Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang2/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 - 1,5m, mỗi vòng cắm một cờ nhỏ ở tâm.

- Chia lớp thành 2 - 4 đội bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính, mỗi đội tập hợp thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Chuẩn bị cho mỗi đội một quả bóng chuyền hoặc bóng đá, bóng rổ. Em số 1 của mỗi đội cầm bóng tiến vào sát vạch xuất phát đứng chuẩn bị.

III. Cách chơi:

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng chạy và dẫn bóng bằng tay đến đích, vòng qua đích, tiếp tục dẫn bóng về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tiến vào vị trí xuất phát, sau khi nhận được bóng từ số 1, nhanh chóng dẫn bóng như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước khi có lệnh, hoặc trước khi nhận được bóng.

- Ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách xa người quá 5m.

Ghi chú: - Có thể tổ chức cho HS chơi dẫn bóng kết hợp ném rổ, hoặc ném cầu môn.

- Tương tự như trên, có thể tổ chức cho HS dẫn bóng bằng chân kết hợp đá bóng vào cầu môn.



Tên trò chơi: NÉM VÒNG VÀO CỔ CHAI

I. Mục đích

Rèn luyện sự khéo léo, chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận.



II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị 10 - 20 chiếc vòng nhựa đeo tay của trẻ em hoặc bằng mây, tre có đường kính tương đương. Có thể làm vòng bằng dây điện có vỏ nhựa, đường kính khoảng 1cm có đoạn nối được bọc bằng băng dính.

- Chuẩn bị một số vỏ chai thuỷ tinh, vỏ chai nhựa có cát bên trong và tuỳ theo lứa tuổi, giới tính kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn đứng ném cách nhau tối thiểu 1,5m. Cách vạch giới hạn khoảng 2 - 5m cho mỗi đội thì đặt những vỏ chai làm đích (mỗi đích có thể đặt 1 - 5 chai theo quy định thống nhất).

- Tập hợp học sinh thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng nhau về số lượng và giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm vòng tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném vòng vào đích.



III. Cách chơi

Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném các vòng vào cổ chai, sau đó lên nhặt vòng đưa cho bạn số 2. Khi số 1 lên nhặt vòng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn, sau khi nhận vòng từ số 1, lần lượt ném vào đích như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều vòng trúng đích, đội đó thắng.



Ghi chú: Trò chơi này có thể chơi cá nhân, ném 5 vòng, trúng 4 trở lên là xuất sắc, trúng 3 vòng là giỏi, trúng 2 vòng là khá, trúng 1 vòng là đạt yêu cầu.

------------------


D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
Tháng 9 là tháng học sinh tựu trường, bắt đầu một năm học mới. Ở Trung học phổ thông, lớp 10 là lớp đầu cấp, học sinh đến từ nhiều trường Trung học cơ sở khác nhau. Do đó việc tổ chức giới thiệu, làm quen giữa các bạn trong lớp là rất cần thiết. Thông qua các hoạt động văn nghệ để giúp các em có điều kiện gần gũi, giao lưu làm quen và gắn kết với nhau một cách nhanh nhất. Tất cả học sinh đều được tham gia các hoạt động văn nghệ của lớp. Học sinh sẽ tự giới thiệu khả năng văn nghệ của mình hoặc giới thiệu những bạn có khả năng văn nghệ để lớp biết.

Cần thành lập một Câu lạc bộ văn nghệ của lớp và xây dựng một chương trình văn nghệ của lớp để chào mừng ngày khai giảng năm học mới. Các tiết mục văn nghệ của lớp được sử dụng trong các buổi giao lưu, lễ hội, trong sinh hoạt trường, lớp, các hoạt động ngoài giờ, có thể đan xen trong các nội dung hoạt động khác…



I. Mục tiêu

- Học sinh biết được mục đích của việc thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.

- Học sinh được làm quen, biết được khả năng văn nghệ của từng cá nhân.

- Thống nhất về nội quy, phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ văn nghệ.

- Cùng nhau xây dựng một chương trình văn nghệ để chào mừng năm học mới.

II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

-Thành lập đội văn nghệ.

- Thảo luận về phướng hướng, nội dung của chương trình văn nghệ.

-Xây dựng chương trình văn nghệ.



IV. Hình thức tổ chức: Thảo luận

V. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Nêu mục tiêu của việc thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.

- Dự thảo kế hoạch thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.

- Chuẩn bị nội dung chương trình văn nghệ.



2. Học sinh:

Cùng với giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ văn nghệ của lớp.



VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp, giới thiệu mục đích của việc thành lập đội văn nghệ.

- Học sinh sẽ tự giới thiệu khả năng văn nghệ của mình hoặc giới thiệu những bạn có khả năng văn nghệ để lớp biết.

- Bầu quản ca, phụ trách Câu lạc bộ văn nghệ và các lựa chọn, lập danh sách các thành viên Câu lạc bộ.

- Lên kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (lịch tập, thời gian, địa điểm…)

- Lên Chương trình văn nghệ với chủ đề Chào năm học mới.



VII. Gợi ý

- Một chương trình Văn nghệ bao gồm các thể loại: Hát (gồm có hát đơn ca, song ca, tốp ca, hát tập thể…); Múa: (gồm có múa đơn, múa đôi hoặc tốp múa và múa tập thể…); Đọc tấu nhạc cụ (nếu có). Nếu trong lớp có HS biết chơi một loại nhạc cụ nào đó thì cần sử dụng trong các buổi tập cũng như trong các buổi buổi diễn.

- Ngoài các thể loại hát, múa, biểu diễn nhạc cụ cần có các tiết mục thơ, kịch, tiểu phẩm nhỏ… với các nội dung về nhà trường.

- Việc lựa chọn các bài hát để xây dựng trong chương trình hết sức quan trọng. Cần lựạ chọn các bài hát có nội dung trong sáng, đúng chủ đề của từng tháng, phù hợp với giọng hát của lứa tuổi học sinh THPT (Không nên chọn những bài hát của người lớn, không phù hợp với học trò, những bài hát có nội dung không lành mạnh và không có tính nghệ thuật, tính giáo dục…).

Những bài dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa dân gian quý báu của dân tộc ta. Việc bảo tồn phát huy vốn văn hóa dân tộc đang được Đảng và nhà nước quan tâm, khuyến khích. Do đó, các chương trình văn nghệ cần chọn và sử dụng các bài dân ca phù hợp với học sinh THPT.

- Ngoài các bài hát học sinh đã được học trong nhà trường, Chương trình Hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp 10, có thể lựa chọn một số bài hát khác để tập theo chủ đề Chào năm học mới như: Ngôi trường dấu yêu (Sáng tác: Ngô Anh Huy), Một thời để nhớ (Sáng tác: Nguyễn Văn Hiên) và các bài hát viết về chính ngôi trường của mình (nếu có).

Chủ điểm tháng 10.

THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ đề

- Nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; học sinh có quyền được kết giao bạn bè, dược tôn trọng sự kết giao đó ; đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình.

- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình.

- Tôn trọng và thân thiện với bạn bè ; sẵn sàng hợp tác với bạn trong học tập và trong cuộc sống.
II. Nội dung hoạt động

- HS viết về tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Những tình huống khó xử trong quan hệ tình bạn, tình yêu và gia đình.

- Tọa đàm về tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò.



IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1

Câu lạc bộ tình bạn, tình yêu và gia đình

(2 tiết)


I. Mục tiêu hoạt động

Giúp học sinh:

- Có nhận thức đúng đắn về tình bạn, tình yêu và gia đình. Ý thức được sự phức tạp trong tình bạn, tình yêu tuổi học trò và gia đình.

- Có khả năng ứng xử và giải quyết tốt các mối quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình.

- Hình thành ý thức xây dựng những tình cảm trong sáng, góp phần hoàn thiện nhân cách.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức và tham gia hoạt động tập thể.


II. Nội dung hoạt động

- HS tham gia viết về tình bạn, tình yêu, gia đình với thể loại thơ, truyện, tiểu phẩm vui.

- Tiếng hát tình bạn, tình yêu.

- Đối đáp nhanh.

- Tọa đàm.

III. Hình thức hoạt động

Kết hợp nhiều hình thức:

- Thi sáng tác.

- Giới thiệu sáng tác mới của học sinh.

- Biểu diễn văn nghệ: hát, tiểu phẩm, ngâm thơ.

- Thi ứng xử nhanh.

- Mời chuyên gia tâm lí hoặc giáo viên có kinh nghiệm tư vấn giải đáp những băn khoăn của HS về vấn đề tâm- sinh lí của tuổi học đường, ứng xử giao tiếp trong những tình huống có vấn đề.
IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1. Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Tư vấn hoạt động.

- Dự và phát biểu đánh giá, rút kinh nghiệm.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

- Giúp HS soạn thảo thể lệ, chọn Ban giám khảo .

- Mời chuyên gia tâm lí hoặc giáo viên phụ trách chuyên mục Tâm tình tuổi trăng rằm (nếu lớp mình được phân công tổ chức).

- Động viên, tư vấn, duyệt bài của HS lớp mình tham dự cuộc thi.

1.3. Học sinh

* Lớp tổ chức:

- Xây dựng thể lệ, yêu cầu của cuộc thi.

- Phát động cuộc thi viết về tình bạn, tình yêu, gia đình.

- Tổ chức Câu lạc bộ.

* Lớp tham dự:

- Tham gia viết bài (thể loại tự chọn- có thể là thơ, truyện hoặc tiểu phẩm, tản văn, nhạc phẩm, …)

- Tham dự và hưởng ứng tích cực trong hoạt động Câu lạc bộ.



2. Tổ chức

* Bước 1: Lựa chọn những tác phẩm đặc sắc để giới thiệu trong buổi tổ chức Câu lạc bộ.

- Ban tổ chức phát động cuộc thi.

- Các lớp gửi bài dự thi về Ban tổ chức.

- Ban Giám khảo chấm, chọn một số tác phẩm độc đáo.

* Bước 2: Tổ chức Câu lạc bộ.

- Người dẫn chương trình giới thiệu khái quát, ngắn gọn ý nghĩa, yêu cầu của cuộc thi.

- Giới thiệu khách mời, Ban giám khảo, thư kí cuộc thi.

- Để tạo không khí vui vẻ, chương trình có thể bắt đầu với một vài tiết mục văn nghệ.

- Người dẫn chương trình giới thiệu những bài viết sáng tạo, hấp dẫn – có thể do tác giả tự thể hiện hoặc nhờ người khác thể hiện (phải đăng kí trước với ban tổ chức)

- Đan xen giữa hoạt động giới thiệu sáng tác là các tiết mục văn nghệ - hát- múa, điệu nhảy truyền thống hoặc hiện đại.

- Lồng ghép với trò chơi ứng xử nhanh:

+ Người dẫn chương trình có thể đưa ra một số tình huống, câu hỏi theo chủ đề, yêu cầu người chơi- HS khối 10 trả lời thật nhanh. Người có câu trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà.

+ Có thể tổ chức thành 2 nhóm. Mỗi câu hỏi, tình huống đưa ra, đội nào có ấn chuông trước sẽ giành quyền trả lời. Đội nào có nhiều câu trả đúng sẽ là đội thắng cuộc.

- Biểu diễn thời trang.

- Tiếp theo là chuyên mục Tâm tình tuổi trăng rằm.

+ HS sẽ nêu những câu hỏi, những băn khoăn xoay quanh vấn đề tâm – sinh lí lứa tuổi học đường, có nên yêu hay không yêu ở tuổi học đường, những vấn đề khó khăn trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vấn đề bình đẳng giới, vấn đề bạo lực học đường, hiện tượng một số nữ sinh ngày nay thích dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn, vẻ đẹp của nữ sinh thời hiện đại, v.v…

+ Ban tổ chức có thể thu thập những câu hỏi, ý kiến từ trước hoặc trong quá trình tọa đàm.

+ Thành viên tham gia CLB có thể tự do phát biểu ý kiến của mình.

+ Khách mời- chuyên gia tâm lí hoặc giáo viên giải đáp thắc mắc, tư vấn giúp các em có thể rút ra bài học ứng xử, biết cách điều chỉnh tình cảm, hành vi đúng mực trong các mối quan hệ.



  • Ban giám khảo công bố giải cuộc thi viết về tình bạn, tình yêu, gia đình.

  • Ban tổ chức trao giải.

  • Ban giám hiệu nhận xét, đánh giá chuyên đề.

HOẠT ĐỘNG 2

Hội thi nét đẹp qua ứng xử, giao tiếp

(2 tiết)


I. Mục tiêu hoạt động

- Học sinh hiểu ứng xử, giao tiếp thể hiện nét đẹp tâm hồn, phẩm chất con người.

- Từ đó có ý thức rèn luyện, tu dưỡng trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè, người thân và mọi người trong xã hội.

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức và tham gia hoạt động tập thể.



II. Nội dung hoạt động

- Xây dựng các tình huống ứng xử theo chủ đề về tình bạn, tình yêu, gia đình.

- Ca ngợi nét đẹp trong văn hóa ứng xử.

- Phê phán những biểu hiện chưa đẹp trong giao tiếp, ứng xử.



III. Hình thức hoạt động

- Dàn dựng và biểu diễn hoạt cảnh.

- Tổ chức hội thi.

IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1.Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Dự chuyên đề.

- Nhận xét, đánh giá.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

* Cung cấp tài liệu cần thiết hoặc kĩ năng xây dựng câu hỏi tình huống.

* Động viên học sinh, quản lí học sinh tham dự hội thi.

* Giáo viên chuẩn bị một vài tình huống cho học sinh tham khảo để HS có thể tự mình xây dựng tình huống. Ví dụ:

- Khi em xin phép đi sinh nhật bạn ở một nhà hàng nhưng mẹ hoặc bố không đồng ý vì nhiều lí do:

+ Đường xa, đoạn đường ấy thường xuyên đông đúc, lại vào thời gian giáp tết.

+ HS không nên đi nhà hàng nếu không có người lớn đi cùng.

Em cảm thấy thế nào và sẽ hành động ra sao?

- Em rất quí một người bạn khác giới, bố mẹ biết và ngăn cấm quyết liệt bằng nhiều cách, em sẽ xử sự như thế nào?

- Bạn thân của em bắt đầu có những biểu hiện ham chơi điện tử, bỏ học, em sẽ làm gì?

- Bạn khác giới mời em đi chơi hoặc xem phim một mình với bạn vào buổi tối, em có nhận lời không? Vì sao?

- Một bạn khác giới ngồi cạnh nói yêu em, hai người cũng có một chút tình cảm vượt quá tình bạn, cô giáo chủ nhiệm đổi chỗ, cho một bạn khác ngồi chen vào giữa. Một thời gian rất ngắn sau đó, bạn của em lại thích người kia, em sẽ xử sự như thế nào?...

1.3. Học sinh

* Lớp tổ chức:

- Phát động cuộc thi.

- Mời Giám khảo – có thể có đại diện giáo viên, đại diện đoàn trường, đại diện HS khối 10.

- Họp Ban giám khảo thống nhất nguyên tắc, biểu điểm chấm.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi.

- Xây dựng tình huống cho khán giả.

* Lớp tham dự:

- Thành lập đội thi của lớp.

- Soạn thảo tình huống và đáp án, gửi về Ban tổ chức trước hội thi.

- Tham dự hội thi.

2. Tổ chức

* Người dẫn chương trình giới thiệu khái quát, ngắn gọn ý nghĩa của cuộc thi.

* Giới thiệu khách mời, Ban giám khảo, thư kí cuộc thi.

* Công bố yêu cầu cuộc thi.

- Nội dung thi:

+ Màn chào hỏi: Tự giới thiệu về đội mình (theo thứ tự bốc thăm).

+ Xây dựng tình huống.

+ Trả lời tình huống.

- Thể lệ: Tùy theo số lượng đội đăng kí có thể tổ chức thành một vòng hay hai vòng theo luật chơi.

+ Mỗi vòng gồm 3 đến 4 đội.

+ Mỗi đội được đưa ra 2- 3 tình huống – có thể dưới dạng tiểu phẩm ngắn. Tùy vào mức độ độc đáo, giám khảo sẽ chấm điểm xây dựng tình huống.

+ Trả lời tình huống: Đội đưa ra tình huống sẽ không được trả lời trong trường hợp này. Các đội còn lại, đội nào ấn chuông hoặc ra tín hiệu trước sẽ giành được quyền trả lời trước – cộng điểm ứng xử nhanh. Các đội các vẫn được quyền trả lời.

+ Kết quả cuộc thi được tính bằng tổng điểm các phần chào hỏi, xây dựng tình huống, giải quyết tình huống.

* Lồng ghép các tiết mục văn nghệ, thời trang bạn gái, trò chơi v.v…

* Phần dành cho khán giả:

- Người dẫn chương trình có thể đưa ra một vài tình huống cho khán giả- học sinh.

- Người chơi có câu trả lời giải quyết đúng tình huống sẽ được nhận phần thưởng.

* Thư kí tổng hợp kết quả- phiếu chấm từ Ban giám khảo.

* Tổng kết, trao giải.

* Ban giám hiệu nhận xét, đánh giá.

------------------


B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1. Thi giao lưu" Hành trình tuổi vị thành niên"

( Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Thi giao lưu" Hành trình tuổi vị thành niên"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Hiểu biết một số kiến thức cơ bản về giới tính, về SKSS-VTN, về tình bạn và tình yêu .

- Tham gia chủ động, sáng tạo, phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác.

- Biết cách chăm sóc SKSS-VTN, có thái độ đúng đắn và ứng xử có văn hóa trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, bình đẳng.

3. Nội dung hoạt động:

- Khái niệm vị thành niên và tình bạn, tình yêu tuổi học trò.

- Tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản vị thành niên (có nên quan hệ tình dục ở tuổi VTN hay không, phương pháp tránh thai và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS…)

- Giải quyết một số tình huống ứng xử trong quan hệ tình bạn, tình yêu đối với vị thành niên.



4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức thi giao lưu giữa 3 đội thi trong chi đoàn- lớp.

- Cán bộ Đoàn trường, GVCN làm công tác cố vấn.

- Chi đoàn thành lập Ban tổ chức, phân công điều hành, chuẩn bị cơ sở vật chất, nội dung thi giao lưu, chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án.

- Thành lập các đội thi, tổ chức luyện tập.

- Tiến hành thi giao lưu theo thiết kế đã được xác định, linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh. Công bố kết quả, trao thưởng, rút kinh nghiệm.

* Ngoài thi giao lưu giữa 3 đội, cần có phần thi dành cho khán giả. Văn nghệ xen kẽ của 3 đội thi.

------------------



C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: NGƯỜI THỪA THỨ BA

I. Mục đích:

Rèn luyện phản xạ nhanh, kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

Kẻ hai vòng tròn đồng tâm, đường kính vòng tròn trong khoảng 8 - 10m, vòng tròn ngoài khoảng 11 - 12m hoặc hơn phụ thuộc vào số lượng HS tham gia chơi. Tập hợp HS đứng theo hai vòng tròn quay mặt vào tâm tạo thành từng đôi một. Chọn hai em đứng ngoài vòng tròn quay mặt ngược chiều kim đồng hồ, em nọ cách em kia 3m.



III. Cách chơi:

Khi có lệnh, hai người bắt đầu chạy đuổi, người chạy trước phải chạy nhanh sao cho người sau không đuổi kịp, nếu người chạy sau đuổi kịp, vỗ nhẹ vào người bạn, người chạy trước như vậy là thua. Trò chơi dừng lại để thay đôi khác hoặc hai người đổi vai cho nhau. Tuy nhiên, trò chơi hấp dẫn ở chỗ người chạy trước có thể chạy vào rẽ vào đứng trước mặt bất kỳ người nào đứng ở vòng tròn trong, lúc này hàng trở thành 3 người, người đứng sau cùng trở thành người thừa thứ 3. Người thứ 3 lập tức phải chạy ngược chiều kim đồng hồ để sao cho người đuổi không đuổi kịp, sau đó cũng đứng vào trước mặt một bàn nào đó ở vòng trong như quy định. Trò chơi tiếp tục như vậy khoảng 2 - 5 phút thì dừng lại. Nếu sau 1 - 2 phút người đuổi vẫn không bắt được người nào, cần cho trò chơi dừng lại để thay người đuổi.


Tên trò chơi: NHẢY Ô TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, phát triển sức mạnh chân và sự khéo léo.



II. Chuẩn bị:

Kẻ một vạch chuẩn bị và một vạch xuất phát cách nhau 1 - 1,5m. Cách vạch xuất phát 0,8 - 1,5m của mỗi hàng kẻ 1 ô chữ nhật, mỗi ô có cạnh 0,4, cạnh kia 1 - 1,5m. Tập hợp HS thành những đội theo hàng dọc sau vạch chuẩn bị (tương ứng với các ô đã chuẩn bị).



III. Cách chơi:

Những em số 1 của mỗi đội tiến vào vạch xuất phát, khi có lệnh, bật nhảy bằng hai chân từ vạch xuất phát vào ô số 1, sau đó bật nhảy tách hai chân vào ô số 2 và 3, tiếp tục như vậy cho đến ô cuối. Bật nhảy quay 180o, bật nhảy lần lượt qua các ô về vạch xuất phát, đưa tay chạm bạn số 2. Số 2 bật nhảy như số 1 và lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh hoặc trước khi chạm tay bạn nhảy trước.

- Đặt chân vào ô không đúng quy định, hoặc chân đề lên vạch hay ra ngoài vạch.
Tên trò chơi: TÌNH BẠN

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng bật nhảy, sự phối hợp đồng đội, phát triển sức mạnh chân.

II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1,5m, kẻ vạch giới hạn cách vạch xuất phát 8 - 15m hoặc căm 2 - 4 cờ nhỏ đánh dấu giới hạn.

- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu nên số lượng và tỷ lệ giới tính của các đội phải bằng nhau. Từng hàng điểm số theo chu kỳ 1 - 2, hoặc từ 1 đến hết để cứ 2 HS thành một cặp nhảy. Nếu HS cuối hàng là số lẻ, GV cho một em nào đó nghỉ, hoặc cho em số 1 trên cùng nhảy lần thứ hai cùng bạn số lẻ đó…

- Cặp thứ nhất của mỗi đội tiến vào sát vạch xuất phát, thực hiện tư thế chuẩn bị: đứng sát nhau, hai tay kề bên ngoắc vào nhau, hai chân kề nhau đặt sát vạch xuất phát, hai chân kia co lên.



III. Cách chơi:

Khi có lệnh, HS nhảy lò cò theo cặp cho đến cờ hoặc vạch giới hạn, đổi chân rồi nhảy lò cò về vạch xuất phát, một trong hai người đưa tay chạm tay cặp thứ hai, cả hai đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi cặp thứ nhất xuất phát, cặp thứ hai tự động tiến vào vị trí xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị. Sau khi chạm tay, cặp thứ hai nhanh chóng nhảy lò cò như cặp thứ nhất đã thực hiện, cách chơi lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy, đội đó thắng.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh, hoặc trước khi chạm tay cặp trước.

- Vòng lại không qua vạch giới hạn hoặc cờ, không đổi chân.

- Không nhảy lò cò theo cặp như quy định.

------------------

D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

I. Mục tiêu

Chuẩn bị chương trình văn nghệ theo chủ đề của tháng.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Ôn luyện các tiết mục văn nghệ

- Tập một số bài hát mới theo chủ đề.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các ý kiến nhận xét về chương trình văn nghệ, hoạt động của Câu lạc bộ.

- Có những định hướng và kế hoạch của tháng.

- Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề của tháng cho học sinh tập.



2. Học sinh:

Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.



VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 10.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm như: Tình thơ (Sáng tác: Hoài An) , Con đường đến trường (Sáng tác: Phạm Đăng Khương)…

------------------
Chủ điểm tháng 11

THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG

HIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

I. Mục tiêu chủ đề

- Hiểu được ý nghĩa và giá trị của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó.

- Biết cách cư xử đúng mực với thầy, cô giáo trong mọi tình huống.

- Kính trọng, yêu quý thầy, cô giáo ; tích cực tự giác học tập để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.


II. Nội dung hoạt động

- Tổ chức chương trình theo chủ đề Truyền thống hiếu học và tôn sư, trọng đạo.

- Các hoạt động thi đua chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Thi viết về thầy cô và mái trường.

- Hội diễn văn nghệ.


Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương