Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN


C. TRÒ CHƠI Tên trò chơi: KÉO CO



tải về 2.16 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: KÉO CO

I. Mục đích

Nhằm rèn luyện sức mạnh tay - ngực, sự phối hợp đồng đội và sự gắng sức.



II. Chuẩn bị

-Một dây chão bằng đay có đường kính 3cm - 4cm hoặc dây nilon có đường kính 1,5cm - 2cm dài tối thiểu 10m. Có thể sử dụng cây trúc hóp đá có đường kính 4cm - 6cm dài 3m - 4m để thay thế. ở khoảng giữa của dây buộc 2 sợi dây màu đỏ hay khăn cách nhau 1m để làm giới hạn chỗ cầm dây của người đầu tiên của mỗi đội. Nếu bằng cây thì chỉ cần đánh dấu ở giữa.

- Kẻ 2 vạch giới hạn song song, cách nhau 1m ở giữa sân, mỗi vạch dài khoảng 1m - 2m. Tuỳ theo dây dài hay ngắn để xác định số người chơi mỗi đợt. Số người chơi mỗi đợt chia ra làm 2 đội có số người bằng nhau và tỉ lệ nam nữ tương đương nhau.

- Cho mỗi đội tập hợp dọc theo phần dây của mình, từng em hai tay nắm lấy dây. Hai tay của 2 em đứng đầu tiên của đội cầm sát phía ngoài sợi dây đánh dấu chỗ tay cầm và một chân đặt sát vạch giới hạn, chân kia ở phía sau. Các em cầm dây đều ở tư thế sẵn sàng kéo dây về phía mình.



III. Cách chơi

Giáo viên hô “Chuẩn bị … bắt đầu!” hoặc “Chuẩn bị…” sau đó thổi một hồi còi. Sau lệnh đó hai bên bắt đầu dùng sức của hai tay kết hợp với sức đẩy của hai chân để kéo dây về phía sân của mình, sao cho người đầu tiên của đội bạn bị kéo ra khỏi vạch giới hạn của họ rồi qua khoảng cách 1m giữa sân chạm chân vào vạch giới hạn của hàng mình là thắng cuộc. Trường hợp 2 đội cứ co kéo nhau mãi không phân được thắng thua thì sau 2 - 3 phút, giáo viên cũng cho dừng cuộc chơi và thay bằng 2 đội khác.



Ghi chú: Không nên cho các em chơi kéo co không dùng dây (hoặc sào) mà 2 em đầu tiên nắm lấy tay nhau, những em còn lại ôm lấy bụng bạn, như vậy 2 em đầu tiên không chịu được sức kéo của các bạn gây đau tay và tuột tay, HS bị ngã ngửa ra sau rất nguy hiểm.
Tên trò chơi: AI NHIỀU ĐIỂM NHẤT

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo, chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và sự tập trung chú ý, tính cẩn thận.



II. Chuẩn bị:

- Một bàn gỗ nghiêng hình tam giác cân (độ nghiêng khoảng 30 - 45o), trên bàn gắn 15 chiếc cọc vuông góc với mặt bàn và phân phối như sau: hàng tên cùng 1 cọc, hàng số 2: 2 cọc, hàng số 3: 3 cọc, hàng số 4: 4 cọc, hàng số 5: 5 cọc. Cọc cao 0,08m - 0,1m, các cọc cách đều nhau (giữa hàng trên với hàng dưới và giữa hàng ngang với nhau) khoảng 0,1 - 0,2m.

- Chuẩn bị 5 - 10 chiếc vòng nhựa (vòng đeo tay của trẻ em) hoặc bằng mây, tre có đường kính tương đương. Có thể làm vòng bằng dây điện có vỏ nhựa, đường kính khoảng 1cm có đoạn nối được bọc bằng băng dính.

- Tuỳ theo lứa tuổi và giới tính kẻ một vạch giới hạn đứng ném cách mép bàn (phần sát đất) khoảng 2 - 5m.



III. Cách chơi:

Từng em lần lượt vào vị trí đứng ném, cầm 5 chiếc vòng để lần lượt ném vào đích. Nếu ném vào ngoắc vào cọc số 1 ở hàng trên cùng được 5 điểm, vào cọc ở hàng số 2 được 4 điểm, vào cọc ở hàng số 3 được 3 điểm, vào cọc ở hàng số 4 được 2 điểm và vào cọc ở hàng số 5 được 2 điểm, ra ngoài không được điểm nào. Ai được tổng số điểm cao nhất, người đó vô địch. Ném xong, lên nhặt vòng đưa cho bạn tiếp theo và trò chơi cứ lần lượt như vậy đến hết.

Có thể tổ chức hai bàn ném để giảm số thời gian chờ đợi, hoặc chọn 2 - 3 em cùng ném một lúc, mỗi em ném một loại vòng có màu riêng để phân biệt được thành tích của từng em.

Nếu không có điều kiện đóng bàn gỗ, có thể cho HS ném vòng vào cổ chai, hoặc vào vòng tròn v.v.



Tên trò chơi: DẪN BÓNG BẰNG TAY TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 - 1,5m, mỗi vòng cắm một cờ nhỏ ở tâm.

- Chia lớp thành 2 - 4 đội bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính, mỗi đội tập hợp thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Chuẩn bị cho mỗi đội một quả bóng chuyền hoặc bóng đá, bóng rổ. Em số 1 của mỗi đội cầm bóng tiến vào sát vạch xuất phát đứng chuẩn bị.

III. Cách chơi:

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng chạy và dẫn bóng bằng tay đến đích, vòng qua đích, tiếp tục dẫn bóng về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tiến vào vị trí xuất phát, sau khi nhận được bóng từ số 1, nhanh chóng dẫn bóng như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước khi có lệnh, hoặc trước khi nhận được bóng.

- Ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách xa người quá 5m.

Ghi chú:

- Có thể tổ chức cho HS chơi dẫn bóng kết hợp ném rổ, hoặc ném cầu môn.

- Tương tự như trên, có thể tổ chức cho HS dẫn bóng bằng chân kết hợp đá bóng vào cầu môn.

Tên trò chơi: NÉM VÒNG VÀO CỔ CHAI

I. Mục đích

Rèn luyện sự khéo léo, chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận.



II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị 10 - 20 chiếc vòng nhựa đeo tay của trẻ em hoặc bằng mây, tre có đường kính tương đương. Có thể làm vòng bằng dây điện có vỏ nhựa, đường kính khoảng 1cm có đoạn nối được bọc bằng băng dính.

- Chuẩn bị một số vỏ chai thuỷ tinh, vỏ chai nhựa có cát bên trong và tuỳ theo lứa tuổi, giới tính kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn đứng ném cách nhau tối thiểu 1,5m. Cách vạch giới hạn khoảng 2 - 5m cho mỗi đội thì đặt những vỏ chai làm đích (mỗi đích có thể đặt 1 - 5 chai theo quy định thống nhất).

- Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng nhau về số lượng và giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm vòng tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném vòng vào đích.



III. Cách chơi

Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném các vòng vào cổ chai, sau đó lên nhặt vòng đưa cho bạn số 2. Khi số 1 lên nhặt vòng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn, sau khi nhận vòng từ số 1, lần lượt ném vào đích như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều vòng trúng đích, đội đó thắng.



Ghi chú: Trò chơi này có thể chơi cá nhân, ném 5 vòng, trúng 4 trở lên là xuất sắc, trúng 3 vòng là giỏi, trúng 2 vòng là khá, trúng 1 vòng là đạt yêu cầu.

------------------


D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

I. Mục tiêu

- Học sinh bước vào năm học mới vui tươi, phấn khởi với các hoạt động văn nghệ của lớp.

- Thống nhất về nội quy, phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ trong năm học mới.

- Cùng nhau xây dựng một chương trình văn nghệ để chào mừng năm học mới.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Sinh hoạt Câu lạc bộ văn nghệ.

- Thảo luận về phướng hướng, nội dung của chương trình văn nghệ.

-Xây dựng chương trình văn nghệ.



IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận

V. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Dự thảo kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.

- Chuẩn bị nội dung chương trình văn nghệ.

2. Học sinh:

Cùng với giáo viên chủ nhiệm thảo luận chương trình hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.



VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch hoạt động văn nghệ của lớp.

- Bầu quản ca, phụ trách Câu lạc bộ văn nghệ

- Lên kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (lịch tập, thời gian, địa điểm…)

- Lên Chương trình văn nghệ với chủ đề Chào năm học mới.

VII. Gợi ý

- Một chương trình Văn nghệ bao gồm các thể loại: Hát (gồm có hát đơn ca, song ca, tốp ca, hát tập thể…); Múa: (gồm có múa đơn, múa đôi hoặc tốp múa và múa tập thể…); Đọc tấu nhạc cụ (nếu có). Nếu trong lớp có HS biết chơi một loại nhạc cụ nào đó thì cần sử dụng trong các buổi tập cũng như trong các buổi buổi diễn.

- Ngoài các thể loại hát, múa, biểu diễn nhạc cụ cần có các tiết mục thơ, kịch, tiểu phẩm nhỏ… với các nội dung về nhà trường.

- Việc lựa chọn các bài hát để xây dựng trong chương trình hết sức quan trọng. Cần lựạ chọn các bài hát có nội dung trong sáng, đúng chủ đề của từng tháng, phù hợp với giọng hát của lứa tuổi học sinh THPT (Không nên chọn những bài hát của người lớn, không phù hợp với học trò, những bài hát có nội dung không lành mạnh và không có tính nghệ thuật, tính giáo dục…).

Những bài dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa dân gian quý báu của dân tộc ta. Việc bảo tồn phát huy vốn văn hóa dân tộc đang được Đảng và nhà nước quan tâm, khuyến khích. Do đó, các chương trình văn nghệ cần chọn và sử dụng các bài dân ca phù hợp với học sinh THPT.

Ngoài các bài hát đã được học ở nhà trường, của Chương trình Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 11, có thể lựa chọn một số bài hát khác để tập theo chủ điểm: Nắng sân trường (Sáng tác: Phạm Quế Nguyên), Chiều thu nhớ trường (Sáng tác: Cao Minh Khanh)...

Tập các bài hát viết về chính ngôi trường của mình (nếu có).

------------------
Chủ đề hoạt động tháng 10

THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU

A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

I. Mục tiêu giáo dục

Giúp học sinh:

- Nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình.

- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và trong gia đình.

- Có ý thức xây dựng và hình thành tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn bè và gia đình.

II. Nội dung

- Trình bày tiểu phẩm về chủ đề nhà trường, học sinh

- Thi viết tập san của lớp

III. Gợi ý hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1. Trình bày tiểu phẩm về

chủ đề tình bạn, tình yêu học trò

(1 tiết)


I. Mục tiêu hoạt động

- Giáo dục học sinh có suy nghĩ, thái độ và hành vi đúng đắn trong tình bạn, tình yêu tuổi học trò

- Học sinh có trách nhiệm với công việc tập thể.

- Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.



II. Nội dung hoạt động

- Viết tiểu phẩm.

- Dàn dựng tiểu phẩm.

- Biểu diễn trước lớp hoặc trước toàn trường.



III. Công tác chuẩn bị

  • Ban chấp hành Đoàn trường:

- Phát động phong trào thi đua sáng tác và trình bày tiểu phẩm.

    • Quy định chủ đề: Tình bạn và tình yêu trong học đường.

    • Giới hạn thời lượng trình bày: 10 – 20 phút.

    • Nêu thời hạn đăng kí và thông báo thời gian duyệt tiểu phẩm.

    • Mời ban giám khảo chấm kịch bản và duyệt tiểu phẩm.

  • Giáo viên chủ nhiệm:

    • Gợi ý, hướng dẫn học sinh viết kịch bản.

    • Duyệt kịch bản, diễn viên

    • Kết hợp với phụ huynh giúp đỡ trang phục, kinh phí (nếu cần)

  • Học sinh:

    • Viết hoặc sưu tầm kịch bản

    • Phân vai và tổ chức tập

    • Duyệt tiểu phẩm với giáo viên chủ nhiệm (GVCN)và BCH Đoàn trường

IV. Hình thức hoạt động

* Trình bày tiểu phẩm theo đơn vị lớp trong giờ sinh hoạt.

1. Người dẫn chương trình (có thể là lớp trưởng hoặc bí thư chi Đoàn) làm công tác tổ chức:

- Giới thiệu chủ đề của buổi sinh hoạt lớp.

- Giới thiệu khách mời ( GVCN).

- Giới thiệu tên tiểu phẩm và các bạn tham gia trình bày.

2. Trình diễn tiểu phẩm:

Học sinh dàn dựng kịch bản theo sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên có thể dựa vào một số tình huống gợi ý sau:

- Anh trai người bạn thân cùng lớp ngỏ lời yêu em. Em từ chối và muốn hiện tại giữ một tình yêu trong sáng.

- Hai bạn trai trong lớp cùng có tình cảm với một bạn gái. Cả hai tranh luận và quyết định ba người sẽ là bạn tốt của nhau.

- Một bạn trai ngỏ lời với em, em lung túng và hỏi ý kiến cô chủ nhiệm.

- Hai bạn trong lớp yêu nhau, gia đình biết và cấm đoán.

3. Kết thúc phần biểu diễn tiểu phẩm, người dẫn chương trình mời GVCN lên phát biểu ý kiến.

4. GVCN nêu ý nghĩa rút ra từ tiểu phẩm:

- Tình bạn trong trường học là đáng trân trọng.

- Không cấm được tình yêu tuổi học trò, tuy nhiên học sinh không nên vội vàn bước vào tình yêu, không ngộ nhận tình bạn thân là tình yêu.



- Nếu có tình yêu tuổi học trò cần giữ gìn để đó là tình yêu trong sáng.

Trong buổi sinh hoạt có thể xen kẽ các tiết mục văn nghệ, trò chơi (Nhảy ô tiếp sức)

* Tiểu phẩm hay được BCH Đoàn trường lựa chọn có thể trình diễn trước toàn trường trong giờ chào cờ.

HOẠT ĐỘNG 2

Thi viết tập san của lớp với chủ đề nhà trường

I. Mục tiêu hoạt động

- Học sinh nhận thứcđúng đắn về tình bạn, tình yêu tuổi học trò.

- Học sinh có trách nhiệm với công việc tập thể.

- Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.



II. Nội dung hoạt động

- Học sinh viết hoặc sưu tầm các bài viết về tình bạn, tình yêu học trò

- Học sinh lựa chọn, tập hợp bài viết và trình bày thành tập san.

III. Công tác chuẩn bị


  • Ban chấp hành Đoàn trường:

    • Nêu chủ đề và phát động phong trào thi đua

    • Thông báo thời gian hoàn thành.

    • Tổ chức ban giám khảo chấm và trao giải

  • Giáo viên chủ nhiệm:

    • Bàn bạc, hướng dẫn ban cán bộ lớp về nội dung và hình thức tập san

    • Phát động học sinh cả lớp viết và sưu tầm theo nội dung đã thống nhất

    • Cùng cán bộ lớp lựa chọn những bài có chất lượng tập hợp thành tập san của lớp

  • Học sinh:

    • Học sinh cả lớp cùng tham ra sáng tác hoặc sưu tầm

- Cán bộ lớp kết hợp với GVCN tập hợp và trình bày

III. Hình thức hoạt động

    • Tập san có thể in văn bản trên khổ A4 hoặc viết tay.

    • Khuyến khích trình bày kết hợp với tranh, ảnh.

    • Những tập san có chất lượng, đẹp có thể được lưu trong phòng

truyền thống để trưng bày.

    • GVCN hoặc lớp trưởng giữ tập san của lớp làm kỉ niệm

Lưu ý: Tùy điều kiện cụ thể của trường có thể kết hợp cả hai hoạt động trên.

------------------


B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1. Thi cắm hoa nghệ thuật

chào mừng 55 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

(15/10/1956-15/10/2011)

(Quy mô: Liên chi đoàn khối 11 - Thời lượng: 1 tiết)
1. Tên hoạt động: Thi cắm hoa nghệ thuật chào mừng 55 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956-15/10/2011).

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Thể hiện khả năng cá nhân và niềm yêu thích nghệ thuật, yêu thích cái đẹp thông qua nghệ thuật cắm hoa.

- Tham gia chủ động, sáng tạo vào hoạt động tập thể.

- Biết cách trình bày ý tưởng một cách nghệ thuật; Biết nâng niu, trân trọng những giá trị đích thực của cuộc đời.

3. Nội dung hoạt động:

- Đại diện ĐVTN chi đoàn thực hiện nội dung cắm hoa tại chỗ theo yêu cầu của Ban tổ chức, có quy định thời gian.

- Thi thuyết trình về ý tưởng cắm hoa theo chủ đề chào mừng 55 năm ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956-15/10/2011).

- Ban giám khảo chấm các phần thi của thí sinh.

- Công bố và trao thưởng cho các chi đoàn đạt giải.

4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức thi giao lưu giữa các chi đoàn trong một khối - lớp. Địa điểm: Ngoài trời (Tại khán đài, sân trường…) hoặc trong Hội trường lớn.

- BCH đoàn trường lên kế hoạch; Báo cáo với Ban chi ủy, Ban giám hiệu, đoàn cấp trên, tham mưu tốt để được tổ chức hoạt động.

- Ban chấp hành đoàn trường, kết hợp với khối trưởng chủ nhiệm, Ban nữ công làm công tác điều hành.

- Thông báo rộng rãi kế hoạch đến các chi đoàn trong khối lớp. Quy định thể lệ, nội dung cuộc thi.

- Chi đoàn họp triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên chịu trách nhiệm chuẩn bị, lên ý tưởng, chọn cử người thực hiện v.v…

- Tham gia tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm cao, có cổ động viên, ĐVTN tham quan…

------------------


C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: NGƯỜI THỪA THỨ BA

I. Mục đích:

Rèn luyện phản xạ nhanh, kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

Kẻ hai vòng tròn đồng tâm, đường kính vòng tròn trong khoảng 8 - 10m, vòng tròn ngoài khoảng 11 - 12m hoặc hơn phụ thuộc vào số lượng HS tham gia chơi. Tập hợp HS đứng theo hai vòng tròn quay mặt vào tâm tạo thành từng đôi một. Chọn hai em đứng ngoài vòng tròn quay mặt ngược chiều kim đồng hồ, em nọ cách em kia 3m.



III. Cách chơi:

Khi có lệnh, hai người bắt đầu chạy đuổi, người chạy trước phải chạy nhanh sao cho người sau không đuổi kịp, nếu người chạy sau đuổi kịp, vỗ nhẹ vào người bạn, người chạy trước như vậy là thua. Trò chơi dừng lại để thay đôi khác hoặc hai người đổi vai cho nhau. Tuy nhiên, trò chơi hấp dẫn ở chỗ người chạy trước có thể chạy vào rẽ vào đứng trước mặt bất kỳ người nào đứng ở vòng tròn trong, lúc này hàng trở thành 3 người, người đứng sau cùng trở thành người thừa thứ 3. Người thứ 3 lập tức phải chạy ngược chiều kim đồng hồ để sao cho người đuổi không đuổi kịp, sau đó cũng đứng vào trước mặt một bàn nào đó ở vòng trong như quy định. Trò chơi tiếp tục như vậy khoảng 2 - 5 phút thì dừng lại. Nếu sau 1 - 2 phút người đuổi vẫn không bắt được người nào, cần cho trò chơi dừng lại để thay người đuổi.

Tên trò chơi: NHẢY Ô TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phát triển sức mạnh chân và sự khéo léo.



II. Chuẩn bị:

Kẻ một vạch chuẩn bị và một vạch xuất phát cách nhau 1 - 1,5m. Cách vạch xuất phát 0,8 - 1,5m của mỗi hàng kẻ 1 ô chữ nhật, mỗi ô có cạnh 0,4, cạnh kia 1 - 1,5m. Tập hợp HS thành những đội theo hàng dọc sau vạch chuẩn bị (tương ứng với các ô đã chuẩn bị).



III. Cách chơi:

Những em số 1 của mỗi đội tiến vào vạch xuất phát, khi có lệnh, bật nhảy bằng hai chân từ vạch xuất phát vào ô số 1, sau đó bật nhảy tách hai chân vào ô số 2 và 3, tiếp tục như vậy cho đến ô cuối. Bật nhảy quay 180o, bật nhảy lần lượt qua các ô về vạch xuất phát, đưa tay chạm bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn nhảy trước.

- Đặt chân vào ô không đúng quy định, hoặc chân đề lên vạch hay ra ngoài vạch.

Tên trò chơi: TÌNH BẠN

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, sự phối hợp đồng đội, phát triển sức mạnh chân.



II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, kẻ vạch giới hạn cách vạch xuất phát 8 - 15m hoặc cắm 2 - 4 cờ nhỏ đánh dấu giới hạn.

- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu nên số lượng và tỷ lệ giới tính của các đội phải bằng nhau. Từng hàng điểm số theo chu kỳ 1 - 2, hoặc từ 1 đến hết để cứ 2 HS thành một cặp nhảy. Nếu HS cuối hàng là số lẻ, GV cho một em nào đó nghỉ, hoặc cho em số 1 trên cùng nhảy lần thứ hai cùng bạn số lẻ đó…

- Cặp thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, thực hiện tư thế chuẩn bị: đứng sát nhau, hai tay kề bên ngoắc vào nhau, hai chân kề nhau đặt sát vạch xuất phát, hai chân kia co lên.



III. Cách chơi:

Khi có lệnh, HS nhảy lò cò theo cặp cho đến cờ hoặc vạch giới hạn, đổi chân rồi nhảy lò cò về vạch xuất phát, một trong hai người đưa tay chạm tay cặp thứ hai, cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi cặp thứ nhất xuất phát, cặp thứ hai tự động tiến vào vị trí xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay, cặp thứ hai nhanh chóng nhảy lò cò như cặp thứ nhất đã thực hiện, cách chơi lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh, hoặc trước khi chạm tay cặp trước.

- Vòng lại không qua vạch giới hạn hoặc cờ, không đổi chân.

- Không nhảy lò cò theo cặp như quy định.


D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

I. Mục tiêu

Chuẩn bị chương trình văn nghệ theo chủ đề của tháng.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Ôn luyện các tiết mục văn nghệ

- Tập một số bài hát mới theo chủ đề.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các ý kiến nhận xét về chương trình văn nghệ, hoạt động của Câu lạc bộ.

- Có những định hướng và kế hoạch của tháng.

- Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề của tháng cho học sinh tập.



2. Học sinh:

Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.



VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 10.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Ước mơ hồng (Sáng tác: Phạm Trọng Cầu), Ngồi lại bên nhau (Sáng tác: Phạm Uyên Nguyên)

------------------

Chủ đề hoạt động tháng 11

THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC

VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

I. Mục tiêu giáo dục

Giúp học sinh:

- Khắc sâu nhận thức về vai trò và công lao của người giáo viên trong sự nghiệp trồng người, tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước.

- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc.

- Luôn kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo.

II. Nội dung

- Tổ chức chương trình biểu diễn với chủ đề nhà trường

- Tổ chức giao lưu học tập giữa các lớp

III. Gợi ý hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1

Tổ chức chương trình biểu diễn với chủ đề nhà trường

(1 - 2 tiết)

I. Mục tiêu hoạt động

- Ca ngợi tình cảm thày trò, giáo dục thái độ tôn trọng và biết ơn thày cô.

- Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.

- Học sinh có trách nhiệm với công việc tập thể.



II. Nội dung hoạt động

- Biểu diễn văn nghệ: Hát, múa các bài hát về chủ đề nhà trường.

- Biểu diễn tiểu phẩm với nội dung thể hiện tình cảm thày trò.

- Trình diễn thời trang tuổi học trò.

- Trình diễn nhảy hiện đại.

IV. Công tác chuẩn bị


  • Ban chấp hành Đoàn trường:

- Nêu chủ đề và cho các lớp đăng kí tham gia chương trình ( những lớp đăng kí được cộng điểm thi đua).

-Lựa chọn những tiết mục hay của các lớp để xây dựng kịch bản biểu diến trước toàn trường trong giờ chào cờ hoặc sẽ biểu diễn vào đợt chào mừng 20- 11.



  • Giáo viên chủ nhiệm:

- Hướng dẫn học sinh cách thức tổ chức, cùng học sinh lựa chọn tiết mục hướng vào chủ đề chính.

- Hướng dẫn và gợi ý học sinh một số bài hát theo chủ đề nhà trường và có thể biểu diễn một số trò chơi dân gian.

- Trao đổi cùng BPH lớp hỗ trợ kinh phí (nếu cần).


  • Học sinh:

- Thảo luận, cùng nêu và lựa chọn ý tưởng tổ chức.

- Phân công và cùng tập các tiết mục đã được thống nhất với GVCN.



Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương