Ảnh hưỞng của sữa bổ sung pre-probiotic lên tình trạng dinh dưỠNG, nhiễm khuẩN



tải về 1.05 Mb.
trang3/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.05 Mb.
#30969
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

1.2.2. Prebiotic

1.2.2.1. Khái niệm

Prebiotic là thành phần thực phẩm không tiêu hóa được, có ảnh hưởng tích cực tới cơ thể vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc lên sự phát triển và tăng cường hoạt động của một số loài vi sinh vật có lợi trong ruột và nâng cao sức khỏe của cơ thể (vật chủ) [78]. Oligosaccharides trong sữa mẹ được xem như là prebiotic vì nó hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn BifidobacteriaLactobacilli trong ruột già của những trẻ bú mẹ hoàn toàn [81]. Các prebiotic thường được sử dụng là FOS,GOS và Inulin. Người ta thường kết hợp probiotic với prebiotic (được gọi là synbiotic) để tăng tác dụng có ích của probiotic đối với cơ thể.

Fructo- oligosaccharid (FOS) có các phân tử đường trong cấu trúc nên chúng có vị ngọt. FOS có khả năng chống chịu và không bị tiêu hóa trong dạ dày do đó có khả năng kích thích sự phát triển của chủng BifidobacteriaLactobacilli ở ruột già. FOS làm tăng hấp thụ Calci và Magie đồng thời làm giảm triglycerid. GOS (Galacto- oligosaccharit) là một prebiotic được sử dụng rộng rãi vì có khả năng kích thích hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa, kích thích việc sản xuất các acid béo mạch ngắn, làm tăng khả năng hấp thu Calci và Magie.



1.2.2.2. Chức năng của prebiotic

Chức năng chủ yếu của prebiotic là kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi, khả năng chống ung thư, tăng khả năng hấp thu Calci, Magie, kích thích sự phát triển của BifidobacteriaLactobacilli, các loài vi khuẩn này kích thích sự gia tăng các kháng thể IgA, IgM, IgG [130], đồng thời cũng tạo ra chất kháng khuẩn như acid lactic, bacterioxin, H2O2 và có khả năng giảm triglycerid, cholesterol, tác dụng tích cực đối với lượng glucose trong máu [94]. Các oligosaccharid có thể kéo dài thời gian tiêu hóa trong dạ dày và rút ngắn thời gian trung chuyển qua ruột già nhờ các acid béo mạch ngắn [106]. Các prebiotic có thể mô phỏng các thụ thể ở ruột và do vậy các vi khuẩn gây hại sẽ liên kết với prebiotic thay vì niêm mạc ruột. Điều này giải thích tại sao trẻ bú mẹ ít bị tiêu chảy hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Một vài nghiên cứu đã chứng minh tác dụng có lợi của GOS và FOS lên các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa với việc sử dụng hỗn hợp GOS/FOS với tỷ lệ 90% và 10% kết hợp với probiotic [132].

Liều prebiotic 5g/ngày ( trong một số trường hợp lên đến 8g/ngày) được sử dụng và có ảnh hưởng lên vi khuẩn chí đường ruột. Tác dụng phụ của prebiotic có thể gây ra do tăng vi khuẩn tạo khí gas, nhưng các loài Bifidobacteria và Lactobacilli không sinh gas trong quá trình chuyển hóa và do vậy người ta cho rằng thậm chí đến 20g/ ngày cũng không gây chướng bụng. Nếu tiêu thụ một lượng lớn (>20g) inulin mỗi ngày có thể ảnh hưởng đến cân bằng nước và gây ra nhuận tràng. Những người tham gia thử nghiệm sử dụng prebiotic đi vệ sinh thường xuyên hơn và phân nhiều hơn.



1.2.3. Tác động của probiotic trên hệ vi khuẩn chí đường ruột

Bifidobacteria và Lactobacillii được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống có thể sống tạm thời trong ruột của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nghiên cứu cho thấy có sự tăng lên rõ rệt số lượng Bifidobacteria ở trong phân một tuần sau khi được bổ sung. Trong một số trường hợp thì số lượng này đạt mức như ở trẻ được bú mẹ [98], [102]. Việc bổ sung Bifidobacteria đối với trẻ đẻ non đã thay đổi tích cực thành phần vi khuẩn chí đường ruột của trẻ [114], tăng acid béo mạch ngắn, giảm độ pH của phân, giảm amoniac và idol trong phân, giảm Bacteroides E.Coli [98]. Mỗi probiotic cụ thể sẽ làm thay đổi tỷ lệ vi khuẩn có lợi và không

có lợi ở trẻ và dẫn đến những thay đổi tích cực ở môi trường màng nhày của ruột.



1.2.4. Vai trò của probiotic với chức năng rào cản và miễn dịch 

Có nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của việc bổ sung một số probiotic lên chức năng rào cản và miễn dịch của cơ thể. Các nghiên cứu trên người và động vật cho thấy việc bổ sung L.Casei, L.BulgaricusL.Acidophilus kích thích tăng sản đại thực bào và tăng thực bào, sCD14 cao hơn một cách có ý nghĩa ở những trẻ được bổ sung probiotic so với trẻ nhóm chứng và giảm sự thẩm thấu của ruột

khi bổ sung Lactobacilli [85] và ở những trẻ đẻ non được bổ sung Bifidobacteria.

Ở người trưởng thành khi sử dụng L.Acidophilus La1 và Bifidobacteria làm tăng IgA đặc hiệu và tổng thể đối với Salmonella sau khi cho uống S.typhi. Các probiotic này cũng như B.Lactics làm tăng hoạt động thực bào chống lại E.Coli, tăng khả năng tiêu diệt tế bào [50]. Ngoài ra trong nhi khoa một số chủng BifidobacteriaLactobacilli có tác động lên miễn dịch dịch thể, đặc biệt là tăng bài tiết IgA và các immunoglobulin khác. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy các tế bào sản sinh IgA, IgM, IgG cũng như IgA trong phân cũng tăng lên [124]. Tương tự như vậy việc tăng IgA đặc hiệu đối với Rotavirus sau khi bị nhiễm trùng, hoặc các IgA chống bại liệt sau khi được tiêm chủng cũng được chứng minh [74]. Các kết quả nghiên cứu đây cũng cho thấy các IgA trên cũng tăng lên sau khi trẻ được bổ sung B.Lactics [113]. Thêm vào đó một vài probiotic có tác dụng tốt lên việc bài tiết cytokin [74], giảm anti-trypcin trong phân, eosynophyl protein X trong nước tiểu, TNF-á [92] làm thay đổi TGF- beta và Cytokin khác làm giảm các chất xúc tác gây viêm đặc biệt là ở những trẻ có đáp ứng miễn dịch mạnh như trong phản ứng đặc dị (atopy).

Như vậy có nhiều bằng chứng cho thấy tác động của việc sử dụng probiotic lên

chức năng rào cản và đáp ứng miễn dịch của cơ thể bao gồm miễn dịch không đặc hiệu (miễn dịch tự nhiên) và miễn dịch đặc hiệu (miễn dịch thu được). Miễn dịch đặc hiệu tốt cần thiết cho việc bảo vệ cơ thể, giảm cơ hội cho các phản ứng

quá mẫn hay viêm.

Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của việc sử dụng probiotic lên hệ miễn dịch:

- Tác dụng lên miễn dịch không đặc hiệu :


  • Tăng sản suất mucin

  • Cạnh tranh và ức chế sự phát triển của vi khuản gây bệnh

  • Giảm tính thẩm thấu của ruột

  • Tăng hoạt động tiêu diệt tế bào tự nhiên, đại thực bào, thực bào

- Tác dụng lên miễn dịch đặc hiệu :

  • Tăng các tế bào sản sinh IgA, IgG, IgM

  • Tăng IgA tổng thể và đặc hiệu trong huyết thanh và thành ruột

  • Thay đổi các đáp ứng viêm

1.2.5. Tổng hợp nghiên cứu lâm sàng về probiotic ở trẻ nhỏ

1.2.5.1. Probiotic trong điều trị tiêu chảy cấp

Có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng probiotic trong điều trị tiêu chảy. Phần lớn các nghiên cứu sử dụng các loài Lactobacilli, L.Rhamnosus (GG). Phân tích tổng hợp của 4 nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng L.Rhamnosus (GG) có hiệu quả khi bổ sung sớm trong điều trị tiêu chảy do rotavirus và tác dụng chính là làm giảm thời gian kéo dài của tiêu chảy từ 1/2 đến 1,5 ngày [152]. Một số nghiên cứu với các ý nghĩa thống kê khác nhau đã chỉ ra rằng việc sử dụng Bifidobacteria, chủ yếu là B.Lactis [53], Lactobacilli, chủ yếu là L.Rhamnosus (GG) [151] làm giảm tần suất mắc mới và mức độ nặng của tiêu chảy cấp. Tuy nhiên sự khác biệt không phải lúc nào cũng có ý nghĩa thống kê [110]. Thêm vào đó việc sử dụng L.Rhamnosus (GG) và L.Reuteri [127] trong điều trị và sử dụng B.Lactis [131] trong dự phòng cho thấy có việc giảm Rotavirus. Phân tích 34 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng gần đây nhằm đánh giá hiệu lực của probiotic trong phòng ngừa tiêu chảy cấp. Probiotic làm giảm một cách có ý nghĩa nguy cơ mắc tiêu chảy khoảng 57% (IC: 35-71%) ở trẻ em. Tác dụng bảo vệ thay đổi tùy theo việc sử dụng các loài probiotic bao gồm B.Lactis, L.Rhamnosus (GG), L.Acidophillus, S.Boulardii và các probiotic khác khi sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp các probiotic khác nhau. Thời gian nằm viện và nhập viện giảm. Các nghiên cứu đều cho thấy tác động của probiotic lên triệu chứng và lên quá trình tiến triển bệnh. Các quan sát này là luận cứ cho việc tìm ra phương thức sử dụng probiotic lâu dài và cho việc phòng bệnh nhất là ở trẻ nhỏ.

Kết luận của một nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên, mù kép trên trẻ 5-29 tháng tuổi cho thấy sữa lên men bởi CRL-431Lactobacillus acidophilus có thể được sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ. Liều sử dụng hằng ngày là 0,15-1,109 CFU. Một nghiên cứu khác can thiệp, ngẫu nhiên, mù kép trên trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi được bổ sung CRL 431 hoặc CRL 730S.boulardii vào sữa bò cho thấy cả 2 loại probiotic làm giảm một cách có ý nghĩa số lần đại tiện, thời gian kéo dài của tiêu chảy, giảm số lần nôn của trẻ.

1.2.5.2. Probiotic trong điều trị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh

Nhiều probiotic có giá trị trong việc giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy liên quan đến kháng sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [58], [100]. Đánh giá hiệu quả phòng ngừa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh từ 6 nghiên cứu với số lượng trẻ tham gia 766 trẻ cho thấy nguy cơ tiêu chảy giảm từ 28,5% đến 11,9% [50]. B.lactisS.Thermophilus cho vào sữa công thức và L.Rhamnosus (GG) dưới dạng bổ sung có tác dụng tốt nhất. Chưa có nhiều nghiên cứu đành giá tác động của probiotic lên tiêu chảy do C.Difficile ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.



1.2.5.3. Probiotic trong phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp

Nghiên cứu của Weizman 2005 cho thấy, nhóm trẻ nhóm đối chứng có số đợt bị sốt cao hơn so với nhóm trẻ được bổ sung B. lactis hoặc L.reuteri và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (tương ứng là 0,41 [0,28–0,54] so với 0,27 [0,17– 0,37] và 0,11 [0,04–0,18]) [163].

Trong một nghiên cứu khác trên trẻ từ 1-3 tuổi, được chia thành hai nhóm: nhóm chứng (n= 312) được uống sữa công thức và nhóm can thiệp (n= 312) uống sữa công thức có bổ sung 2,4 g/ngày prebiotic oligosaccharide và 1,9×107 CFU/ngày Bifidobacterium lactis HN019 trong vòng một năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sữa bổ sung prebiotic và probiotic làm giảm tỷ lệ mắc mới của viêm phổi khoảng 24% (95% CI: 0 - 42%; p=0,05) và nhiễm khuẩn hô hấp cấp thể dưới nặng giảm khoảng 35% (95% CI: 0- 58%; p=0,05). So với nhóm chứng thì trẻ ở nhóm can thiệp giảm khoảng 5% (95% CI: 0 - 10%; p=0,05) số ngày bị sốt cao [138]. Kết quả nghiên cứu bổ sung 0,8g GOS/ngày cùng với 8-9 x109 CFU/ngày của hỗn hợp probiotic L.rhamnosus GG, L. LC705, B. breve Bb99, propionibacterium freudenreichii spp shermanii, trong vòng 6 tháng cho trẻ có nguy cơ bị dị ứng cho thấy, số lượng nhiễm khuẩn đường hô hấp giảm đi [137]. Một nghiên cứu khác đã được tiến hành gần đây, với việc bổ sung probiotic đơn lẻ với 1x109 CFU BB12/ngày cho thấy các triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp có giảm đi ở trẻ nhỏ [153].

Trong khi đó, một nghiên cứu khác lại cho thấy khi bổ sung L. rhamnosus 1x109 CFU/ngày cho trẻ từ 6 đến 24 tháng, có nguy cơ bị dị ứng và hen, thì không có ảnh hưởng lên thời gian kéo dài và số đợt của triệu chứng thở khò khè [126]. Nghiên cứu của Vliergy và cộng sự với việc bổ sung synbiotic chủng loại như trong nghiên cứu của chúng tôi tuy liều có thấp hơn cho thấy việc bổ sung synbiotic không có tác dụng lên nhiễm khuẫn hô hấp trong 6 tháng can thiệp (số đợt nhiễm khuẩn/tháng là 1,1 lần ở nhóm can thiệp so với 1,0 lần ở nhóm chứng với p> 0,05) [158]. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu ảnh hưởng của probiotic lên nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp.



1.2.5.4. Probiotic đối với tăng trưởng của trẻ

Một nghiên cứu trên trẻ 18-36 tháng tuổi và trẻ từ 24-26 tháng tuổi cho thấy mức tăng cân nặng và chiều dài nằm của trẻ được uống sữa có chứa probiotic và prebiotic đều cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm đối chứng [12], [13]. Kết quả của một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự [52], [162]. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên mù kép về tính an toàn và khả năng dung nạp của việc bổ sung hỗn hợp B. lactis BB 12S. thermophilus với hàm lượng khác nhau (1 x 106 và 1 x 107 CFU / ngày) trên 118 trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi với thời gian can thiệp trung bình là 210 ngày . Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng của trẻ không có sự khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu [133]. 

Một nghiên cứu khác được tiến hành ở trẻ 14 ngày tuổi không được bú mẹ, với việc cho trẻ uống sữa công thức có chứa 2 x 107 CFU Bifidobacterium longum BL999 và 4g/L hỗn hợp chứa 90% galacto-oligosaccharides và 10% fructo-oligosaccharides trong vòng 112 ngày lại cho thấy kết quả là không có sự khác biệt về mức tăng cân giữa nhóm can thiệp và nhóm đối chứng với mức tăng trung bình khoảng 1,01 kg [122].

Một nghiên cứu khác trên trẻ 18-36 tháng tuổi với việc bổ sung probiotic và prebiotic cũng cho kết quả là sau 3 tháng can thiệp, mức tăng chiều cao ở nhóm can thiệp là cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng (4,93 cm so với 3,89 cm) [15]. Tuy nhiên kết quả của một số nghiên cứu của các tác giả khác lại cho thấy không có sự khác biệt về mức tăng chiều dài nằm/chiều cao ở nhóm có bổ sung prebiotic và probiotic so với nhóm đối chứng [122].

Các nghiên cứu được tiến hành tại một số nước khác trên thế giới, lại đưa ra kết quả khác . Một nghiên cứu được tiến hành tại Hà Lan, trên 126 trẻ sơ sinh với việc bổ sung prebiotic và probiotic, 0,24g prebiotic galacto-oligosaccharides/100 ml sữa và 1 x 107 CFU B.animalis ssp. lactis/g (còn gọi là Bifidobacterium BB12) và 1 x 107 CFU L. paracasei ssp. paracasei/g (còn gọi là L. casei CRL-431), trong vòng 6 tháng cho thấy chỉ số WAZ và HAZ không có sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu so với nhóm chứng (0,1 so với 0,17), (0,51 so với 0,50). Sau 6 tháng can thiệp, mức tăng cân nặng và chiều cao ở nhóm can thiệp là 4152 g và 17,7 cm so với 4282 g và 17,3 cm ở trẻ của nhóm chứng và sự khác nhau giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê [158].

Một nghiên cứu khác tại Italia, được tiến hành trên 138 trẻ sơ sinh không được bú mẹ với việc cho trẻ uống sữa có chứa 2 x 107 CFU Bifidobacterium longum BL999 và 4g/L hỗn hợp chứa 90% GOS và 10% FOS trong vòng 112 ngày cũng cho thấy không có sự khác biệt về mức tăng chiều cao và cân nặng giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng và mức tăng cân trung bình là khoảng 1,01kg. Mức tăng chiều cao/tháng ở trẻ trai của nhóm chứng và nhóm can thiệp là 3,51cm và 3,51 cm, còn đối với trẻ gái là 3,22 cm và 3,22 cm [122].

Một nghiên cứu khác trên 105 trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi thì lại cho kết quả trái chiều, trong nghiên cứu này trẻ của nhóm can thiệp (51 trẻ) được bổ sung sữa công thức chứa Lactobacillus rhamnosus GG và trẻ nhóm chứng được bổ sung sữa công thức cho đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ can thiệp có sự tăng trưởng tốt hơn so với nhóm chứng, sự thay đổi cân nặng và chiều cao của nhóm can thiệp cao hơn một cách có ý nghĩa so với nhóm chứng (0,44 ± 0,37 so với 0,07 ± 0,06, P<0,01 và 0,44 ± 0,19 so với 0,07 ± 0,06, P<0,005 ) [157]. Kết quả phân tích tổng hợp của 3 nghiên cứu [67], [115], [170], sử dụng sữa công thức cho trẻ đủ tháng, cũng chỉ ra rằng trẻ được uống bổ sung sữa có chứa prebiotic có mức tăng cân nặng cao hơn một cách có ý nghĩa [119].

Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả có thể thấy rằng tác động của prebiotic và probiotic lên tăng trưởng cân nặng và chiều cao của trẻ còn chưa thống nhất.



1.2.5.5. Probiotic trong điều trị dị ứng

Một số nghiên cứu cho thấy số lượng Bifidobacteria ở trẻ bị dị ứng đặc hiệu là ít hơn trẻ không bị dị ứng đặc hiệu. Có giả thuyết cho rằng Bifidobacteria có hiệu quả hơn trong việc làm tăng dung nạp đối với các kháng nguyên không có nguồn gốc vi khuẩn bằng cách ức chế sự phát triển của Th2 (proallergic).

Ở những trẻ bị viêm da dị ứng được uống sữa công thức thủy phân có bổ sung

L.Rhamnosus (GG) thì việc cải thiện lâm sàng tốt hơn so với sữa thủy phân bình thường, người ta cho rằng do probiotic làm giảm tính thẩm thấu của ruột [95]. Trẻ bị dị ứng đặc dị được điều trị tích cực bằng sữa thủy phân được bổ sung L.Rhamnosus (GG) hoặc B.Lactis có sự cải thiện tốt hơn mức độ nặng của các biểu hiện ngoài da so với trẻ uống sữa bình thường. Đối với nhóm bổ sung thì CD4 huyết thanh giảm và TGF-â1 thì tăng lên [95].

Một số nghiên cứu cho rằng việc bổ sung thường xuyên có thể ổn định chức năng rào cản của đường ruột và đóng vai trò trong việc điều chỉnh các đáp ứng miễn dịch làm giảm mức độ nặng của các triệu chứng của dị ứng đặc dị, đặc biệt là viêm da dị ứng liên quan đến protein sữa bò [95]. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy có sự thay đổi thành phần vi khuẩn trong phân của trẻ bị dị ứng đặc hiệu (lượng BacteroidesE.Coli trong phân giảm). Điều thú vị là IgE huyết thanh có mối liên quan đến số lượng E.Coli và đối với trẻ mẫn cảm thì IgE lại có mối liên quan đến số lượng Bacteroides. Do vậy mỗi loại probiotic dường như tác động lên các đáp ứng gây viêm do dị nguyên và tạo nên tác dụng rào cản chống lại các kháng nguyên gây ra triệu chứng dị ứng hệ thống như chàm bội nhiễm [98].



1.2.5.6. Probiotic trong điều trị viêm ruột hoại tử (NEC)

Vi khuẩn chí đường ruột giúp cho việc giữ gìn sự toàn vẹn của hệ miễn dịch, phòng các bệnh lây nhiễm, sản xuất vitamin và giúp cho sự phát triển của màng nhày [108]. Một nghiên cứu trên 12.000 trẻ được bổ sung L.AcidophilusB.Infantis về tỷ lệ mắc mới của viêm ruột kết hoại tử cho thấy việc giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ chết do viêm ruột kết hoại tử ở nhóm probiotic so với nhóm chứng [159].

Như vậy có bằng chứng lâm sàng rõ ràng cho việc áp dụng các hiệu quả của probiotic lên các vi khuẩn chí đường ruột đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các lợi ích lâm sàng cụ thể tùy thuộc vào từng probiotic.

CƠ CHẾ LỢI ÍCH LÂM SÀNG



Hình 1.Cơ chế và lợi ích lâm sàng của probiotic

1.2.6. Tính an toàn, liều lượng probiotic sử dụng

Phần lớn Lacbobacilli dùng trong thực phẩm là không gây bệnh, không gây hại và không độc [159]. Nhiều chủng LactobacilliBifidobacteria được dùng nhiều trong thực phẩm truyền thống và được thừa nhận là an toàn. Cho đến nay có hơn 70 nghiên cứu lâm sàng với sự tham gia của hơn 4000 trẻ thì chưa có báo cáo nào cho thấy có tác hại lên trẻ liên quan đến probiotic. Trong báo cáo của FAO/WHO đánh giá probiotic trong thực phẩm đã công bố “mối liên quan giữa bệnh dịch của con người và việc sử dụng probiotic được ghi nhận là ít và tất cả các trường hợp này chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân nặng” [71]. Nhiễm trùng máu do Lactobacilli từ môi trường ngoài, từ thức ăn hoặc từ phân là rất hiếm gặp. Các ca nhiễm trùng L.Rhamnosus có liên quan đến probiotic ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch là không phổ biến [103]. Cơ chế và con đường lây nhiễm bệnh là chưa rõ. Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh từ nhiều vi khuẩn có mặt trong cơ thể. Tuy nhiên sự thật là Bifidobacteria có nhiều ở trẻ (đặc biệt là ở trẻ bú mẹ), nhưng cơ chế sinh bệnh thì chưa được ghi nhận. Bifidobacteria có mặt trong nhiều thực phẩm như sữa chua, bao gồm sữa chua dành cho trẻ đã ăn dặm. Đối nghịch lại, thỉnh thoảng còn có các báo cáo về việc nhiễm trùng máu do Lactobacilli, nhưng việc nhiễm trùng máu do Bifidobacteria trong sản phẩm thương mại dù có hay không có Bifidobacteria. Bifidobacteria được sử dụng trong sữa công thức hơn 15 năm nhưng chưa có trường hợp nào bị bệnh hoặc các tác dụng có hại.

Đặc biệt, các nghiên cứu cũng cho thấy tính an toàn và phát triển tốt khi sử dụng B.Lactis cho trẻ từ khi mới sinh [163], cho các nhóm có nguy cơ cao như trẻ đẻ non [114], trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ của bà mẹ bị HIV [56].

Đối với tính an toàn thì dựa trên các thông tin sẵn có hiện nay thì Bifidobacteria, đặc biệt là B.Lactis là có độ an toàn tốt và là probiotic tốt được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lactobacilli, đặc biệt là L.Rhamnosus nhìn chung là an toàn, là probiotic phù hợp cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn. Trong khi chưa có số liệu về từng probiotic cụ thể thì việc sử dụng probiotic nói chung không nên khuyến cáo cho các quần thể có miễn dịch yếu. Mặc dù liều lượng chưa được nghiên cứu và chúng khác nhau ở nhiều nghiên cứu. Chưa có nghiên cứu nào công bố hiệu lực với việc sử dụng < 107 – 1010 CFU cho một lần dùng hoặc cho 1 liều. Liều hằng ngày dao động từ 108 - 1010 CFU/ngày. Phần lớn các sản phẩm có chứa vi khuẩn sống được nghiên cứu chứa từ 107 - 1010 CFU cho mỗi lần dùng, đã kiểm soát tốt khả năng sống của vi khuẩn trong thời hạn sử dụng của sản phẩm. Số lượng vi khuẩn ở đầu xa của ruột dao động đến 1012 CFU/ ml dịch ruột.

Vấn đề cuối cùng là cách cung cấp probiotic. Nếu probiotic được sử dụng để điều trị thì nó phải được cung cấp theo ‘liều’ dưới dạng viên nang hoặc viên nhộng. Tuy nhiên, khi sử dụng probiotic trong nhi khoa với mục tiêu phòng ngừa dị ứng, tiêu chảy liên quan đến kháng sinh, tiêu chảy cấp do virus, cần bổ sung dài hạn thì các probiotic nên đưa vào thức ăn như sữa chua, nước giải khát, thức ăn bổ sung, sữa công thức sẽ giảm được chi phí so với ‘bổ sung’ hằng ngày.

Ở Bắc Mỹ, một số probiotic được sử dụng như ‘chất bổ sung’ vào nước giải khát hoặc sữa công thức và công bố rõ như L.Rhamnosus (GG), L.Casei, L.Reuteri. Các loại nước giải khát và sữa công thức có chứa probiotic được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, nhưng chỉ có B.Lactis là được kiểm định và đánh giá bởi FDA cho phép sử dụng trong sữa công thức thương mại cho trẻ sau sinh.



1.2.7. Hướng dẫn đánh giá probiotic được sử dụng trong thực phẩm (WHO)

Theo FAO/WHO để đánh giá thực phẩm có tác dụng probiotic thì phải tuân thủ các hướng dẫn sau [68]:



1. Xác định Chủng/loài/giống của probiotic: Việc xác định chủng, loài, giống được thực hiện bằng các xét nghiệm kiểu hình và kiểu gen.

2. Sàng lọc các probiotic tiềm năng In vitro. Cần thiết để đánh giá tính an toàn của probiotic và để tìm hiểu về probiotic và cơ chế tác dụng. Các test thường được sử dụng là khả năng đề kháng đối với acid dạ dày, acid mật, khả năng bám vào các tế bào niêm mạc ruột, hoạt động chống lại vi khuẩn gây bệnh tiềm năng, giảm khả năng bám dính lên bề mặt của vi khuẩn gây bệnh, hoạt động thủy phân muối mật, đề kháng với tinh trùng ( probiotic sử dụng ở âm đạo)

3.Tính an toàn: Phải có bằng chứng về tính an toàn và không gây ô nhiễm thực phẩm của probiotic

4. Được nghiên cứu trên động vật và trên người. Nghiên cứu đánh giá hiệu lực, hiệu quả trên người.

5. Nhãn mác trên thực phẩm: bao gồm chủng/loài/giống, số lượng vi khuẩn sống cuối thời hạn sử dụng, tác dụng, điều kiện bảo quản, địa chỉ liên lạc khi cần.

1.3. BỆNH TIÊU CHẢY

1.3.1. Dịch tễ học của bệnh tiêu chảy:

Mỗi năm, ước tính 2,5 triệu trường hợp tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới năm tuổi, tỷ lệ mắc bệnh vẫn duy trì tương đối ổn định trong vòng hai thập kỉ qua. Trong đó, tình hình mắc bệnh trầm trọng nhất là ở châu Phi và Nam Á, nơi chiếm hơn nửa số người bị mắc trên toàn thế giới, cũng là nơi có tỷ lệ tử vong do tiêu chảy cao nhất, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ em dưới 2 tuổi có tỷ lệ mắc cao nhất, đây cũng là thời kì trẻ được nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung cùng với sữa mẹ. Tỷ lệ này được giảm dần cùng với sự lớn lên của trẻ. Tỷ lệ tử vong do tiêu chảy đã giảm trong hai thập kỷ qua, từ 5 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi ở đầu thập niên trước xuống còn 1,87 triệu ca vào năm 2003 và 1,5 triệu ca năm 2004, cùng với xu hướng giảm chung của tỷ lệ tử vong ở trẻ em do tất cả các nguyên nhân. Trẻ em dưới 3 tuổi mắc tiêu chảy trung bình 3-4 đợt/năm. Tuy vậy, tiêu chảy vẫn là nguyên nhân đứng thứ hai gây ra tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trên toàn cầu, sau viêm phổi [169]. 

Tại Việt nam, trẻ em bị tiêu chảy trung bình 2,2 lần/năm và là 22,0% nguyên nhân tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi [1]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Yến Bình, trong số 5 tác nhân gây tiêu chảy ở trẻ em thì Rotavirus chiếm tỷ lệ cao nhất (39,3%), tiếp theo là E.coli (21,0%), Shigella (6,7%), Campylobacter (6,0%) và ít gặp nhất là Salmonella (1,0%) [1].



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương