Virus Định nghĩa virus?!



tải về 182.39 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu25.09.2016
Kích182.39 Kb.
#32344
  1   2   3

Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4

Ôn Tập Vi Sinh

(Cập nhật 09/01/14 – Câu 12, 70, 76)



Virus

  1. Định nghĩa virus?!

  • Virus là những vi sinh vật rất nhỏ, là một hình thái của sự sống đơn giản nhất kí sinh tuyệt đối trong tế bào sống cảm thụ (virus không thể tổng hợp được các chất chuyển hoá và năng lượng do đó nó bắt buộc phải kí sinh trong tế bào sống).

  • Chỉ quan sát được qua KHV điện tử, kích thước rất nhỏ tính bằng nm (10-6 mm). Hình thể: hình que, hình sợi, hình cầu.

  1. Thành phần mang thông tin di truyền và quyết định vai trò gây nhiễm trùng của virus?!

  • Mỗi virus chỉ chứa một loại acid nucleic ( hoặc DNA hoặc RNA).

  1. Đơn vị đo lường thường dùng để đo virus là?!

  • Đơn vị đo lường của virus là: nm (1nm = 10-6 mm).

  1. Virus bị bất hoạt bởi các yếu tố vật lý, hóa học nào?!

  • Virus bị bất hoạt bởi các yếu tố: ether, formol, acid, kiềm, cồn, tia UV, t0 cao (50-600C).

  1. Sự biến đổi kháng nguyên thường gặp nhất ở virus?!

  • Sự biến đổi kháng nguyên thường gặp nhất ở virus cúm (Influenza).

  1. Những virus nào lây truyền qua đường máu?!

  • Virus viêm gan B (Hepatitis B virus), Virus viêm gan C, virus HIV.

  1. Hầu hết virus có các thành phần cơ bản nào?!

  • Lõi: DNA hoặc RNA mang thông tin di tuyền và quyết định vai trò gây bệnh.

  • Vỏ (capsid): là thành phần chính cấu tạo kháng nguyên, giúp virus bám vào màng tế bào cảm thụ, bảo vệ lõi không bị phá huỷ. Ngoài ra trên vỏ ngoài của một số virus còn có 3, 4 gai protein lồi lên có thể có những chức năng riêng biệt như ngưng kết hồng cầu tố hoặc enzyme neuraminidase hoạt động.

  • Một số enzyme: Virus không có một hệ enzyme chuyển hóa hoàn chỉnh như vi khuẩn, nhưng trong thành phần cấu trúc của một số virus có một vài loại protein có hoạt tính enzyme. Phổ biến nhất là các polymerase như ARN polymerase, ADN polymerase, ADN polymerase phụ thuộc ARN (enzyme sao chép ngược)...

  1. Các virus hoàn chỉnh có khả năng gây nhiễm trùng được gọi là gì?!

  • Được gọi là virion. Tùy theo từng loài virus, virion có thể có capsid trần hoặc capsid có vỏ ngoài.

  1. Pseudovirion dùng để chỉ một loại virus giả, vì có các đặc điểm nào?!

  • Hạt virus đã nhận vật liệu di truyền của tế bào chủ trong quá trình sao chép thay cho axit nucleic của virus được gọi là pseudovirion. Những hạt pseudovirion này khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử chúng giống hệt các virion bình thường, nhưng chúng không có hoạt tính nhiễm trùng và không thể nhân lên được. Các hạt này có khả năng chuyển các gen của tế bào từ một tế bào chủ này đến một tế bào chủ khác.

  • Mở rộng: Viroid là một tác nhân nhiễm trùng nhỏ bé gây bệnh ở thực vật và có thể ở một vài nhiễm trùng virus chậm của động vật. Tác nhân này chỉ có axit nucleic (phân tử ARN dạng vòng kín, trọng lượng phân tử 70.000-120.000) không có lớp protein cấu trúc.

  1. Chẩn đoán bệnh nhiễm virus nhờ các phương pháp nào?!

  • Dựa vào việc chẩn đoán kháng nguyên kháng thể và AND (hay ARN) của virus:

  • Phản ứng ngưng kết hồng cầu

  • Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu

  • Phản ứng miễn dịch huỳnh quang

  • Kĩ thuật Elisa

  • Phương pháp PCR

  • Xem thêm chi tiết về các phương pháp trên ở (đè phím Ctrl rồi click vào) ĐÂY.

  1. Thành phần cấu tạo vỏ ngoài của virus?!

  • Là một phức hợp lipid, protein và gluxit. (xem thêm chi tiết ở ĐÂY)

  1. Quá trình nhân lên của virus gồm mấy giai đoạn, mô tả các giai đoạn đó?!

  • Gồm 4 giai đoạn:

  • GĐ bám và xâm nhập: virus bám vào điểm tiếp nhận trên tế bào cảm thụ, bị tế bào nuốt vào trong, sau đó virus thoát khỏi vỏ và acid nucleic của virus xâm nhập vào bào tương của tế bào.

  • GĐ sinh tổng hợp (ẩn và tiềm tàng): acid nucleic của virus gắn vào acid nucleic của tế bào và tổng hợp các vật liệu chuẩn bị cho sự hình thành virus mới.

  • GĐ lắp ráp: các vật liệu mới được tổng hợp lắp ráp tạo thành virus hoàn chỉnh.

  • GĐ giải phóng: virus mới được tạo ra sẽ thoát ra ngoài và tiếp tục xâm nhập tế bào cảm thụ mới.

  1. Hậu quả của sự giải phóng virus ra khỏi tế bào?!

  • Tế bào bị hủy hoại

  • Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể, bao gồm các trường hợp:

  • Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu

  • Tế bào tăng sinh vô hạn tạo khối u

  • Tạo ra các tiểu thể đặc trưng cho các virus khác nhau

  • Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP: Defective interfering particles)

  • Các hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ

  • Kích thích tế bào tổng hợp Interferon

  • Chi tiết xem ở ĐÂY.

  1. Virus nào gây bệnh trên người không qua trung gian truyền bệnh?!

  • Virus viêm gan A-B-C, virus cúm, virus HIV.

  1. Hoạt tính gây nhiễm trùng của virus thường bị hủy dễ dàng bởi?!

  • Nhiệt độ, kháng sinh ức chế tổng hợp nucleotid.

  1. Virus có thể giữ được hoạt tính nhiễm trùng trong nhiều năm ở trạng thái đông khô và nhiệt độ bao nhiêu?!

  • Từ âm 50C đến âm 100C.

  1. Virus của vi khuẩn gọi là gì?!

  • Phage.

  1. Các enzym giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhân lên của virus?!

  1. Để lập bản đồ gen của virus người ta có thể dùng các kỹ thuật?!

  • Điện di phân tích ADN và ARN.

  • Các phương pháp lai phân tử và mẫu dò.

  • Tách dòng phân tử và xây dựng thư viện hệ gen.

  • Tổng hợp hóa học và sử dụng các đoạn oligonucleotit.

  • Phản ứng PCR.

Xem thêm chi tiết về các phương pháp ở ĐÂY.

  1. Tên một kỹ thuật sinh học phân tử được sử dụng trong y học (Tr 33)

  • Kỹ thuật ngưng kết hồng cầu.


Virus cúm

  1. Virus cúm có acid nhân là?! (Tr 256)

  • ARN một sợi đơn. Nhóm A và B có ARN gồm 8 mảnh, nhóm C có 7 mảnh.

  1. Dùng bệnh phẩm nào để phân lập virus cúm?! (Tr 259)

  • Nước mũi trong 3 ngày đầu của bệnh.

  1. Kháng nguyên H, N của virus cúm gồm bao nhiêu loại?! (Tr 257)

  • 15 loại kháng nguyên H, 9 loại kháng nguyên N.

  1. Virus cúm được chia làm mấy type?! (Tr 256)

  • 3 type: A, B và C.

  1. Virus cúm lây bệnh qua đường?! (Tr 258)

  • Đường hô hấp.

  1. Thời gian ủ bệnh của virus cúm kéo dài bao lâu?! (Tr 259)

  • Vài giờ, tối đa là 48 giờ.

  1. Các phương pháp chẩn đoán virus cúm?! (Tr 259-260)

  • Phân lập virus.

  • Chẩn đoán huyết thanh.

  • Nhuộm kháng thể huỳnh quang.

  • Kỹ thuật RT-PCR.


Virus dại

  1. Đặc điểm vaccine phòng bệnh dại cho người?! (Tr 271)

  • Tai biến thường gặp khi tiêm vaccine dại là viêm não dị ứng.

  1. Người và động vật được tiêm vaccine dại sẽ có kháng thể trung hoà trong máu kéo dài khoảng bao lâu?! (Tr 270)

  • Khoảng 3 tháng.

  1. Bệnh dại thường được truyền bằng cách nào?! (Tr 268)

  • Truyền từ nước bọt của động vật/người bị dại sang động vật/người lành qua vết cắn.

  1. Triệu chứng nào điển hình cho bệnh virus dại?! (Tr 269)

  • Sợ nước, sợ ánh sáng.

  1. Cần phải lấy bệnh phẩm nào sau đây để phân lập virus dại?! (Tr 270)

  • Dịch não tủy.

  • Nước bọt.

  • Máu.

  • Các mảnh tổ chức não.

  1. Ở tế bào thần kinh virus dại có thể tạo thành thể nào?! (Tr 268)

  • Tiểu thể Negri.

  1. Khi có bệnh dại trong cộng đồng, cần phải theo dõi con chó hoặc con vật đã cắn người trong thời gian bao lâu?! (Tr 272)

  • 12 ngày.

  1. Virus dại có kháng nguyên nào?! (Tr 268)

  • Có 3 kháng nguyên: N, NS và L

  1. Virus dại tồn tại trong tuyến nước bọt của sinh vật nào?! (Tr 269)

  • Ở châu Phi và châu Á: chó hoang dã; chó, mèo nuôi trong nhà.

  • Ở Canada và Mỹ: cáo, chồn, gấu mèo.

  • Ở Mexico, Trung và Nam Mỹ: chuột hoang dã.

  • Ở châu Âu: cáo.

  • Phổ biến nhất là chó.


Virus Dengue

  1. Protein cấu trúc của virus Dengue?! (Tr 273)

  • 3 gen protein có cấu trúc mã hóa cho nucleocapsid hoặc protein lõi (C).

  • 1 protein màng (M).

  • 1 protein vỏ bọc (E).

  • 7 protein không cấu trúc.

  1. Type huyết thanh của virus Dengue?! (Tr 274)

  • Có 4 type: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3, Dengue 4.

  1. Đối tượng dễ bị SXH Dengue?!

  • Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh SXH, dễ mắc bệnh nhất là trẻ em.

  1. Bệnh SXH có miễn dịch tồn tại bao lâu?! (Tr 274-275)

  • Trong nhiễm trùng tiên phát: IgM xuất hiện đầu tiên. Trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến thứ 5 sau khởi phát bệnh. Hầu hết bệnh nhân sau khi thân nhiệt trở lại bình thường đều phát hiện thấy IgM đạt tới đỉnh cao trong 2 tuần đầu tiên và giảm dần đến tháng thứ 2, 3.

  • Trong nhiễm trùng thứ phát: IgG ở mức cao có thể xuất hiện sớm hơn ngay giai đoạn cấp tính của bệnh và tăng cao nhất trong 2 tuần tiếp theo, giảm dần trong 3 tháng.

  1. Cấu trúc nhân của virus Dengue?!

  • Nhân của virus dengue là ARN đơn sợi, gồm 11000 cặp bazơ bao gồm:

  • 3 gen protein có cấu trúc mã hóa cho nucleocapsid hoặc protein lõi (C)

  • 1 protein màng (M).

  • 1 protein vỏ bọc (E).

  • 7 protein không cấu trúc.

  1. Nguồn bệnh chính của SXH Dengue là?!

  • Người, muỗi, và một số động vật thuộc nhóm linh trưởng như vượn…

  1. Cách phòng bệnh tốt nhất với Dengue?!

  • Ngủ màn, phát quang bụi rậm, loại bỏ ao tù nước đọng nơi mà muỗi có thể sinh sản…

  1. Vector truyền bệnh chủ yếu của virus Dangue?!

  • Muỗi Asdes aegypti (muỗi vằn).

  1. Biến chứng khi bị nhiễm virus Dengue gây SXH?!

  • Suy tạng nặng: viêm gan, viêm não, cơ tim…

  • Sốc do giảm thể tích máu lưu hành.

  • Xuất huyết phủ tạng ( tiêu hóa, tiết niệu, hô hấp, tử cung..).


Virus viêm não Nhật Bản

  1. Các phương pháp chuẩn đoán viêm não Nhật Bản?!

  • Phương pháp phân lập virus: bệnh phẩm sau khi được thu thập và xử lý có thể tiêm vào trên não chuột nhắt trắng mới đẻ or trên nuôi tế bào muỗi. theo dõi chuột và tế bào nuôi nếu thấy chuột ốm liệt thì mổ não. ở tế bào nuôi thì sau khi thấy tế bào bị hủy hoại nhiều thì đem ly tâm lấy nước nổi để xác định virus.

  • Chuẩn đoán huyết thanh: là phản ứng huyết thanh phát hiện kháng thể đặc hiệu trong máu và dịch não tủy. bao gồm các phương pháp:

  • MAC-ELISA: là kỹ thuật miễn dịch enzyme để phát hiện IgM

  • Phản ứng ngăn NKHC: nhằm phát hiện IgG

  • Phản ứng kết hợp bổ thể.

  • Phản ứng ELISA phát hiện IgG.

  • Phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

  • Miễn dịch phóng xạ (RIA)

  • Chuẩn đoán bằng sinh học phân tử: sử dụng kỷ thuật PCR để phát hiện ARN của virus.

  1. Trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản?!

  • Chim, động vật hoang dã, gia súc… Tại Đông Nam Á lợn là vật chủ trung gian truyền bệnh.

  • Vectơ truyền bệnh là muỗi (culex triaeniorhynchus).

  1. Phương pháp có độ chuẩn đoán cao trong viêm não Nhật Bản.

  • Phân lập virus.

  • Chuẩn đoán bằng sinh học phân tử.

  1. Virus viêm não Nhật Bản bất hoạt bởi?!

  • Kháng thể trung hòa.

  • Kháng thể ngăn ngưng kết hồng cầu.

  • Kháng thể kết hợp với bổ thể.

  1. Virus viêm não Nhật Bản có lõi là?! Vỏ capsid là?! Bao ngoài là?!

  • Lõi: ARN gồm 11000 nucleotit.

  • Vỏ capsid là: glycoprotein.

  • Bao ngoài: mang kháng nguyên ngưng kết hồng cầu và kháng nguyên hoạt tính trung hòa.


HIV

  1. Tế bào đích của HIV?!

  • Virus HIV bám vào các receptor của tế bào chủ: ph/tử CD4 (receptor của tế bào lympho T), một số tế bào bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực bào và một số dòng tế bào của lympho B.

  1. Tên của các thành phần bao ngoài, vỏ capsid, lõi của virus HIV?!

  • Lớp bao ngoài (envelop): là một màng lipid kép có kháng nguyên chéo với màng tế bào người. gắn trên màng này là các gai nhú, đó là các phân tử protein gồm 2 phần.

  • Glycoprotein màng ngoài.

  • Glycoprotein xuyên màng.

  • Lớp vỏ capsid: gồm 2 lớp protein.

  • Lớp hình cầu: cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử.

  • 17kDa với HIV-1

  • 18 kDa với HIV-2

  • Lớp hình trụ không đều cấu tạo bởi các phân tử protein có trọng lượng.

  • 24 kDa với HIV-1

  • 25 kDa với HIV-2

  • Lõi (genome và một số enzyme đặc biệt):

  • Genome của HIV gồm 2 sợi ARN đơn, mỗi sợi gồm 3 gen cấu trúc:

  • Gen gag ( mã hóa cho protein capsid- kháng nguyên đặc hiệu nhóm)

  • Gen pol ( mã hóa cho các emzym đặc biệt làm nhiệm vụ sao chép acid nhân).

  • Gen env (mã hóa cho các glycoprotein lớp vỏ ngoài của HIV).

  • Ngoài ra HIV còn 6 gen diều hòa giúp biểu hiện hoạt tính virus và cũng tham gia vào quá trinh gây bệnh.

  • Gen tat diều hòa và tổng hợp gen gag.

  • Gen rev điêu hòa và vận chuyển ARNm từ nhân ra ribosom.

  • Gen nef điều hòa và hỗ trợ giai đoạn tích hợp vào nhân tế bào chủ của genome virus.

  • Gen vif điều hòa quá trình giải phóng virion ra khỏi tế bào.

  • Gen vpu liên quan đến quá trình tạo vỏ của HIV.

  • Gen vpr diều hòa tổng hợp Marn.

  1. Con đường lây nhiễm quan trọng nhất của HIV?!

  • Đường tình dục (quan trọng nhất).

  • Đường máu.

  • Mẹ sang con.

  1. Các nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc điều chế vaccine HIV?!

  • Virut gây bệnh luôn luôn biến dị.

  • Chưa có một mô hình thực nghiệm tối ưu đối với vaccin HIV.

  • Sự trốn tránh của HIV đối với tác động của các yếu tố miễn dịch.

  • Khả năng sinh đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào hạn chế.

  • Một vài vaccin dự tuyển đang trong giai đoạn 2 hoặc 3 của thử nghiệm lâm sàng.

  1. Hậu quả sự nhân lên của HIV?!

  • Gây suy giảm và rối loạn miễn dịch.

  • Nhiễm trùng cơ hội và ung thư đặc biệt:

  • Các bệnh đơn bào do ký sinh trùng.

  • Các bệnh nấm.

  • Các bệnh nhiễm khuẫn.

  • Các bệnh do virus.

  • Các bệnh ung thư đặc biệt.

  1. Cấu trúc của lõi HIV có 1 số protein có hoạt tính enzyme?!

  • Enzyme RT (reverse transciptase): chuyển acid nhân từ ARN thành AND bổ sung trong khi nhân lên, bản chất là AND-polymerase phụ thuộc ARN. Mang tính đặc hiệu cao, biến dị cao dẫn đến khả năng kháng thuốc.

  • Enzym protease: có tác dụng tách polyprotein được mã hóa bởi gen gag và pol thành các phân tử hoạt động.

  • Enzym endonuclease: tích hợp AND của virus và nhiễm sắc thể của tế bào chủ.

  1. Xét nghiệm thường quy được áp dụng nhiều nhất để chuẩn đoán nhiễm HIV?!

  • Xét nghiệm kháng thể.

  1. Mẹ bị nhiễm HIV thì tỉ lệ trung bình truyền từ mẹ sang con nếu không dùng thuốc dự phòng?!

  • Khoảng 25 – 50%.

  1. Dấu hiệu của giai đoạn AIDS ở bệnh nhân nhiễm HIV?!

  • Triệu chứng của suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng, kết thúc bằng tử vong.

  1. Sự tiến triển từ HIV đến AIDS trải qua các giai đoạn nào?!

  • Thông thường sẽ trải qua 3 gđ:

  • Nhiễm virus cấp: 3-6 tuần đầu.

  • Không triệu chứng: kéo dài từ 2-10 năm, trung bình 7-8 năm.

  • Toàn phát (AIDS): 1-3 năm.


HBV, HCV, HAV

  1. Tên của kháng nguyên bề mặt, KN lõi của HBV?!

  • Kháng nguyên bề mặt (HBsAg).

  • Khàng nguyên lõi (HBcAg).

  • Kháng nguyên hòa tan (HBeAg).

  1. Các xét nghiệm để chuẩn đoán HBV?!

  • Lấy máu ở những thời điểm khác nhau để xét nghiệm phát hiện kháng nguyên và kháng thể.

  • Kỹ thuật:

  • Miễn dịch khuếch tán trên gel thạch (ID).

  • Cố định bổ thể (CF).

  • Ngưng kết hạt latex thụ động ngược.

  • Miễn dịch gắn enzyme (ELISA).

  • Kỹ thuật khuếch đại gen (PCR).

  • Miễn dịch phóng xạ (RIA).

  1. HBV có acid nhân là DNA hay RNA?!

  • DNA

  1. Biện pháp phòng bệnh HBV hiệu quả nhất?!

  • Tiêm vaccine.

  1. Tên gọi của xét nghiệm xác định tải lượng virus viêm gan B trong huyết thanh bệnh nhân?!

  • Kỹ thuật khuếch đại gen (PCR).

  1. Phòng ngừa bệnh viêm gan B bằng vaccine nào?!

  • Thế hệ I: từ huyết tương người có mang HBsAg.

  • Thế hệ II: tái tổ hợp AND sản xuất ở Nhật, Mỹ, Bỉ, Hàn Quốc..

  1. Tên các loại kháng thể chống virus viêm gan B là?!

  • Anti-HBs.

  • Anti-Hbe.

  • Anti-HBc.

  1. Xác định viêm gan B mạn tính dựa vào xét nghiệm nào?!

  • Được xác định bằng xét nghiệm sinh hóa khi enzyme transaminase cao kéo dài trên 6 tháng sau giai đoạn cấp.

  1. Thuốc được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị viêm gan B?!

  • Interferon.

  • Lamivudin.

  • Adeforvir.

  1. Loại virus viêm gan đặc biệt nguy hiểm có nhiều khả năng tiến triển thành xơ gan và ung thư gan?!

  • Viêm gan C.

  1. Virut viêm gan nào có màng bọc ngoài , cấu trúc nhân DNA?!

  • Virus viêm gan B.

  1. HBSAg là gì?!

  • Kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B.

  1. Tính chất miễn dịch của HBV tạo ra ?!

  • Tạo ra kháng thể Anti HBs.

  1. Phương pháp xác định đột biến kháng thuốc của HBV?!

  2. Biến chứng của HBV là?!

  • Viêm gan, ung thư gan.

  1. Ngưỡng điều trị viêm gan B được đề xuất hiện nay khi tải lượng virut?!

  • Nhỏ hơn 105 copies/ml.


Đại cương Vi Sinh Vật

  1. Nói về hô hấp của vi khuẩn người ta chia chúng thành mấy nhóm?!

  • 3 nhóm: ưa khí, kị khí, vừa ưa vừa kị.

  1. Acid nhân của vi khuẩn?!

  • ADN trần, khép vòng kín.

  1. Enzyme ngoại bào của vi khuẩn có chức năng?!

  • Là những emzyme vi khuẩn tiết ra ngoài để phân hủy thức ăn, biến thức ăn từ phức tạp đến đơn giản để có thể lọt vào tb của vk.

  1. Chất gây sốt do một số vk tiết ra gọi là gì?!

  • Nội độc tố, ngoại độc tố.

  1. Sau bước tẩy cồn sau nhuộm gram, vk gram dương bắt màu gì… ?!

  • Gram dương bắt màu tím.

  1. Phage là gì?!

  • Virus của vi khuẩn.

  1. Khi dùng kháng huyết thanh cho bệnh nhân cần phối hợp với kh/sinh nhằm mục đích?!

  • Vaccin sẽ gây miễn dịch chủ động lâu dài (kháng huyết thanh chỉ tức thời thôi, không bền)

  1. Quá trình tạo nha bào ở vi khuẩn nhằm mục đích gì ?

  • Tạo ra những thể có khả năng chống đỡ với điều kiện bất lợi (ý kiến riêng).



  1. tải về 182.39 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương