Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

I. Mục tiêu hoạt động


Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu vẻ đẹp lành mạnh của những kiểu trang phục kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính hiện đại. Sự phù hợp giữa các kiểu trang phục với nhu cầu và sở thích của thanh niên học sinh.

- Phê phán và từ chối những kiểu trang phục không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT.

- Biết cách lựa chọn những kiểu trang phục phù hợp với bản thân, với văn hóa của địa phương.



II. Nội dung hoạt động

- Các kiểu trang phục truyền thống, hiện đại phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là những kiểu trang phục đẹp, lành mạnh, có tính thẩm mỹ cao, sáng tạo, phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi học sinh THPT.

- Hệ thống câu hỏi đánh giá mức độ nhận thức của học sinh về thời trang nói chung và các kiểu trang phục cho học sinh THPT nói riêng.

III. Hình thức hoạt động

- Trình diễn thời trang

- Thi trả lời câu hỏi

IV. Công tác chuẩn bị

1. Giáo viên

Giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động bao gồm: trình diễn thời trang và thi nhận thức. Trên cơ sở đó xác định các công việc cụ thể cần chuẩn bị:

- Thành lập Ban giám khảo cuộc thi.

- Xây dựng chương trình thi

- Tìm kiếm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất cho cuộc thi.

2. Học sinh

- Ban cán sự lớp trình bày các vấn đề nêu trên trước toàn lớp. Khuyến khích, động viên mọi thành viên tham gia đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh các nội dung đã được chuẩn bị.

- Ban cán sự lớp giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chuẩn bị:

+ Mỗi tổ tự thiết kế một kiểu trang phục bắt buộc: đồng phục học sinh THPT hoặc một kiểu thời trang tự chọn (cho nam hoặc nữ) trên chất liệu vải hoặc giấy màu (tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, tốt nhất là trên vải).

+ Mỗi tổ chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ

+ Phân công nhóm trang trí, kê bàn ghế, chuẩn bị các phương tiện cho cuộc thi.

+ Ban cán sự lớp chịu trách nhiệm mời đại biểu và chuẩn bị các tặng phẩm; lựa chọn người dẫn chương trình; thành lập Ban giám khảo ...

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, các tổ bàn bạc, phân công nhằm hoàn thành công việc của tổ như :

- Lựa chọn các bạn khéo tay, có năng khiếu về trang phục để giao nhiệm vụ hoàn thành các kiểu trang phục đã định.

- Phân công các bạn tham gia trình diễn (lựa chọn một bạn nam, một bạn nữ) trang phục và tổ chức luyện tập.

- Phân công các bạn tham gia phần thi nhận thức, luyện tập trên một số tình huống và câu hỏi cụ thể.

- Phân công các bạn tham gia văn nghệ

- Phân công nhóm thực hiện màn chào hỏi của tổ.

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động mở đầu :

- Ổn định tổ chức, biểu diễn 1, 2 tiết mục văn nghệ chào mừng.



- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu ban giám khảo.

Hoạt động 1: Thi phần chào hỏi

- Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu, mời các tổ lên thực hiện phần chào hỏi của tổ mình trong 5 phút. Nội dung phần chào hỏi: giới thiệu về đội thi của tổ mình, con người và thành tích đã đạt được.

- Ban giám khảo công bố điểm từng tổ, thư ký tổng hợp điểm.

Hoạt động 2: Trình diễn thời trang

- Người dẫn chương trình lần lượt mời các tổ lên trình diễn trang phục của mình. (Có thể trình diễn trang phục bắt buộc mỗi lượt, sau đó là trang phục tự chọn ... để Ban giám khảo theo dõi đánh giá chính xác).

- Trong khi trình diễn trang phục cần có nhạc nền và bố trí ánh sáng phù hợp, hấp dẫn (nếu có điều kiện).

- Trong lúc chờ Ban giám khảo thống nhất biểu điểm, người dẫn chương trình điều khiển lớp vui văn nghệ hoặc đưa ra những nhận xét nhằm động viên, khuyến khích các đội thi.



Hoạt động 3: Thi nhận thức

Có thể lựa chọn một số hình thức thi như sau:

- Hái hoa : Chọn một cây hoa có gắn một số bông hoa có nội dung của phần thi nhận thức. Mỗi tổ cử đại diện hái một bông hoa, sau đó giao cho người dẫn chương trình đọc cho cả lớp nghe. Tổ sẽ cử một đại diện trình bày phần thi của mình.

- Người dẫn chương trình chuẩn bị một số phong bì có câu hỏi thi; mời các tổ lên nhận phong bì, đọc to câu hỏi của mình. Sau đó chuẩn bị, và thực hiện phần thi của mình.

- Mỗi tổ chuẩn bị sẵn một câu hỏi, sau đó người dẫn chương trình giới thiệu từng cặp tổ thực hiện phần thi của mình bằng cách hỏi lẫn nhau. Ban giám khảo đánh giá, cho điểm.

- Chuẩn bị sẵn một số phong bì trong đó đề tên một thành viên ban giám khảo. Các tổ chọn phong bì và nhận câu hỏi từ Ban giám khảo được chọn.

Sau phần trả lời của mỗi tổ, Ban giám khảo công bố ngay số điểm, giữa các phần trình bày nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ.

Hoạt động kết thúc

- Người dẫn chương trình công bố số điểm từng tổ, tuyên bố các đội giành được giải nhất, nhì, ba và các giải phụ như :

+ Giải giành cho người trình diễn đẹp nhất.

+ Giải giành cho người trả lời hay nhất ...

- Ban tổ chức nhận xét, đánh giá thành công của hội thi

- Mời một đại biểu, một học sinh phát biểu cảm tưởng

- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu đánh giá chung
HOẠT ĐỘNG 2

HỘI THI "ẨM THỰC"

I. Mục tiêu hoạt động

Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu được ẩm thực là bản sắc văn hóa của dân tộc, những nét đặc trưng cơ bản của ẩn thực Việt Nam.

- Biết thực hiện một vài kỹ thuật ẩm thực Việt Nam.

- Tự hào, trân trọng, sẵn sàng phát huy giá trị ẩm thực của Việt Nam.

II. Nội dung hoạt động

- Một vài nét về lễ hội ẩm thực của Việt Nam.

- Những món ăn Việt Nam được ưa chuộng nhất.

- Một vài cách trang trí làm cho bữa ăn gia đình thêm ấm cúng.



III. Hình thức hoạt động

- Hội thi "Ẩm thực"

- Thi trang trí phòng ăn gia đình

IV. Chuẩn bị hoạt động

1.Giáo viên

- Nêu một số yêu cầu và nội dung hoạt động phong phú này để khuyến khích, động viên học sinh cùng nhau tích cực tham gia.

- Gợi ý cách tổ chức Hội thi để học sinh cùng nhau bàn bạc cách thực hiện vui vẻ nhất, sinh động và hấp dẫn.

2.Học sinh

- Ban cán sự lớp họp bàn cách tổ chức Hội thi, phân công mỗi tổ chuẩn bị trình bày một món ăn dân tộc để trình diễn tại Hội thi, đồng thời chuẩn bị trang phục phù hợp với việc trình diễn món ăn đó.

- Đồng thời thành lập ban giám khảo chấm thi, mời giáo viên chủ nhiệm tham gia hoặc giáo viên dạy môn kỹ thuật tham gia.

- Chuẩn bị địa điểm thi, bố trí sao cho mỗi tổ đều có vị trí để thực hiện được việc trình diễn món ăn đã chọn.

- Chuẩn bị một vài tiết mục văn nghệ.

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động mở đầu: Màn chào hỏi

Người điều khiển mời lần lượt từng tổ đi một vòng trước lớp để trình diễn bộ trang phục mà tổ đã chọn, đồng thời nêu tên món ăn mà tổ đã chọn.

Sau ít phút chào hỏi, người điều khiển cảm ơn và động viên các tổ hãy cố gắng thể hiện khả năng của mình ở mức cao nhất.

Hoạt động 1: Hội thi "Ẩm thực"

Từng tổ về vị trí đã được sắp xếp, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện cho việc thể hiện món ăn đã chọn. Thời gian quy định cho cuộc thi là 30 phút.

Ban giám khảo đi vòng quanh các tổ và theo dõi chấm điểm theo các nội dung sau: gọn gàng, nhanh nhẹn, có màu sắc, mọi thành viên trong tổ cùng nhau góp sức, thời gian, chất lượng.

Trong khi các tổ thực hiện cuộc thi, một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ để làm cho không khí thêm vui tươi.



Hoạt động 2: Phản ánh kết quả

Kết thúc phần thi, từng tổ giới thiệu món ăn đã hoàn thành và giá trị của món ăn đó trong đời sống người Việt Nam.

Mời mọi người cùng tham gia thưởng thức món ăn do các tổ tự làm.

Hoạt động kết thúc

Giáo viên chủ nhiệm thay mặt cho Ban giám khảo và các giáo viên khác khen ngợi và tuyên dương lớp đã tổ chức một hội thi đầy thú vị và hấp dẫn,

------------------
B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1

Thi tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam " Hướng về nguồn cội"

(Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Thi tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: " Hướng về nguồn cội"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Nhận thức được tầm quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc , một số biểu hiện cụ thể của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Tôn trọng và tự hào về những giá trị bền vững, những tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

- Biết giữ gìn, phát huy và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Nội dung hoạt động:

Chương trình thi tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: " Hướng về cội nguồn" với các phần thi: Kiến thức, tài năng, hùng biện tập trung vào các nội dung sau:

- Một số biểu hiện cụ thể mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc: Đặc sản vùng miền; Lễ hội nổi tiếng; Di tích lịch sử ; Làng nghề truyền thống; Phong tục tập quán...

- Ngợi ca bản sắc dân tộc qua việc thể hiện các làn điệu dân ca.

- Vai trò, quyền và trách nhiệm của ĐVTN học sinh trong việc giữ gìn, phát huy bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu giữa 3 đội thi trong chi đoàn- lớp.

- Cán bộ Đoàn trường, GVCN làm công tác cố vấn.

- Chi đoàn thành lập Ban tổ chức cuộc thi, phân công điều hành, chuẩn bị cơ sở vật chất, nội dung của các phần thi , chuẩn bị hệ thống câu hỏi và đáp án. Bốc thăm câu hỏi dưới hình thức hái hoa dân chủ. Nên thiết kế power point, trình chiếu điện tử phần thi kiến thức ở những nơi có điều kiện.

- Thành lập các đội thi, tổ chức luyện tập.

- Tiến hành cuộc thi theo thiết kế đã được xác định, linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh. Công bố kết quả, trao thưởng, rút kinh nghiệm.



HOẠT ĐỘNG 2. Sinh hoạt dưới cờ: " Khi tôi 18"

(Quy mô: Đoàn trường , 3 khối - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ " Khi tôi 18"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Trang bị một số kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội, hướng nghiệp.

- Có sân chơi bổ ích thiết thực thể hiện ước mơ hoài bão của tuổi trẻ.

- Bồi dưỡng niềm tự hào, ý thức trách nhiệm và sự tham gia đóng góp với cộng đồng, xã hội.

3. Nội dung hoạt động:

Chương trình sinh hoạt dưới cờ " Khi tôi 18" tập trung vào các nội dung sau:

- Quyền và nghĩa vụ của thanh niên; Những quy tắc xã hội cần thiết.

- Kiến thức về lịch sử dân tộc, các nền văn minh thế giới

- Những kỹ năng vui chơi giải trí và sinh hoạt tập thể; Kỹ năng kiểm soát và làm chủ bản thân.

- Tầm quan trọng của học nghề, lập nghiệp.



4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức sinh hoạt dưới cờ cho cả 3 khối 10,11,12 phỏng theo chương trình Rung chuông vàng của VTV3.

- Các chi đoàn trong 2 khối ( VD: Khối 10,11) sẽ thi trả lời những câu hỏi về 4 nhóm nội dung của chương trình' Khi tôi 18". Mỗi câu hỏi trả lời trong khoảng 10-30 giây bằng cách viết lên bảng. mỗi ĐVTN 01 bảng và 01 bút.

- Một chi đoàn khối còn lại( VD: Khối 12) được phân công chuẩn bị và điều hành tổ chức chương trình sinh hoạt dưới cờ" Khi tôi 18".

- Các chi đoàn của khối còn lại ( VD: Khối 12) làm khán giả và giám sát viên.

- Để có ngân hàng câu hỏi và đáp án, giao cho chi đoàn giáo viên soạn với yêu cầu ngắn, rõ, chỉ có 01 đáp án. Phấn đấu ngân hàng câu hỏi không dưới 1000 câu hỏi và đáp án. Có thể phát động từ các chi đoàn học sinh đề xuất câu hỏi và đáp án, sau đó chi đoàn giáo viên tổng hợp, thẩm định, hiệu đính.

- Kết thúc cuộc thi có phần thưởng cho chi đoàn có nhiều người trả lời đúng nhất và 01 cá nhân trả lời đúng nhiều nhất. Thông báo kết quả, ghi danh tuyên dương trên bảng tin của trường.

(* Ghi chú: Hoạt động này có thể được tổ chức tiến hành thường xuyên trong khoảng 20 phút mỗi tiết chào cờ đầu tuần, trả lời 18 câu hỏi về 4 nhóm nội dung trên).

------------------




  1. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: ĐẨY GẬY

I. Mục đích

Nhằm rèn luyện sức mạnh tay ngực, sự cố gắng và sự hiệp đồng tập thể.



II. Chuẩn bị

- Một cây gậy bằng gỗ hoặc tre, hóp đá dài 2m - 4m.

- Tuỳ theo độ dài của gậy kẻ một vòng tròn có đường kính dài hơn độ dài của gậy 1m -2m.

III. Cách chơi

Tuỳ theo độ dài của gậy để chơi theo nhóm 2, 4, 6, 8 hay 10 người. Mỗi nhóm chia ra làm 2 đội, mỗi đội cầm một nửa cây sào (gậy), người cầm ngoài cùng không được để đầu cuối của gậy chĩa vào bụng hay ngực mà chĩa ra ngoài cơ thể. Có thể để gậy ở tư thế nằm ngang so với tư thế đứng của hai đội, tay đặt xen nhau cho công bằng. Cả hai đội đứng trong vòng tròn, khoảng giữa của gậy tương đương với tâm của vòng tròn. Khi có lệnh cho cuộc chơi bắt đầu, hai đội dùng sức đẩy vào gậy để đẩy đội đối phương ra khỏi vòng tròn. Khi nào người trong cùng của đội bạn bị đẩy ra khỏi vòng tròn là thắng cuộc.

Trò chối thể thi đấu 1 - 3 lần, mỗi lần thắng được 1 điểm. Đội nào hơn điểm, đội đó thắng cuộc.

Tên trò chơi: NÉM CÒN

I. Mục đích

Nhằm rèn luyện kĩ năng tung bắt, phát triển sự khéo léo, chính xác.



II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị 5 - 10 quả còn. Quả còn làm bằng một túi vải trong đựng giẻ hoặc cát nặng 100gam - 150gam. Quả còn được nối với một dây dài khoảng 0,4m - 0,8m. Quả còn và dây được trang trí bằng cách đính nhiều dải lụa hay vải màu sặc sỡ, tạo thành những tua trông rất đẹp mắt nhưng lại không gây cản trở khi ném và bắt.

- Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị một cây tre hoặc cột cao 4m - 8m, trên cao có đính một vòng tre (hoặc mây) có đường kính 0,3m - 0,5m. Vòng tre cũng được trang trí bằng cách dán các giấy màu theo đường viền của vòng và giấy hoặc vải màu làm các tua. Có nơi còn dán cả bề mặt vòng tre bằng giấy màu đỏ hoặc trắng nên trông vòng tre như một mặt trời. Vòng tre được đính vuông góc với mặt đất để hai bên đứng ném đều nhìn thấy toàn bộ vòng tròn.



- Tuỳ theo số lượng HS trong lớp, có thể tập hợp các em thành 2 - 4 hàng ngang (tương đương mỗi tổ là một đơn vị tham gia cuộc chơi) và tuỳ theo số quả còn đã chuẩn bị để cho lần lượt từng 2 nhóm vào chơi một lần (một nhóm cầm còn, nhóm kia đứng ở phía bên kia để đón bắt còn), khoảng cách giữa hai nhóm 10m - 15m, nếu có cột và vòng tre thì cột và vòng tre ở giữa khoảng cách hai nhóm.

III. Cách chơi

- Cách thứ nhất: Chơi không có đích là cột và vòng tre, cách này mang tính hình tượng mà dân tộc Thái ở Trung Quốc cũng như một số dân tộc khác đã tổ chức chơi trong những ngày lễ hội. Cách này phù hợp với những trường hợp không có điều kiện tạo ra cây và vòng tre làm đích. Cách chơi này hai bên đứng cầm dây quay quả còn rồi tung sang cho bạn của mình (theo từng đôi một) ở hàng đối diện, bạn ở hàng đối diện bắt lấy còn bằng hai tay hoặc một tay, thêm tiêu chí nếu còn bị rơi xuống đất thì nhặt lên rồi cũng quay còn ném lại. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy theo kiểu tung, bắt.

- Cách thứ hai: Ném qua vòng đích ở trên cao. Cách này các dân tộc miền núi ở nước ta vẫn chơi trong những ngày Tết và lễ hội. Cách quay còn và ném cũng như ở cách thứ nhất, nhưng yêu cầu độ chuẩn xác cao hơn, lúc này phải ném sao cho quả còn bay.

Tên trò chơi: TUNG BÓNG VÀO RỔ

I. Mục đích

Rèn luyện sự khéo léo chính xác của tay, khả năng ước lượng khoảng cách và tập trung chú ý, tính cẩn thận.



II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị 2 - 4 chiếc rổ hoặc xô đựng nước hay hộp các tông… làm đích và 10 - 20 quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng nhựa làm vật ném đích.

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và giới hạn cách nhau tối thiểu 1,5m cách vạch giới hạn 3 - 7m đặt vật đích.

- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị thẳng hướng với đích, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m. Mỗi hàng là một đội thi đấu nên các đội cần bằng nhau về số lượng và tỉ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm bóng (3 - 5 quả) tiến vào sát vạch giới hạn và thực hiện tư thế sẵn sàng ném bóng vào đích.



III. Cách chơi

Khi có lệnh, số 1 lần lượt ném bóng (3 - 5 quả theo quy định) vào đích, sau đó chạy lên nhặt bóng về trao cho số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Khi số 1 lên nhặt bóng, số 2 tự động tiến vào sát vạch giới hạn để chuẩn bị đón bóng do số 1 mang về. Sau khi nhận bóng, lần lượt ném bóng vào đích, rồi lên nhặt bóng về trao cho số 3. Số 3 tiếp tục thực hiện động tác như số 2, trò chơi tiến hành lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào có nhiều bóng trúng đích (vào rổ) và xong trước, đội đó thắng.


Tên trò chơi: VẬT TAY

I. Mục đích

Nhằm rèn luyện sức mạnh tay và sự cố gắng cao.



II. Chuẩn bị

Tùy theo cách chơi để chuẩn bị phương tiện và tập hợp đội hình chơi.

- Cách thứ nhất: Tập hợp HS thành 2 hàng dọc rồi cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một nam với nam, nữ với nữ có thể lực tương đương nhau.

- Cách thứ hai: Từng cặp 2 em cần một bàn mặt phẳng ngang.



III. Cách chơi

- Cách thứ nhất: Từng cặp 2 em đứng chân trước, mũi chân chạm nhau hoặc má trong của 2 bàn chân sát vào nhau và co gối, tay thuận co (không được tì cùi tay vào người) và nắm lấy bàn tay của bạn đứng trước mình, tay kia chống hông, chân sau cũng hơi co, khoảng cách giữa chân sau và gót chân trước rộng 0,3m - 0,4m. Khi có lệnh bắt đầu, các em dùng sức mạnh của tay vật tay bạn, ai để tay bị choãi ngang hoặc để mất thăng bằng là thua.

- Cách thứ hai: Mỗi em đứng một bên cạnh bàn, đưa tay thuận về trước chống cùi tay lên mặt bàn và nắm lấy bàn tay của bạn, tay kia nắm lấy cạnh bàn hoặc đặt bàn tay lên mặt bàn hay chống vào hông. Khi có lệnh bắt đầu, các em dùng sức mạnh của tay vật tay bạn cho đến khi tay bạn áp xuống mặt bàn là thắng cuộc.

Ghi chú:

- Phải sắp xếp những em có tay thuận cùng bên đấu với nhau.



- Có thể tổ chức đấu vô địch nhóm, tổ, lớp (theo giới tính) hoặc nhân những ngày hội thao có thể đấu chọn vô địch khối lớp hoặc vô địch cùng độ tuổi.

------------------



D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

Tháng 1là mùa xuân. Cả nước đón chào một mùa xuân mới với ngày kỉ niệm thành lập Đảng 3-2. Tất cả các hoạt động đều hướng tới chủ điểm: Mừng Đảng, mừng xuân. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Đảng, Bác Hồ và mùa xuân tươi đẹp.



I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và chào mùa xuân mới.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân

- Tập một số bài hát mới ca ngợi mùa xuân và Đảng quang vinh.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.



- Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân

- Chuẩn bị một số bài hát mới về Đảng và mùa xuân.



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới về Đảng và mùa xuân.

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 1, 2.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi (Sáng tác Huy Du), Đảng cho ta cả một mùa xuân (Sáng tác: Phạm Tuyên)



Chủ đề hoạt động tháng 2

THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

A. Mục tiêu giáo dục

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu biết đầy đủ hơn về lí tưởng cách mạng. Đó là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống của thanh niên học sinh, là khát vọng của tuổi trẻ muốn vươn tới cái đẹp, cái đúng đắn và tiên tiến nhất của cuộc sống.

- Nắm được rõ hơn về quá trình phấn đấu của người đảng viên là thầy cô giáo.

- Biết xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, tích cực học tập và rèn luyện đẻ tự hoàn thiện bản thân, vươn tới lí tưởng cách mạng.



B. Nội dung hoạt động

- Lí tưởng sống của thanh niên học sinh

- Kế hoạch hành động của cá nhân

C. Gợi ý một vài hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1

THI HÙNG BIỆN “THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG”

(1 tiết)


Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương