Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim


Pierre Frèdy de Coubertin



tải về 0.9 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Pierre Frèdy de Coubertin (1 tháng 1 năm 1863 - 2 tháng 9 năm 1937) là vị Nam tước người Pháp, người sáng lập Thế vận hội hiện đại và là Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Olympic Quốc tế từ năm 1896 đến năm 1925.

40() Abu Dawood ghi lại trong mục đức tin Iman và sự thề nguyện (3313) và trong một lời dẫn khác thì người hỏi là một người phụ nữ (3312); Attabra-ni ghi trong Al-Kabir (1341). Sheikh Islam nói: Đường dẫn truyền của Hadith đúng theo điều kiện của Albukhari và Muslim, và những người dẫn truyền Hadith này, tất cả đều thuộc tốp chắc chắn và nổi tiếng.

41() Al-Iqtidha’ (1/446), xem: Tawdheeh Al-Ahkaam Min Bulugh Al-Muraam (6/117), Tayseer Al-Aziz Al-Hameed về giảng giải Kitab Tawhid (200) và Fat-hu Al-Majeed (206).

42() Cho dù Olympic này đờn thuần có nguồn gốc từ hình thức thờ phượng các thần tượng thì cũng không có nghĩa rằng được phép tham gia vào nó bởi lẽ trong nó có nhiều điều vượt giới hạn của giáo luật, mang nhiều quan niệm cũng như lề lối không đúng. Và việc bình luận ở đây không phải ở vấn đề đó mà là ở nguồn gốc và bản chất đích thực của Olympic.

43() Xem: Câu chuyện của nền văn minh (9/135), tạp chí Al-Minhal số ra 525 trang 106.

44() Lễ tình yêu nói đúng hơn là lễ Valentine; và trong tiếng Anh gọi là Valentine's Day có nghĩa là Ngày Valentine hoặc Saint Valentine's Day có nghĩa là Ngày của Thánh Valentine. Nó được đặt tên theo thánh Valentine - một trong số những vị thánh tử vì đạo Kitô giáo đầu tiên. Và ngày này sau đó được nhiều quốc gia trên thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân, và bạn bè khác phái, họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và một số loại quà tặng đặc biệt khác có nhiều ý nghĩa nên nó còn được gọi là Lễ tình nhân hay Ngày tình nhân.

45() Sabean là tôn giáo thuộc tôn giáo của Nabi Ibrahim (Abraham) u, những tín đồ theo tôn giáo này được gọi là những người Sabian. Những người Sabian này là một dân tộc sống tại Musal của Iraq xưa, họ tôn thờ Đấng Duy nhất và đọc Azzabur (Thi Thiên).

46() Bách khoa toàn thư về tín ngưỡng và giáo phái hiện đại được xuất bản bởi hội thanh niên Muslim thế giới (2/729).

47() Người được cha Ibrahim u mang đi giết tế là Nabi Isma’il u chứ không phải là Nabi Isaaq u.

48() Trong tín ngưỡng của người Do thái thì bánh không men còn được gọi là bánh hoạn nạn hay bánh khổ hạnh.

49() Leviticus là cuốn sách thứ ba của Kinh thánh Do thái.

50() Xem: Bách khoa toàn thư về Do thái, tôn giáo Do thái của tiến sĩ Al-Musi-ri (5/260 – 276), Bách khoa toàn thư về các tín ngưỡng và giáo phái hiện đại (1/504), tạp chí Al-Manaar số ra (7) trang 102, tạp chí Islam số ra (43) trang 23, tạp chí Al-Minhal số ra (525) trang 106.

51() Ngày lễ này nhằm để đón mừng sự trở lại của Giê-su (Nabi Ysa) u hoặc để tưởng nhớ sự sống lại của Người sau hai ngày khi bị đóng định đến chết – theo quan niệm của họ - mang những ý nghĩa nghi lễ và biểu hiệu khác nhau:

- Mùa đại nhịn chay là bốn mươi ngày trước ngày lễ Phục Sinh, và họ thường bắt đầu nhịn chay vào ngày thứ tư mà họ gọi đó là “thứ Tư lễ tro” – ngày đầu tiên của mùa chay, vào ngày đó họ để tro lên trán của những người có mặt và hô vang: (Chúng ta đến từ bụi đất và chúng ta sẽ trở về bụi đất).

- Sau đó năm mươi ngày được kết thúc bởi lễ ngũ tuần.

- Tuần Thánh, tuần cuối cùng của mùa chay, và đề cập đến những sự kiện dẫn đến cái chết của Giêsu (Nabi Ysa) u.

- Chủ nhật lễ lá, đó là một ngày chủ nhật trước lễ Phục Sinh nhằm kỷ niệm Giê-su vào ngôi đền Maqdis - Jerusalem một cách thắng lợi.

- Maundy Thursday (thứ năm tuần thánh) hoặc một bữa tiệc cuối cùng của Giê-su (Nabi Ysa) u để chia tay với các môn đệ.

- Thứ sáu đau buồn (trong tiếng Anh được gọi là Good Friday hoặc Black Friday), lễ tuần thánh thứ sáu này diễn ra trước lễ phục sinh, đó là ngày để tưởng nhớ cái chết của Giê-su (Nabi Ysa) u trên thập tự giá; theo quan niệm và niềm tin của họ.

- Thứ bảy Ánh sáng (thứ bảy tuần thánh) là ngày diễn ra trước lễ Phục sinh, là ngày tưởng niệm cái chết của Giê-su (Nabi Ysa) u, đó là ngày chờ đợi và trông ngóng sự sống lại của Giê-su (Nabi Ysa) u, một nghi lễ trong các nghi lễ của lễ Phục sinh. Và lễ Phục sinh được kết thúc bữa tiệc bởi lễ ngũ tuần Thứ năm (Maundy Thursday); ngày hôm đó họ sẽ đọc lên câu chuyện về Giê-su (Nabi Ysa) u đi lên trời tại tất cả các nhà thờ.

Họ có nhiều ngày lễ khác nhau tùy theo giáo phái và xứ sở khác nhau trong Thiên Chúa. Họ gọi ngày thứ năm và ngày thứ sáu của họ là thứ năm đại lễ và thứ sáu đại lễ như Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  đã nói. Xem: Iqtidha’ Assiraat Al-Mustaqeem (1/473) và Al-Amr Bi-Ittiba’ của Suyu-ti (141). Và đó là ngày thứ năm mang ý nghĩa được nói trong Risa-lah của Al-Hafizh Azd-Zdahabi  (Những người thấp hèn bắt chước cư dân Thứ năm). Và ngày thứ năm này là ngày cuối cùng cho mùa chay của họ, họ gọi ngày này là ngày thứ năm của bữa tiệc hay lễ của bữa tiệc và nó được nói đến trong chương Al-Ma-idah:

﴿قَالَ عِيسَى ٱبۡنُ مَرۡيَمَ ٱللَّهُمَّ رَبَّنَآ أَنزِلۡ عَلَيۡنَا مَآئِدَةٗ مِّنَ ٱلسَّمَآءِ تَكُونُ لَنَا عِيدٗا لِّأَوَّلِنَا وَءَاخِرِنَا وَءَايَةٗ مِّنكَۖ وَٱرۡزُقۡنَا وَأَنتَ خَيۡرُ ٱلرَّٰزِقِينَ ١١٤﴾ [سورة المائدة: 114]

{Ysa (Giê-su) con trai của Maryam (Maria) cầu nguyện: “Lạy Allah, Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài gởi từ trên xuống cho bầy tôi một chiếc bàn đầy thực phẩm để làm ngày Eid cho những người đầu tiên và những người cuối cùng của bầy tôi và như là một phép màu từ Ngài; và xin Ngài cung dưỡng bầy tôi bởi vì Ngài là Đấng Cung Dưỡng Ưu Việt.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 114).

Và trong ngày lễ ngày của họ, họ thường có nhiều việc làm hết sức kỳ quặc, được nhiều sử gia đề cập đến, tiêu biểu như: họ nhặt lá cây và ngâm nước để tắm và thoa lên viền mắt, những người Coptic Ai Cập thì thường tắm ở sông Nile vào một số ngày nhất định và cho rằng đó là sự thanh lộc. Và ngày phục sinh đối với họ là ngày xả chay của mùa đại chay, họ cho rằng Giê-su (Nabi Ysa) u sống lại trong ngày hôm đó sau ba ngày bị đóng đinh và Adam u được cứu rỗi khỏi Địa Ngục, .. và còn nhiều những việc làm mê tín khác. Quả thật, Azd-Zdahabi có đề cập: rằng dân Hama (là một thành phố dọc sông Orontes ở miền trung tây Syria về phía bắc của Damas, là thành phố lớn thứ tư trong Syria, đứng sau Aleppo, Damas, và Homs) đã làm thêm trong lễ phục sinh với những việc làm kéo dài trong sáu ngày, họ nhuộm các quả trứng, làm bánh ngọt, cho biết các màu sắc không tốt lành, và sự trà trộn các giới trong ngày hôm đó. Và những người Muslim hưởng ứng tham gia với họ và số lượng người Muslim còn đông hơn cả số lượng người Thiên Chúa giáo – cầu xin Allah che chở tránh khỏi điều dó. Xem: Nakhbah Al-Dahr (280), Sự khởi đầu và lịch sử của Al-Muqaddisi (4/47).

Ibnu Al-Haaj nói: Họ công khai làm chuyện Zina và cờ bạc nhưng không ai ngăn cản họ. Xem: Al-Madkhat (1/390).

Có lẽ bởi những điều này mà Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  đã phản bác những gì ông thấy từ một số người Muslim đã bắt chước theo những người Thiên Chúa trong các ngày lễ cũng như các nghi thức và biểu hiệu tôn giáo của họ. Quả thật, Sheikh  đã đề cập đến nhiều điều trong cuốn sách của ông Al-Iqtidha’.


52() Tìm hiểu thêm về ngày lễ này ở “Lịch sử” của Ibnu Al-Wardi (1/80), của Al-Kamil (1/125), của Attabra-ni (1/735), của Ibnu Khalud (2/147), tạp chí Công giáo phương đông số ra (4) trang 241 – 203, bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/709), bách khóa toàn thư Ả Rập thu gọn (2/1247).

53() Câu chuyện lễ mừng Giê-su ra đời được nói đến trong các Kinh Tân ước của họ (Luke, Mathew), lễ đầu tiên được tổ chức là vào năm 336 dương lịch. Quả thật, lễ này đã chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo thờ thần tượng, những người La Mã tổ chức lễ tôn vinh thần ánh sáng, thần vụ mùa, và khi tôn giáo Thiên chúa trở thành tôn giáo chính thức của La Mã thì lễ mừng giáng sinh trở thành lễ quan trọng nhất của họ ở Châu Âu, và thánh Nicholas trở thành biểu trưng để tặng quà trong dịp lễ này. Sau đó, ông già Nô-el được thay cho thánh Nicholas làm biểu tượng để tặng quà dành riêng cho trẻ con. (xem: Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập: 16/711).

Quả thật, nhiều người Muslim tại nhiều nước khác nhau đã bị ảnh hưởng bởi những nghi lễ đó của họ, những món quà của ông gia Nô-el trở nên phổ biến, nó được bày bán trong các cửa hiệu, các trẻ con Muslim đều biết đến hình ảnh của ông già Nô-el và các món quà.. – cầu xin Allah I hướng dẫn và soi sáng!




54() Khu vực Bắc Âu, bao gồm: Na Uy, Thụy điển, Đan mạch, Phần lan, Băng đảo và Faroe Islands.

55() Tạp chí Islam số ra 43 trang 24, Al-Mas’u-di nói trong Maru-j Azd-Zdahab (1/357) rằng vào ngày lễ này, có một sự kiện lớn ở Ai Cập, đó là hàng ngàn tín đồ Thiên Chúa và kể cả những người Muslim đi ngăm mình trong sông Nile và cho rằng việc làm đó sẽ làm cho khỏi bệnh.

56() Trong đêm lễ đầu năm mới (ngày 31 tháng 12), những người Thiên Chúa có những nghi thức và tín ngưỡng mê tín. Tiêu biểu những tín ngưỡng đó là: ai uống một ly rượu cuối cùng từ chai rượu sau nửa đêm đó thì sẽ được may mắn và nếu người đó là người độc thân thì sẽ là người đầu tiên kết hôn trong số những bạn bè thức cùng nhau trong đêm hôm đó, và một trong những điều rủi ro và xui xẻo đó là đi vào nhà nào đó vào ngày lễ đầu năm mà không mang quà, quét bụi, rác ra ngoài vào ngày đầu năm là quét theo điều may mắn và hạnh phúc, giặt quần áo và rửa chén bát trong ngày đầu năm là một trong những việc làm mang lại điều xui xẻo, trông chừng và giữ cho lửa được thắp sáng suốt đêm của đầu năm sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc ... và còn nhiều niềm tin mê tín khác nữa. Xem: Tạp chí Al-Istija-bah số ra 4 trang 29.

57() Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/708), và tạp chí Islam số ra 43 trang 23.

58() Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/708).

59() Bách khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/708).

60() Plymouth là một thị trấn miền đông nam Massachusetts, phía nam Duxbury, phía đông nam Boston – Hoa Kỳ.

61() Bách khoa toàn thư Ả Rập thu gọn (2/1994).

62() Bách khoa toàn thư các tín ngưỡng và các giáo phái hiện đại (2/632).

63() Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1485, những người của thời kỳ đầu nói rằng người đầu tiên sáng lập lễ Nowruz là hoàng đế Hmsheed, trong triều đại của ông ta, Nabi Hud u được cử phái đến và lúc đó tôn giáo đã thay đổi; khi hoàng đế Hmsheed khởi dựng lại tôn giáo và thể hiện sự công minh, nên ngày đầu tiên mà ông ta ngồi vào ngai vàng được gọi là ngày Nowruz. Lúc ông được bảy trăm tuổi nhưng vẫn không bị bệnh cũng như không đau đầu thì ông trở nên tự hào, ông đã cho người xây hình tượng của ông và gởi đi các vương quốc để tôn vinh, dân chúng đã thờ phượng hình tượng đó và lấy đó làm thần tượng. Dahak Alwani một trong những người phi thường của Yemen đã đánh bại ông ta và giết chết ông ta như đã được ghi trong lịch sử.

Một số người Ba tư cho rằng Nowruz là ngày mà Allah tạo ra ánh sáng. Nowruz được coi là ngày lễ năm mới của người Ba tư thờ lửa (bái hỏa giáo), được tổ chức nhằm vào ngày 21 tháng 3 năm AD. Theo tục lệ truyền thông, dân chúng của họ đốt lửa trong đêm đó và tạt nước vào buổi sáng. (Xem: Giảng giải Thalathiyat Musnad Imam Ahmad của học giả Assafa-ri-ni (1/578); Ha-shiyah Al-Hulu Watturki Ala Al-Mughni của học giả Ibnu Quda-mah (4/428).)




64() Đạo Baha’i hay còn gọi là đạo Bà-hai (theo cách gọi của người Việt) ra đời năm 1863 tại Ba Tư (cũ) nay là Iran, người sáng lập là Baha'u'llah (có nghĩa là vinh quang của Thượng Đế). Baha'u'llah tiếng Ả Rập: بهاء الله, “Vinh danh Allah hay cái đẹp của Allah”, tên thật của Baha’ullah là Mirza Husayn-Ali Nuri (میرزا حسینعلی نوری). Ông tuyên bố mình là một sứ giả của Allah gửi tới để thực hiện những kỳ vọng chung của n giáo Islam, Thiên chúa giáo, và các tôn giáo lớn.

65() Bách khoa toàn thư các tín ngưỡng và các giáo phái hiện đại (1/415).

66() Lễ Jubilee, là những điều Bid’ah trong Islam (15).

67() Xem: Giảng giải Thalathiyat Musnad Imam Ahmad của học giả Assafa-ri-ni (1/578); Ha-shiyah Al-Hulu Watturki Ala Al-Mughni của học giả Ibnu Quda-mah (4/428); tạp chí Al-Manar số ra 6 trang 99; và tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1485.

68() Tạp chí Al-Manaar số ra 6 trang 100.

69() Tạp chí Al-Manaar số ra 6 trang 100.

70() Có lời nói: những người Ba tư có các ngày lễ nhiều nhất trong nhân loại, xem Lễ Jubilee là Bid’ah trong Islam (15, 16).

71() Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1486, tạp chí Islam số ra 43 trang 22.

72() Mỗi nhóm Ra-fidah và Nawa-sib đều bịa đặt những Hadith dối trá để ủng hộ cho nhóm phái của họ. Quả thật, các học giả đã lưu ý mọi người về các Hadith bịa đặt đó như học giả Ibnu Al-Jawzi nói trong Al-Mawdu’at (các Hadith bịa đặt), học giả Assakha-wi nói trong Al-Maqa-sid Al-Hasnah, cùng với những học giả khác. Và trong các Hadith nói về ngày A’shu-ra’ thì chỉ có các Hadith nói về nhịn chay của ngày hôm đó nhằm tri ân Allah I đã cứu rỗi Nabi Musa u và nhấn chìm Fir’aun là Sahih; chứ sự nhịn chay không có mối liên quan nào đến việc Al-Hosain bị giết cả, và ai khẳng định điều khác với lẽ đó thì người đó đã phủ nhận các Hadith Sahih đến từ Nabi e trong việc trình bày rõ lý do nhịn chay ngày A-shu-ra’.

73() Là một nhóm phái bí truyền, nổi lên từ hệ phái Shi’ah (Shiite – Si-ai theo cách gọi của người Việt) thuộc dòng mười hài Imam vào thế kỷ thứ ba của niên lịch Hijri dưới sự sáng lập của một người đàn ông có tên là Muhammad bin Nusayr Annumairi. Hệ Shi’ah dòng mười hai Imam còn được gọi là Rafidah, Ima-miyah hoặc Ja’fariyah. Đây là dòng Shi’ah lớn nhất trong hệ Shi’ah, thông thường khi nói đến hệ Shi’ah chung chung thì người ta thường nghĩ ngay đến dòng mười hai Imam này bởi vì nó là dòng chủ đạo, các dòng khác đều đi theo nó. Dòng này được gọi là dòng mười hai Imam bởi vì họ cho rằng Nabi e đã khẳng định sau Người sẽ có mươi hai vị Imam kế thừa sứ mạng của Người.

74() Yazidis hoặc Yazidis là một nhóm lệch lạc thuộc người Kurd ở Iraq và Syria, và Thổ Nhĩ Kỳ.

75() Xem: Các ngày lễ của Nusayris và Yazidis trong Bách khoa toàn thư các tín ngưỡng và giáo phái hiện đại (1/378) và (1/397).

76() Nhóm Al-Obaidiyun còn được gọi là Al-Fatimiyun hoặc Al-Isma’iliyun. Người sáng lập nhóm này là Abidullah bin Maymun bin Di’aan Al-Qaddaah Do thái. Tên Al-Obaidiyun được gọi theo tên của y; còn Isma’iliyun được gọi theo tên của Isma’il bin Ja’far Assa-diq, một trong những vị Imam của họ; và Al-Fatimiyun được gọi như thế là bởi vì họ cho rằng họ thuộc con cháu của Fatimah con gái của Thiên sứ. Nhóm này chủ yếu ở Tunisia, Ai Cập, Sham, Ma-rốc, Angeria, ...

77() Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1487.

78() Xem : Al-Kamil của học giả Ibnu Kathir (8/498), Al-Bida-yah Wanniha-yah (11/274), Husn Al-Muha-darah của học giả Assuyu-ti (2/20), và ông cũng chính là người đã bóp méo lời Azaan và thêm vào lời “حَيَّ عَلَى خَيْرِ الْعَمَلِ” – “Hãy đến với việc làm tốt nhất!”, và ông cho ghi lên đồng tiền đúc: “عَلِيٌّ خَيْرُ الوَصِيين” – “Ali là người di ngôn tốt nhất!”, và ông đề cử người Do thái và Thiên Chúa giáo làm bổ trưởng cho những người Muslim, cùng với nhiều việc làm khác nữa từ những nghi thức huyền bí và những bóp méo. Xem thêm: Sir Alaam Annubula’ của học giả Azd-Zdahabi (15/160, 161).

79() Nguyên nhân sáng lập lễ này: Khi Ai Cập bị kéo ra khỏi thời cai trị Khalif Abbasid thì lúc đó hệ thống cai trị mới còn yêu nên ông đã nghĩ ra một cách nhằm lôi kéo những trái tim, tác động đến cảm xúc mục đích cảm hóa và gắn kết tấm lòng người dân Ai Cập với chính phủ mới này cũng như để người dân hài lòng với chính sách của nó trong việc quản lý đất nước. Và điều mà có thể kêu gọi đến với sự hài lòng của dân chúng cũng như có thể định hướng trái tim của họ là thực hiện một việc làm nào đó để chứng tỏ lòng trung thành đối với Thiên sứ của Allah e và gia quyến của Người, thế là nhà lãnh đạo này đã tận dụng điều này. Ông đã sáng lập ra một chuỗi các ngày lễ, lễ đầu tiên trong chuỗi đó là lễ mừng sinh nhật Nabi (Mawlid Nabawi). Sau đó, ông và những người thời sau ông mở rộng ra thêm các lễ Mawlid khác: như Mawlid Ali, Mawlid Al-Hasan con trai của Ali, Mawlid Al-Hosain con trai Ali, Mawlid Fatimah (cầu xin Allah hài lòng về họ), thậm chí họ còn thêm Mawlid cho vị lãnh đạo đương nhiệm của họ. Quả thật, ông Al-Ubaidi này đã cho ra nhiều nghi thức trong lễ mừng sinh nhật Nabi: phân phát tiền, quà cáp, làm Sadaqah, ông ra lệnh cho trang trí, mở tiệc tùng, tổ chức lễ hội linh đình, đọc Qur’an tập thể trong các Masjid cùng với nhiều hình thức Zikir, Tasbeeh và Salawat cho Thiên sứ Muhammad, ông cho ra lệnh cuộc diễu hành lớn được hộ tống bởi các đoàn binh lính với trống, kèn. Ông đã làm trong ngày lễ này những việc làm mà ông không hề làm trong hai ngày đại lễ chính thống của Islam. Sự ồn ào, nào nhiệt và những nghi lễ linh đình đó đã chiếm được lòng của người dân. Những nghi thức này đã trở thành nhu cầu tinh thần cho người dân, phân phát quà cáp, tổ chức ăn mừng cùng với những tiệc vui trở thành tục lệ cho các lễ Mawlid. Và những điều Bid’ah này sau đó dần dân xâm nhập vào cộng đồng người Muslim. Xem thêm: Lịch sử lễ mừng Mawlid Nabi của Hasan Assandawabi (62) và ông thuộc thành phần nhóm người ủng hộ việc làm đó.


80() Là vương quốc được thành lập và cai trị bởi vị anh hùng Salahud-Din Al-Ayyubi bao gồm Ai cập, Sham, Hijaz và Yemen.

81() Lịch sử mừng lễ Mawlid Nabi (80), xem Al-Ibda’ Fi Madhaar Al-Ibtida’ (251) và (272).

82() Các quan điểm nổi bật nhất về đêm Isra’ và Mi’raaj là những quan điểm sau đây:

- Đó là đêm 27 của tháng Rabi’a Al-Akheer (tháng 4 lịch Islam), đây là quan điểm của Abu Ishaaq Al-Harabi.

- Đó là đêm 27 của tháng Rabi’a Al-Auwal (tháng 3 lịch Islam), đây là câu nói do ông Ibnu Dahiyah ghi nhận lại từ Ishaaq Al-Harabi. Và cả hai câu quan điểm này đều khẳng định sự kiện Isra’ xảy ra trước cuộc Hijrah một năm.

- Sự kiện Isra’ xảy ra sau khi nhận được sứ mạng Nabi được năm mươi năm, đây là câu nói của Az-Zahri.

- Sự kiện này xảy ra một năm rưỡi trước Hijrah, nó được hiểu theo lời nói của Ibnu Qutaibah trong Al-Ma’a-rif.

- Đó là đêm 27 của tháng Rajab, và đa số đều khẳng định là ngày này cùng với những cở sở làm chứng.

Như vậy, nếu như bất đồng quan điểm về việc xác định ngày chính xác cho sự kiện đó thì làm sao có thể xác định ngày tháng để làm lễ kỷ niệm?!

Xem: Sharh Annawawi Ala Muslim (2/209), Al-Ma’a-rif của học giả Ibnu Qutaibah (150) và Tabyeen Al’Ujab Bima Warada Fi Shahr Rajab của học giả Ibnu Haj (19 – 20).



83() Tạp chí Islam số ra 43 trang 22.

84() Bách khoa toàn thư Ả Rập thu gọn (1/852).

85() Tạp chí Al-Azhaar số ra 10 trang 1486.

86() Xem ngày quốc tế lao động từ bách khoa toàn tư thế giới Ả Rạp (16/708 – 709), và bách khoa toàn thư Ả Rập thu gọn (2/1994).

87() Ngày quốc tế lao động được những người thờ cây cối sáng lập, và có lời nói rằng: những người Ai Cập và Ấn Độ cổ đại là những người bắt đầu ngày lễ này được gọi là lễ hội mùa xuân, và người Anh vay mượn từ những người La Mã sau cuộc xâm lược. Những người La Mã tổ chức mừng lễ hoa, họ tập hợp các loài hoa dâng cúng lên vị thần hoa, và vào thời trung cổ thì nó trở thành ngày nghỉ ưa thích của người Anh, trong ngày này của họ có những nghi lễ và tập tục là nhặt hoa và làm đẹp nhà cửa cũng như các nhà thờ của họ với các bông hoa.

Sau đó, nó được lấy làm ngày lễ tôn giáo ở Pháp, những người dân Pháp xem tháng 5 là tháng linh thiêng đối với đức mẹ đồng trinh Maria (Maryam), họ thường đội vương miệng cho các bé gái dòng dõi hoàng tộc trong các nhà thờ để tôn vinh đức mẹ đồng trinh Maria.



88() Báck khoa toàn thư thế giới Ả Rập (16/707).

89() Có lẽ phương Tây sáng lập ra ngày này chỉ để biện minh chứ nó không có giá trị đích thực – nó chỉ mang giá trị triết lý vật chất – cho các mối quan hệ gia đình, không có tầm quan trọng của quan hệ họ hàng và cũng chưa xứng đáng với ơn nghĩa của người mẹ trong việc mang nặng đẻ đau, cho con bú và thức khuya trong những ngày tháng đầu khó nhọc. Chẳng lẽ với ơn nghĩa bao la của người mẹ chỉ cần có một ngày trong một năm để tưởng nhớ thôi sao, chỉ có một ngày trong một năm để gởi cho mẹ tấm thiệp chúc mừng và những món quà thôi sao?! Tuy nhiên, một số người Muslim ngưỡng mộ phương Tây và bắt chước theo họ hưởng ứng tổ chức ngày lễ này ở vùng đất của Islam, trong khi những người Muslim đâu chỉ cần có một ngày, một tuần hay một tháng để yêu thương, tôn kính và để tỏ lòng hiếu thảo với mẹ của mình mà tôn giáo của họ bắt họ phải hiểu thảo và cư xử tử tế với cha mẹ của họ suốt cả cuộc đời, và lấy Thiên Đàng làm phần thưởng cho sự hiếu thảo đó.



90() Hadith do Al-Bazaar và Attabra-ni ghi lại, học giả Assuyu-ti xác nhận Hadith tốt, sau đó, Sheikh Albani xác nhận Hadith Sahih trong Al-Jami’a Assaghir (3812).

91() Iqtida’ Assirat Al-Mustaqeem (1/254 – 255).
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương