Những Lễ Tết Của Người Ngoại Đạo & Góc Nhìn Của Người Muslim



tải về 0.9 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.9 Mb.
#2955
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Thứ hai: Các ngày lễ có nguồn gốc từ các nghi lễ của những người ngoại đạo sau đó được chuyển thành tập tục và truyền thống của thế giới chẳng hạn thế vận hội Olympic của Hy Lạp (Olympia); trong thời hiện đại ngày nay Olympic hiển thị cho thấy nó đơn thuần chỉ là đại hội thể thao thế giới. Người Muslim bắt chước họ trong lễ hội này cũng theo hai trường hợp:

  1. Tham gia tổ chức cùng với họ tại quốc gia của người ngoại đạo giống như nhiều quốc gia Islam đã cử phái đi đoàn đại diện thể thao để tham gia các môn thể thao khác nhau trong thế vận hội đó.

  2. Mang ngày lễ này vào đất nước Islam chẳng hạn như một số quốc gia Islam xin được tổ chức đăng cai thế vận hội Olympic tái đất nước của mình.

Cả hai trường hợp: tham gia với họ hay tổ chức trong quốc gia Islam đều Haram. Và điều này cũng được trình bày rõ ở phần trên không cần phải lặp lại.

Thứ ba: Các ngày cũng các tuần được những người ngoại đạo sáng lập để kỷ niệm các sự kiện, có hai dạng:

  1. Các ngày, các tuần có nguồn gốc tín ngưỡng của họ rồi sau đó được chuyển thành tập tục truyền thống để kết nối mang tính cải thiện xã hội thế tục, chẳng hạn như ngày quốc tế lao động được hình thành từ những người thờ cây cối sau đó trở thành lễ thần tượng của La Mã và sau đó chuyển đến cho những người Pháp để gắn kết với nhà thờ, và sau đó chủ nghĩa cộng sản đến và kêu gọi đến với nó và nó trở thành ngày chính thức của thế giới, ngay cả nhiều quốc gia Islam của hưởng ứng ngày này. Không phải nghi ngờ gì nữa rằng tham gia hưởng ứng ngày này là Haram với các lý do sau đây:

  • Đó là này lễ mang tính tôn giáo và thờ thần tượng trong nguồn gốc hình thành.

  • Ấn định một ngày nào đó trong năm, đó là ngày 1 tháng 5, là một trong những điều biến nó thành một ngày lễ tương đương với ngày lễ theo giáo lý.

  • Bắt chước người ngoại đạo trong những điều đặc trưng riêng biệt của họ.

  1. Không có nguồn gốc tôn giáo, chẳng hạn như ngày sức khỏe thế giới, ngày phòng chống ma túy, ngày của mẹ, .. thì không nằm ngoài hai trường hợp:

  • Đó là ngày hay tuần lễ được ấn định trong năm cho tất cả thế giới, nó cứ diễn ra theo định kỳ chẳng hạn như ngày của mẹ, ... thì cũng giống như các ngày lễ khác của họ, Haram tham gia hưởng ứng bởi những nguyên nhân sau:

  • Nó trở thành một ngày hay những ngày ấn định cùng với sự tổ chức đón mừng thì nó trở thành lễ giống như các ngày lễ hội khác.

  • Nó tương đồng với ngày lễ của Islam

  • Trong đó có sự bắt chước người ngoại đạo bởi đó là ngày do họ sáng lập ra.

Ai cấm tham gia ngày này là họ cấm dựa theo những điều này, còn ai cho phép thì nói: nó không phải là ngày để tôn vinh, không phải là ngày thờ phượng cũng không mang tính lễ hội cho dù nó là ngày được ấn định và được lặp đi lặp lại theo định kỳ; trong lễ hội thì có sự thờ phượng còn nó không phải là lễ hội.

Tuy nhiên, có được xí xóa hay không đối với những được tổ chức mang tính thế giới vì mục đích cải thiện và lợi ích cho nhân loại nói chung, bởi lẽ nếu người Muslim không tham gia cùng với thế giới thì có thể sẽ mất đi một số lợi ích chẳng hạn như đối với ngày sức khỏe thế giới, ngày phòng chống ma túy và những ngày mang hình thức tương tự; và chúng không phải mang hình thức tôn giáo mà chỉ là những tổ chức mang tính hiệp hội được ấn định hàng năm nhưng vẫn được tổ chức ăn mưng? Điều này tôi nghĩ cần có sự nghiên cứu và tìm hiểu thêm nữa.. !



  • Đó là ngày hay tuần không được ấn định trong năm, nó có thể thay đổi tùy theo sự tổ chức và sự cải thiện cụ thể nào đó. Đối với những ngày này thì không phải là lễ hội mà nguyên nhân cần xem xét là sự bắt chước những người ngoại đạo. Nhưng việc tham gia với họ có phải thuộc sự bắt chước bị nghiêm cấm không, hay đó không phải là sự bắt chước bởi vì đây giống như là một tổ chức quản lý của một cơ quan, bộ phân kinh doanh nào đó chẳng hạn như các ngày được tổ chức hàng năm của các công ty, các cơ quan, xí nghiệp? Điều này cũng nằm trong vẫn đề cần được nghiên cứu và tìm hiểu thêm, như theo cái nhìn ban đầy của tôi thì không vấn đề gì trong việc tham gia các ngày này bởi các điều sau:

  • Bởi vì những ngày đó không được gọi ngày lễ hay ngày tế, và cũng không mang các đặc điểm của các ngày lễ tết mà nó chỉ là những ngày ăn mừng.

  • Mục đích tổ chức của các ngày này là nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn để khẳng định các mục tiêu đề ra.

  • Nếu phải cấm những ngày này thì chắc phải cấm nhiều tổ chức và nhiều hội họp xã hội thường lặp đi lặp lại định kỳ hàng năm. Và tôi không nghỉ rằng có ai đó lại nói như vậy, bởi vì có rất nhiều tổ chức và hội họp như hội họp gia đình, hội họp tuyên truyền, hội họp các nhân viên ...

Thứ tư: Một trong những hình ảnh bắt chước người ngoại đạo làm cho các ngày lễ của người Muslim thành những điều giống như các ngày lễ của người ngoại đạo: quả thật, các ngày lễ của người Muslim khác biệt bởi các biểu hiệu của nó nói lên sự tạ ơn Allah Tối Cao, thể hiện sự tôn vinh, ca ngợi và tuân lệnh Ngài cùng với niềm vui hân hoan về ân huệ của Ngài ban cho nhưng không dùng ân huệ vào việc đại nghịch và trái lệnh Ngài; còn các lễ nguyện của những người ngoại đạo thì hoàn toàn ngược lại, các ngày lễ của họ là tôn vinh các nghi lễ lệch lạc, tôn vinh các thần thánh của họ khác với Allah cùng với việc buông thả tự do bản thân trong ham muốn bản năng, trong những điều bị nghiêm cấm. Và thật đáng tiếc, có không ít người Muslim đã bắt chước người ngoại đạo trong sự việc này, họ đạo ngược các nghi thức và biểu hiệu trong ngày lễ của họ từ việc tuân lệnh, tạ ơn thành những hành vi và việc làm tội lỗi, trái đạo và đại nghịch với Allah, phụ ơn trước ân huệ của Allah, họ làm sôi động cho những đêm và ngày của lễ Eid người Muslim với trống, kèn, ca hát, rượu chè và zina giống như người ngoại đạo ăn mừng trong những ngày lễ của họ.

  • Tham gia các ngày lễ của những người ngoại đạo:

  1. Đối với các ngày lễ có nguồn gốc tôn giáo dù là bản sao hay mới được sáng lập thì không được phép tham gia dưới bất cứ hình thức nào. Bởi vì không được phép tuân lệnh tạo vật để làm trái lệnh Đấng Tạo Hóa, và bởi vì tham gia trong các ngày lễ đó là tham gia cùng với những người ngoại đạo thực hiện các nghi lễ tôn giáo của họ, trừ phi đối với ai bị cưỡng ép tham gia với họ vì nếu không sẽ bị họ gây hại nguy hiểm đến tính mạng. Và trong trường hợp bị cưỡng ép và sợ cho sự an nguy tính mạng của mình thì được phép nhưng vẫn một mực giữ vững trên điều chân lý thì tốt hơn. Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah I:

﴿مَن كَفَرَ بِٱللَّهِ مِنۢ بَعۡدِ إِيمَٰنِهِۦٓ إِلَّا مَنۡ أُكۡرِهَ وَقَلۡبُهُۥ مُطۡمَئِنُّۢ بِٱلۡإِيمَٰنِ وَلَٰكِن مَّن شَرَحَ بِٱلۡكُفۡرِ صَدۡرٗا﴾ [سورة النحل: 106]

{Ai phủ nhận Allah sau khi đã tin tưởng ngoại trừ ai là người bị ép buộc (bỏ đạo) trong lúc tấm lòng của y hãy con vui sướng với đức tin Iman, còn kẻ nào vỗ ngực tuyên bố không tin tưởng ...} (Chương 16 – Annahl, câu 106).

Học giả Ibnu Kathir  nói: “Các học giả đều đồng thuận rằng người bị cưỡng ép bỏ đạo thì được phép làm theo để duy trì mạng sống, và được phép từ chối giống nhưu Bilaal đã từ chối và họ đã hành hạ ông”(100).

Không phải là bị cưỡng ép khi một số người đã thể hiện sự lịch sự với người ngoại đạo trong việc đáp lại lời mời của họ, và cũng không phải là bị cưỡng ép khi mất đi tiền bạc hay công việc. Bởi lẽ đó không phải là bị cưỡng ép nguy hại đến tính mạng.



  1. Còn đối với các ngày, các tuần được tổ chức thì giới luật về người tham gia được dừng lại do cần phải tìm hiểu và nghiên cứu thêm, và những ai cấm tham gia thì họ không cho nó mang mức độ giống như các ngày lễ có nguồn gốc tôn giáo mà mức độ của nó nhẹ hơn, và đó là một trong những thử thành đối với người Muslim.




  • Người Muslim nhìn nhận về các ngày lễ của người ngoại đạo:

  • Tránh xa việc tham dự:

Giới học giả đồng thuận rằng không được phép tham dự các ngày lễ tết của người ngoại đạo cũng như bắt chước họ, đây là trường phái Hanafi, Maliky, Sha-fi’y và Hambaly(101). Cơ sở giáo lý cho điều này rất nhiều, tiêu biểu:

  1. Tất cả những bằng chứng giáo lý nói về việc cấm bắt chước người ngoại đạo, đã được nói ở phần trên.

  2. Ijma’ (sự thống nhất) trong thời của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een rằng không được phép tham dự các ngày lễ của những người ngoại đạo. Bằng chứng về Ijma’ của các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een theo hai khía cạnh:

  • Người Do thái, Thiên Chúa, Bái hỏa giáo thuộc những người nằm trong hiệp ước sống hòa bình trong xứ của những người Muslim, họ vẫn tổ chức đón mừng các ngày lễ của họ nhưng trong thời các vị Sahabah và các vị Ta-bi’een, không một ai trong số họ tham gia, chứng tỏ tất cả họ đều làm theo lệnh cấm của tôn giáo Islam.

  • Theo sử ghi chép về các điều kiện của Umar t được các vị Sahabah cũng như những học giả sau họ đều đồng thuận, đó là những người thuộc dân Kinh sách sống trong hiệp ước hòa bình tại xử sở của người Muslim không được phép công khai tổ chức các ngày lễ của họ trong khu vực của Islam. Như vậy, nếu những người Muslim đã đồng thuận và thống nhất với nhau trong việc cấm họ công khai tổ chức các ngày lễ của họ thì làm sao người Muslim lại dám tham dự các ngày lễ của họ, chẳng phải nếu như thế thì có nghĩa rằng hành động của người Muslim còn nặng hơn hành động của người ngoại đạo?!

  1. Các lời nói của các vị Sahabah chưa từng được biết rằng có sự phản đối không đồng thuận, như:

  • Lời nói của Umar t: “Các ngươi chớ học biệt ngữ khó hiểu của họ, chớ đi vào cùng với những người thờ đa thần trong các nhà thờ của họ vào ngày lễ tết của họ; bởi quả thật sự phận nộ (của Allah) sẽ giáng xuống lên họ”(102).

Sheikh Islam nói: “Đây là Umar, ông đã cấm học các biệt ngữ của họ, cấm vào các nhà thờ của họ vào ngày lễ tết của họ; vậy sẽ như thế nào nếu làm theo các nghi lễ của họ? Chẳng phải tương đồng với họ trong hành động còn nghiêm trọng hơn việc tương đồng với họ trong ngôn ngữ hay sao? Chẳng phải làm theo một số việc làm của họ còn nghiêm trọng hơn việc đơn thuần đi vào cùng với trong ngày lễ tết của họ hay sao? Và nếu như sự phẫn nộ của Allah giáng xuống họ vào ngày lễ tết của họ bởi việc làm của họ thì những ai tham gia cùng với họ hoặc theo họ ở một số việc chẳng phải cũng sẽ bị trừng phạt đó sao?!”(103).

  • Câu nói của Abdullah bin Amru t: “Ai sống trong xứ sở của họ, đón mừng lễ Nowruz, Mehrajan của họ và bắt chước họ cho đến khi y lìa cõi đời thì y sẽ được triệu tập cùng nhóm với họ vào Ngày Phục sinh”(104).

Sheikh Islam  nói về câu nói của Abdullah bin Amru t: “triệu tập cùng nhóm với họ” có nghĩa là y sẽ được xem là kẻ vô đức tin bởi sự tham gia cùng với họ trong nhiều sự việc hoặc việc làm đó của y thuộc những đại trọng tội phải bị trừng phạt trong Hỏa Ngục, tuy nhiên, ý thứ nhất gần với lời nói hơn”(105).

  • Tránh xa việc tương đồng với các hành động và việc làm của họ:

Một số người Muslim mặc dù không tham dự các ngày lễ của những người ngoại đạo, tuy nhiên, họ lại hành động hoặc làm giống như những người ngoại đạo. Đây là việc làm và hành động thuộc hình thức bắt chước bị cấm đoán. Sheikh Islam  nói: “Người Muslim không được phép bắt chước hay làm giống họ bất cứ một điều gì từ những điều đặc trưng riêng biệt cho các ngày lễ của họ dù là thức ăn, quần áo, tắm, đốt lửa, .. dù là sinh hoạt đời thương hay hình thức hành đạo và thờ phượng. Người Muslim không được phép mở tiệc, tặng quà, buôn bán những gì để chuẩn bị cho các ngày lễ đó của họ, trẻ con cũng như những ai khác không được tham gia các trò chơi cũng như ăn mặc đẹp trong các ngày lễ đó của họ. Nói một cách tổng thể: người Muslim không được phép làm một sự việc thuộc các nghi thức của họ trong các ngày lễ của họ, mà các ngày lễ của họ đối với người Muslim cũng giống như bao nhiêu ngày thường khác”(106).

Học giả Azd-Zdahabi nói: “Nếu Thiên Chúa có ngày lễ đặc trưng của họ và Do thái của ngày lễ đặc trưng của họ thì người Muslim không được tham gia ngày lễ đó cũng như không được tham gia vào giáo lý của họ và dân tộc của họ”(107).

Ibnu Attarkama-ni thuộc trường phái Hanafi đã nói tổng thể về những điều mà một số người Muslim làm trong các ngay lễ của Thiên Chúa từ việc tiêu xài rộng rãi hơn và đưa gia đình ra ngoài, sau đó ở phần cuối ông nói: “Một số học giả trường phái Hanafi nói: ai làm những điều đã được nói phần trước mà không sám hối thì người đó là Kafir (vô đức tin) giống như họ; một số học giả phái Maliky thì nói: ai chẻ quả dưa hấu vào Nowruz thì giống như y giết tế một con heo”(108).


  • Tránh xa những phương tiện đi lại mà họ dùng để đi dự các ngày lễ của họ:

Imam Malik nói: “Makruh cho việc đi cùng với trên những chiếc thuyền mà họ đi để dự các ngày lễ của họ bởi vì sự phẫn nộ và sự nguyền rủa có thể sẽ giáng xuống họ”(109).

Người ta hỏi Ibnu Al-Qasim về việc đi trên các con thuyền mà những người Thiên Chúa dùng để đi dự các ngày lễ của họ thì ông nói rằng đó là điều Makruh vì sợ rằng có thể tai họa sẽ giáng xuống họ bởi sự Shikr của họ(110).



  • Không được tặng quà cáp cho họ hoặc ủng hộ họ bằng cách mua hoặc bán trong ngày lễ của họ:

Abu Hafs thuộc phái Hanafi nói: “Ai tặng một quả trứng vào ngày đó cho người thờ đa thần để tôn vinh cho ngày hôm đó (nhân dịp ngày đó) thì quả thật y đã vô đức tin nơi Allah Tối Cao”(111).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Ibnu Al-Qasim ghét người Muslim tặng bất cứ thứ gì cho người Thiên Chúa trong ngày lễ của họ để gây thiện cảm đối với, và ông thấy rằng điều đó là việc làm trong các việc làm tôn vinh ngày lễ của họ và ủng hộ họ trong cải thiện sự vô đức tin của họ; chẳng phải người Muslim không được phép bán cho người Thiên Chúa một thứ gì để ủng hộ ngày lễ của họ hay sao? Không được bán thịt, thức ăn, quần áo cho họ, không được cho họ mượn phương tiện, vật cưỡi, không được giúp đỡ họ bất cứ điều gì cho ngày lễ của họ. Bởi lẽ những việc làm đó là tôn vinh sự thờ đa thần của họ và ủng hộ họ trong việc vô đức tin, và những người có quyền hành nên ngăn cản những người Muslim làm những việc làm đó, và đó là câu nói của Imam Malik và những người khác, và tôi không biết có quan điểm bất đồng với câu nói này.”(112).

Ibnu Attarkama-ni: “Người Muslim mang tội khi ngồi cùng với họ, ủng hộ họ bằng cách giết thịt, nấu ăn và cho họ mượn phương tiện đi lại để phục vụ cho các ngày lễ của họ”(113).

Nhưng thật đáng buồn vì có rất nhiều người Muslim đã lơ là trong vấn đề này có thể do thiếu hiểu biết hoặc là do vô tâm. Nhiều quốc gia Islam kinh doanh các món quà lưu niệm cho các ngày lễ từ hoa, dầu thơm, thiệp chúc mừng, quần áo, các món quà đặc biệt dành cho ngày lễ chẳng hạn như các món quà (ông già No-êl) hoặc cây No-êl của người Thiên Chúa hoặc bánh kẹo mang hình cây thánh giá hoặc những hình dạng khác thuộc biểu hiệu ngày lễ của họ. Những người Muslim này cho rằng các mùa lễ hội của Thiên Chúa giáo là cơ hội để kinh doanh các món quà lưu niệm cho các ngày lễ của họ. Tất cả những việc làm đó đều là những việc làm ủng hộ cho các ngày lễ của họ, là sự đóng góp và chia sẻ trong việc biểu hiện tinh thần lễ hội cùng với họ; và tất cả đều là sự giúp đỡ nhau làm điều tội lỗi, giơ cao biểu hiệu vô đức tin và gieo niềm vui vào lòng của những người ngoại đạo, giống như một sự tiếp sức cho họ trong việc vô đức tin nơi Allah I.



  • Không ủng hộ và giúp đỡ người Muslim bắt chước họ trong các ngày lễ của họ về những việc làm bắt chước:

Sheikh Islam  nói: “Giống như chúng ta không bắt chước họ trong các ngày lễ thì chúng ta cũng không giúp đỡ người Muslim bắt chước họ trong việc làm bắt chước đó; mà ngược lại, chúng ta phải ngăn cản điều đó. Ai mời đến với các ngày lễ của họ thì không đáp lại lời mời gọi đó và người Muslim nào tặng quà trong các ngày lễ của họ thì không nhận quà của người đó, đặc biệt là đối với món quà có sự bắt chước trong kiểu cách của họ. Người Muslim không bán bất cứ thứ gì cho người Muslim muốn chuẩn bị cho điều bắt chước họ trong ngày lễ của họ từ thức ăn, quần áo, ..., bởi lẽ đó là sự ủng hộ và giúp nhau làm điều trái đạo.”(114).

Điều bắt buộc là không được giúp đỡ, ủng hộ người Muslim làm điều bắt chước họ, phải ngăn cản người Muslim đó và trình bày cho y hiểu về sự nguy hại của việc làm đối với đức tin và Islam của y.



  • Không chúc mừng họ bởi ngày lễ tết của họ:

Ibnu Al-Qayyim  nói: “Việc chúc mừng cho các biểu hiệu và nghi lễ đặc biệt của người ngoại đạo là Haram, được thống nhất trong giới học giả Muslim như chúc mừng các ngày lễ của họ, chúc mừng mùa chay của họ bằng cách nói: Tết phúc lành, hay chúc tết hạnh phúc, hoặc những lời tương tự. Lời chúc này dù người nói được an toàn khởi sự vô đức tin nhưng nó là điều bị cấm đoán, nó cũng giống như việc chúc mừng cho sự quì lạy thánh giá, không những thế, nó còn nặng hơn và nghiêm trọng hơn cả việc cạn ly uống rượu, giết một mạng người và quan hệ tình dục Haram. Và nhiều người không vững chắc trong tôn giáo dễ rơi vào việc làm đó nhưng y không biết sự tồi tệ của hành động đó. Bởi thế, ai chúc mừng một người bề tôi về việc làm trái lệnh Allah, hoặc việc làm Bid’ah, hoặc vô đức tin nơi Ngài thì người đó đang thách thức sự phẫn nộ và cơn giận của Allah.”(115).

Quả thật, việc chúc tụng những người ngoại đạo trong các dịp lễ tết của họ là Haram như Ibnu Al-Qayyim đã nói. Bởi vì trong sự việc đó nói lên sự khẳng định cho những điều trong tôn giáo của họ, hài lòng việc làm của họ, và cho dù không có sự hài lòng với điều vô đức tin của họ thì đó cũng là điều Haram đối với người Muslim khi y đã hài lòng với các biểu hiệu của họ và chúc tụng họ. Allah, Đấng Tối Cao không hài lòng cho việc làm đó, Ngài phán:



﴿إِن تَكۡفُرُواْ فَإِنَّ ٱللَّهَ غَنِيٌّ عَنكُمۡۖ وَلَا يَرۡضَىٰ لِعِبَادِهِ ٱلۡكُفۡرَۖ وَإِن تَشۡكُرُواْ يَرۡضَهُ لَكُمۡۗ وَلَا تَزِرُ وَازِرَةٞ وِزۡرَ أُخۡرَىٰۚ﴾ [سورة الزمر: 7]

{Nếu các ngươi phủ nhận thì quả thật Allah không hề cần đến các ngươi nhưng Ngài không hài lòng với thái độ vong ân của đám bầy tôi của Ngài, còn nếu các ngươi tri ân thì Ngài sẽ hài lòng với các ngươi, bởi vì không một ai có thể gánh vác giùm tội lỗi cho người khác.} (Chương 39 – Azzumar, câu 7).



﴿ٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡ وَأَتۡمَمۡتُ عَلَيۡكُمۡ نِعۡمَتِي وَرَضِيتُ لَكُمُ ٱلۡإِسۡلَٰمَ دِينٗاۚ ﴾ [سورة المائدة: 3]

{Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn chỉnh cho các ngươi tôn giáo của các ngươi; TA cũng đã hoàn tất ân huệ của TA cho các ngươi và TA đã hài lòng lấy Islam làm tôn giáo cho các ngươi} (Chương 5 – Al-Ma’idah, câu 3).

Việc chúc mừng họ trong ngày lễ của họ là Haram cho dù họ là những người đồng nghiệp đi chăng nữa. Còn khi nào họ chúc mừng chúng ta trong ngày lễ của họ thì chúng ta không đáp lại họ về lời chúc đó; bởi vì đó không phải ngày lễ của chúng ta mà đó là các ngày lễ của họ không được Allah I chấp thuận, các ngày lễ của họ một là do họ tự cải biên trong tôn giáo của họ hoặc là nó từ hệ thống giáo lý của họ, tuy niên, nó đã bị xóa bỏ bởi tôn giáo Islam, tôn giáo được Allah I cử phái Muhammad e mang đến cho toàn thể nhân loại, Ngài phán:

﴿وَمَن يَبۡتَغِ غَيۡرَ ٱلۡإِسۡلَٰمِ دِينٗا فَلَن يُقۡبَلَ مِنۡهُ وَهُوَ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ مِنَ ٱلۡخَٰسِرِينَ ٨٥ ﴾ [سورة آل عمران:85 ]

{Và ai tìm kiếm một tôn giáo nào khác ngoài tôn giáo Islam thì tôn giáo đó của y sẽ không được chấp nhận và vào Ngày Sau y sẽ là đồng bọn của những người thua thiệt} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 85).

Người Muslim đáp lại lời chúc của họ nhân dịp lễ tết của họ là Haram, ai làm một điều gì từ việc đó thì y mang tội dù trong trường hợp nào, bởi vì đó là sự tâng bốc tôn giáo ngoài tôn giáo của Allah và là một trong những yếu tố tăng cường cho tinh thần của những người ngoại đạo trong việc vô đức tin của họ cũng như tăng thêm niềm tự hào cho tôn giáo của họ(116).

Câu hỏi: Nếu một người Muslim đón mừng lễ tiệc giống như sự đón mừng của họ, tuy nhiên, người đó làm sớm hơn hoặc trễ hơn vài ngày só với những ngày lễ của họ để tránh việc bắt chước họ, thì như thế nào?

Trả lời: Đây là hình thức bắt chước Haram; bởi y đã đón mừng giống như lễ của họ và việc nghiêm cấm ngày lễ là nghiêm cấm những gì trước và sau nó trong việc chuẩn bị cho ngày lễ đó... Một số người không đón mừng trong ngày lễ của họ giống như trong ngày thứ năm (ngày của Do thái) hay ngày giáng sinh và họ nói với gia đình của họ: chúng ta sẽ tổ chức sự đón mừng này vào tuần tới hay tháng tới; thì việc di chuyển thời gian đó vẫn tồn tại ngày lễ của họ. Đây cũng là hình thức bắt chước bị cấm đoán(117).


  • Tránh xa việc dùng những cái tên hoặc thuật ngữ đặt trưng của họ trong thờ phượng của họ

Nếu những biệt ngữ không cần thiết thuộc những điều bị cấm dưới hình thức bắt chước thì việc dùng nó thì càng bị cấm nhiều hơn, chẳng hạn như dùng biệt ngữ Mehrajan để gọi các buổi đại hội của Islam là không được bởi vì đó là tên của ngày lễ tôn giáo của Ba Tư.

Học gải Al-Bayhaqi ghi lại rằng Ali t được mang đến một món quà từ lễ Nowruz thì ông nói: cái gì đây? Họ nói: Thưa thủ lĩnh của những người có đức tin! Đây là ngày lễ Nowruz. Ông nói: các người hãy làm Firuz mỗi ngày. Abu Osa-mah nói: Ông Ali t ghét nói đến từ Nowruz(118).

Sheikh Islam Ibnu Taymiyah  nói: “Ali t đã ghét đồng thuận với họ trong tên gọi cho ngày lễ đó thì sẽ như thế nào đối với hành động và việc làm đồng thuận với họ?!”(119).


  • Giới luật về việc nhận quà của họ trong các ngày lễ của họ:

Nếu người ngoại đạo tặng quà cho người Muslim vào thời điểm ngày lễ của họ thì người Muslim có được ph ép nhận không?

Vấn đề này có nhiều quan điểm khác nhau; dựa theo cơ sở giáo lý thì được phép nhận quà của họ nếu như món quà không phải là thịt đã được họ giết như bánh kẹo và trái quả, ... bởi vì đó không mang ý nghĩa giúp đỡ và ủng hộ người ngoại đạo tăng cường sự vô đức tin của họ giống như Ali t đã nhận quà như đã vừa nói trên. Một Hadith được ghi lại rằng có một người phụ nữ hỏi bà A’ishah: Quả thật, chúng tôi có bà con là những người Ba tư, và chúng là của họ trong ngày lễ của họ và họ đã biếu chúng cho chúng tôi. Bà A’ishah nói: Những gì được giết cho ngày hôm đó thì chớ ăn nhưng hãy ă từ cây cối của họ(120).

Ông Abu Barzah t thuật lại rằng ông có những người láng giềng Ba tư, vào ngày lễ Nowruz và Mehrajan của họ thì họ biếu ông các món quà, ông thường nói với người nhà của ông: “Những gì từ trái cây thì mọi người hãy ăn còn những gì khác thì các người hãy trả lại”(121).

Sheikh Islam  nói: “Tất cả đều cho thấy nó không ảnh hưởng đến ngày lễ trong việc bị cấm nhận quà của họ, mà dù trong ngày lễ hay không phải ngày lễ thì giáo luật cũng như nhau. Bởi vì trong sự việc đó không mang ý nghĩa ủng hộ hay giúp đỡ các biểu hiệu vô đức tin của họ”(122).

Còn đối với món quà là thịt được giết cho ngày lễ của họ thì không được phép nhận nó bởi vì họ giết tế cho các nghi lễ vô đức tin của họ; bằng chứng là các Hadith từ lời của bà A’ishah và Abu Barzah vừa nêu trên.

1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương