Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc



tải về 202.88 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích202.88 Kb.
#98
  1   2   3


ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 63/BC - UBND Huế, ngày 20 tháng 6 năm 2005
BÁO CÁO

Về việc xử lý và trả lời kiến nghị của cử tri

tại kỳ họp thứ IV - HĐND tỉnh khóa V

Tiếp thu ý kiến của Thường trực HĐND tỉnh tại Văn bản số 270 CV/TT-HĐND5 ngày 03/02/2005 về việc “Trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4 - HĐND tỉnh khoá V”. UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao trách nhiệm cho các cấp, các ngành nghiên cứu giải quyết, xử lý các vấn đề cử tri nêu. Một số vấn đề đã giải quyết và đã báo cáo giải trình tại kỳ họp trước của HĐND tỉnh, một số vấn đề khác hiện nay, UBND Tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng từng bước triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã báo cáo kết quả xử lý và giải trình bằng văn bản cụ thể gửi đến các vị đại biểu HĐND tại Hội nghị, chúng tôi xin báo cáo những vấn đề mà cử tri cả Tỉnh quan tâm:



1. Cử tri các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc phản ảnh, mặc dù mùa thu hoạch tôm năm 2004 đạt khá hơn so với những năm trước, song do giá tôm trên thị trường giảm mạnh và gặp khó khăn trong tiêu thụ nên không có hiệu quả. Đề nghị tỉnh và ngành Ngân hàng xem xét có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các hộ nuôi bằng cách khoanh, dãn nợ cho các hộ bị tổn thất lớn.

Khách hàng vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả cả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp tôm bị giảm giá dẫn đến khó khăn tài chính thì ngân hàng Nông nghiệp là nơi cho vay sẽ xem xét cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc là gia hạn nợ.



2. Cử tri các xã Bình Thành, Bình Điền, Hương Bình, huyện Hương Trà phản ảnh, vốn vay trồng, chăm sóc cây cao su trước đây do Lâm trường Tiền Phong làm chủ dự án không quy định rõ việc vay, trả nợ, trả lãi. Nhưng hiện nay, Lâm trường Tiền Phong thu hồi nợ, thu lãi, thậm chí lãi nợ quá hạn. Đề nghị tỉnh xem xét chỉ đạo các cơ quan chức năng có kế hoạch thu hồi nợ phù hợp, cho gia hạn nợ đối với diện tích trồng cây cao su do thiếu vốn chăm sóc nên năng suất thấp hoặc chậm đưa vào khai thác.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Năm 1992 Lâm trường Tiền Phong được UBND tỉnh giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư dự án Cao su 12 B - Bình Điền, Lâm trường tiếp nhận nguồn vốn vay là 3.773 triệu đồng, trong đó: vay từ chương trình 327 là 3.028 triệu đồng, vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển là 745 triệu đồng. Nguồn vốn này Lâm trường chuyển giao nợ vay cho các hộ gia đình kinh doanh vườn cao su (theo hồ sơ vay của các hộ nông dân và Lâm trường). Theo phương án vốn vay, thời điểm trả món nợ đầu tiên tính từ tháng 3/2000 nhưng do vườn cao su không có vốn đầu tư tiếp tục nên không được chăm sóc dẫn đến cao su phát triển kém. Kho Bạc Nhà nước đã giải quyết cho điều chỉnh kỳ hạn thu hồi nợ thay vì phải trả nợ vào tháng 3/2000 được gia hạn đến tháng 3/2004.

Đến nay, Lâm trường đã thu hồi công nợ từ các hộ trồng cao su tiểu điền được 225.425.000 đồng, trong đó Lâm trường đã trả:

- Trả nợ cho quỹ hỗ trợ Quốc gia: 168.346.000 đồng (cả gốc và lãi)

- Trả nợ cho Kho Bạc Nhà nước: 57.061.000 đồng (cả gốc và lãi )

Việc thu hồi nợ (cả lãi) Lâm trường căn cứ vào Thông tư 01/TC/KBNN ngày 07/01/1997 của Bộ Tài chính quy định lãi suất quá hạn tính bằng 1% trên số tiền vay nợ quá hạn. Riêng Quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế quy định lãi vay năm đầu tiên đến hạn trả chịu lãi suất là 0,81%/tháng, năm thứ hai nếu món nợ vay vẫn chậm trả thì phải trả lãi quá hạn 1,053%/tháng.

Từ ngày 30/9/2002 đến 30/12/2004 Quỹ hỗ trợ phát triển thông báo số tiền lãi vay của Lâm trường Tiền Phong thuộc dự án trồng cao su là 159 triệu đồng/745 triệu tiền gốc.

Vì những lý do nêu trên nên việc tiến hành thu hồi công nợ đối với những hộ nông dân vay trồng cao su tiểu điền thông qua Lâm trường Tiền Phong được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của các đơn vị cho Lâm trường vay. UBND tỉnh sẽ yêu cầu Quỹ hỗ trợ phát triển và Kho Bạc Nhà nước xem xét lại mức lãi của các thông báo nói trên để Lâm trường tiếp tục thực hiện việc thu nợ đối với các hộ nông dân tham gia vay vốn trồng cao su tiểu điền không chịu các khoản lãi quá hạn.



3. Cử tri các huyện Quảng Điền, Phú Vang đề nghị tỉnh tiếp tục bố trí vốn đầu tư trong năm 2005 để xây dựng trạm bơm cung cấp nước mặn và hệ thống thuỷ lợi phục vụ vùng nuôi tôm công nghiệp Ngũ Điền và 500 ha ở xã Phú Xuân.

UBND tỉnh đã có Quyết định số 662/QĐ-UB ngày 11/3/2003 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản ven biển huyện Phong Điền (khu Điền Lộc - Điền Hòa) giai đoạn 1 bao gồm các hạng mục kênh tiêu nước thải và xử lý nước thải, kênh tách nước ngoại lai và dự án đã được hoàn thành vào năm 2004. Đối với trạm bơm nước mặn và hệ thống thuỷ lợi phục vụ vùng nuôi tôm công nghiệp ở vùng ngũ Điền và xã Phú Xuân, UBND tỉnh sẽ xem xét và bố trí vốn để xây dựng thử nghiệm.



4. Cử tri huyện Hương Thuỷ kiến nghị tỉnh can thiệp với Nhà máy chế biến tinh bột sắn ký kết sớm hợp đồng cụ thể về giá với nông dân trong việc mua nguyên liệu.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Vụ Đông Xuân 2004-2005 toàn tỉnh đã trồng gần 3.500 ha sắn công nghiệp, hiện nay Nhà máy đang tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người trồng sắn với giá mua bảo hành trong năm 2005 là 350 đồng/1kg sắn tươi và sẽ mua theo giá thị trường tại từng thời điểm.

Nguyên nhân việc ký kết hợp đồng của nhà máy chậm là do cán bộ thuộc bộ phận nông vụ còn rất mỏng, trong lúc đó diện tích năm nay trồng lớn hơn nhiều so với năm trước.

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm việc với Nhà máy để toàn bộ diện tích sắn công nghiệp trồng trong năm 2005 đều được ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.



5. Cử tri huyện Phú Lộc phản ảnh, hiện nay, công trình đê bao thuỷ lợi hạ Truồi đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chất lượng không đảm bảo, nhiều chỗ bị hư hỏng, đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng kiểm tra và sửa chữa kịp thời để công trình sử dụng có hiệu quả.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Dự án sửa chữa nâng cấp công trình tiếp nhận nguồn nước hồ Truồi đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 1691/QĐ-BNN-QLN ngày 18/5/2000 và Quyết định số 3221/QĐ-BNN- QLN ngày 16/8/2000 về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, trong đó phần đê dọc sông Đại Giang và Thiệu Hóa với kết cấu cơ bản như sau:

Mặt đê được tôn cao lên cao trình + 0,80m đến + 1,50m, mở rộng 2 m gia cố bằng bê tông đổ tại chổ, mái ngoài (phía sông) kè lát tấm bê tông giữ chân bằng tấm bê tông và cọc tre, mái trong bằng đất có nơi trồng cỏ 3 mặt để bảo vệ. Qua kiểm tra hồ sơ hoàn công kết hợp với thực tế hiện trường, tuyến đê qua các huyện Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc một vài nơi có hiện trạng: Do tác động của sóng vào lúc có gió nên mái đồng thường bị xói lỡ gây mất ổn định cho mặt đê bằng bê tông, có những nơi chỉ còn khoảng 1,5 m, mặc dầu đã được sửa chữa nhiều lần nhưng mái đất phía đồng vẫn bị xói lỡ. Những nơi bị tác động của sóng yếu hơn mái phía đồng sạt lỡ không lớn nhưng lâu dài sẽ gây mất ổn định cho phần bê tông mặt đê.

Trước thực trạng công trình như vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp xử lý như sau:

Giải pháp trước mắt: Xếp bao tải đất tại các điểm hư hỏng cục bộ để phòng chống xói trong mùa mưa bão. Riêng một số đoạn bị hư hỏng do chất lượng chưa tốt thì Ban quản lý hạ tầng sửa chữa phải đảm bảo chất lượng và được sự giám sát của người dân.

Giải pháp lâu dài: Lập dự án sửa chữa nâng cấp công trình tiếp nhận nguồn nước hồ Truồi - Giai đoạn hoàn thiện.



6. Cử tri các xã Hương Phú, Hương Lộc và thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông đề nghị, tỉnh tiếp tục tác động với Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, Vườn Quốc gia Bạch Mã để giao lại 1.500 ha đất canh tác đang thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã quản lý để nhân dân có đất phát triển sản xuất, tham gia bảo vệ rừng.

UBND tỉnh đã có Thông báo kết luận số 57/TB-UB ngày 16/4/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chuyển giao đất có khả năng nông lâm nghiệp chưa sử dụng của Vườn Quốc gia Bạch Mã cho địa phương quản lý để giao cho dân sản xuất, đây là yêu cầu bức thiết từ trước tới nay của nhân dân sống vùng giáp ranh Vườn Quốc gia Bạch Mã. UBND tỉnh đồng ý việc chuyển giao đất vườn (1.885 ha) thuộc các xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc), Hương Phú, Hương Lộc (huyện Nam Đông) cho địa phương.

Để giao đất chưa sử dụng của Vườn cho nhân dân phát triển sản xuất, UBND tỉnh sẽ yêu cầu UBND huyện Nam Đông, Phú Lộc làm việc với Vườn Quốc gia Bạch Mã để lập các thủ tục trình Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt và Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các địa phương để cùng giải quyết vấn đề nói trên.

7. Cử tri huyện Hương Thuỷ kiến nghị tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét điều chỉnh một số diện tích đất nông nghiệp của một số trang trại giao cho nhân dân khu tái định cư Khe Sòng (xã Dương Hoà), đồng thời hỗ trợ khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Theo quy hoạch, khu tái định cư Khe Sòng có quỹ đất sản xuất là 5,39 ha đất nông nghiệp và 49 ha đất lâm nghiệp. Vì vậy, việc soát xét quỹ đất để giao cho các hộ tái định cư thuộc khu vực Khe Sòng là rất cần thiết. UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp rà soát quỹ đất của các lâm trường nằm trong vùng tái định cư, giao cho dân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng sản xuất để có thêm nguồn thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống.

Việc giao đất cho các trang trại thuộc thẩm quyền của UBND huyện, vì vậy UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện xem xét để thu hồi đất của các trang trại có đất được giao với diện tích lớn để phân bổ cho bà con ở khu tái định cư có thêm đất để sản xuất.

8. Cử tri các xã ở vùng khu 2, huyện Phú Lộc phản ảnh, một số hộ vay vốn để thực hiện chương trình mía đường các năm 1999, 2000 đến nay còn nợ ngân hàng, do một mặt, không được chính quyền giúp đỡ để chuyển đổi đối tượng sản xuất; hoặc chính quyền thu hồi đất phục vụ các chương trình, dự án khác (như nuôi tôm ở xã Lộc Vĩnh), nhưng vẫn không được tiếp tục khoanh nợ, xóa nợ. Đề nghị tỉnh chỉ đạo và có kế hoạch tháo gỡ khó khăn, tồn tại nêu trên.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Tổng dư nợ mía hiện nay của các xã ở khu 2 huyện Phú Lộc bao gồm 3 xã Lộc Thuỷ, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh là 2.965 triệu đồng/1.222 hộ; trong đó nợ khoanh là 1.753 triệu đồng/615 hộ và nợ không được khoanh 1.212 triệu đồng/607 hộ.

Đối với các khoản nợ mía bị thiệt hại do hạn hán, lũ lụt năm 1998 đã khoanh, thời gian khoanh là 5 năm (hạn cuối cùng là tháng 11/2004). Do vậy các khoản vay khi hết thời hạn khoanh thì các chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cơ sở phải chuyển sang nợ bình thường, tiếp tục theo dõi và thu hồi nợ khi có nguồn thu từ kết quả sản xuất, kinh doanh và các khoản thu nhập khác.

Đối với diện tích mía không bị thiệt hại do lũ lụt không được làm hồ sơ hoặc thủ tục khoanh, xoá nợ thì ngân hàng vẫn tiếp tục theo dõi thu nợ.

Đối với các hộ đề nghị khoanh, xóa, giãn nợ phải có chủ trương chỉ đạo của Chính phủ.

9. Cử tri xã Lộc Hoà, huyện Phú Lộc đề nghị tỉnh tạo điều kiện cho xã triển khai dự án trồng 150 ha sắn công nghiệp.

UBND tỉnh đã có quyết định số 3505/QĐ-UB ngày 11/10/2004 về việc tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho chương trình sắn công nghiệp của tỉnh trong vụ Hè Thu 2004 và vụ Đông Xuân 2004-2005. Các chính sách hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ khai hoang, phục hóa; hỗ trợ giống sắn cho diện tích mới trồng lần đầu; hỗ trợ lãi suất đầu tư phân bón.

Năm 2004 xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc đã trồng 130 ha sắn công nghiệp, trong vụ Đông Xuân 2004-2005 diện tích sắn công nghiệp của xã đã nâng lên 195 ha. Việc mở rộng diện tích sắn công nghiệp của xã Lộc Hòa là phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

10. Cử tri các xã ở huyện Phú Lộc đề nghị, tăng cường cán bộ khuyến nông, khuyến ngư trực tiếp bám sát địa bàn giúp bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đối với các xã có điều kiện về mặt nước ngọt, lợ, đề nghị ngành thuỷ sản quan tâm, hỗ trợ để phát triển nuôi tôm, cá và các loại thủy sản khác.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Trung tâm khuyến ngư đã thành lập 3 trạm khuyến ngư ở các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm như các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền với lực lượng cán bộ khuyến ngư mỏng, toàn tỉnh có 18 cán bộ kỹ thuật khuyến ngư tại các địa bàn.

Hiện nay, huyện Phú Lộc đã có 2 trạm Khuyến ngư đóng trên địa bàn huyện, một Trạm tại thị trấn Phú Lộc có 3 cán bộ phụ trách các xã thuộc phía đông phá Tam Giang gồm các xã Vinh Hưng, Vinh Giang, Vinh Mỹ, Vinh Hải và Vinh Hiền; một Trạm đóng tại xã Vinh Hải có 4 cán bộ phụ trách công tác khuyến ngư và làm nhiệm vụ sinh sản giống cá Dìa nhằm nghiên cứu để đa dạng hóa đối tượng nuôi. Như vậy, với đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến ngư ở huyện Phú Lộc tương đối đầy đủ so với các huyện khác trong tỉnh.

Ngành Thủy sản thay đổi phương thức hoạt động phải bám sát từng địa bàn cụ thể, với phương châm ‘‘cùng ăn, cùng ở, cùng làm’’ với bà con ngư dân để kịp thời tư vấn và phát hiện những khó khăn vướng mắc, cũng như khi có dịch bệnh xảy ra để sớm có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro tối đa cho người nuôi và tăng hiệu quả kinh tế cho các thành phần tham gia vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản.

- Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và phát triển nuôi nước ngọt: ngành Thủy sản đã xác định hướng đi mới trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản là đa dạng hóa các đối tượng nuôi, từng bước nghiên cứu và tuyển chọn những loài nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Trong những năm qua ngành Thủy sản đã triển khai nhiều mô hình nuôi đối tượng mới như: Ba ba, cá Giò, ốc Hương, cá Tra, cá Dìa, cá Rô phi, cá Chim trắng... bước đầu đã đem lại một số thành công nhất định giúp bà con ngư dân phát triển thêm nhiều diện tích nuôi đối tượng mới và mang lại hiệu quả kinh tế góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Năm 2005 Sở Thủy sản đã tiến hành xây dựng đề án Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để nghiên cứu các đối tượng nuôi nước ngọt mới có giá trị kinh tế cao đồng thời cung cấp nguồn giống sạch bệnh, đáp ứng nhu cầu con giống cho phát triển ngành nuôi trông thủy sản nước ngọt.



11. Cử tri các huyện bày tỏ sự bất bình trước nạn đánh bắt thuỷ sản bằng xung điện, gây huỷ diệt môi trường và làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Đề nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm minh.

UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Thuỷ sản phối hợp với các địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với một số biện pháp cụ thể như sau:

- Công tác tuyên truyền giáo dục - vận động ngư dân: đã tiến hành thống kê rà soát lại các đối tượng sử dụng xung điện để khai thác thủy sản ở 5 huyện và thành phố Huế nhằm xác định các địa bàn trọng điểm, các hoạt động khai thác này diễn ra mạnh mẽ, trên cơ sở đó lập kế hoạch tuyên truyền giáo dục và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; tổ chức 12 lớp tập huấn Nghị định 70 CP/TTg của Chính Phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác thủy sản và tuyên truyền việc nghiên cấm khai thác, đánh bắt thủy sản bằng xung điện gây hủy diệt môi trường và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; tổ chức cho 625 đối tượng ký cam kết không sử dụng nghề xung điện, xiếc điện để khai thác thủy sản. Đồng thời tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và phát hành 525 truyền đơn, tờ bướm và 70 áp phích cho các chủ phương tiện và các khu dân cư tập trung tham gia hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát: trong năm 2004, tổ chức 32 đợt tuần tra kiểm soát, đã bắt và xử lý 162 vụ vi phạm, chủ yếu là các đối tượng sử dụng các nghề rà điện, xiếc điện, giã cào kết hợp với xung điện. Phạt tiền 10.500.000đ, tiêu hủy 115 bộ kích điện, tịch thu 05 vàng lưới giã cào, 92 bộ ắc qui có dung lượng (60 - 125) Ah. Đã phối hợp với các địa phương có các tổ tự quản để phát hiện kiểm tra, giám sát các đối tượng tham gia khai thác thủy sản bằng các phương pháp mang tính hủy diệt để có biện pháp thích hợp trong công tác tuyên tuyền, vận động và xử lý.

Trong thời gian đến, UBND tỉnh sẽ có biện pháp tuyên truyền đến mọi người dân và các tổ chức quần chúng hiểu rằng bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của mọi người dân và các ngành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm minh trường hợp vi phạm gây huỷ diệt môi trường và làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản.

12. Cử tri của các huyện Phú Lộc, Phú Vang đề nghị tỉnh quan tâm giải quyết dứt điểm việc tranh chấp diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản giữa xã Vinh Hà (Phú Vang) và xã Vinh Hưng (Phú Lộc).

Về vần đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: UBDN tỉnh đã chỉ đạo ngành Thuỷ phối hợp với UBND huyện Phú Vang, Phú Lộc để giải quyết dứt điểm những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Cồn Giá trong những năm qua. Đã thống nhất xây dựng Cồn Giá trở thành một khu nuôi tập trung với diện tích hơn 200 ha theo hướng nuôi trồng mang tính bền vững, có cơ cấu hạ tầng đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm giúp cho nhân dân hai xã Vinh Hà (Phú Vang) và Vinh Hưng (Phú Lộc) yên tâm sản xuất.



13. Cử tri thành phố Huế đề nghị khắc phục sớm trình trạng đầu tư dàn trãi dẫn đến tình trạng thiếu vốn, kéo dài thời gian thi công. Đối với các dự án đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí ở Ngự Bình, Thiên An cần kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư tính toán kỹ khả năng huy động vốn để có quy mô đầu tư phù hợp. Đồng thời có phương án kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

- Tỉnh Thừa Thiên Huế có địa hình phức tạp, bị chia cắt nên các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khó có khả năng kết nối liên hoàn; mặt khác thường xuyên bị thiên tai đe dọa, do đó nhu cầu đầu tư là rất lớn. Trong khi đó khả năng cân đối ngân sách rất hạn chế, và thường không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu.

Bước vào thời kỳ kế hoạch 2001 - 2005 trong điều kiện vừa trải qua trận lũ lụt lịch sử năm 1999, toàn bộ nền kinh tế, nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã thiếu lại bị suy yếu nặng nề qua thiên tai; thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ tỉnh với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân 8 - 9%/năm, theo đó, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội phải tăng gần 3 lần so thời kỳ trước để vừa đảm bảo tăng trưởng, vừa nhanh chóng khắc phục và từng bước giảm nhẹ thiệt hại hậu quả thiên tai, ổn định điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Với yêu cầu trên, nhiều công trình quan trọng về hạ tầng giao thông để chống chia cắt, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, bệnh viện, trạm y tế, các khu tái định cư cho đồng bào bị thiên tai, các công trình khắc phục nạn xâm thực nghiêm trọng xảy ra ở Thuận An, Tư Hiền, sông Hương, sông Bồ, sông Truồi... cần được đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa. Một số dự án phải đẩy nhanh tiến độ phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất như các dự án hạ tầng vùng nguyên liệu sắn, hạ tầng các khu nuôi tôm; hạ tầng khu công nghiệp...

Nhu cầu đầu tư rất lớn, nhưng khả năng cân đối từ ngân sách có hạn. Từ năm 2003, thực hiện Luật Ngân sách, nguồn đầu tư từ ngân sách tập trung của Tỉnh theo kế hoạch được giao ổn định 3 năm ở mức 180 tỷ đồng/năm, cùng với các khoản đầu tư khác từ các chương trình mục tiêu và chương trình mục tiêu Quốc gia chỉ lên đến trên dưới 500 tỷ đồng; trong khi nhu cầu đầu tư từ nguồn ngân sách phải ở mức tối thiểu từ 1.200 - 1.500 tỷ đồng/năm. Từ đó đã dẫn đến việc mất cân đối trong đầu tư XDCB. Nhiều dự án, chương trình không đủ vốn để thực hiện theo các mục tiêu đã được đặt ra, một số dự án hoàn thành không bố trí đủ vốn để thanh toán dứt điểm trong khi vẫn phải bố trí vốn cho dự án mới dẫn đến nợ kéo dài, vốn bố trí dàn trải.

- Về việc kiểm tra, đôn đốc dự án Trung tâm vui chơi giải trí Đồi Thiên An - Hồ Thuỷ Tiên (giai đoạn 1) và dự án Công viên Ngự Bình.



+ Dự án khu vui chơi giải trí Thiên An- Thuỷ Tiên: được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1095/QĐ-UB ngày 02/6/1999 với tổng mức vốn đầu tư 23,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ chi phí đền bù giải toả và chi phí rà phá bom mìn khoảng 4,3 tỷ đồng, vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 18,8 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động, khối lượng thực hiện ước đạt 23 tỷ đồng, chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn vay. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 173,3 triệu đồng (năm 2004).

Dự án này do Công ty Khách sạn Cố Đô lập, phần vốn vay đã được ngân hàng Thương mại thẩm định cho vay; ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ một số hạ tầng thiết yếu nhằm khuyến khích khai thác các hình thức vui chơi, giải trí dã ngoại, khai thác và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở đồi Thiên An - hồ Thuỷ Tiên; do sản phẩm tại khu giải trí chưa đa dạng nên việc thu hút khách đến tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí còn hạn chế; dẫn đến việc thu hồi vốn và trả nợ vay của doanh nghiệp ở giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn.



- Dự án Công viên Ngự Bình: được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3208/QĐ-UB ngày 09/12/2002 với tổng mức vốn đầu tư 125,8 tỷ đồng (trong đó, giai đoạn 1 là 116,7 tỷ đồng). Vốn ngân sách hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, xây dựng hạ tầng đến chân công trình (gồm: hệ thống điện hạ thế và trạm biến áp), một phần chi phí chuẩn bị đầu tư và đào tạo với tổng số vốn dự kiến 10 tỷ đồng; vốn vay và nguồn huy động hợp pháp khác dự kiến 115 tỷ đồng.

Đến nay, một số hạng mục của dự án đã cơ bản hoàn thành, khối lượng thực hiện ước đạt 40 tỷ đồng; trong đó, ngân sách đã bố trí 2,24 tỷ đồng.

Dự án công viên Ngự Bình cũng đang gặp khó khăn chủ yếu về vốn; việc huy động vốn điều lệ từ các thành viên của công ty cổ phần còn chậm, ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn vay từ các ngân hàng đồng tài trợ, làm chậm tiến độ hoàn thành, đưa vào sử dụng giai đoạn I của dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Công viên Ngự Bình, UBND tỉnh sẽ xem xét để tiếp tục cấp phát, tạm ứng, tạo nguồn thu để cấp phát đủ phần vốn hỗ trợ của Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thu hút thêm vốn của các nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng các hoạt động dịch vụ mới trong các khu vui chơi, giải trí.



14. Cử tri thành phố Huế phản ảnh tình trạng xuống cấp, hư hỏng nặng của nhiều tuyến đường trong thành phố như đường Hàn Mạc Tử, Tùng Thiện Vương, Xuân 68, Nhật Lệ, đường vào khu định cư Kim Long, đường Mạc Đỉnh Chi, Ngự Bình, đoạn đường Mang Cá, ngã tư đường Đào Duy Anh - Tăng Bạt Hổ về Bao Vinh, đường Bùi Thị Xuân, Nguyễn Du... Đề nghị tỉnh và thành phố ưu tiên đầu tư để triển khai sớm kế hoạch xây dựng, nâng cấp. Đồng thời đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công đường Thủy Dương - lăng Tự Đức; đường nối phía sau cơ quan Tỉnh ủy với đường Đống Đa và tuyến đường Phùng Khắc Khoan - Nguyễn Gia Thiều.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Giao thông lập kế hoạch và hiện đang triển khai thi công nâng cấp các tuyến đường Xuân 68, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cửa Trài - Mang Cá, Lê Văn Hưu, Tống Duy Tân, đoạn cuối của đường Đặng Huy Trứ, đường Đoàn Hữu Trưng, Tô Hiến Thành, Nguyễn Bính. Cán cạp, mở rộng một số tuyến đường đã xây dựng vỉa hè, bó vỉa... Các tuyến đường Nhật Lệ, Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Du mà cử tri nêu đã được nâng cấp, rải nhựa từ năm 2001- 2004; đường vào khu định cư Kim Long và đường Phùng Khắc Khoan (đoạn mới mở đi qua khu định cư đang xây dựng nối tiếp từ đường cũ đến đường Nguyễn Gia Thiều do Ban quản lý dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Huế chưa hoàn thiện để giao quản lý). Đường Hàn Mặc tử có một số đoạn bị hư hỏng do phần lề đường phía bờ sông bị lún. Sở Giao thông Vận tải sẽ kiểm tra và sửa chữa trong quí II/2005. Đường Bùi Thị Xuân tiếp tục triển khai xây dựng phần mặt đường 10,5m, hiện Ban quản lý dự án các Công trình giao thông đang điều chỉnh hồ sơ cho đấu thầu xây dựng trong năm 2005. Đường phía sau Tỉnh uỷ từ đường Nguyễn Thị Minh Khai nối vào đường Đống Đa dài 310m, đã thảm nhựa được 250m, còn lại 50m sẽ tiếp tục thi công trong quý II năm 2005.



15. Cử tri các huyện Hương Thuỷ, Quảng Điền, Phú Vang, Nam Đông, Phú Lộc, A Lưới, thành phố Huế kiến nghị tỉnh quan tâm phân bổ vốn để nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới một số cầu bị xuống cấp, hư hỏng nặng: cầu Đông Ba, Phú Lưu, cầu Thanh Long (thành phố Huế); đầu tư xây dựng mới cầu Khe Sòng, cầu Khe Quán (xã Dương Hoà, Hương Thủy); cầu Thượng Long, cầu Hương Sơn (Nam Đông); cầu Hồng Bắc, Hồng Thái (A Lưới); cầu Đông Nam (trên tuyến đường liên xã Lộc Tiến - Lộc Vĩnh, Phú Lộc); nâng cấp Quốc lộ 49B đoạn qua Quảng Công - Quảng Ngạn; tỉnh lộ 4 đoạn Quảng Thái - Phong Bình; tỉnh lộ 10 từ phía Tây Huế về Quốc lộ 1A; đường 12B đoạn qua xã Hương Hồ; tỉnh lộ 2 từ Phú Mậu đến Phú Thanh; tỉnh lộ 3 từ Hương Thủy đi xã Phú Xuân; tỉnh lộ 10D qua xã Vinh Phú; tỉnh lộ 11 đoạn qua xã Phong Xuân...

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Do nguồn ngân sách hạn hẹp nên chưa bố trí vốn để nâng cấp, xây dựng mới một số cầu yếu như: cầu Đông Ba, Phú Lưu, Thanh Long trên địa bàn thành phố Huế nhưng UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Giao thông làm một số công việc là kiểm tra, lập hồ sơ dự toán để sơn sửa lại cầu Phú Lưu; cầu Đông Ba đang được nghiên cứu lập dự án mới, trước mắt là sửa chữa nhằm đảm bảo giao thông cho các phương tiện qua lại thông thường (ngoại trừ ô tô); cầu Thanh Long là cầu nằm trong hệ thống bảo vệ di tích lịch sử kinh thành Huế hiện đang còn khả năng chịu lực, những hư hỏng nhỏ như lan can, tay vịn, lề người đi bộ... sẽ được sửa chữa trong quí II năm 2005.

Về việc đề nghị bố trí vốn để đầu tư xây dựng mới các cầu Khe Quán, cầu Thượng Long, cầu Hương Sơn, cầu Hồng Bắc, Hồng Thái, cầu Đông Nam… là những công trình nằm trong hệ thống đường Huyện quản lý. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND các huyện xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh xem xét bố trí ngân sách cho thực hiện. Riêng đối với cầu Khe Sòng ở vị trí km 8 + 150 đường Tỉnh 7 sẽ có kế hoạch xây dựng cầu tràn nhằm tạo điều kiện giao thông liên tục trên tuyến.

Đối với việc nâng cấp một số đoạn đường như: Quốc lộ 49B đoạn qua Quảng Công - Quảng Ngạn sẽ được tiếp tục thi công bằng nguồn vốn của Bộ Giao thông trong năm 2005; tỉnh lộ 4 đoạn Quảng Thái - Phong Bình sẽ được khởi công nâng cấp vào đầu năm 2006 bằng nguồn vốn ODA.5, hiện đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng; đường 12B đoạn qua xã Hương Hồ; tỉnh lộ 2 từ Phú Mậu đến Phú Thanh đã được đưa vào dự án ADB.5, đến cuối năm 2005 sẽ hoàn tất thủ tục trình Bộ Giao thông và sẽ triển khai xây dựng vào đầu năm 2006 và các tuyến đường khác sẽ sửa chữa nâng cấp vào các năm tiếp theo bằng nguồn vốn sự nghiệp địa phương hàng năm được tỉnh cấp.



16. Cử tri các xã Hương Chữ, Hương An, Hương Vinh, Hương Hồ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Toàn, huyện Hương Trà kiến nghị, tỉnh sớm đầu tư xây dựng hồ Khe Ngang, trạm bơm điện Thuận Hoà, hệ thống chống úng của ba xã Hương Sơ, Hương Vinh, Hương Toàn.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Hồ Khe Ngang, hệ thống chống úng 3 xã Hương Vinh, Hương Sơ và Hương Toàn cùng với hệ thống kênh 5 xã và 7 xã thuộc dự án Hệ thống tưới tiêu Tây Nam Hương Trà đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào dự án thủy lợi Miền Trung đang chờ Chính phủ phê duyệt để vay vốn ADB.



17. Cử tri huyện Quảng Điền đề nghị tỉnh bố trí tăng vốn đầu tư trong năm 2005 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và bê tông hoá giao thông nông thôn. Trong cơ cấu vốn đầu tư, đề nghị tỉnh và các huyện, thành phố xem xét đặc điểm cụ thể của từng phường, xã, thị trấn để áp dụng tỷ lệ đóng góp của dân từ 30 - 50%, không áp dụng đồng loạt. Riêng 2 huyện Nam Đông, A Lưới nhân dân không phải đóng góp.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: UBND tỉnh đã có quyết định số 2205/QĐ-UB ngày 25/8/2000 về việc phê duyệt dự án đầu tư kiên cố hóa kênh mương tỉnh Thừa Thiên Huế (Giai đoạn 2000-2005) với quy mô đầu tư kiên cố hóa 537 km kênh mương, tổng mức vốn đầu tư là 186.420 triệu đồng bằng các nguồn vốn như sau: vốn vay theo Quyết định 66/2000/QĐ-TTg: 1.055 triệu đồng; vốn thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa của các huyện: 39.050 triệu đồng; vốn nhân dân đóng góp hoặc thủy lợi phí (đối với Công ty): 42.815 triệu đồng; trung ương đầu tư thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT: 13.500 triệu đồng.

Từ năm 2000 đến năm 2003 tổng vốn đầu tư cho kiên cố hóa kênh mương là 79.618 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 55.185 triệu đồng, nhân dân đóng góp 24.443 triệu đồng (theo tỷ lệ nhà nước 70%, nhân dân 30%). Riêng năm 2004 tổng kinh phí đầu tư cho kiên cố hóa kênh mương là 30.862 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước 16.855 triệu đồng, nhân dân và Công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi đóng góp 14.007 triệu đồng (tỷ lệ nhà nước 50%, nhân dân đóng góp 50%).

Đến nay toàn Tỉnh đã kiên cố hóa được 379,3 km/537 km đạt tỷ lệ 70,6%,

Đối với chương trình kiên cố hóa kênh mương năm 2005, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1003/QĐ-UB ngày 25/3/2005 về việc giao dự toán chương trình kiên cố hóa kênh mương và bê tông hóa giao thông nông thôn. Quy định tỷ lệ nhân dân đóng góp như sau:

- Hai huyện Nam Đông và A Lưới: nhân dân đóng góp 10%.

- Các huyện còn lại và thành phố Huế: nhân dân đóng góp 30%.

- Công ty Quản lý và khai thác công trình thủy lợi tỉnh: đóng góp 25% .



18. Cử tri huyện Hương Thuỷ, thành phố Huế kiến nghị tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng sớm cắm các biển báo giao thông, đường từ cống Kiểm Huệ, đến cầu Ngói Thanh Toàn; cắm biển báo và xây dựng vạch hãm tốc độ trên đường Tăng Bạt Hổ ở gần trường học.

Về việc này UBND tỉnh xin trả lời như sau: Hiện nay, ngành Giao thông đã cắm các biển tên và trọng tải cầu, các biển báo hiệu đường cong nguy hiểm… theo đúng quy định của luật giao thông đường bộ.

Về việc sơn vạch giảm tốc độ trên tuyến đường Tăng Bạt Hổ: Đây là tuyến đường đã được cắm biển cấm xe tải theo Quyết định số 339/QĐ-UB ngày 14/02/2003 của UBND tỉnh nên việc vi phạm biển cấm làm mất an toàn giao thông, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo ngành Công an tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm minh nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Vạch giảm tốc độ đoạn gần trường tiểu học sẽ được sơn trong quý II năm 2005.

19. Cử tri các xã Hương Vân, thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà tiếp tục đề nghị, tỉnh sớm có kế hoạch triển khai xây dựng bến xe tại thị trấn Tứ Hạ để giải quyết nhu cầu đi lại và trung chuyển hàng hóa từ khu vực ngã ba đường phía Tây thành phố Huế.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Năm 2004, ngành Giao thông đã làm việc với UBND huyện Hương Trà để thống nhất quan điểm lập bến xe buýt tại thị trấn Tứ Hạ, tháng 3 năm 2005 UBND tỉnh đã cho phép bổ sung thêm 2 phương tiện để nối dài tuyến xe buýt từ Huế ra thị trấn Tứ Hạ và ngược lại. Vì vậy, sau khi ngành Giao thông thống nhất với UBND huyện Hương Trà về địa điểm cụ thể, công trình sẽ được triển khai thực hiện trong năm 2005.



20. Cử tri các huyện Hương Thuỷ, Phú Lộc, Phú Vang kiến nghị tỉnh đầu tư, phân bổ vốn để xây dựng các tuyến đê bao, kè, kênh dẫn nước ở một số địa phương như kè hói Thống Nhất (xã Thuỷ Thanh); xây dựng kênh dẫn nước từ hồ Truồi về vùng khu 3 và xã Lộc Hoà, huyện Phú Lộc; nâng cấp tuyến đê phân lũ và tuyến đê bao của các xã Phú Lương, Phú Hồ, Phú Xuân, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh. Đồng thời củng cố các chỗ bị hư hỏng của công trình hạ Truồi, đê dọc sông Đại Giang, nâng cao tuyến đập ở bàu ô Vinh Hà, bàu Kênh, Vinh Thái (Phú Vang)... nhằm phục vụ kịp thời việc tưới tiêu.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

- Dự án xây dựng kênh dẫn nước từ hồ Truồi về vùng khu 3 và xã Lộc Hòa huyện Phú Lộc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất đưa vào một trong những dự án tiềm năng ưu tiên của chương trình thủy lợi miền Trung xin Chính phủ vay vốn ADB để xây dựng.

- Dự án kè hói Thống Nhất (xã Thủy Thanh) đã được nghiên cứu lập dự án, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Hương Thuỷ sớm hoàn thành và thực hiện trong năm 2005.



- Về việc nâng cấp tuyến đê phân lũ và đê bao các xã Phú Lương, Phú Hồ, Phú Xuân, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, bàu ô Vinh Hà, bàu Kênh, Vinh Thái (Phú Vang) nhằm phục vụ kịp thời việc tưới tiêu: Do việc tu sửa thường được thực hiện cục bộ tùy theo khả năng của từng địa phương, chưa xét đến yếu tố tổng quan nên hàng năm thường bị hư hỏng sau mỗi lần sửa chữa. Để khắc phục vấn đề này, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự án nâng cấp hệ thống đê bao, bờ bao cho khu vực này nói riêng và hệ thống đê, bờ bao toàn Tỉnh nói chung nhằm phục vụ việc phân lũ và phục vụ tưới tiêu.

21. Cử tri huyện Phú Lộc phản ảnh, các xã có giải toả, đền bù, di dời, tái định cư trên địa bàn huyện triển khai với mức độ khác nhau, chính sách không cụ thể, giá đền bù thấp... nên kết quả không đồng đều. Một bộ phận dân cư đến định cư nơi ở mới (Vinh Hiền, Lộc Thuỷ, Xuân Lộc, thị trấn Phú Lộc...) không được thuận lợi do thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, thiếu đất sản xuất, không có việc làm, thu nhập thấp, đời sống gặp khó khăn. Đề nghị tỉnh nghiên cứu có chính sách thoả đáng trong công tác đền bù, tái định cư.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính dự thảo quyết định Sửa đổi bổ sung Quyết định số 225/2001/QĐ-UB ngày 30/01/2001 của UBND tỉnh về đền bù hoa màu, nhà cửa, vật kiến trúc thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất (hiện nay đang còn có một số cơ chế chính sách chờ nghiên cứu ban hành như hạn mức sử dụng đất để xác định phương án đền bù) và phối hợp với Sở Xây dựng để xây dựng đơn giá đền bù thiệt hại về tài sản trên đất.



22. Cử tri xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền đề nghị tỉnh đã có kế hoạch qui hoạch khu bảo tồn thiên nhiên Tràm chim Bắc Biên tại xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền. Đề nghị tỉnh cho biết dự án qui hoạch trên đã được phê duyệt chưa và đến khi nào thì triển khai thực hiện, để tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất. Hiện nay, đang triển khai dồn điền, đổi thửa nhưng vùng này chưa triển khai được do sợ ảnh hưởng đến dự án.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau: Dự án quy hoạch khu bảo tồn thiên nhiên Tràm chim Bắc Biên tại xã Quảng Thái là “dự án thí điểm khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cửa sông Ô Lâu” do Văn phòng dự án VNICZM Thừa Thiên Huế xây dựng với sự giúp đỡ của Viện Quản lý nước lục địa và nước thải, Bộ Giao thông Công chính và Quản lý nước Hà Lan. Việc xây dựng đề xuất dự án được triển khai từ năm 2003, cuối quý I/2004 Văn phòng đã tổ chức hội thảo để lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo, sau đó nhóm chuyên gia tư vấn tiếp tục chỉnh sửa để trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt đề xuất dự án (theo kế hoạch là tháng 12/2004). Ngày 30/3/2005 UBND Tỉnh đã có cuộc họp gồm các ngành, các chuyên gia để góp ý, chỉnh sửa, xin ý kiến các Bộ liên quan trước khi phê duyệt.

Dự án có quy mô lớn với tổng diện tích vùng dự án gần 11.000 ha, có liên quan mật thiết đến đời sống và các hoạt động sản xuất của cộng đồng dân cư khu vực này (gồm 344 hộ sống trực tiếp ở vùng lõm và vùng đệm, 191 hộ nuôi cá lồng, đánh bắt thuỷ sản bằng nò sáo bị ảnh hưởng), tổng kinh phí tạm tính khoảng 16 tỷ đồng. Là dự án có quy mô lớn và tác động đến nhiều vấn đề nên cần sự hỗ trợ, tư vấn về chuyên môn của nhiều Bộ như: Bộ Thuỷ sản, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài nguyên & Môi trường; đồng thời kêu gọi các tổ chức Quốc tế hổ trợ kinh phí.

Dự kiến nếu đủ điều kiện (Dự án được phê duyệt, có nguồn vốn đầu tư) trong năm 2005 thì dự án sẽ thực hiện hoàn thành năm 2008 (4 năm).

Khi thực hiện Dự án sẽ phân thành các khu chức năng gồm: Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực sử dụng hạn chế và khu hành chính dịch vụ. Giai đoạn trước mắt dự án sẽ khoanh vùng khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõm) là vùng mặt nước và 4 cồn đất khu vực cửa sông Ô Lâu; 4 cồn đất với diện tích 75,3 ha, đây là vùng sản xuất lúa 1 vụ gồm có: Cồn Bợt Đông 23,4ha; cồn Ba 8,1 ha; cồn Chặng nhất nhì ba 19,1 ha; cồn Đông hói mồ 24,7 ha.

Khi khoanh vùng bảo vệ, các cồn đất trên sẽ được bảo tồn và không sản xuất nông nghiệp nữa, do vậy khi đưa khu vực này vào bảo tồn thì UBND tỉnh sẽ có chính sách phù hợp cho những hộ nông dân đang sản xuất ở vùng này chuyển đổi sang sản xuất ở vùng đất khác hoặc làm các công việc khác để ổn định đời sống dân cư trong vùng.



23. Cử tri huyện Hương Thuỷ, Quảng Điền kiến nghị tỉnh sớm quan tâm đầu tư hệ thống nước sạch cho các hộ thuộc xã Thuỷ Phương (ảnh hưởng do bãi rác gây ô nhiễm), sớm triển khai công trình nước sạch ở xã Thuỷ Phù; đề nghị tỉnh can thiệp với Công ty cấp thoát nước Thừa Thiên Huế sớm tiếp nhận, quản lý các tuyến ống dẫn nước ở các xã Thuỷ Vân, Thuỷ Bằng (Hương Thuỷ) để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sử dụng; xem xét, đầu tư hệ thống dẫn nước sạch về các vùng sâu, vùng thiếu nước sạch để phục vụ sinh hoạt của nhân dân một số xã ở Quảng Điền.

Về vấn đề này, UBND tỉnh xin trả lời như sau:

- Đối với việc cấp nước sạch cho hai xã Thủy Phương, Thủy Phù:

+ Hiện nay, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch của xã Thuỷ Phương hiện nay là 95%, cao so với mặt bằng chung hiện nay của Tỉnh là 62,9%. Tuy nhiên, đối với các hộ dân cư ở vùng ảnh hưởng do bãi rác gây ô nhiễm có đường ống đầu tư dài, kinh phí lớn, mặt khác nguồn vốn ngân sách đầu tư hàng năm cho toàn tỉnh rất hạn chế 3-5 tỷ đồng/năm trong khi lại phải đầu tư rất nhiều vùng khó khăn, thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn của Tỉnh, nên thời gian qua việc giải quyết kịp thời nước sạch cho các hộ nói trên có hạn chế. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Trung tâm nước sinh hoạt và VSMTNT lập kế hoạch đầu tư vào năm 2006 nhằm giải quyết ưu tiên nước sạch cho khu vực bị ảnh hưởng do bãi rác gây ô nhiễm của xã Thuỷ Phương huyện Hương Thủy.

+ Tình hình triển khai công trình nước sạch xã Thủy Phù: Tổng dân số của xã là 11.465 người với 2.304 hộ. Toàn xã có 1.395 giếng (20 giếng khoan bơm tay và 1.375 giếng đào, 90 bể chứa nước mưa) với số người sử dụng 7.066 người, đạt tỷ lệ số dân có nước sinh hoạt 61,6% và có 01 Công trình tập trung nối mạng cấp nước đô thị theo Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch & VSMT nông thôn với nguồn ngân sách đầu tư là 250 triệu đồng, Công ty cấp thoát nước 250 triệu đồng, phối hợp thêm với nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân. Công ty cấp thoát nước là đơn vị Chủ đầu tư, tổ chức thực hiện quản lý sử dụng, khai thác công trình.

Cuối năm 2004, đơn vị Chủ đầu tư Công ty cấp thoát nước Tỉnh đã thi công hoàn thành lắp đặt đường ống giai đoạn 1 với tổng kinh phí 550.000.000 đồng và hiện nay đang tiếp tục phát triển hệ thống nối mạng cấp nước cho các hộ nhân dân trong xã.

- Về việc đầu tư cấp nước sạch cho các vùng khó khăn, thiếu nước sinh hoạt cho các xã huyện Quảng Điền: Tỷ lệ sử dụng nước sạch hiện nay của huyện Quảng Điền là 67,3%; trong đó có 5 xã đạt trên 70%, 3 xã đạt từ 63 - 70%; 2 xã đạt tỷ lệ thấp là xã Quảng Công (48,5%); xã Quảng Thọ (42,2%).

+ Các xã trước đây thường rất khó khăn về nước sạch sinh hoạt như: Quảng Ngạn, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng Vinh, Quảng An, Quảng Thành đều được đầu tư xây dựng các công trình hệ thống dẫn nước sạch (nối mạng) liên tục trong các năm kế hoạch 2002, 2003, 2004 và đã đạt tỷ lệ trung bình trên 65%.

+ Xã Quảng Thọ từ năm 2001 đã tập trung đầu tư công trình cấp nước nối mạng, ngưng do kinh phí đầu tư hạn chế nên thực hiện theo từng giai đoạn, từng năm (thời gian qua đã đầu tư với nguồn vốn ngân sách 220 triệu đồng). Trong năm 2005 thực hiện tiếp tục với kinh phí khoản 900 triệu đồng do Công ty cấp thoát nước Chủ đầu tư thực hiện nhằm giải quyết cơ bản nước sạch cho nhân dân trong Xã.

+ Xã Quảng Công: Trung tâm nước sạch và VSMTNT đã phối hợp cùng UBND huyện Quảng Điền, UBND xã Quảng Công tiến hành khảo sát lập báo cáo đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt với công suất 400m3/ngày đêm có khả năng đáp ứng nhu cầu dùng nước cho nhân dân trong xã, thời gian thực hiện là năm 2005 - 2006.



Каталог: Upload -> DOCUMENTS -> 2008
2008 -> THỦ TƯỚng chính phủ
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế`
2008 -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2008 -> UỶ ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế Số: 85/bc-ubnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2008 -> TỈnh thừa thiên huế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2008 -> Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/bnn ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-ttg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm
2008 -> TỈnh thừa thiên huế
2008 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc = = Số: 68 /ub-bc
2008 -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Danh mục các vị trí công tác

tải về 202.88 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương