Nghiên cứu các thông số calci, phosphate và acid uric trong máu và NƯỚc tiểu bệnh nhân sỏi tiết niệu hoàng Như Dũng Trung tâm y tế huyện Phú Vang



tải về 106.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích106.66 Kb.
#30687
NGHIÊN CỨU CÁC THÔNG SỐ CALCI, PHOSPHATE VÀ ACID URIC

TRONG MÁU VÀ NƯỚC TIỂU BỆNH NHÂN SỎI TIẾT NIỆU

Hoàng Như Dũng

Trung tâm Y tế huyện Phú Vang

TÓM TẮT

Mục đích: Khảo sát sự thay đổi nồng độ các chất calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu bệnh nhân sỏi tiết niệu. Tìm hiểu tương quan giữa calci, phosphate và acid uric trong máu với chức năng thận ở bệnh nhân sỏi.

Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang bệnh – chứng. Đối tượng là các bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Trường Đại học Y Huế từ 08/2005 đến 04/2006. Các chất calci, phosphate và acid uric được định lượng bằng phương pháp so màu trên máy phân tích sinh hóa tự động.

Kết quả: calci và phosphate niệu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu cao hơn so với nhóm người bình thường khỏe mạnh (calci niệu 2,4  1,25 mmol/l, so với 1,91  0,76 mmol/l, P<0,05; phosphate niệu 3,9  2,53 mmol/l, so với 1,58  0,44, P< 0,0001), acid niệu khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân sỏi tiết niệu có tỷ lệ tăng calci niệu là 22,6%, tăng phosphate niệu 62,9%.

Phosphate máu ở người bệnh sỏi tiết niệu thấp hơn so với nhóm chứng (1,02  0,38, so với 1,22  0,36, P< 0,05). Phosphate niệu ở bệnh nhân sỏi kèm tăng huyết áp cao hơn so với bệnh nhân sỏi không tăng huyết áp. Có tương quan thuận vừa phải giữa calci niệu và creatinine máu

(r = 0,34, P< 0,05)

Kết luận: Nồng độ và tỷ lệ tăng calci và phophate niệu trong nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt so với bệnh nhân sỏi tiết niệu ở các nước phương tây. Suy giảm chức năng thận có thể là hậu quả hoặc là nguyên nhân sỏi tiết niệu.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi tiết niệu là một bệnh đa nhân tố, các yếu tố nguy cơ được ghi nhận gồm chế độ ăn, béo phì, tăng huyết áp, khí hậu nóng và khô. Cơ chế bệnh sinh được thừa nhận là hiện tượng siêu bão hòa (supersaturation) một số ion trong nước tiểu dẫn đến kết tủa tinh thể, gây ra sỏi tiết niệu. Tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp của sỏi tiết niệu chưa được sáng tỏ, tỷ lệ sỏi tái phát sau khi điều trị rất cao, lên đên 50% sau 5 năm. Hiện tượng thường thấy trong sỏi tiết niệu là rối loạn chuyển hóa các ion trong cơ thể dẫn đến tăng calci, phosphate, và acid uric niệu trong nước tiểu là thường gặp ở người bệnh sỏi tiết niệu. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các thông số calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu bệnh nhân sỏi tiết niệu nhằm các mục tiêu:



  1. Khảo sát sự thay đổi các nồng độ calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu bệnh nhân sỏi tiết niệu.

  2. Tìm hiểu tương quan nồng độ calci, phosphate và acid uric với creatinine máu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

1. Đối tượng

Bệnh nhân có chẩn đoán xác định sỏi tiết niệu bằng siêu âm và X quang điều trị tại Đơn vị tán sỏi và Nội soi Tiết niệu tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế, được chẩn đoán xác định bằng siêu âm, X quang.

Nhóm chứng gồm những nguời tình nguyện có sức khỏe bình thường, tương ứng về tuổi và giới, đã loại trừ sỏi tiết niệu bằng siêu âm.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang bệnh - chứng.

Nồng độ các ion calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu được định lượng với dung dịch thử tương ứng của các hãng ProDia, DiaSys, Prodia.

Creatinin máu được định lượng theo dung dịch thử của hãng Centronic GmbH.

Định lượng được thực hiện bằng máy phân tích sinh hóa tự động Hitachi 717.

Trước tiến hành các xét nghiệm sinh hóa 3 ngày, người bệnh và nhóm chứng được dặn làm việc vừa phải, không uống sữa, hạn chế ăn thịt. Lấy mẫu xét nghiệm vào buổi sáng, lúc bệnh nhân chưa vận động, không tập thể dục và nhịn đói.



3. Xử lý số liệu: được xử lý bằng phần mềm thống kê y học MedCalcd, Version 8.0

III. KẾT QUẢ

Bảng 1. Phân bố tuổi, giới và chung cho cả hai giới giữa nhóm bệnh và nhóm chứng

Nhóm

Tuổi

Nhóm bênh

Nhóm chứng

P

Nam

43,3 ± 10,6

39 ± 13,2

> 0,05

Nữ

40,3 ± 11,1

39,9 ± 11,6

> 0,05

Chung

41,6 ± 11,3

39,5  12,2

> 0,05

Tỷ lệ nam/nữ

0,94

1,00

> 0,05

Nhận xét: Không khác biệt có ý nghĩa thống kê (P> 0,05) giữa tuổi, giới giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.
Bảng 2. Phân bố tỷ lệ mắc sỏi tiết niệu giữa 2 giới




Chung

Nam

Nữ

P

n

62

30

32




Tỷ lệ (%)

100

48.4

51.6

> 0,05

Nhận xét: Khác biệt về tỷ lệ nam nữ không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3. Nồng độ calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu nhóm bệnh và chứng

Nhóm

Thông số

Nhóm bệnh

(n = 62)

Nhóm chứng

(n = 30)

P

Máu

calci(mmol/l)

2,31  0,33

2,29  0,29

> 0,05

phosphate (mmol/l)

1,02  0,38

1,22  0,36

< 0,05

acid uic (mol/l)

268  83,4

286,9  99,2

> 0,05

Nước tiểu

calci(mmol/l)

2,4  1,25

1,91  0,76

< 0,05

phosphate (mmol/l)

3,9  2,53

1,58  0,44

< 0,0001

acid uic (mol/l)

3017  1616

2694,5  264,5

> 0,05

Nhận xét:

Phosphate máu nhóm bệnh thấp hơn phosphate máu nhóm chứng có ý nghĩa thống kê, P < 0,05.

Calci niệu nhóm bệnh và chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05

Phosphate niệu nhóm bệnh và chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê P < 0,0001.

Calci máu, acid uric máu và acid uric niệu so với nhóm chứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê, P > 0,05.

Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nhân có calci niệu, phosphate niệu bình thường và tăng


Nhóm
Thông số

Nam

(n = 30)

Nữ

(n = 32)

Chung

(n = 62)

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

n

Tỷ lệ

Calci niệu bình thường

19

30,6

29

46,8

48

77,4

Tăng calci niệu

11

17,8

3

4,8

14

22,6

Phosphate niệu bình thường

14

22,6

9

14,5

23

37,1

Tăng phosphate niệu

16

25,8

23

37,1

39

62,9

Nhận xét:

Calci niệu bình thường chiếm tỷ lệ 77,4%, tăng calci niệu 22,6% (14).

Phosphate niệu bnh thường chiếm tỷ lệ 37,1% (23), tăng phosphate niệu 62,9%.

Bảng 5. Nồng độ calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu ở các nhóm bệnh nhân nam và nữ


Nhóm

Thông số

Nam

(n = 30)



(n = 32)

P

Máu

calci (mmol/l)

2,30  0,29

2,32  0,37

> 0,05

phosphate (mmol/l)

1,07  0,38

0,97  0,39

> 0,05

acid uric (mol/l)

324,31  76,96

215,33 (47,13)

< 0,0001

Nước tiểu

calci (mmol/l)

2,75  1,24

2,08  1,18

< 0,05

phosphate (mmol/l)

3,67  2,53

4,16  2,56

> 0,05

acid uric (mol/l)

3073,55  1679,57

2963,83  1579,16

> 0,05

Nhận xét:

Nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân nam và nữ khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,0001.

Nồng độ calci niệu bệnh nhân nam và nữ khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05.

Bảng 6. Nồng độ calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu có và không có tăng huyết áp


Nhóm

Thông số

Tăng huyết áp

(n = 8)

Không tăng huyết áp

(n = 54)

P

Máu

calci (mmol/l)

2,28  0,24

2,32  0,35

> 0,05

phosphate (mmol/l)

0,9  0,48

1,02  0,37

> 0,05

acid uric (mol/l)

321,3  79,0

260,16  80,8

< 0,05

Nước tiểu

calci (mmol/l)

3,14  1,28

2,3  1,22

> 0,05

phosphate (mmol/l)

5,90  1,97

3,63  2,49

< 0,05

acid uric (mol/l)

3492,08  1502,8

2946,5  1633,5

> 0,05

Nhận xét:

Acid uric máu ở nhóm bệnh nhân tăng và không tăng huyết áp khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05

Phosphate niệu ở bệnh nhân tăng và không tăng huyết áp khác nhau có ý nghĩa thống kê, P < 0,05.

Bảng 7. Tương quan giữa calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu với creatinine máu ở nhóm bệnh.


Tương quan

Thông số

Creatinine

(mol/l)

Máu

calci (mmol/l)

- 0,0268 P > 0,05

phosphate (mmol/l)

0,1793 P > 0,05

acid uric (mol/l)

0,4569 P < 0,001

Nước tiểu

calci (mmol/l)

0,3773 P < 0,005

phosphate (mmol/l)

0,2312 P > 0,05

acid uric (mol/l)

0,0828 P > 0,05

Nhận xét:

Có tương quan thuận vừa phải giữa acid uric máu và creatinine máu, r = 0,4569, P < 0,001.

Có tương quan thuận vừa phải giữa calci niệu với creatinine máu, r = 0,3773, P < 0,005.

Bảng 8. Tương quan calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu với creatinin máu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu có tăng huyết áp.


(n = 8)

Thông số


Creatinin

(mol/l)
Máu

calci (mmol/l)

- 0,3205 P > 0,05

phosphate (mmol/l)

- 0,4059 P > 0,05

acid Uric (mol/l)

0,3275 P > 0,05

Nước tiểu

calci (mmol/l)

0,8383 P < 0,01

phosphate (mmol/l)

- 0,0917 P > 0,05

acid uric (mol/l)

0,3885 P > 0,05

Nhận xét:

Có tương quan thuận rất chặt chẽ giữa calci niệu và creatinine máu,

r = 0,8383, P < 0,01 ở bệnh nhân sỏi tiết niệu tăng huyết áp.

IV. BÀN LUẬN

Tăng calci niệu là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất trong bệnh sỏi tiết niệu. Tăng calci niệu được định nghĩa là khi bài xuất calci trong nước tiểu > 250 mg calci/ngày ở nữ giới và > 275 – 300 mg calci/ngày ở nam giới ở chế độ ăn bình thường không hạn chế. Calci là thành phần chủ yếu trong sỏi, chiếm tỷ lệ 80-85%. Mặc dầu tăng calci niệu được quan tâm nghiên cứu nhiều, tuy nhiên vai trò của calci niệu trong bệnh sinh sỏi tiết niệu vẫn chưa được làm sáng tỏ.


Trước đây người ta cho rằng tăng calci niệu là nguyên nhân tạo thành sỏi, do vậy cần giảm calci trong chế độ ăn để dự phòng bệnh sỏi tiết niệu. Quan niệm này được thừa nhận rộng rãi mặc dầu không có nghiên cứu nào chứng minh. Nhờ các công trình nghiên cứu của Gary C. Curhan và cộng sự, người ta đã nhận ra quan niệm này là không đúng [1]. Chế độ ăn hạn chế calci không những không tránh được sỏi, mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đồng thời còn làm người bệnh sỏi có nguy cơ gãy xương do loãng xương [2]. Ngược lại các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu calci còn có thể ngăn ngừa được bệnh sỏi tiết niệu [4]


Nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân sỏi tiết niệu, nồng độ calci niệu cao hơn so với người bình thường (2,4  1,25 mmol/l và 1,91  0,76 mmol/l, P <0,05). Kết quả này tương tự với V.Relan nghiên cứu calci niệu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu ở miền Bắc Ấn Độ (3.58  0,14/mmol/nước tiểu 24 giờ) [10]. Chúng tôi nhận thấy ở bệnh nhân sỏi tiết niệu, nồng độ calci niệu có tăng hơn bình thường, nhưng mức tăng không quá cao so với kết quả nghiên cứu ở các nước Âu – Mỹ. Sự khác biệt này có thể là do chế độ ăn giàu calci ở các nước phương Tây.

Tỷ lệ tăng phosphate niệu ở bệnh nhân sỏi là 62,9%, phosphate niệu ở bệnh nhân sỏi cao hơn so với với người bình thường (3,9  2,53 mmol/l, so với 1,58  0,44 mmol/l, P < 0,0001). Đặc biệt là tăng phosphate niệu kèm theo giảm phosphate máu (1,02  0,38 mmol/l so với 1,22  0,36 mmol/l, P <0,05) gợi ý một rối loạn tại thận dẫn đến thất thoát phosphate (phosphate leak). Kim Yong June và cộng sự nhận thấy tăng phosphate niệu ở bệnh nhân sỏi là do giảm tái hấp thu phosphate ở ống thận, là yếu tố dự đoán sự tái phát sỏi thận và tiết niệu [6].

Acid uric máu ở bệnh nhân nam và nữ khác biệt có ý nghĩa (324,31  76,96 mol/l so với 215,33  47,13 mol/l, P < 0,0001). acid uric niệu cũng tăng rõ ở bệnh nhân sỏi có tăng huyết áp (321,3  79,0 mol/l so với  80,8 mol/l, P < 0,05) [5],[8]

Tăng acid uric máu trong suy thận mạn và tăng huyết áp đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Nghiên cứu của chúng tôi cũng nhận thấy tương quan này (acid uric máu và creatinin máu có tương quan thuận vừa phải, r = 0,47, P < 0,0019)

Tương quan thuận giữa calci niệu và creatinin máu cho thấy có mối liên quan giữa giảm chức năng thận và tăng calci niệu trong bệnh sỏi tiết niệu, tuy nhiên liên quan này chưa được hiểu rõ [3],[7],[9].

V. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu các thông số calci, phosphate và acid uric trong máu và nước tiểu 62 bệnh nhân sỏi tiết niệu chúng tôi có những kết luận sau

 Calci niệu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (2,4  1,25mmol/l và 1,91  0,76mmol/l,< 0,05, P <0,05).

 Phosphate máu nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (1,02  0,38 mmol/l và 1,22  0,36, P < 0,05,).

 Phosphate niệu nhóm bệnh và nhóm chứng khác nhau có ý nghĩa thống kê, (3,9  2,53mmol/l và 1,58  0,44, P < 0,0001).

 Có tương quan thuận vừa phải giữa acid uric máu và creatinine máu, (r = 0,4569 P < 0,001).

 Có tương quan thuận rất chặt chẽ giữa calci niệu và creatinine máu ở bệnh nhân tăng huyết áp (r = 0,8383 P <0,01).

 Có tương quan thuận vừa phải giữa calci niệu và creatinine máu ở bệnh nhân sỏi tiết niệu (r = 0,3773 P <0,005)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Coe, Fredric L (1997), “Diet and Calcium: The End of an Era” Annals of Internal Medicine, 126(7), pp. 553-555.

2. Gary C. Curhan et al (1997), “Comparison of Dietary Calcium with Supplemental Calcium and Other Nutrients as Factors Affecting the Risk for Kidney Stones in Women” Ann Intern Med April 1, 1997 126:497-504;

3. Gillen, Daniel L (2005), “Decreased renal function among adults with a history of nephrolithiasis: A study of NHANES III”, Kidney International, 67 (2005), pp. 685-690.



4. Heller, Howard J (1999), The Role of Calcium in the Prevention of Kidney Stones” Journal of the American College of Nutrition, Vol. 18, No. 90005, 373S-378S

5. Johnson J.Richard (2003), “Is There a Pathogenetic Role for Uric Acid in Hypertension and Cardiovascular and Renal Disease?”, Hypertension, 41, pp.11-83.

6. Luis Negri, Armando (2003), “Renal phosphate leak in patients with idiopathic hypercalciuria and calcium nephrolithiasis”, Urological Research Vol 31, N06.

7. Nathan A. Saucier et al (2009), “Risk Factors for CKD in Persons With Kidney Stones: A Case-Control Study in Olmsted County, Minnesota”, American Journal of Kidney Diseases, Vo55,1, pp 61-68

8. Madero, Magdalena et al (2009), “Uric Acid and Long-term Outcomes in CKD”, Am J Kidney Dis 53:796-803



9. Rule, Andrew D.et al (2009), Kidney Stones and the Risk for Chronic Kidney Disease”, Clin J Am Soc Nephrol 4: 804-811, 2009

10. Relan, V et al (2004), “Urinary risk factors in nephrolithiasis in Northern India”, India Journal of Nephrology, New Series, 14(3)








Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 106.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương