Ảnh hưỞng của sữa bổ sung pre-probiotic lên tình trạng dinh dưỠNG, nhiễm khuẩN



tải về 1.05 Mb.
trang5/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.05 Mb.
#30969
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Các biện pháp khống chế sai số


- Số liệu nhân trắc: 2 điều tra viên của Viện Dinh dưỡng tham gia cân, đo từ khi bắt đầu nghiên cứu cho đến khi kết thúc, sử dụng cùng một loại cân, thước chuẩn. Điều tra viên được tập huấn kỹ thuật, thực hiện đúng theo thường quy và phương pháp thống nhất để tránh sai số do người đo và dụng cụ.

- Số liệu bệnh tật: cộng tác viên được tập huấn cách ghi chép, nhận biết các triệu chứng của bệnh, trạm trưởng y tế các xã và nghiên cứu viên kiểm tra số liệu ghi chép hàng tuần. Hàng tháng tổ chức họp giao ban và tập huấn lại về cách nhận biết và thu thập số liệu về bệnh tật cho cộng tác viên và cán bộ tham gia. Các bà mẹ cũng được tập huấn về cách nhận biết dấu hiệu bệnh tật để cung cấp cho cộng tác viên, một số triệu chứng chỉ được ghi lại sau khi được cộng tác viên kiểm tra và xác nhận như triệu chứng đầy hơi/trướng bụng, thở khò khè, chảy nước mũi…

- Các bà mẹ được tập huấn cách thu thập mẫu phân của trẻ. Cộng tác viên, cán bộ tham gia được tập huấn cách vận chuyển, qui trình bảo quản mẫu phân tại thực địa. Mẫu phân được bảo quản trong đá khô và chuyển sang Labo tại Hà Lan theo đường hàng không để phân tích.

- Số liệu được làm sạch và có 02 cán bộ chuyên trách nhập vào máy tính ngay tại thực địa và gửi cho chuyên gia tại Hà Lan kiểm tra.



2.4. Đạo đức nghiên cứu

Đề cương được Hội đồng đạo đức của Viện dinh dưỡng Việt nam và Hội đồng đạo đức quốc tế (IMEC) tại Wageningen thông qua.Trước khi triển khai nghiên cứu các bà mẹ/người chăm sóc trẻ và thành viên gia đình được giải thích về nội dung nghiên cứu, các quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia, đồng thời kí vào bảng cam kết xin tự nguyện tham gia. Các cán bộ y tế có trách nhiệm giúp đỡ và giải thích cho các đối tượng khi họ gặp phải những vấn đề khó khăn, điều trị khi trẻ bị ốm. Các bà mẹ và gia đình được thông báo đầy đủ kết quả, kết luận nghiên cứu và đảm bảo tính bí mật riêng tư của trẻ.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỰC TRẠNG NCBSM, THỰC HÀNH ĂN BỔ SUNG, TÌNH HÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ BỆNH TẬT CỦA TRẺ

3.1.1. Một số thực hành NCBSM và ăn bổ sung

Bảng 3.1. Thời gian cho trẻ bú sau sinh (n=322)

Thời gian

n

Tỷ lệ %

Trong nửa giờ đầu

143

44,4

Từ 30 - 60 phút sau sinh

39

12,1

Từ 1 - 6 giờ sau sinh

63

19,6

Từ 7 - 24 giờ sau sinh

28

8,7

Sau 24 giờ

49

15,2

Nhận xét: Kết quả bảng 3.1 cho thấy, có 44,4% và 12,1% bà mẹ đã cho con bú trong vòng nửa giờ đầu hoặc 1 giờ đầu sau khi sinh và 15,2% bà mẹ là cho con bú sau 24 giờ.

Bảng 3.2. Thức ăn cho trẻ trước khi bú lần đầu (n= 322)

Thức ăn

n

Tỷ lệ %

Bú chực

5

1,6

Sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh

48

14,9

Nước đường

31

9,6

Mật ong

24

7,5

Khác (nước thảo mộc, nước cơm)

61

18,9

Không nhớ

5

1,6

Không cho ăn gì

148

45,9

Tổng

322

100,0

Nhận xét: Có 45,9% các bà mẹ không cho trẻ ăn gì trước khi bú lần đầu. Tuy nhiên, vẫn còn tới hơn một nửa các bà mẹ cho trẻ ăn các thức ăn khác trước khi cho con bú lần đầu. Thức ăn chủ yếu là sữa công thức cho trẻ sơ sinh (14,9%), nước đường (9,6%), mật ong (7,5%), còn lại là các thức ăn khác (nước thảo mộc, nước cơm).

Bảng 3.3. Thời điểm trẻ bắt đầu được cho ăn bổ sung (n= 322)

Thời điểm (Tháng tuổi)

n

%

Từ 0 - 1 tháng

15

4,5

Từ 1- 2 tháng

44

13,5

Từ 2- 3 tháng

101

31,3

Từ 3- 4 tháng

127

39,6

Từ 4 - 5 tháng

34

10,4

Từ 5 - 6 tháng

2

0,7

Tháng trung bình

322

3,4 ± 0,06

Nhận xét: Kết quả bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ cho con ăn bổ sung sớm rất cao: có tới 4,5% số trẻ ăn bổ sung trong tháng đầu, 13,5% ăn trong thời gian 1-2 tháng tuổi, trong 4 tháng đầu có tới 88,9% số trẻ đã ăn bổ sung. Chỉ có 2/322 bà mẹ (0,7%) cho con ăn bổ sung trong thời gian từ 5- 6 tháng tuổi. Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung trung bình là 3,4 tháng tuổi.
Bảng 3.4. Lý do cho trẻ ăn thêm ngoài sữa mẹ (n=322)


Lí do

n

Tỷ lệ %

Mẹ không đủ sữa

54

16,9

Mẹ bận đi làm xa

177

54,9

Mẹ bị bệnh

5

1,4

Khác

86

26,8

Tổng

322

100

Nhận xét: Kết quả bảng 3.4 cho thấy, lí do chủ yếu các bà mẹ phải cho con ăn bổ sung thêm là mẹ bận đi làm xa (54,9%), mẹ không đủ sữa cho con bú (16,9%), còn lại là các lí do khác ( trẻ cứng cáp hơn, sợ không đủ chất cho trẻ).

Bảng 3.5. Thực phẩm được sử dụng cho trẻ ăn ngày hôm qua

ngoài sữa mẹ (n=322)


Tên thực phẩm

n

Tỷ lệ %

Bột gạo, bột ăn liền

226

70,3

Thịt, cá, trứng

105

32,8

Rau xanh

74

23,1

Sữa công thức, sữa đậu nành

48

14,8

Tôm, cua, ốc

23

7,2

Dầu mỡ, lạc vừng

26

7,9

Đậu đỗ

23

7,2

Hoa quả

20

6,2

Bánh kẹo

9

2,8

Khác (mì gói, đậu phụ)

93

29,0


Nhận xét: Kết quả bảng 3.5 cho thấy, các thực phẩm được sử dụng phổ biến cho trẻ ăn là các loại bột gạo, bột ăn liền (70,3%), các loại thịt, cá, trứng (32,8%), rau xanh các loại (23,1%). Các loại thực phẩm như sữa công thức cho trẻ sơ sinh, sữa đậu nành chỉ có 14,8%; tôm, cua, ốc, dầu mỡ, lạc vừng, đậu đỗ, chỉ có trên 7% gia đình sử dụng để chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ.

3.1.2. Tình hình mắc tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp ở trẻ và một số thực hành chăm sóc nuôi dưỡng trẻ

Bảng 3.6. Người chăm sóc trẻ khi mẹ vắng nhà (n=322)

Người chăm sóc trẻ

n

Tỷ lệ %

Bố

50

15,5

Ông/Bà

223

69,3

Anh/chị của trẻ

10

3,1

Khác (hàng xóm, họ hàng)

39

12,1

Tổng

322

100,0

Nhận xét: Kết quả bảng 3.6 cho thấy, ông bà là người chăm sóc trẻ chính khi mẹ vắng nhà (69,3%), bố là người chăm sóc trẻ chỉ có ở 15,5% gia đình.
Bảng 3.7. Cách thức cho bú khi trẻ bị bệnh (n= 322)


Cách thức cho bú

n

Tỷ lệ %

Bú nhiều hơn

168

52,2

Bú như bình thường

135

41,9

Bú ít đi

17

5,3

Không cho bú

2

0,6

Tổng

322

100,0

Nhận xét: Kết quả bảng 3.7 cho thấy, có 52,2% các bà mẹ cho con bú nhiều hơn bình thường khi trẻ bị bệnh, 41,9% cho bú như bình thường và có 5,3% bà mẹ là cho con bú ít hơn bình thường.

Bảng 3.8. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp

trong hai tuần qua (n= 322)


Bệnh

n

Tỷ lệ %

Tiêu chảy

70

21,7

Viêm đường hô hấp

89

27,6


Nhận xét: Kết quả bảng 3.8 cho thấy, trong tổng số 322 trẻ được điều tra, có tới

70 trẻ và 89 trẻ, chiếm tỷ lệ tương ứng là 21,7% và 27,6% đã bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong 2 tuần qua.



3.2. Một số đặc điểm chung của đối tượng trước can thiệp

Bảng 3.9. Một số đặc điểm chung của trẻ ở 4 nhóm nghiên cứu

Đặc điểm

Nhóm chứng

(n = 62)

Nhóm prebiotic (n = 64)

Nhóm synbiotic 1 (n = 61)

Nhóm synbiotic 2 (n = 63)

P*

Giới tính:

  • Trẻ trai (n /%)

  • Trẻ gái (n /%)

32 (51,6)

30 (48,1)

33 (51,6)

31 (48,4)

35 (57,4)

26 (42,6)

30 (47,6)

33 (52,4)

>0,05


Tháng tuổi

5,8 ± 0,7

5,5 ± 0,6

5,8 ± 0,7

5,7± 0,6

>0,05

Tuần thai khi đẻ

38,8 ± 2,2

39,0 ± 2,6

38,6 ± 4,0

39,8 ±1,9

>0,05

Tình trạng lúc đẻ (%)

  • Đẻ thường

  • Đẻ can thiệp

  • Mổ đẻ

77,4


0

22,6

79,7

1,6


18,8

83,6


1,6

14,8

73,0

1,6


25,4

>0,05


Cân nặng sơ sinh (g)

3197 ± 411

3183 ± 473

3205 ± 385

3179 ± 427

>0,05

Số anh chị em

1,81 ± 0,9

1,66 ± 0,6

1,79 ± 0,7

1,70 ± 0,7

>0,05

Nơi sinh (%):

  • Tại nhà

  • Trạm y tế

  • Bệnh viện

3,2


16,1

80,6

1,6

7,8


90,6

1,6


11,5

86,9

0

19,0


81,0

>0,05


Số liệu biểu thị bằng ± SD và tỷ lệ %

*ANOVA test cho các số liệu trung bình, χ2 test cho các giá trị %

Nhận xét: Kết quả bảng 3.9 cho thấy:

  • Tất cả các đặc điểm chung của trẻ như giới, tháng tuổi, tuần thai khi sinh, cân nặng sơ sinh, số anh chị em, nơi sinh là tương đối đồng đều, tỷ lệ trẻ trai và trẻ gái không có sự khác biệt giữa 4 nhóm nghiên cứu (p>0,05).


Bảng 3.10. Một số đặc điểm chung của các bà mẹ ở 4 nhóm nghiên cứu

Đặc điểm

Nhóm chứng

(n = 62)

Nhóm prebiotic (n = 64)

Nhóm synbiotic 1 (n = 61)

Nhóm synbiotic 2 (n = 63)

P*

Tuổi (năm)

28,2 ± 5,2

27,3 ± 4,7

28,3 ± 4,8

28,0 ± 4,9

>0,05

Trình độ văn hóa (%)

  • Mù chữ

  • Cấp 1

  • Cấp 2

  • Cấp 3

  • Đại học/trung cấp

1,6


24,2

35,5


24,2

12,9

0,0

18,8


56,3

14.0


10.9

0,0


29,5

42,6


21,3

6,6

0,0

22,2


55,6

15,9


6,3

>0,05


Nghề nghiệp chính (%)

  • Nông dân

  • Công nhân

  • Cán bộ

  • Buôn bán

  • Nghề khác

59,7


8,1

17,7


8,1

6,4

62,5

15,6


7,8

9,4


4,7

65,6


8,2

8,2


11,5

6,0

68,3

4,8


9,5

12,7


4,8

>0,05


Thời gian chăm sóc trẻ trong ngày (giờ)

10,8 ± 6,3

11,1 ± 6,6

9,4 ± 5,6

9,1 ± 5,0

>0,05

Tháng tuổi bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung

3,5 ± 0,8

3,0 ± 1,2

3,4 ± 0,9

3,2 ± 1,1

>0,05

Số liệu biểu thị bằng ± SD và tỷ lệ %

*ANOVA test cho các số liệu trung bình, χ2 test cho các giá trị %

Nhận xét: Kết quả bảng 3.10 cho thấy:

  • Tuổi trung bình của các bà mẹ là 27 – 28 tuổi, trình độ văn hóa chủ yếu là cấp 2 (35,5 – 56,3%), trình độ đại học và trung cấp tương đối thấp (6,3 – 12,9%), Nghề nghiệp chính của các bà mẹ chủ yếu là nông dân (59,7 – 68,3%), chỉ có 7,8 – 17,7% là cán bộ, Các đặc điểm này tương đối đồng đều giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05).

  • Thời gian các bà mẹ dành cho chăm sóc trẻ tương đối nhiều, trung bình các bà mẹ dành 9,1 – 11,1 giờ mỗi ngày để chăm sóc con.

  • Trẻ được ăn bổ sung từ rất sớm so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trung bình từ 3,0 - 3,5 tháng tuổi, tương tự như nhau giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05).

3.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng can thiệp

Bảng 3.11. Hiệu quả trên cân nặng tại các thời điểm can thiệp

Thời điểm

Nhóm chứng

(n=55)


Nhóm prebiotic

(n=60)


Nhóm synbiotic 1

(n=55)


Nhóm synbiotic 2

(n=55)


T0

6,9 ± 0,8

6,7 ± 0,9

6,8 ± 0,9

6,7 ± 0,8

T2

7,7 ± 0,9b

7,9 ± 1,0b

7,9 ± 0,9b

7,8 ± 0,9b

T4

8,2 ± 0,9b

8,4 ± 1,1b

8,4 ± 1,0b

8,3 ± 1,0b

T6

9,0 ± 0,8b

9,3 ± 1,3b

9,2 ± 1,1b

9,0 ± 1,0b

T2 - T0

0,9 ± 0,6

1,2 ± 0,9*

1,1 ± 0,5*

1,1 ± 0,5*

T4 - T0

1,4 ± 0,7

1,7 ± 1,0*

1,6 ± 0,6*

1,6 ± 0,6*

T6 - T0

2,2 ± 0,8

2,6 ± 1,1*

2,4 ± 0,7*

2,3 ± 0,7

Số liệu biểu thị bằng ± SD

*p<0,05 so với nhóm chứng (ANOVA test);

a:p<0,05; b: p<0,01 vs.To, cùng nhóm (T test ghép cặp).



Nhận xét: Kết quả bảng 3.11 và biểu đồ 3.1 và 3.2 cho thấy:

- Cân nặng ban đầu ở các nhóm trẻ tương tự nhau, cao nhất ở nhóm chứng, tuy nhiên không có sự khác biệt có ‎ý nghĩa thống kê giữa các nhóm nghiên cứu (p>0,05) (ANOVA test ).

- Cân nặng trung bình cả 4 nhóm đều tăng có ý nghĩa thống kê ở các giai đoạn can thiệp (p< 0,01) (T test ghép cặp)..

- Ở các giai đoạn nghiên cứu, cân nặng của trẻ ở các nhóm can thiệp có xu hướng cao hơn so với nhóm chứng. Cân nặng cao nhất ở nhóm prebiotic và nhóm synbiotic 1. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

- Mức tăng cân nặng ở cả 3 nhóm trẻ can thiệp cao hơn so với nhóm chứng. Đặc biệt trẻ ở nhóm prebiotic và nhóm synbiotic 1 có mức tăng cân cao hơn hẳn ở tất các thời điểm nghiên cứu so với nhóm chứng (p<0,05).

- Mức tăng cân nặng của trẻ ở nhóm synbiotic 2 có sự khác biệt so với nhóm chứng chỉ ở 4 tháng đầu can thiệp. Nhưng sau 6 tháng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p>0,05).





Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.05 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương