cảm nhận tất cả linh hồn chúng ta trong một tâm hồn duy nhất rằng chúng ta từ chung một nguồn gốc”(26).

  2. Họ cổ vũ những vận động viên vô địch trong các cuộc thi đấu, những nhà thơ ca ngợi họ bởi những lời thơ được dân chúng đọc trong các lễ cầu nguyện của họ. Vận động viên nổi tiếng nhất của họ là Diaguars, được nhà thơ Pindar làm một bài thơ ca ngợi và nó được những người cầu nguyện đọc lên trong đền thờ Munirfah – nữ thần trí tuệ của họ - tại Lindy và trên bức tường của ngôi đền thờ này có khắc các dòng chữ bằng vàng, trong đó có lời: “Tại nơi này, nơi giết tế cừu và tổ chức Thế vận hội Olympic mừng Diagoras với vương miệng chiến thắng ...”(27).

Thứ sáu: Cầu nguyện và giết tế cho các vị thần

Thời gian diễn ra Thế vận hội Olympic của Hy Lạp – sau biến động – là đúng một tuần; ngày đầu tiên của lễ hội là ngày để họ giết tế và những ngày còn lại sau đó là cho cuộc thi đấu thể thao.

Những người tham gia thi đấu thể thao và gia đình của họ thực hiện lời cầu nguyện tạ ơn và dâng lên các con vật hiến tế mang tên của họ và tên của nước chủ nhà.

Thứ bảy: Thề với các vị thần

Những người tham gia lễ hội thực hiện nghi thức thề trước bàn thờ của vị thần linh tối cao của họ Zeus để bảo vệ giao ước. Lời thề nguyện thường được đọc lên trên con vật tế, và con vật tế thường là heo được cắt ra thành bốn phần. Và cùng tham gia nghi thức thề nguyện thiêng liêng với họ có những người thân và gia đình của họ như một biểu trưng của sự đoàn kết và gắn bó của một đại gia đình Hy Lạp(28).

Những người tham gia thi đấu lễ hội trước khi bắt đầu cuộc thi đấu thì họ thường cởi hết quần áo của họ, họ cởi giày và bước chân không đến một nơi dành riêng, họ thoa dầu lên cơ thể, sau đó họ xuất hiện trên sân với cơ thể khỏa thân hoàn toàn hướng về bức tượng của vị thần Zeus để tuyên thề rằng họ đang trong những trò chơi thiêng liêng và họ sẽ không gian lận và quyết đấu hết mình.

Chính vì vậy lễ hội thể thao này được gọi với tên gọi là (Gymnastique) theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là trần truồng hay khỏa thân(29).

Các trò chơi thể thao hiện đại được công nhận vào mục chính thức vào năm 1920, tuy nhiên với một hình thức khác, đó là một vận động viên đại diện của quốc gia đứng trên sân nhà và bên cạnh anh ta là một vận động viên khác cầm lá cờ nước của mình, cả hai hướng tới người cầm lá cờ Olympic ở phía trước (ban công) nơi của đoàn đại biểu và những thành viên trong Ủy ban Olympic quốc tế cũng như những nhà phụ trách các trò chơi, người vận động viên này tay trái cầm lá cờ Olympic và tay phải giơ lên và nói to: “Thay mặt cho tất các vận động viên tham gia rằng chúng tôi đã sẵn sàng cho Thế vận hội Olympic danh dự, chúng tôi xin trung thực tuân thủ đúng theo các quy định và luật lệ thi đấu với tinh thần thể thao nhằm đề cao hình ảnh của thể thao và danh dự của các đội thể thao(30).

Thứ tám: Sự nhiệt quyết của những người chơi làm hài lòng các thần linh

Các trận đấu Olympic sẽ được diễn ra với các giai điệu của tiếng sáo, các thí sinh sẽ thi đấu bằng cả sự nhiệt quyết với niềm hy vọng giành chiến thắng và khát khao sự nổi tiếng và mong muốn trong sâu thẳm rằng các vị thần sẽ hài lòng với sự biểu hiện của họ(31).



Thứ chín: Giải thưởng linh liêng

Khi Thế vận hội Olympic kết thúc, họ sẽ công bố tên những người chiến thắng và trao cho họ các giải thưởng, và biểu tượng của giải thưởng đó là một nhánh cây Ô-liu thiêng liêng được kể lại trong các câu chuyện huyền thoại của họ rằng Heracles(32) là người đã đưa loại cây này đến vùng đất linh thiêng Olympia này. Và những chiếc nhánh cây Ô-liu được cắt tỉa theo hình thức nhất định của tôn giáo bởi những cậu bé thuộc các gia đình ưu tú và quí tộc có cha vẫn còn sống, chúng được dát vàng và ngà voi và được đặt trang trọng trên chiếc bàn của những người tiếng tăm của khu vực chủ nhà.

Sau đó, thế vận hội Olympic được bế mạc bởi một bữa đại tiệc dành cho những người chiến thắng cũng như các đại diện chủ nhà với những con vật được giết tế cho thần Zeus, họ thực hiện giống như những gì đã làm tại lễ khai mạc Thế vận hội(33).

Thứ mười: Người chiến thắng trở thành một vị thánh rồi thành một vị thần

Trong đại hội thể thao Olympic của Hy Lạp thì không có vinh dự nào cao quý và vinh quang hơn việc giành được chiến thắng một trong những môn chơi thể thao nào đó của Thế vận hội. Người giành chiến thắng trong tất cả các trận thi đấu được coi là người đã mang lại vinh quang và danh dự lớn lao, y được coi là một vị anh hùng, y được ngưỡng mộ và tôn vinh lên đến cấp bậc của một vị thánh và thần tượng.

Khi Thiagnis (Theagennes) giành được chức vô địch tại đảo Thassos(34) trong các trận đấu quyền anh thì được dân chúng tôn vinh, họ cho rằng ông là con trai của vị thần Apollo qua việc vị thần này đã có sự kết nối linh thiêng với mẹ của ông. Hình tượng của nhà vô địch quyền anh này được họ dựng lên khắp nơi từ làng Olympia, một vùng đất thánh, cho đến các nơi khác như Delphi(35), đảo Thassos quê hương của ông. Trong nhiều sách viết cũng như những tác phẩm khắc chữ trong bia mộ của Hy Lạp đều có nói về những câu chuyện thần thánh và thiêng liêng của bức tượng nhà vô địch này.

Nguyên nhân cho sự việc đó: niềm tin và quan niệm của họ là những thần linh của họ cũng là những con người phàm tục giống như họ, tuy nhiên, những vị thần linh đó mang những đặc điểm cao quý và có sức mạnh thân thể vượt trội hơn bao người phàm tục khác(36).



Thứ mười một: ngọn đuốc Olympic

Lịch sử về ngọn đuốc Olympic có nguồn gốc từ thời đại của những người Hy Lạp. Lửa đối với những người Hy Lạp là một thứ gì đó rất thiêng liêng trong tôn giáo của họ; nó là biểu trưng của sự trong sạch và tinh khiết. Những ngọn lửa luôn được đốt lên trong các đền thờ của người Hy Lạp, đặc biệt là đền thờ Zeus, nơi giám sát Thế vận hội Olympic cổ đại. Việc đốt cháy ngọn lửa Olympic là một vinh dự để ca ngợi người chiến thắng trong cuộc thi đấu và nó được đốt lên hai bên lối vào của ngôi đền thiêng của Zeus.

Khi lửa được đốt lên để bắt đầu kỳ Olympic thì các cuộc chiến đều ngưng lại trong đất nước của người Hy Lạp cổ đại, tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn "thiêng liêng" cho tất cả các cuộc chiến tranh giữa các thành bang.
Việc đốt đuốc đã ngừng lại sau một thời gian dài, nó bắt đầu trở lại trong kì Thế vận hội hiện đại đầu tiên được tổ chức vào năm 1928 đánh dấu sự quay trở lại của hình ảnh ngọn lửa cháy sáng trong suốt thời gian diễn ra các cuộc tranh tài. Đài lửa được thắp sáng, nhưng không có rước đuốc. Rồi đến năm 1936 tại Thế vận hội Olympic kì thứ mười một mùa hè Berlin, rước đuốc mới chính thức trở thành một phần của Olympic hiện đại.

Xưa kia, ngọn lửa được đốt lên tại bàn thờ linh thiêng của vùng Olympia, nhưng trong thời hiện đại nó đã trở thành biểu tượng trong lễ khai mạc Olympic bằng hình thức rước đuốc. Những người tham gia chạy rước đuốc sẽ rước đuốc từ thung lũng Olympia – nơi tổ chức mùa giải Olympic cũ – và nó nằm trong Athens, thủ đô của Hy Lạp ngày nay. Và hành trình chạy rước đuốc thu hút hàng ngàn người tham gia, và điểm bắt đầu cho cuộc hành trình là từ bàn thờ linh thiêng ở thung lũng linh thiêng Olympia cho đến nơi đăng cai mùa giải Olympic. Những người tham gia chạy rước đuốc bắt đầu cuộc hành trình từ bốn tuần trước khi lễ khai mạc Olympic bắt đầu. Ngọn đuốc được vận chuyển từ nước này qua nước khác, qua núi qua đại dương, bằng các phương tiện máy bay, tàu thuyền. Vào cuối hành trình rước, người rước đuốc cuối cùng sẽ tiến vào sân vận động Olympic ở thành phố chủ nhà rồi thắp sáng chảo lửa Olympic và ngọn đuốc sẽ vẫn cháy cho đến khi bế mạc(37).



Thứ mười hai: Việc đưa đội Hy Lạp vào trong sân vận động trước các đội tuyển khác để kỷ niệm nguồn gốc xa xưa của Thế vận hội

Thế vận hội luôn có những nghi thức, một trong những nghi thức tiêu biểu của Olympic trong thời hiện đại là cuộc diễu hành của các đội tuyển đến từ mỗi quốc gia tham dự tại sân vận động chính. Đội Hy Lạp luôn là đội được sắp xếp đi đầu để kỉ niệm nguồn gốc xa xưa của thế vận hội, sau đó mới đến các đội tuyển của các quốc gia khác và đội nước chủ nhà luôn là đội đi sau cùng. Sau đó, lá cờ Olympic được nâng cao lên, những chiếc còi bằng sừng được thổi lên và bắn pháo đánh dấu sự bắt đầu(38).




  • Giáo luật về việc tham gia Thế vận hội Olympic trong thời hiện đại

Như đã biết rằng có rất nhiều nghi lễ thờ thần tượng, những niềm tin và tín ngưỡng sai lệch mà những người Hy Lạp cổ đại đã thờ phượng các thần linh khác ngoài Allah I. Và hầu hết các nghi thức mang tính tôn giáo vẫn còn tồn tại trong Thế vận hội thời hiện đại ngày nay, chẳng hạn như giết con vật cúng tế cho các thần tượng, tôn vinh các nhà vô địch như thần thánh, ... tuy những nghi thức thờ thần tượng không đồng nghĩa với mê tín dị đoan đối với thời hiện đại nhưng những nghi thức đó, những nghi lễ đó thuộc những nghi lễ cổ xưa được gìn giữ cho đến ngày nay, và không ai phủ nhận bản thân thế vận hội Olympic hiện đại được tổ chức mỗi bốn năm một lần được dựa trên thế vận hội Olympic cổ xưa. Và những điều đó được thể hiện rõ trong những điều dưới đây:

1- Thế vận hội Olympic được phục hồi lại trong thời hiện đại vào năm 1896 bởi một người Pháp tên Coubertin(39). Thế vận hội Olympic hiện đại được sáng lập trong bối cảnh quốc gia Hy Lạp đối mặt với khó khăn tài chính, mặc dù đối mặt với khó khăn nhưng thế vấn hội vẫn được sáng lập mục đích chỉ để bảo tồn thế vận hội cũng như để kết nối hiện đại với quá khứ của thế vận hội.

2- Thế vận hội vẫn được gọi với cái tên cổ xửa mang tín ngưỡng thờ thần tượng, đó là Olympic. Người tham gia thi đấu được gọi là vận động viên Olympic, đội tuyển Olympic và người chiến thắng gọi là nhà vô địch Olympic. Và Olympic có nguồn gốc từ cái tên của một ngôi làng linh thiêng ở Hy Lạp, trong đó có nhiều đền thờ và các tượng đài mà họ đã thờ phượng các thần linh ngoài Allah I.

3- Thời gian diễn ra thế vận hội Olympic hiện đại cũng vào đúng những thời gian của các dịp lễ tết cổ xưa trong tôn giáo của Hy Lạp, tương tự, thời gian diễn ra đại hội cũng như chu kỳ của nó cũng giống như thời cổ xưa tức bốn năm một lần.

4- Biểu tượng của thế vận hội Olympic hiện đại cũng là biểu tượng của thế vận hội Olympic cổ xưa của Hy Lạp, đó là năm vòng tròn lồng vào nhau được coi như một sự thỏa thuận ngừng chiến thiêng liêng để ngưng tất cả các cuộc chiến trong suốt thời gian diễn ra thế vấn hội thiêng liêng của Hy Lạp.

5- Ngọn đuốc Olympic cổ xưa được đốt lên tại bàn thờ linh thiêng cổ vào lúc khai mạc của mỗi kỳ Olympic vẫn được duy trì và lưu giữ trong các kỳ Olympic hiện đại; ngọn đuốc của Olympic hiện đại được di chuyển từ Olympia, vùng đất thánh của Hy Lạp qua các quốc gia khác để đến với quốc gia đăng cai Olympic và nó được thắp sáng trong suốt những ngày diễn ra của Olympic.

6- Đội tuyển của quốc gia Hy Lạp luôn là những người đầu tiên bước ra sân vận động Olympic trong nghi thức diễu hành khai mạc mỗi kỳ Olympic, các đội tuyển của các các quốc gia khác luôn là những người bước ra sau họ, việc làm đó để thừa nhận ân phúc ngày lễ của họ.

7- Tất cả các soạn giả viết về Olympic – về nguồn gốc và xuất xứ - đều nói rằng Olympic hiện đại đều có mối liên hệ và sự tương đồng với Olympic cổ xưa, một hình thức tôn giáo của Hy Lạp, và họ khẳng định những gì được diễn ra trong các kỳ Olympic hiện đại đều được dựa trên những gì trong Olympic cổ.

Dựa theo những điều nói trên thì không ai có thể tranh cãi rằng Olympic hiện đại chính là Olympic cổ xửa sau khi đã bôi xóa đi một số nghi lễ tôn giáo thờ thần tượng đã không còn phù hợp với điều kiện tự nhiên của thời đại ngày nay.

Cho nên việc yêu cầu cho tổ chức nó tại quốc gia Islam hoặc tham gia nó là một sự tham gia vào lễ tết thờ thần tượng thuộc lễ hội của những người ngoại đạo.

Thiên sứ của Allah e đã cấm những việc làm trong đó có sự nghi ngờ rằng nó thể hiện sự tôn sùng ai khác ngoài Allah I ngay cả người chủ thể thực hiện việc lam đó thành tâm vì Allah I duy nhất bởi vì Người sợ các tín đồ rơi vào tội Shirk và bởi vì Người muốn chặn lại những con đường cũng như những phượng tiện dẫn đến Shirk. Ông Tha-bit bin Adh-Dhahaak t thuật lại rằng có một người trong thời của Thiên sứ e đã thề nguyện giết tế con lạc đà tại Bauwa-nah. Y đến gặp Thiên sứ e và nói: Quả thật, tôi đã thề nguyện giết tế con lạc đà tại Bauwa-nah. Thiên sứ của Allah e hỏi các vị Sahabah:

))هَلْ كَانَ فِيهَا وَثَنٌ مِنْ أَوْثَانِ الْجَاهِلِيَّةِ يُعْبَدُ((

Tại đó có bụt tượng nào được thờ phượng trong thời Jahiliyah không?”.

Các vị Sahabah nói: Thưa không có. Người e hỏi tiếp:

))هَلْ كَانَ فِيهَا عِيدٌ مِنْ أَعْيَادِهِمْ((

Có lễ hội nào của họ được tổ chức tại đó không?”.

Các vị Sahabah nói: Thưa không có. Thiên sứ của Allah e nói với người đàn ông đó :

))أَوْفِ بِنَذْرِكَ فَإِنَّهُ لاَ وَفَاءَ لِنَذْرٍ فِى مَعْصِيَةِ اللهِ وَلاَ فِيمَا لاَ يَمْلِكُ ابْنُ آدَمَ((

Hãy thực hiện sự thề nguyện của anh, bởi quả thật không được phép thực hiện sự thề nguyện về điều trái lệnh Allah và cũng không cần thực hiện sự thề nguyện về điều mà con cháu Adam không có khả năng” (Abu Dawood và Attabra-ni ghi lại)(40).

Chú ý trong Hadith thì thấy rằng Thiên sứ của Allah e quan tâm đến nguồn gốc của địa điểm và nơi chốn chứ Người e không nói gì đến sự định tâm của người đàn ông đó trong việc ông ta lựa chọn địa điểm được nói, và Người cũng không hề hỏi người đàn ông đó giết tế cho ai: giết tế dâng lên Allah I hay dâng lên địa điểm đó bởi lẽ sự việc đã rõ ràng; mà Người e chỉ hỏi về lịch sử của địa điểm mà người đó muốn giết tế rằng ở đó có bụt tượng nào được thờ cúng trong thời Jahiliyah không? ở đó có được tổ chức lễ lộc gì của họ không? Và khi được trả lời ở đó không có những gì mà Người đã hỏi thì Người cho phép người đó giết tế dâng lên Allah I ở chỗ đó.

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Điều này chỉ ra rằng nếu địa điểm nào đó là chỗ được tổ chức lễ lộc của họ (người ngoại đạo) thì không được phép giết tế ở đó cho dù đã thề nguyện (bởi vì thề nguyện thì bắt buộc phải làm), tương tự, nếu ở đó là nơi có thần tượng của họ thì cũng không được phép giết tế nơi đó; nếu không thì điều đó là nhằm mục đích tôn vinh nơi đó, nơi mà họ đã tôn vinh nó bằng các lễ lộc của họ hoặc là nhằm mục đích tham gia cùng với họ trong lễ hội của họ hoặc là nhằm mục đích bảo tồn và khôi phục lại biểu hiệu lễ hội của họ ở nơi đó ... và nếu như ấn định một nơi mà đó là nơi lễ lộc của họ đã bị cấm thì nói chi đến bản thân lễ lộc của họ?”(41).

Thế vận hội Olympic không phải là thời gian của lễ hội cũng như không phải là nơi chốn của lễ hội, mà nó chính là lễ hội.

Mặc dù Olympic trong thời hiện chỉ đơn thuần là những cuộc thi đấu thể thao nhưng nguồn gốc của nó từ nền tảng tôn giáo thờ bụt tượng, không được phép tham gia bởi hai điều sau:

- Thế vận hội Olympic được bao bọc bởi tàn tích của lễ hội thờ thần tượng: tên gọi, thời gian, biểu tượng và các nghi thức.

- Những cuộc thi đấu thể thao của Olympic khi nhìn vào thì cứ tưởng chừng đó chỉ đơn thuần là các cuộc thi đấu thể thao nhưng thực chất đối với những người thờ thần tượng Hy Lạp thì đó là sự thờ phượng mà họ dâng hiến cho vị đại thần linh của họ, thần linh của các thần linh (Zeus); bởi vì họ tin rằng những gì họ tổ chức các cuộc thi đấu thể thao như chạy điền kinh, đánh quyền anh, đô vật và những môn thể thao khác là để vị thần linh của họ hài lòng về họ và để làm vui lòng các linh hồn của những người đã chết hầu không gây phiền và làm hại họ.

Và thế vận hội Olympic trong thời hiện đại ngoài nguồn gốc tên gọi, thời gian, biểu tượng là của lễ hội cho tín ngưỡng thờ thần tượng thì nó còn được đưa vào nghi thức rước đuốc linh thiêng từ một nơi linh thiêng của những người thờ thần tượng. Như vậy Olympic hiện đại rõ ràng cũng là một lễ hội thờ thần tượng bởi vì những gì diễn ra trong đó cũng là những gì được diễn ra trong lễ hội thờ thần tượng.

Trong Hadith được nêu ở trên, Thiên sứ của Allah e đã không hỏi người thề nguyện về mục đích và tâm niệm của y mà Người chỉ hỏi về địa điểm đã thề nguyện.

Nếu thực sự những người sáng lập thế vận hội Olympic trong thời hiện đại chỉ đơn thuần mong muốn và quan tâm đến thể thao thì chắc chắn họ đã không kết chặt Olympic hiện đại với các nền tảng linh thiêng của Hy Lạp cổ xưa về thời gian, biểu tượng, tên gọi và các nghi thức, bởi lẽ họ có thể sáng lập ra những cuộc thi đấu thể thao không có bất cứ mối liên quan nào đến tôn giáo thờ thần tượng của Hy Lạp giống như bao cuộc thi đấu thể thao khác đã được họ sáng lập ra trong thời hiện đại. Tuy nhiên, thực chất họ chỉ muốn lễ hội cổ đại được tổ chức trong tôn giáo của Hy Lạp mà thôi, đó là mục đích chính của họ.

Giả sử như có ai đó muốn thừa kế di sản văn hóa của người Ả Rập thời Jahiliyah, y khoanh vùng của thần Allaat, Al-Izza hoặc Manaah, y khôi phục lại các nghi thức thờ đa thần của người Ả Rập trong việc thờ cúng và sùng bái của họ đối với các thần linh của họ, sau đó, y tổ chức các cuộc thi đấu thể thao mang biểu tượng của những thần linh được người Ả Rập Jahiliyah tôn thờ này thì chắc chắn việc làm của y là khôi phục và bảo tồn tôn giáo thờ đa thần, không được phép tham gia các cuộc thi đấu thể thao mà y đã tổ chức. Đối với thế vận hội Olympic cũng giống như thế. Không những vậy, Olympic mang tính chất nghiêm trọng hơn bởi vì nó được phủ đầy bởi những nghi lễ tôn giáo thờ thần tượng cổ đại, vì những người Hy Lạp đã thờ phượng thần linh của họ với những cuộc thi đấu mà thế vấn hội Olympic hiện đại tổ chức. Đối với những người Hy Lạp thì các cuộc thi đấu thể thao là hình thức thờ phượng chứ không phải là thể thao. Hơn nữa sự Shirk (tổ hợp với Allah thần linh ngang vai) của những người Hy Lạp cổ còn nghiêm trọng hơn sự Shirk của người Ả Rập bởi lẽ những người Hy Lạp cổ tồn sùng các bụt tượng và các linh hồn của những người đã khuất với niềm tin rằng các bụt tượng và các linh hồn đó mang lại lợi ích cũng nhưu gây hại cho họ; còn những người Ả Rập thời Jahiliyah, đa số họ tôn sùng các bụt tượng với niềm tin rằng các bụt tượng đó sẽ đưa họ đến gần Allah I hơn như Qur’an đã phán cho biết về họ:

﴿مَا نَعۡبُدُهُمۡ إِلَّا لِيُقَرِّبُونَآ إِلَى ٱللَّهِ زُلۡفَىٰٓ﴾ [سورة الزمر: 3]

{Chúng tôi không tôn thờ họ mà chỉ nhờ họ đưa chúng tôi đến gần Allah mà thôi.} (Chương 39 – Azzumar, câu 3).

Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa khi nói rằng không được phép tham gia thế vận hội Olympic và càng không được tổ chức tại các quốc gia của những người Muslim. Người nào tham gia Olympic thì người đó đã tham gia vào các cuộc thi đấu thể thao có nguồn gốc từ hình thức thờ phượng các thần tượng – cầu xin Allah I che chở tránh khỏi điều đó(42).

1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương