Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang18/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

I. Mục tiêu hoạt động


Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu được tác hại của chiến tranh (theo nghĩa rộng) lên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và cuộc sống của con người.

- Có thái độ phê phán những biểu hiện thiếu thiện chí, thiếu xây dựng trong quan hệ hàng ngày.

- Biết cách thể hiện tinh thần hoà bình bằng những hành vi, hành động cụ thể trong các mối quan hệ thân thiện hàng ngày.


II. Nội dung hoạt động


- Thế giới là mái nhà chung của nhân loại. Chúng ta yêu hòa bình và không muốn chiến tranh. Chúng ta mong muốn mọi xung đột phải được giải quyết bằng hòa bình, mong muốn thế giới luôn bình yên để mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc luôn được sống trong hòa bình, hợp tác và cùng phát triển.

- Chúng ta đang sống trong giai đoạn chuyển biến mạnh mẽ của toàn thế giới, đó là sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự bùng nổ thông tin ngày càng gia tăng, đòi hỏi sự xích lại gần nhau của toàn nhân loại. Muốn vậy mỗi người phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức về mọi mặt, tăng cường các mối quan hệ một cách đa dạng, thấu hiểu lẫn nhau, hỗ trợ, hợp tác trong mọi phương diện để cùng nhau phát triển, chung sống với nhau trong hoà bình.

- Sự phát triển của xã hội đòi hỏi sự hợp tác giữa con người với nhau trong công việc, trong các mối quan hệ hàng ngày. Đó là một quy luật và là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định cho sự duy trì, và phát triển tính ổn định của hoà bình.

- Muốn có hoà bình, con người, các quốc gia và các dân tộc phải biết tôn trọng nhau, thiện chí với nhau; không xâm phạm nhau, biết hợp tác với nhau cùng phát triển và gìn giữ hoà bình.

- Hoà bình, hữu nghị và hợp tác là vấn đề bức xúc mà hiện nay nhân loại đang quan tâm. Vì vậy hoà bình, hữu nghị, hợp tác đã và đang là mục tiêu hướng tới của loài người trên toàn thế giới trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.

III. Hình thức hoạt động

- Xem một đoạn phim về vấn đề hòa bình.

- Thảo luận nhóm

IV. Công tác chuẩn bị


1. Giáo viên

- Làm việc với cán bộ lớp và cán bộ chi đoàn nhằm xác định các nội dung cơ bản của hoạt động.

- Giao nhiệm vụ cho các em chuẩn bị công việc cần thiết. Khuyến khích động viên các em mạnh dạn trao đổi, bàn bạc xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức hoạt động.

2. Học sinh

- Phổ biến cho cả lớp về nội dung, yêu cầu hoạt động.

- Bàn bạc cùng nhau để xác định nội dung và lựa chọn các hình thức cho hoạt động, tìm hiểu các hoạt động vì hòa bình ở địa phương, ở trường đã được tổ chức. Sư tầm, tìm đọc các bài viết, câu chuyện, tranh ảnh nói về ý nghĩa tốt đẹp của hòa bình và cuộc sống hòa bình.

Với quy mô lớp và khuôn khổ thời gian có hạn, có thể sử dụng hình thức: xem một đoạn phim, thảo luận nhóm, các hoạt động xã hội khác ... Với quy mô khối lớp hoặc trường có thể sử dụng hình thức hội thi hiểu biết. Hội thi có thể có rất nhiều hoạt động phong phú như: thi trả lời nhanh, đóng vai xử lý tình huống; trình bày tiểu phẩm; đoán ô chữ, xếp chữ, hùng biện .

- Phân công người dẫn chương trình.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi trả lời nhanh (với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy cô giáo).

- Có thể mời một số thầy cô giáo làm cố vấn cho hoạt động


V. Tổ chức hoạt động


Hoạt động 1: Tác động của chiến tranh

Cho học sinh xem một đoạn phim hoặc một số tranh/ảnh, các tư liệu, số liệu về chiến tranh, hoặc những hậu quả do chiến tranh gây ra đối với con người và xã hội (ví dụ những tổn hại về vật chất, tinh thần của con người, của xã hội, những chi phí tốn kém cho chiến tranh...).

Sau khi xem phim, chia học sinh thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận các câu hỏi sau:

- Cảm nhận của em sau khi xem phim và những hình ảnh về chiến tranh?

- Tác động của chiến tranh đối với cuộc sống của con người như thế nào? Hãy nêu một ví dụ cụ thể mà em đã cảm nhận được qua phim ảnh mà em đã được xem?

Giáo viên cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình hoặc gọi đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.



Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

Chia học sinh thành sáu nhóm đóng các vai trò khác nhau như: nông dân, nhà doanh nhân, bộ đội, thanh niên và trẻ em, thương binh và gia đình của họ, phụ nữ.

Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và bút dạ. Yêu cầu từng nhóm thảo luận về "Những lợi ích và những e ngại của việc xóa bỏ chiến tranh". Mỗi nhóm phải trả lời các câu hỏi sau:

- Lợi ích của việc xóa bỏ chiến tranh?

- Hòa bình có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

- Để xây dựng và gìn giữ hòa bình chúng ta phải làm gì?

Kết quả thảo luận nhóm sẽ được đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. Các nhóm cùng lắng nghe và bổ sung ý kiến.

Hoạt động 3: Củng cố

Giáo viên nêu các câu hỏi thảo luận cả lớp:

- Bằng cách nào để củng cố hòa bình bền vững?

- Liệu có thể củng cố hòa bình trong xã hội chúng ta bằng cách tăng cường lực lượng vũ trang, sản xuất thêm các loại vũ khí tối tân có thể giết hại con người hàng loạt như vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học, vũ khí hóa học...?

- Để làm giảm tối đa những xung đột, mỗi người chúng ta cần phải làm gì? Mỗi quốc gia cần phải làm gì?

- Hoạt động vì hòa bình là hoạt động như thế nào?

Sau các ý kiến của học sinh, giáo viên kết luận nêu lên những nội dung chính của hoạt động này.

HOẠT ĐỘNG 2

TRANH LUẬN VỀ VẤN ĐỀ HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ

I. Mục tiêu hoạt động

Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Nhận thức rõ hơn về sự cần thiết của hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

- Có thái độ rõ ràng trong việc đấu tranh với những tư tưởng hiếu chiến ngay trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, ngoài cộng đồng.

- Biết tham gia vào các hoạt động vì hòa bình.

II. Nội dung hoạt động

- Sự cần thiết của vấn đề hòa bình và hữu nghị.

- Những biểu hiện của hòa bình và hữu nghị trong đời sống hàng ngày.

III. Hình thức hoạt động

- Tranh luận toàn lớp

- Thi hùng biện

IV. Chuẩn bị hoạt động

1.Giáo viên

- Gợi ý học sinh sưu tầm một vài tài liệu nói về vấn đề hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, các quốc gia.

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp thiết kế chương trình hoạt động.

2.Học sinh

- Mỗi học sinh sưu tầm 01 tài liệu nói về vấn đề hòa bình và hữ nghị (có thể là bài báo, tranh ảnh, câu chuyện, bản tin thời sự....).

- Yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị ý kiến tranh luận tại lớp trên cơ sở tư liệu mà bản thân đã sưu tầm được.

- Cử một bạn có khả năng điều hành tranh luận.



V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động mở đầu

Toàn lớp hát tập thể một bài hát có nội dung nói về vấn đề hòa bình và hữu nghị. Sau đó người điều khiển nêu yêu cầu và chương trình hoạt động.



Hoạt động 1: Tranh luận toàn lớp

Người điều hành tranh luận chủ trì : trước hết là nêu vấn đề để định hướng tranh luận. Sau đó mời toàn lớp bắt đầu tranh luận với một học sinh xung phong đầu tiên.

Các ý kiến tranh luận sẽ sôi nổi nếu như mọi thành viên trong lớp cùng lắng nghe nhau trình bày, tránh tình trạng ồn ào gây mất trật tự không cần thiết. Đây cũng là dịp để rèn luyện kỹ năng lắng nghe, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng thương lượng, kỹ năng phân tích tổng hợp vấn đề ...

Hoạt động này diễn ra trong khoảng 20 phút. Người điều hành tranh luận khi nhận thấy các ý kiến đã tập trung thì có thể kết thúc hoạt động.



Hoạt động 2: Thi hùng biện

Mỗi tổ cử một đại diện lên thi hùng biện về vấn đề hòa bình và hữu nghị. Thời gian hùng biện là 3 phút. Nếu quá thời gian quy định là không đạt điểm. Trong quá trình thi hùng biện có thể xen kẽ một vài bài hát về hòa bình.



Hoạt động kết thúc

Người điều khiển tổng hợp các ý kiến nhận xét về buổi hoạt động này sau khi đã cho lớp phát biểu cụ thể.




  1. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1. Tổ chức hoạt động giả định: "Cuộc gặp gỡ hữu nghị"

(Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Chương trình : "Cuộc gặp gỡ hữu nghị "

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN:

- Có sự hiểu biết về những vấn đề các dân tộc cùng quan tâm, những nét riêng của mỗi dân tộc trên hoàn cầu, từ đó có nhận thức đúng đắn về tình hữu nghị, sự hợp tác lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia trên thế giới.

- Biết ứng xử, giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt với những người nước ngoài đang học tập, công tác, du lịch tại Việt Nam. Có thái độ cảm thông, chia sẻ và ủng hộ tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Có kỹ năng xây dựng và xử lý tình huống có vấn đề qua hoạt động sắm vai.

3. Nội dung hoạt động:

- Đại biểu thanh niên các nước( do ĐVTN đóng vai) chào các bạn Việt Nam, phát biểu cảm tưởng về đất nước và con người Việt Nam, giới thiệu với bạn bè thế giới về đất nước của họ.

- Các đại biểu trao đổi một số vấn đề mà thanh niên thế giới và các dân tộc cùng quan tâm như sự biến đổi khí hậu toàn cầu; Ô nhiễm môi trường; Sự duy trì nền hòa bình; Sự bình đẳng giữa các dân tộc; HIV/ AIDS...

- Trách nhiệm của thanh niên thế giới trong việc chung tay vì một thế giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.



4. Phương thức hoạt động:

Để thực hiện tốt chương trình " Cuộc gặp gỡ hữu nghị" cần phải sử dụng phối kết hợp một số phương pháp như phương pháp xử lý tình huống trong hoạt động sắm vai, phương pháp tổ chức hoạt động giao lưu, phương pháp thảo luận...

- Cán bộ Đoàn trường, GVCN làm công tác cố vấn. Trên cơ sở đó, chi đoàn học sinh thiết kế và thực hiện hoạt động.

- Quan tâm đến việc xây dựng kịch bản, hóa trang, phục trang mô phỏng cho các thanh niên sắm vai đại biểu đến từ một số nước khác trong khu vực và thế giới để tăng thêm tính hấp dẫn thuyết phục.

- Giao nhiệm vụ cho các thành viên tham gia, quán triệt tinh thần thái độ nghiêm túc trong luyện tập và tổ chức để hoạt động diễn ra tự nhiên, " như thật".

- Bố trí một vài tiết mục văn nghệ xen kẽ.

------------------


  1. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: NHẢY LƯỚT SÓNG

I. Mục đích:

Rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phản xạ nhanh, phát triển sức mạnh chân.



II. Chuẩn bị:

- Chuẩn bị 2 - 5 đoạn dây hoặc cây sào (bằng tre, trúc, gỗ…). Tuỳ theo độ dài của dây (sào) để tập hợp HS trong lớp thành 1 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,8 - 1m.

- Theo số lượng dây (sào) để chọn số HS ra cầm dây. Hai em một dây, mỗi em cầm một đầu dây, cúi người và căng giữ dây sao cho dây (sào) ở độ cao 0,3 - 0,4m phía trước các bạn trong hàng.

III. Cách chơi:

Hai em cầm dây giữ độ cao của dây như đã nêu, đi ngược từ đầu hàng đến cuối hàng. Khi dây đến gần chân em nào, em đó nhanh chóng bật nhảy vượt qua dây. Cặp thứ nhất cầm dây đi được khoảng 2m thì đến cặp thứ hai, cặp thứ hai đi được 2m, đến cặp thứ 3 và cứ lần lượt như vậy tạo thành những đợt các em phải nhảy qua dây nhấp nhô như những “đợt sóng” liên tiếp nhau. Trường hợp để vướng chân vẫn tiếp tục nhảy những lần tiếp theo để dây tiếp tục đi đến cuối hàng, sau đó hai HS cầm dây nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại tiếp tục căng dây cho các bạn nhảy. Mỗi HS trong hàng nhảy 10 - 15 lần thì dừng lại nghỉ trong ít phút, thay người cầm dây, tiếp chơi lần hai.



Tên trò chơi: TÌNH BẠN (xem chủ đề tháng 10)

Tên trò chơi: DẪN BÓNG BẰNG TAY TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 - 1,5m, mỗi vòng cắm một cờ nhỏ ở tâm.

- Chia lớp thành 2 - 4 đội bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính, mỗi đội tập hợp thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Chuẩn bị cho mỗi đội một quả bóng chuyền hoặc bóng đá, bóng rổ. Em số 1 của mỗi đội cầm bóng tiến vào sát vạch xuất phát đứng chuẩn bị.

III. Cách chơi:

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng chạy và dẫn bóng bằng tay đến đích, vòng qua đích, tiếp tục dẫn bóng về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tiến vào vị trí xuất phát, sau khi nhận được bóng từ số 1, nhanh chóng dẫn bóng như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước khi có lệnh, hoặc trước khi nhận được bóng.

- Ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách xa người quá 5m.

Ghi chú:

- Có thể tổ chức cho HS chơi dẫn bóng kết hợp ném rổ, hoặc ném cầu môn.

- Tương tự như trên, có thể tổ chức cho HS dẫn bóng bằng chân kết hợp đá bóng vào cầu môn.

------------------




  1. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

Với chủ đề Hòa bình và hữu nghị, Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Hòa bình về tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với bạn bè Quốc tế.

I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề

- Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.

- Lên chương trình văn nghệ

- Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới.

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Ngồi lại bên nhau (Sáng tác: Phạm Uyên Nguyên)…

------------------

Chủ đề hoạt động tháng 5

THANH NIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG

ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
A. Mục tiêu giáo dục

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu rõ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cần thiết cho thanh niên học sinh chúng ta.



- Biết học tập và tích cực rèn luyện hàng ngày theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

- Tự hào và trân trọng trước tấm gương đạo đức của Bác.



B. Nội dung hoạt động

- Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Lời Bác dạy thanh niên

C. Gợi ý một vài hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1. BÁO CÁO SƯU TẦM

I. Mục tiêu hoạt động

Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu rõ những phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh, thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

- Tích cực học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

- Tự hào và biết ơn sự quan tâm chăm lo cho thế hệ trẻ của Bác Hồ.

II. Nội dung hoạt động

- Về phẩm chất đạo đức của Bác Hồ biểu hiện trong cuộc sống đời thường, trong quan hệ với mọi người, trong công việc lãnh đạo đất nước.

- Những sự ngợi ca của người dân và của cộng đồng quốc tế đối với tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

III. Hình thức hoạt động

- Sưu tầm tư liệu

- Báo cáo sưu tầm

IV. Chuẩn bị hoạt động

1.Giáo viên

- Định hướng học sinh sưu tầm các tư liệu nói về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như: tranh ảnh, câu chuyện, tư liệu lịch sử, bài thơ, bức tranh vẽ ...

- Hướng dẫn học sinh tập hợp thành bộ sưu tập và trang trí sao cho đẹp mắt và hấp dẫn.

- Xây dựng chương trình sinh hoạt.



2. Học sinh

- Mỗi học sinh tự sưu tầm và tập hợp thành bộ sưu tập của mình, có trang trí đẹp mắt.

- Đăng ký với lớp sẽ báo cáo sưu tầm trước lớp. Từ đó cán bộ lớp lựa chọn một vài bộ sưu tập hay nhất, đẹp nhất để trình ra trước lớp.

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động mở đầu

Toàn lớp chơi trò chơi "Bảo vệ cờ".



Hoạt động 1: Báo cáo sưu tầm

Người điều khiển đề nghị học sinh trong lớp xung phong trình bày báo cáo sưu tầm của mình. Sau báo cáo xung phong, lớp có nhận xét cụ thể và ghi nhận tinh thần cố gắng của bạn mình.

Sau đó mỗi tổ cử đại diện lên trình bày báo cáo sưu tầm của mình. Kết thúc các báo cáo, lớp tiến hành trao đổi và đưa ra những thông tin cụ thể và rõ ràng về những biểu hiện trong tấm gương đạo đức của Bác Hồ mà thanh niên học sinh cần phải học tập và rèn luyện.

Hoạt động 2: Vui văn nghệ

Hát các bài hát về Bác Hồ, kể những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác.



Hoạt động kết thúc

Toàn lớp hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng"


HOẠT ĐỘNG 2. LỜI BÁC DẠY THANH NIÊN

(1 tiết)


Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương