Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19

V. Hình thức hoạt động

Theo đơn vị khối hoặc trường

1. Công tác tổ chức:

Người dẫn chương trình (có thể là học sinh) làm công tác tổ chức:

- Giới thiệu chủ đề, ý nghĩa của buổi biểu diễn

- Giới thiệu khách mời

- Giới thiệu đại biểu ( BGH, các thày cô giáo)

- Giới thiệu nội dung của chương trình biểu diễn, các tiết mục và các lớp tham gia trình bày.

2. Chương trình biểu diễn:

Tùy trường dàn dựng kịch bản theo sự sáng tạo của mình. Tuy nhiên có thể dựa vào một số gợi ý sau:

- Đại diện học sinh lên tặng hoa và phát biểu cảm ơn thày cô.

- Giới thiệu các nhạc phẩm về nhà trường: Của nhạc sĩ, giáo viên, học sinh (nếu có)

- Các bài hát về tuổi học trò:



+ Bụi phấn.

- Trình bày tiểu phẩm

- Trình bày một điệu nhảy hiện đại.

- Màn trình diễn thời trang tuổi học trò.

-……….

3. Kết thúc phần biểu diễn, người dẫn chương trình cảm ơn các thày cô và toàn thể học sinh đã tham dự.



Lưu ý: Tùy điều kiện cụ thể của trường có thể kết phát triển thêm nhiều hoạt động cho phù hợp với nội dung, thời gian cũng như cách thức tổ chức, đảm bảo có sự gắn kết giữa các hoạt động theo chủ đề chung của tháng.

HOẠT ĐỘNG 2

Giao lưu học tập giữa các lớp

(1 tiết)


I. Mục tiêu hoạt động

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp và kĩ năng trình bày ý kiến.

- Học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.

- Phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.



II. Nội dung hoạt động

- Trao đổi, thảo luận.

- Liên hoan văn nghệ.

III. Công tác chuẩn bị


  • Ban chấp hành Đoàn trường:

    • Lên lịch và phân công các lớp tổ chức giao lưu.

    • Giới hạn phạm vi kiến thức trong chương trình học

  • Giáo viên chủ nhiệm:

    • Phân công học sinh (từ 3 – 5 hs) đi giao lưu với lớp bạn.

    • Bàn bạc với cán bộ lớp lên kịch bản, chuẩn bị hệ thống câu hỏi.

  • Học sinh:

    • Những học sinh được cử làm đại diện đi giao lưu với lớp bạn hoặc làm đại diện tại lớp mình phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án (có thể tham khảo ý kiến các thày cô giáo).

    • Học sinh cả lớp ôn tập lại kiến thức để sẵn sàng giải đáp các câu hỏi.

IV. Hình thức hoạt động

1- Theo đơn vị lớp trong giờ sinh hoạt. (45 phút)

- Người dẫn chương trình (có thể là lớp trưởng hoặc bí thư chi Đoàn) nêu mục đích ý nghĩa của buổi giao lưu (để kiểm tra kiến thức).

- Người dẫn chương trình giới thiệu thày, cô chủ nhiệm với tư cách khách mời.

- Người dẫn chương trình mời đại diên của các tổ cùng ban thư kí lên bàn của ban tổ chức ( được kê trước bục giảng, quay xuống lớp).



- Mỗi tổ đã chuẩn bị 5 câu hỏi kiểm tra kiến thức của các môn học. Đại diện của các tổ lần lượt nêu câu hỏi. Thành viên của các tổ còn lại trả lời.

- Ban thư kí theo dõi, tổng kết. Tổ nào trả lời nhanh và được nhiều câu hỏi nhất sẽ chiến thắng

- Xen kẽ giữa các câu hỏi, trả lời là các tiết mục văn nghệ, trò chơi (Theo lệnh tôi)

- Kết thúc buổi sinh hoạt lớp trưởng (hoặc người dẫn chương trình) mời giáo viên chủ nhiệm lên nhận xét, phát biểu.


2- Giữa các lớp trong giờ sinh hoạt:

- Mỗi lớp cử 5 học sinh đại diện chuẩn bị câu hỏi và đi giao lưu với lớp bạn.

- Tại lớp được giao lưu, người dẫn chương trình mời đại diện nhóm bạn lên giới thiệu.

- Các lớp lần lượt nêu câu hỏi để đội bạn trả lời.

- Xen kẽ trong buổi giao lưu là trình bày các tiết mục văn nghệ hoặc cùng nhau tham gia trò chơi.

- Kết thúc, người dẫn chương trình cảm ơn đội bạn.

LƯU Ý:

Tùy điều kiện cụ thể của trường có thể kết hợp cả hai hoạt động trên sau khi đã được điều chỉnh về nội dung và thời gian cũng như cách thức tổ chức, đảm bảo có sự gắn kết giữa các hoạt động theo chủ đề chung của tháng.



------------------
B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1

Chương trình văn nghệ :'' LỜI CA TIẾNG HÁT TRI ÂN THẦY CÔ"

(Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Chương trình văn nghệ " Lời ca tiếng hát tri ân thầy cô"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Nhận thức được vai trò và công ơn to lớn của thầy cô giáo đối với thế hệ trẻ, đối với xã hội nói chung và đối với sự trưởng thành, phát triển của mỗi học sinh nói riêng.

- Biết cách tổ chức và điều khiển, biểu diễn văn nghệ ở cấp chi đoàn. Lựa chọn được các tiết mục xuất sắc tham gia hội diễn cấp trường.

- Thể hiện lòng biết ơn, tự hào và kính trọng thầy cô giáo. Từ đó có ý thức học tập, tu dưỡng rèn luyện để đền đáp công ơn các thầy cô.

3. Nội dung hoạt động:

Các tiết mục văn nghệ sưu tầm hoặc sáng tác ở các thể loại : Thơ, nhạc, kịch câm, ... tập trung vào nội dung:

- Ca ngợi công ơn của thầy giáo, cô giáo, vinh danh nghề dạy học.

- Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô và mái trường là nơi gieo trồng tri thức, ươm mầm, động viên khích lệ nâng cánh cho những ước mơ xa.



4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức và biểu diễn chương trình văn nghệ

- Cán bộ đoàn trường, GVCN cố vấn cho ĐVTN học sinh về nội dung và phương pháp tổ chức chương trình văn nghệ cấp chi đoàn.

- Họp BCH chi đoàn thông qua kế hoạch hoạt động, triển khai kế hoạch và phát động thi đua sáng tác thơ ca, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ hướng về chương trình " Lời ca tiếng hát tri ân thầy cô". Giao chỉ tiêu tiết mục cho các tổ chuẩn bị tập luyện.

- Duyệt thử chương trình để loại bỏ các tiết mục trùng nhau hoặc không đạt yêu cầu. Lựa chọn các tiết mục đặc sắc tham gia biểu diễn.

- Thiết kế chương trình theo một cấu trúc chặt chẽ về nội dung và hình thức thể hiện.

- Mời các thầy cô giáo dạy ở chi đoàn - lớp đến dự chương trình biểu diễn.
HOẠT ĐỘNG 2

Phát động cuộc thi :'' VIẾT VỀ THẦY CÔ, MÁI TRƯỜNG"

(Quy mô: Đoàn trường- 3 khối)

1. Tên hoạt động: Phát động cuộc thi " Viết về thầy cô, mái trường"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Bày tỏ tình cảm và lòng kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo; những kỷ niệm sâu sắc với thầy cô, bè bạn, mái trường.

- Bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, thể hiện những rung động tình cảm đẹp đẽ của tâm hồn với truyền thống " Tôn sư trọng đạo" của dân tộc.

- Qua cuộc thi, có những chuyển biến trong nhận thức và hành động, có ý thức học tập, tu dưỡng rèn luyện để đền đáp công ơn các thầy cô giáo.

3. Nội dung hoạt động:

Các bài viết, sáng tác ở các thể loại : Thơ, truyện ngắn, ký, tản văn ... tập trung vào nội dung:

- Ca ngợi công ơn của thầy giáo, cô giáo, vinh danh nghề dạy học.

- Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô và mái trường mến yêu.

- Những kỷ niệm sâu sắc với thầy cô, trường lớp; hình ảnh người thầy trong tâm trí học trò.

4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức cuộc thi sáng tác thơ văn với chủ đề "Viết về thầy cô, mái trường". Sử dụng các phương pháp tổ chức cuộc thi, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp giải quyết vấn đề.

- Ban chấp hành đoàn trường xây dựng kế hoạch, báo cáo với Ban giám hiệu, Đoàn cấp trên. Thành lập Ban tổ chức cuộc thi cấp trường, phân công nhiệm vụ cho cán bộ đoàn phụ trách. Mời các thành viên có chuyên môn tham gia Ban giám khảo.

- Triển khai kế hoạch, thể lệ cuộc thi tới các chi đoàn và đoàn viên thanh niên. Yêu cầu Ban chấp hành các chi đoàn đôn đốc thực hiện.

- Các chi đoàn ( có sự cố vấn của GVCN và cán bộ đoàn trường) chịu trách nhiệm sơ tuyển, gửi những bài viết, sáng tác có chất lượng nhất về Ban tổ chức cuộc thi. Đồng thời mỗi chi đoàn trên cơ sở các bài tham gia của ĐVTN, xây dựng một tập san của chi đoàn.

- Ban tổ chức tập hợp các tác phẩm tham gia cuộc thi từ các chi đoàn, tiến hành tổ chức chấm vòng chung khảo theo các tiêu chí đã thống nhất. Đánh giá tổng kết hoạt động, công bố kết quả và trao thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt giải.


HOẠT ĐỘNG 3

Tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên mới nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam

(Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên mới nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam.

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Nhận thức được tầm quan trọng của các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong năm, đặc biệt là truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.

- Có ý thức tự giác thực hiện chương trình " Rèn luyện đoàn viên" đối với đoàn viên; có ý thức phấn đấu trong học tập và rèn luyện, thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam để sớm được đứng trong hàng ngũ của Đoàn đối với thanh niên. Đánh dấu một kỷ niệm của đoàn viên mới trong tháng Tri ân thầy cô và trong quá trình phấn đấu trở thành đoàn viên mới.

- Rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn trong công tác tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên mới.

3. Nội dung hoạt động:

- Chương trình văn nghệ chào mừng.

- Chào cờ, hát Quốc ca, Đoàn ca.

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

- Một ủy viên chấp hành báo cáo việc xét đơn, nêu ngắn gọn ưu khuyết điểm trong quá trình phấn đấu của người được xét kết nạp, đọc Nghị quyết chuẩn y của Ban chấp hành đoàn trường.

- Bí thư chi đoàn trao Nghị quyết và gắn huy hiệu đoàn.

- Đoàn viên mới đọc lời hứa danh dự của mình.

- Người giới thiệu phát biểu, hứa tiếp tục giúp đỡ đoàn viên mới.

- Đoàn viên chi đoàn phát biểu cảm tưởng ( nếu có).

- Đại biểu Ban chi ủy, Ban chấp hành đoàn trường phát biểu ý kiến.

- Chào cờ, bế mạc .

4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức Lễ kết nạp đoàn viên mới tại chi đoàn- lớp.

- Ban chấp hành đoàn trường tập huấn cho cán bộ chi đoàn thông qua dự Lễ kết nạp đoàn viên ở một chi đoàn tổ chức điểm, có rút kinh nghiệm sau buổi lễ kết nạp. Cung cấp tài liệu cho Bí thư chi đoàn mới chưa có kinh nghiệm.

- Cán bộ đoàn trường, GVCN cố vấn cho ĐVTN học sinh về công tác tổ chức.

- Ban chấp hành chi đoàn hoàn thiện hồ sơ đề nghị kết nạp đoàn viên mới báo cáo BCH Đoàn trường, đề nghị chuẩn y kết nạp. Mời đại biểu tới dự và chỉ đạo buổi lễ.

- Chi đoàn phân công nhiệm vụ cho các thành viên, chuẩn bị chu đáo nội dung chương trình và hình thức tổ chức theo hướng dẫn Điều lệ Đoàn.

- Thực hiện nghiêm túc theo chương trình đã được thông qua.

(* Chi chú: Hoạt động này được thực hiện lại trong Tháng thanh niên năm 2012)

------------------
C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: THEO LỆNH TÔI

I. Mục đích:

Rèn luyện trí nhớ, ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy.



II. Chuẩn bị:

Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng ngang. Khoảng cách giữa các em trong hàng là một sải tay GV đứng cách hàng đầu khoảng 3m. Nếu tổ chức chơi theo vòng tròn thì GV đứng ở tâm vòng tròn.



III. Cách chơi:

- Khi GV nói “Theo lênh tôi…hai tay đưa ra trước !” tất cả HS thực hiện theo GV ai không đưa hai tay ra trước là không đúng. Khi GV hô tiếp “Đưa hai tay đưa dang ngang ” nhưng trước câu đó không có “Theo lênh tôi”, ai đưa dang ngang là không đúng, trò chơi cứ tiếp tục như vậy. Những HS thực hiện không đúng phải chạy hoặc lò cò một vòng quanh các bạn của lớp mình rồi về đứng ở vị trí cũ.



Tên trò chơi: SẴN SÀNG CHỜ LỆNH

I. Mục đích:

Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, giáo dục ý thức, tác phong kỉ luật, chấp hành theo lệnh của người chỉ huy, tác phong nhanh nhẹn.



II. Chuẩn bị:

Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hay hàng ngang hoặc vòng tròn. Từng hàng điểm số thứ tự từ 1 đến hết để từng HS nhận biết số của mình. Nếu chuẩn bị chơi theo vòng tròn thì điểm số thứ tự theo cả lớp



III. Cách chơi:

Khi chỉ huy gọi đến số nào, thì tất cả những em có số đó phải chạy hoặc lò cò (do GV thống nhất với HS) một vòng quanh các bạn của tổ mình rồi về đứng ở vị trí cũ.



Tên trò chơi: AI NHANH HƠN

I. Mục đích:

Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, giáo dục ý thức và tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn



II. Chuẩn bị:

Tập hợp lớp thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau, hàng nọ cách hàng kia 1,5 – 2m trong hàng em nọ cách em kia 1m. Từng hàng điểm số thứ tự từ 1 đến hết



III. Cách chơi:

Khi chỉ huy gọi đến số nào (nên gọi 2 – 3 số bất kì), thì tất cả những em có số đó phải chạy một vòng quanh các bạn cả lớp (chạy theo chiều kim đồng hồ) về vị trí cũ, ai nhanh hơn thì thắng cuộc

------------------

D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

Tháng 11 là tháng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Các hoạt động đều hướng đến ngày kỉ niệm 20-11 với các hình thức phong phú và đa dạng.



Chương trình văn nghệ chào mừng kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngoài những bài ca ngợi về quê hương, đất nước… những bài hát ca ngợi về thầy cô sẽ là điểm nhấn trong chương trình văn nghệ.

I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.

- Tập một số bài hát mới có nội dung viết về thầy, cô giáo.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.

- Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20-11.

- Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 20-11 cho học sinh tập.



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới về ngày 20-11

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 11.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Hổng dám đâu (Sáng tác: Nguyễn Văn Hiên), Khi tóc thầy bạc trắng (Sáng tác:Trần Đức). Người thầy (Nguyễn Nhất Huy), Vết chân tròn trên cát (Sáng tác: Trần Tiến).

------------------

Chủ đề hoạt động tháng 12

THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

I. Mục tiêu giáo dục

Giúp học sinh:

- Hiểu rõ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tích cực, chủ động, sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường và địa phương tổ chức.



- Tin tưởng vào đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhà nước.

II. Nội dung

- Kể những mẩu chuyện về tấm gương các anh hùng liệt sĩ

- Đi thăm và giao lưu với các đơn vi bộ đội đóng tại địa phương

III. Gợi ý hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1.

Kể những mẩu chuyện về tấm gương các anh hùng liệt sĩ

(1 - 2 tiết)



I. Mục tiêu hoạt động

- Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.

- Giáo dục học sinh sống có lí tưởng, có trách nhiệm.

- Giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm phát huy truyền thống dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



II. Nội dung hoạt động

- Học sinh tham gia kể truyện.

- Liên hoan văn nghệ.

III. Công tác chuẩn bị


  • Ban chấp hành Đoàn trường:

    • Phát động phong trào thi đua.

    • Nêu thời gian tổ chức tại lớp.

    • Duyệt và lựa chọn tiết mục từ các lớp để trình bày trước toàn khối hoặc toàn trường.

  • Giáo viên chủ nhiệm:

    • Gợi ý, giới thiệu sách cho học sinh đọc.

    • Khuyến khích học sinh gặp và hỏi chuyện các cựu chiến binh là người thân trong gia đình hoặc người quen.

    • Liên hệ và mời phụ huynh của lớp là cựu chiến binh tới tham dự cùng học sinh.

    • Cùng học sinh chuẩn bị quà lưu niệm cho khách mời (nếu có)

  • Học sinh:

    • Học sinh đọc sách và thảo luận theo tổ.

    • Gặp gỡ các cựu cựu chiến binh là người thân, quen để hỏi chuyện.

III. Hình thức hoạt động

1. Theo đơn vị lớp trong giờ sinh hoạt. (45 phút)

- Người dẫn chương trình (có thể là lớp trưởng hoặc bí thư chi Đoàn) nêu mục đích ý nghĩa của buổi sinh hoạt.

- Người dẫn chương trình giới thiệu khách mời :thày, cô chủ nhiệm và phụ huynh lớp là cựu chiến binh.

- Từng tổ cử đại diện kể lại những tấm gương hoặc những mẩu chuyện sâu sắc đã đọc trong sách hoặc được nghe kể lại.

- Người dẫn chương trình có thể mời khách mời cùng tham gia kể chuyện và hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa, bài học từ những câu chuyện đã được kể.

- Xen kẽ trong chương trình là các tiết mục văn nghệ với đề tài người chiến sĩ.

- Kết thúc buổi sinh hoạt GVCN thay mặt lớp tặng quà lưu niệm cho khách mời.

2. Theo đơn vị khối hoặc trường (90 phút)

- Người dẫn chương trình nêu mục đích ý nghĩa của buổi sinh hoạt.

- Người dẫn chương trình giới thiệu khách mời :thày, cô chủ nhiệm và cựu chiến binh là đại diện phụ huynh một số lớp.

- Từng lớp cử đại diện kể lại những mẩu chuyện sâu sắc đã đọc trong sách hoặc được nghe kể lại.

- Người dẫn chương trình mời khách mời phát biểu, tham gia kể chuyện và hướng dẫn học sinh hiểu ý nghĩa, bài học từ những câu chuyện đã được kể.

- Xen kẽ trong chương trình là các tiết mục văn nghệ với đề tài người chiến sĩ.

- Kết thúc buổi sinh hoạt đại diện BGH tặng quà lưu niệm cho khách mời.

HOẠT ĐỘNG 2

Đi thăm và giao lưu với các đơn vi bộ đội đóng tại địa phương

(2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động

- Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.

- Giáo dục học sinh sống có lí tưởng, có trách nhiệm.

- Học sinh có trách nhiệm với công việc tập thể.

II. Nội dung hoạt động

- Đi thăm và giao lưu.



III. Công tác chuẩn bị

  • Ban chấp hành Đoàn trường:

    • Liên hệ với các đơn vị bộ đội đóng tại địa bàn.

    • Lên danh sách học sinh tham gia ( học sinh giỏi hoặc cán bộ lớp).

    • Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và quà tặng lưu niệm.

  • Giáo viên chủ nhiệm:

    • Cử học sinh tham gia cùng Đoàn trường.

    • Nhắc học sinh chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ hoặc quà tặng của lớp

  • Học sinh:

    • Học sinh các lớp có thể cùng tham gia chuẩn bị quà tặng ( sách, báo hoặc lẵng hoa tự làm)

    • Cá nhân học sinh được cử đi giao lưu chuẩn bị theo sự phân công và chuẩn bị một số câu hỏi để giao lưu.

IV. Hình thức hoạt động

Theo đơn vị trường

* Tại trường:

- Thành phần tham gia: Đại diện BGH, cố vấn Đoàn, đại diện học sinh các lớp.

- Toàn đoàn tập trung tại trường theo thời gian đã thống nhất.

- Phương tiện đi lại có thể là ô tô hoặc tự túc (tùy điều kiện cụ thể).

* Tới đơn vị bộ đội:

- Người tổ chức (có thể là cố vấn Đoàn trường) nêu mục đích chuyến thăm và giới thiệu các thành viên trong đoàn.

- Đại điện đơn vị bộ đội giới thiệu đại biểu.

- Học sinh trong đoàn nêu câu hỏi (đã được chuẩn bị).

- Trong thời gian giao lưu có trình bày các tiết mục văn nghệ về người lính, về tình yêu.

- Kết thúc buổi giao lưu đại diện đoàn tặng hoa và quà cho các chiến sĩ.

Lưu ý:


Tùy điều kiện cụ thể của trường có thể kết hợp cả hai hoạt động trên.

B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1. Tổ chức "Chương trình giao lưu với cựu chiến binh"

( Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Tổ chức "Chương trình giao lưu với cựu chiến binh"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Nhận thức được sự cống hiến, hy sinh vô cùng to lớn của các thế hệ cha anh trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước.

- Xác định rõ hơn trách nhiệm của bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện để sau này cống hiến được nhiều cho quê hương đất nước.

- Có thái độ yêu mến, trân trọng những thành quả cách mạng mà chúng ta có được hôm nay.

3. Nội dung hoạt động:

Tổ chức chương trình giao lưu để ĐVTN học sinh có cơ hội được cung cấp kiến thức và được bày tỏ ý kiến của mình về các nội dung cơ bản sau:

- Tái hiện không khí của những năm tháng hào hùng trong chiến tranh chống Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam hay quân tình nguyện trên đất bạn Lào… qua hồi ức của những người trong cuộc.

- Cuộc sống chiến đấu của những người chiến sĩ trên chiến trường. Khát khao và ước mơ của họ.

- Cuộc sống của người lính sau chiến tranh, những đóng góp của họ cho công cuộc xây dựng kiến thiết nước nhà.

- Suy nghĩ của tuổi trẻ về thế hệ cha anh trong các cuộc trường chinh của dân tộc.

- Trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức giao lưu tại chi đoàn.

- GVCN, cán bộ Đoàn trường cố vấn, định hướng nội dung, gợi ý cho ĐVTN thực hiện hoạt động.

- BCH chi đoàn triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên chuẩn bị nội dung và hình thức tổ chức chương trình giao lưu với nhân chứng lịch sử.

- Mời nhân chứng lịch sử tham gia, có trao đổi thống nhất nội dung giao lưu. (Nếu mời được cựu chiến binh là phụ huynh ĐVTN học sinh trong chi đoàn thì càng tăng sức thuyết phục).

- Mời Ban thường trực chi hội cha mẹ học sinh, cán bộ đoàn trường, GVCN tham gia.

- Người dẫn chương trình có khả năng, linh hoạt trong tổ chức hoạt động. Tạo không khí giao lưu thân mật; Động viên, khuyến khích được nhiều ĐVTN mạnh dạn phát biểu ý kiến tham gia giao lưu.

- Kết hợp văn nghệ xen kẽ, tặng hoa (quà) cho nhân chứng lịch sử tham gia giao lưu.

------------------
C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: GÁC BAN ĐÊM

I. Mục đích:

Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, và khả năng phán đoán tác phong kỉ luật và chấp hành theo người chỉ huy.



II. Chuẩn bị:

- Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài

- Tập hợp lớp thành một vòng tròn, mặt quay vào tâm, GV chỉ định 1 – 2 HS làm người gác đêm. Những em này đứng trong vòng tròn, bịt mắt và mỗi em đeo 1 còi trước bụng, hai em đứng cố định quay lưng vào nhau cách nhau khoảng 3m làm bộ đội gác doanh trại ban đêm.



III. Cách chơi:

- GV chọn 2 – 3 HS giả làm “trinh sát”, khi có lệnh, những em này đi hết sức nhẹ nhàng đến người gác đêm và khéo léo thổi được còi của “người gác” , nếu để người gác đêm phát hiện và bắt được là thua, trò chơi cứ tiếp tục như vậy, có thể thay thế người gác , hoặc thay thế “trinh sát”


Tên trò chơi: BÁO ĐỘNG

I. Mục đích:

Rèn luyện phản ứng nhanh, tinh thần tập thể.



Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương