Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang14/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

I. Mục tiêu hoạt động


Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu được cuộc sống và rèn luyện của anh bộ đội, người đang ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc yên bình.

- Tôn trọng và thân thiện trong việc bảy tỏ thái độ với anh bộ đội.

- Biết học tập và rèn luyện theo tinh thần kỷ luật của anh bộ đội.



II. Nội dung hoạt động

Giáo viên định hướng cho học sinh nội dung hoạt động “Tổ chức lễ kết nghĩa với đơn vị bộ đội " gồm có:

- Báo cáo thành tích học tập và rèn luyện của lớp trong hai năm học trước.

- Trao đổi những thông tin về cuộc sống và rèn luyện của anh bộ đội với những câu hỏi hay vấn đề được chuẩn bị trước.

- Giao lưu văn nghệ.

III. Hình thức hoạt động

- Lễ kết nghĩa vui tươi và đầm ấm.

- Biểu diễn văn nghệ

- Trò chơi: Ném trúng đích



IV. Công tác chuẩn bị

1. Giáo viên

- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài viết, tranh ảnh trong sách, báo nói về cuộc sống và rèn luyện của anh bộ đội.

- Giao cho Đoàn thanh niên chủ trì hoạt động, phối hợp cùng cán bộ lớp chuẩn bị các câu hỏi cho cuộc giao lưu.

- Kiểm tra quá trình chuẩn bị của Đoàn, của lớp và giúp học sinh hoàn thiện công việc chuẩn bị.



2. Học sinh

Đoàn thanh niên phối hợp với cán bộ lớp chuẩn bị các công việc sau:

- Soạn thảo các câu hỏi giao lưu. Gợi ý:

+ Anh hãy kể lại một kỷ niệm của đời lính cho chúng em nghe.

+ Trong cuộc sống của người lính, theo anh điều gì làm anh thú vị nhất?

+ Những khó khăn nào cản trở bước đường phấn đấu của anh bộ đội?

+ Anh nêu ý kiến của mình về tình yêu tuổi thanh niên?

+ Theo anh, thanh niên hiện nay cần có trách nhiệm như thế nào đối với Tổ quốc?

- Phân công chuẩn bị: báo cáo thành tích học tập và rèn luyện của lớp trong hai năm học trước, câu hỏi giao lưu, quà tặng lưu niệm, các tiết mục văn nghệ phục vụ cho giao lưu.

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động mở đầu

Người điều khiển nêu lí do buổi lễ kết nghĩa, giới thiệu đại biểu đến dự, thông báo chương trình buổi lễ.



Hoạt động 1: Lễ kết nghĩa

- Người điều khiển giới thiệu đại diện học sinh đọc lời chào mừng và báo cáo thành tích học tập và rèn luyện của lớp.

- Đại diện đơn vị bộ đội đáp lễ và giới thiệu một vài nét về tổ chức, về cuộc sống và rèn luyện của bộ đội trong đơn vị, về những thành tích đạt được trong huấn luyện và tác chiến.

- Biểu diễn văn nghệ xen kẽ.



Hoạt động 2: Giao lưu

Bằng những câu hỏi đã chuẩn bị, học sinh tiến hành giao lưu với các anh bộ đội. Cử một vài học sinh đại diện nêu câu hỏi, đơn vị bộ đội sẽ cử một vài anh bộ đội trả lời. Trong quá trình hỏi và trả lời, có thể những học sinh khác tiếp tục đưa ra những ý kiến còn băn khoăn nhằm giúp cho bầu không khí giao lưu thêm vui vẻ.

Hoạt động 3: Tặng quà

Đại diện học sinh lên trao quà tặng cho đơn vị bộ đội. Đồng thời nhận quà tặng từ đơn vị bộ đội và hứa quyết tâm thi đua học tập thật tốt để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp đạt kết quả cao.



Hoạt động 4: Vui văn nghệ

Chương trình giao lưu văn nghệ diễn ra với những tiết mục đã chuẩn bị cùng với những tiết mục của các anh bộ đội.



Hoạt động 5: Chơi trò chơi "Ném trúng đích"

Hoạt động 6: Kết thúc Lễ kết nghĩa

- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu cảm ơn đơn vị bộ đội.

- Đại diện đơn vị bộ đội nói lời chúc mừng thầy trò và mong muốn lớp sẽ đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp cuối năm học.


B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1

Tổ chức diễn đàn thanh niên:

" Đoàn viên thanh niên với kỳ thi nghiêm túc, chất lượng cao"

(Quy mô: Chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Diễn đàn " Đoàn viên thanh niên với kỳ thi nghiêm túc, chất lượng cao".

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Nhận thức được sự cần thiết phải thực hiện nghiêm túc quy chế thi và kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự trung thực là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người.

- Rèn kỹ năng phát biểu , tranh luận trước tập thể về những vấn đề của đời sống xã hội quen thuộc với ĐVTN học sinh.

- Xây dựng ý thức về lòng tự trọng, về tính trung thực, từ đó chuyển đổi thái độ, hành vi trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống sau này.

3. Nội dung hoạt động:

- Tìm hiểu về Quy chế thi và kiểm tra của Bộ giáo dục và Đào tạo. Những nội quy của nhà trường, của Đoàn thanh niên về vấn đề này.

- Trao đổi về các vấn đề: Vì sao phải tiến hành một kỳ thi nghiêm túc?Thái độ sai trong thi cử, kiểm tra dẫn tới hậu quả như thế nào?

- Những phương pháp ôn tập hiệu quả để có một kỳ thi nghiêm túc, chất lượng cao.



4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức diễn đàn tại chi đoàn.

- BCH đoàn trường lên kế hoạch, triển khai tới các chi đoàn. Cung cấp tài liệu văn bản quy định của cấp trên để ĐVTN nghiên cứu nắm vững.

- Cán bộ đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm làm công tác cố vấn cho hoạt động.

- Ban chấp hành chi đoàn họp thống nhất nội dung và cách thức tổ chức diễn đàn, phân công nhiệm vụ cho ủy viên BCH chi đoàn chịu trách nhiệm chuẩn bị, tổ chức hoạt động.

- Linh hoạt trong tổ chức diễn đàn. Động viên, khuyến khích được nhiều ĐVTN phát biểu ý kiến. Có ý kiến kết luận diễn đàn.

- Kết hợp hình thức hái hoa dân chủ, văn nghệ đúng chủ đề xen kẽ, quà tặng cho cá nhân hoặc tổ nhóm có nhiều ý kiến hay, hiệu quả đặc biệt về đổi mới phương pháp ôn tập.

------------------




C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: GÁC BAN ĐÊM

I. Mục đích:

Rèn luyện sự tập trung chú ý, phản ứng nhanh, khả năng phán đoán và tác phong kỉ luật .



II. Chuẩn bị:

- Hai khăn bịt mắt và 1 – 2 còi có dây đeo dài

- Tập hợp lớp thành một vòng tròn, mặt quay vào tâm, GV chỉ định 1 – 2 HS làm người gác đêm. Những em này đứng trong vòng tròn, bịt mắt và mỗi em đeo 1 còi trước bụng, hai em đứng cố định quay lưng vào nhau cách nhau khoảng 3m làm bộ đội gác doanh trại ban đêm.



III. Cách chơi:

- GV chọn 2 – 3 HS giả làm “trinh sát”, khi có lệnh, những em này đi hết sức nhẹ nhàng đến người gác đêm và khéo léo thổi được còi của “người gác” , nếu để người gác đêm phát hiện và bắt được là thua, trò chơi cứ tiếp tục như vậy, có thể thay thế người gác , hoặc thay thế “trinh sát”


Tên trò chơi: BÁO ĐỘNG

I. Mục đích:

Rèn luyện phản ứng nhanh, tinh thần tập thể



II. Chuẩn bị:

Tập hợp lớp thành 2 – 4 hàng dọc hoặc một vòng tròn, mặt quay theo chiều vòng tròn HS, em nọ cách em kia 1m – 1,5m



III. Cách chơi:

- Khi có lệnh, các em đi bình thường hoặc chạy nhẹ nhàng (theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi GV thổi một hồi còi báo động, HS nhanh chóng ẩn nấp bằng cách ngồi, cúi đầu, hoặc nằm chống hai tay không động đậy. GV đếm 1,2,3,4,5. Sau khi hô xong số 5 HS nào còn động đậy thì coi như địch đã phát hiện, bị loại khỏi cuộc chơi sau 30 – 60 giây, GV thổi hồi còi thứ hai để kết thúc báo động, trò chơi lại tiếp tục từ đầu.




Tên trò chơi: NÉM TRÚNG ĐÍCH
I. Mục đích

Nhằm rèn luyện kĩ năng ném đích, phát triển khả năng phối hợp khéo léo, chính xác của tay.



II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị dích để cho HS ném. Đích có thể ỏ nhiều dạng khác nhau như: là các vật để trong một vòng tròn vẽ trên mặt đất (các vật ở đây có thể là một hoặc một số quả bóng nhỏ, hoặc các khúc gỗ xếp lại với nhau…, đích cũng có thể là một vòng tròn làm bằng mây, tre hay kim loại được dựng đứng cao cách mặt đất một khoảng nào đó (có thể cao như ném còn), hoặc đích là những vòng tròn đồng tâm vẽ lên tường…

- Chuẩn bị một số vật để ném như bóng cao su, bóng nhựa, mẩu gỗ, túi bọc cát, bóng da 150g.v.v…

- Tuỳ theo lứa tuổi và giới tính, kẻ một vạch giới hạn đứng ném cách đích 3m - 7m và tập hợp HS thành 1 - 4 hàng dọc sau vạch giới hạn.



III. Cách chơi

Các em lần lượt vào cầm vật ném để ném vào đích, ai ném trúng đích, được quyền ném lần thứ hai và tiếp tục như vậy cho đến khi nào không ném trúng đích thì chuyển quyền đó sang bạn tiếp theo.

Trường hợp đích là một số vòng tròn đồng tâm ở trên tường có thể cho mỗi em ném 3 - 5 lần liền và tính điểm theo các vòng tròn quy định, ai nhiều điểm nhất người đó thắng. Ví dụ có 5 vòng tròn đồng tâm có bán kính lớn dần từ 5cm - 10cm, 15cm - 20cm và 25cm thì nếu ném trúng vòng trong cùng được 5 điểm, vòng thứ 2 được 4 điểm, vòng thứ ba được 3 điểm, vòng thứ tư được 2 điểm và vòng ngoài cùng được 1 điểm.

------------------



D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
Tháng 12 là tháng kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam 22-12. Các hoạt động đều hướng đến chủ đề Uống nước nhớ nguồn với các hình thức phong phú và đa dạng. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát về quân đội, ca ngợi anh bộ đội Việt Nam.

I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam 22-12.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam 22-12.

- Tập một số bài hát mới có nội dung viết về anh bộ đội cụ Hồ.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.

- Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày 22-12.

- Chuẩn bị một số bài hát mới theo chủ đề ngày 22-12 cho học sinh tập.



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới về ngày 22-12

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 12.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Giai điệu Tổ quốc (Sáng tác: Trần Tiến), Đêm Trường Sơn nhớ Bác (Nhạc: Trần Chung. Thơ: Nguyễn Trung Thu)…

------------------
Chủ đề hoạt động tháng 1

THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
A. Mục tiêu giáo dục

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Nhận thức được bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữu gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Có kĩ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề văn hóa - xã hội của địa phương, đất nước.

- Trân trọng nền văn hóa dân tộc, quyết tâm duy trì và phát triển những nét riêng và độc đáo của nền văn hóa dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của sự lai căng văn hóa nước ngoài.



B. Nội dung hoạt động

- Bản sắc văn hóa dân tộc dưới góc nhìn của thanh niên học sinh.

- Những nét ẩm thực của Việt Nam.

C. Gợi ý một vài hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1

TRÌNH DIỄN TRANG PHỤC

(1 tiết)


Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương