Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang19/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

I. Mục tiêu hoạt động


Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Nhận thức rõ những lời dạy của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ.

- Tự hào, kính trọng và biết ơn những tình cảm quý báu của Bác dành cho thanh niên.

- Tích cực rèn luyện, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.



II. Nội dung hoạt động

1. Những lời dạy của Bác Hồ dành cho thế hệ trẻ

- Dù bận trăm công nghìn việc, Bác vẫn luôn luôn quan tâm tới thế hệ trẻ, tới từng bước đi, sự trưởng thành của lớp lớp công dân tương lai của đất nước.

- Những lời dạy của Bác đối với thế hệ trẻ là rất cụ thể và thiết thực.

2.. Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc thực hiện những lời dạy của Bác Hồ

- Hiểu rõ những lời dạy của Bác dành cho thế hệ trẻ nên mỗi người học sinh chúng ta hãy tự xác định trách nhiệm của mình trong việc học tập, rèn luyện hàng ngày để xứng đáng là lớp con cháu của Bác Hồ kính yêu.

- Trách nhiệm đó thể hiện cụ thể bằng những hoạt động, những việc làm tốt khi chúng ta còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

III. Hình thức hoạt động

- Thảo luận nhóm

- Viết thu hoạch

IV. Công tác chuẩn bị

1. Giáo viên

- Gợi ý cho học sinh về các nội dung của hoạt động để các em bàn bạc, lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp với đặc điểm và điều kiện của lớp. Nếu là hình thức thảo luận thì có thể xây dựng thành những câu hỏi cụ thể để các nhóm cùng trao đổi. Nếu là hình thức viết thu hoạch thì cần phải có những chỉ dẫn cụ thể về yêu cầu, nội dung và số lượng trang viết.

- Giúp học sinh hoặc gợi ý cho học sinh xây dựng một số câu hỏi cụ thể, chẳng hạn như:

+ Bạn biết gì về những lời dạy của Bác dành cho thanh niên? Hãy cho ví dụ cụ thể.

+ Bạn đã được học nhiều bài học về Bác Hồ thông qua những lời dạy đó, hãy nêu những hiểu biết của bạn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác ?

+ Bạn hãy kể một câu chuyện nói về tình cảm của Bác với thế hệ trẻ ?

+ Bạn đã học lịch sử Việt Nam, trong đó có đề cập đến vai trò của Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Bạn có thể kể ra một vài ví dụ về vai trò lãnh đạo của Bác trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Khi xây dựng câu hỏi, có thể phối hợp với giáo viên bộ môn khác như : lịch sử, GDCD, Ngữ văn ... nhằm phát huy tiềm năng và lôi cuốn họ cùng tham gia vào quá trình hoạt động của học sinh.



2. Học sinh

- Cán bộ lớp phối hợp với Ban chấp hành chi đoàn thảo luận về nội dung hoạt động và lựa chọn hình thức hoạt động thích hợp nhất.

Các em phải kế hoạch hoá được công tác tổ chức hoạt động. Cụ thể là:

+ Định ra những công việc cần làm như: sưu tầm tư liệu, tài liệu liên quan, xây dựng chương trình hoạt động, giao công việc cho từng tổ chuẩn bị, cử người điều khiển chương trình.

+ Phân công cụ thể cho từng tổ và những cá nhân có trách nhiệm trong hoạt động này (ví dụ: tổ phải sưu tầm bao nhiêu tư liệu, phải tham gia chuẩn bị những công việc gì, những cá nhân có trách nhiệm phải thực hiện những việc nào...).

- Từng tổ học sinh họp bàn việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phân công cụ thể cho từng cá nhân.

- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ kính yêu.

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động mở đầu

- Người điều khiển chương trình nêu lý do, giới thiệu đại biểu ; giới thiệu chương trình hoạt động để toàn lớp có định hướng trước.

- Mời giáo viên chủ nhiệm tham dự với tư cách cố vấn giúp học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động.

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm

- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Người điều khiển nêu một số câu hỏi để các nhóm thảo luận.

- Trong khi các nhóm thảo luận, người điều khiển có thể mời giáo viên chủ nhiệm (hoặc đại biểu tham dự) cùng tham gia, giúp động viên học sinh.

Hoạt động 2 : Trình bày thu hoạch

- Mời một vài học sinh trình bày thu hoạch của mình về những lời dạy của Bác Hồ.

- Những học sinh khác lắng nghe và bình luận.

Hoạt động kết thúc

- Người điều khiển nhận xét về ý thức tham gia của lớp, biểu dương những tổ, nhóm, cá nhân tích cực tham gia trong hoạt động.

- Nêu định hướng hoạt động tiếp theo.

------------------


B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1

Tổ chức triển khai và đánh giá hoạt động Viết "Nhật ký làm theo lời Bác"

(Quy mô: chi đoàn )

1. Tên hoạt động: Viết " Nhật ký làm theo lời Bác"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp đoàn viên thanh niên học sinh:

- Thể hiện suy nghĩ, nhận thức, tình cảm và hành động của thanh niên trong cuộc vận động" Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" góp phần nâng cao, hoàn thiện nhân cách.

- Rèn kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ, tự tin vào bản thân.

- Bày tỏ thái độ kính yêu, cảm phục, tự hào về Bác Hồ vĩ đại; Từ đó có ý thức học tập và làm theo tấm gương của Người ngay trong những việc làm bình thường hàng ngày, trong học tập và rèn luyện tu dưỡng của đoàn viên thanh niên.

3. Nội dung hoạt động:

- Đoàn viên thanh niên học tập, nghiên cứu, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh qua các tác phẩm của Người, qua các câu chuyện, lời phát biểu...

- Xây dựng kế hoạch học tập và tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác.

- Ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, những việc mình đã làm được theo lời Bác dạy vào "Nhật ký làm theo lời Bác" của cá nhân.

- Tiến hành đánh giá kết quả hoạt động gắn với chương trình " Rèn luyện đoàn viên", tuyên dương những tấm gương tiêu biểu.

4. Phương thức hoạt động:

Hoạt động tổ chức viết Nhật ký làm theo lời Bác được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp giao nhiệm vụ .

- Cán bộ đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động. Chi đoàn thông qua kế hoạch, thống nhất với đoàn viên thanh niên về yêu cầu nội dung và hình thức, triển khai tổ chức thực hiện.

- Đoàn viên thanh niên làm việc cá nhân, thường xuyên có sự đôn đốc nhắc nhở của Ban chấp hành chi đoàn. Nộp bản kế hoạch học tập và tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để có cơ sở đánh giá.

- Tập hợp những trang Nhật ký hay nhất của đoàn viên thanh niên thành cuốn Nhật ký làm theo lời Bác chung của chi đoàn, sản phẩm có giá trị tinh thần, ghi nhận sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đoàn viên thanh niên trong cuộc vận động" Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác".

- Tiến hành tổng kết hoạt động, tuyên dương trao thưởng.


HOẠT ĐỘNG 2

Tổ chức "Lễ trưởng thành - Tri ân thầy cô"Cho ĐVTN khối 12

(Quy mô: Toàn đoàn, 3 khối- Thời gian: xen kẽ trong Lễ bế giảng năm học )

1. Tên hoạt động: Tổ chức "Lễ trưởng thành - Tri ân thầy cô" cho ĐVTN khối 12.

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp đoàn viên thanh niên học sinh:

- Thể hiện suy nghĩ, nhận thức, tình cảm của mình đối với thầy cô, bè bạn, mái trường.

- Bày tỏ niềm vui đã trưởng thành sau 3 năm học tập, rèn luyện dưới mái trường THPT.

- Với niềm xúc động, niềm vui và tình cảm biết ơn các thầy cô giáo, có ý thức tiếp tục phấn đấu tu dưỡng rèn luyện tốt, học tập tốt để trở thành công dân có ích cho đất nước.

3. Nội dung hoạt động:

- Đoàn viên thanh niên khối 12 phát biểu cảm tưởng, tri ân thầy cô qua các bài viết, bài thơ, chương trình lời ca tiếng hát tạm biệt mái trường. Tặng quà lưu niệm cho nhà trường trước khi xa trường.

- Nhà trường phát biểu chúc mừng.

- Đại diện khối 10 và khối 11 phát biểu chia tay, tiễn khối 12 ra trường.



4. Phương thức hoạt động:

Hoạt động tổ chức Tổ chức "Lễ trưởng thành - Tri ân thầy cô" cho ĐVTN khối 12 được lồng ghép trong chương trình Bế giảng năm học của nhà trường.

- Cán bộ đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm khối 12 làm cố vấn cho hoạt động.

- BCH Đoàn trường, cán bộ đoàn khối 12 thống nhất chương trình hoạt động, báo cáo với cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường cho phép thực hiện.

- Các chi đoàn khối 12 phân công nhiệm vụ, chuẩn bị các bài viết, chương trình văn nghệ, phần quà kỷ niệm nhà trường. Tổ chức tập luyện, duyệt các tiết mục văn nghệ đúng chủ đề. Lên khung chương trình biểu diễn.

- BCH đoàn trường bố trí đại diện cho ĐVTN khối 10 và khối 11 phát biểu chia tay, tiễn các anh chị khối 12 ra trường, hứa hẹn quyết tâm tiếp bước thế hệ trước

ra sức rèn luyện, học tập tốt và hoạt động xã hội tích cực

------------------



C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: BẢO VỆ CỜ

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo và giáo dục ý thức trách nhiệm.



II. Chuẩn bị:

Kẻ 2 vòng tròn đồng tâm, vòng tròn ngoài có bán kính 5 - 8m, vòng tròn trong có bán kính 1 - 1,5m. Tập hợp HS thành một vòng tròn theo vòng tròn ngoài, mặt quay vào trong, em nọ cách em kia tối thiểu 0,5m và điểm số từ 1 đến hết. Chuẩn bị một cờ có cán dài 2 - 2,5m, cờ được dựng đứng do một HS giữ cán ở tâm vòng tròn.



III. Cách chơi:

Người điều khiển gọi một số nào đó, ví dụ “Số… 5!”, em số 5 nhanh chóng chạy về phía cờ. Khi số 5 chạy đến vòng tròn nhỏ, người điều khiển thổi một tiếng còi để em giữ cờ buông tay ra khỏi cán cờ và chạy về đứng vào chỗ bạn vừa ra giữ cờ. Số 5 nhanh chóng nắm lấy cán cờ để giữ cho cờ không bị đỏ, tiếp theo người điều khiển gọi một số khác, em này lại chạy vào giữ cờ như bạn số 5 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu người nào không chạy vào kịp và nắm được cờ, để cờ bị đổ thì phải chạy hoặc nhảy lò cò xung quanh các bạn một vòng rồi đứng vào giữ cờ. Người giữ cờ buông cờ sớm hoặc muộn quá đều phạm luật và cũng bị phạt.



Tên trò chơi: TUNG BÓNG CHO NHAU

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo chính xác, nhanh nhẹn; khả năng tập trung chú ý cao, phát triển sức mạnh tay.



II. Chuẩn bị:

Cứ hai HS thì có 1 quả bóng nhỏ (bằng cao su, nhựa…). Tập hợp lớp thành 2 hàng dọc sau đó cho quay thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau theo từng đôi một, hàng nọ cách hàng kia 6 - 8m. Trong từng hàng, em nọ cách em kia tối thiểu 1m. Nếu sân rộng có thể tập hợp lớp thành 4 hàng dọc để tạo thành 2 đội hình chơi, nếu sân hẹp thì cho HS làm 2 - 3 đợt.



III. Cách chơi:

- Khi có lệnh, từng đôi một các em tung bóng cho nhau. Tung bóng bằng một tay theo kiểu đưa tay từ dưới thấp lên cao - ra trước (không được ném bóng). Khi tung bóng phải tung cho chính xác đến phía trước ngực bạn, em bắt bóng dùng 2 tay hoặc 1 tay bắt bóng, sau đó chuyển bóng sang tay thuận rồi lại tung bóng sang cho bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu để bóng rơi thì nhanh chóng nhặt lên và tiếp tục cuộc chơi. Cần di chuyển chân sao cho tung và bắt bóng được chính xác, dễ dàng.

- Có thể chơi theo đội hình 2 hàng dọc đối chiều, cách nhau khoảng 3 - 5m, mỗi bên 6 - 10 HS. Các em lần lượt tung bóng sang cho bạn ở hàng đối diện sau đó chạy vòng về tập hợp ở cuối hàng của mình, hoặc chạy sang tập hợp ở cuối hàng đối diện. Trò chơi tiếp tục như vậy, nếu bóng rơi, nhanh chóng nhặt lên để tiếp tục chơi.

- Có thể tổ chức thi mỗi đợt xem cặp nào tung không để bóng rơi được nhiều lần nhất, sau đó lại thi giữa những cặp nhất đó với nhau…


Tên trò chơi: NHÓM BA NHÓM BẢY

I. Mục đích:

Rèn luyện phản xạ, phát triển sức mạnh chân, giáo dục tinh thần tập thể.



II. Chuẩn bị:

Tập hợp HS thành 1 - 2 vòng tròn đồng tâm hoặc khác tâm, mặt quay theo chiều vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ.



III. Cách chơi:

Các em vừa chạy hoặc nhảy chân sáo, vừa vỗ tay và đọc các câu sau:

“Tung tăng múa ca,

Thanh niên chúng ta

Họp thành nhóm ba

Hay là nhóm bảy?”

Sau từ “bảy” các em đứng lại theo trật tự lắng nghe lệnh của chỉ huy, nếu chỉ huy hô “Nhóm… ba!”, tất cả nhanh chóng chụm lại với nhau thành từng nhóm 3 người; nếu chỉ huy hô “Nhóm… bảy!”, tất cả nhanh chóng chụm lại thành từng nhóm 7 người. Những em không chụm lại được thành nhóm, hoặc thành nhóm nhưng không đúng quy định phải chạy hoặc lò cò một vòng xung quanh các bạn. Trò chơi tiếp tục như vậy trong một số lần.



Tên trò chơi: DẪN BÓNG BẰNG TAY TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 - 1,5m, mỗi vòng cắm một cờ nhỏ ở tâm.

- Chia lớp thành 2 - 4 đội bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính, mỗi đội tập hợp thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Chuẩn bị cho mỗi đội một quả bóng chuyền hoặc bóng đá, bóng rổ. Em số 1 của mỗi đội cầm bóng tiến vào sát vạch xuất phát đứng chuẩn bị.

III. Cách chơi:

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng chạy và dẫn bóng bằng tay đến đích, vòng qua đích, tiếp tục dẫn bóng về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tiến vào vị trí xuất phát, sau khi nhận được bóng từ số 1, nhanh chóng dẫn bóng như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước khi có lệnh, hoặc trước khi nhận được bóng.

- Ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách xa người quá 5m.

Ghi chú:

- Có thể tổ chức cho HS chơi dẫn bóng kết hợp ném rổ, hoặc ném cầu môn.

- Tương tự như trên, có thể tổ chức cho HS dẫn bóng bằng chân kết hợp đá bóng vào cầu môn.

------------------


D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

Tháng 5 có ngày kỉ niệm: Ngày sinh nhật Bác Hồ 19-5. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Bác Hồ kính yêu.



I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Bác Hồ



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề về Bác Hồ kính yêu.

- Tập một số bài hát mới về Bác Hồ

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.

- Lên chương trình văn nghệ

- Chuẩn bị một số bài hát mới về Bác Hồ.



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới.

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 5.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Bác Hồ một tình yêu bao la (Sáng tác: Thuận Yến), Viếng Lăng Bác (Nhạc: Hoàng Hiệp.Thơ: Viễn Phương)

-----------------

TƯ LIỆU THAM KHẢO

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

(20-11-1982)

Tháng 8 -1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại vác-sa-va (Ba Lan) daz thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết dịnh lấy ngày 20-11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Nghị quyết của hội nghị đã được nhanh chóng phổ biến đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bao,giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20-11-1985, Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức lần đầu tiên trên miền Bắc nước ta.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh,ngày 20-11 hằng năm đã được tiến hành, trở thành hành động, chủ động và tự giác của mọi tầng lớp nhân dân, được tổ chức đều đặn hằng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới đã không tổ chức Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo nữa.

Ngày 20-11 ở nước ta trước tiên là ngày của giáo viên, cán bộ ngành giáo dục, biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng của đảng, với các chủ trương lớn của nhà nước. Đó cũng là ngày động viên, cổ vũ các thầy giáo, cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đó còn là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo. Các em học sinh đã hưởng ứng ngày 20-11 hằng năm bằng những hoạt động tỏ lòng quý mến, biết ơn thầy giáo, cô giáo, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức. Các bậc cha mẹ học sinh, các tầng lớp chính quyền đoàn thể ở địa phương cũng nhân ngày này tổ chức thăm hỏi các giáo viên hoặc tổ chức trao đổi với các giáo viên về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Ngày 20-11 xuất phát từ một nhiệm vụ quốc tế đã dần dần chuyển thành ngày hội truyền thống của Nhà giáo Việt Nam.

Quyết định số 167/HĐBT ngày 28-9-1982 của hội đồng Bộ trưởng lấy ngày 20-11 hằng năm làm Ngày nhà giáo Việt Nam. Quyết định đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, của nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên khuyến khích các nhà giáo, ngày 30-5-1985 Chủ tịch Hội đồng nhà nước đã kí lệnh công bố pháp lệnh quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các công trình thuộc lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật …( trong đó có sách giáo khoa) và pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự của nhà nước: Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú để tặng các thầy giáo, cô giáo ( cô nuôi dạy trẻ, giáo viên mẫu giáo, giáo viên phổ thông, giáo viên bổ túc văn hoá, giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp…) có thành tích xuất sắc.

Việc chính thức lấy ngày 20-11 làm ngày hội của các nhà giáo Việt Nam là việc tổ chức trọng thể, chu đáo, thiết thực ngày hội đó cũng như việc thực hiện kịp thời hai pháp lệnh trên, chắc chắn sẽ động viên các nhà giáo cả nước nêu cao ý thức trách nhiệm, làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình.


THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

(22-12-1944)

Năm 1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1941, người chủ toạ hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại Pắc Bó. Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất lấy tên là " Việt Nam độc lập đồng minh hội " gọi tắt là Việt Minh, xây dựng các tổ chức chính trị sâu rộng của quần chúng, thành lập các căn cứ địa cách mạng, xây dựng và phát triển các lực lượng vũ trang để chuẩn bị tranh thủ thời cơ, đi từ " khởi nghĩa từng phần , trong từng địa phương " để " mở đường cho cuộc tổng khởi nghĩa to lớn dành chính quyền trong cả nước ".

Sau hội nghị ấy, đội du kích Bắc Sơn được đổi tên là Cứu quốc quân. Ngày 15-9-1941, Trung đội Cưu quốc quân 2 được thành lập tại rừng Khuôn Mánh, xã Tràng xá, châu Vũ Nhai, tỉnh Lạng Sơn. Đầu năm 1944, căn cứ Bắc Sơn Dương ( Tuyên Quang) và Trung đội Cứu quốc quân 3 được thành lập ngày 25-2-1944 ở Khuổi Kịch, Sơn Dương.

Giữa năm 1944, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến mau lẹ. Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công thắng lợi trên nhiều mặt trận. Tháng 8-1944, Trung ương Đảng kêu gọi nhân dân " cầm vũ khí, đuổi thù chung ". Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục khắp nơi. Cuối năm 1944, nhân dân vùng Cao - Bắc - Lạng sãn sàng hưởng ứng khởi nghĩa.



Tháng 10-1944, sau một thời gian ở nước ngoài, chủ tịch Hồ Chí Minh về nước chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa của Cao- Bắc- Lạng. Ngưòi nói: " Thời kì cách mạng hoà bình phát triển đã qua, nhưng thời kì toàn dân khởi nghĩa chưa tới … Cuộc đấu tranh bây giờ phải từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự . Xong hiện nay, chính trị còn trọng hơn quân sự . Phải tìm ra một hình thức thích hợp thì mới có thể đẩy phong trào tiến lên ".

Để đáp ứng yêu cầu đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra chỉ thị thành lập đội quân Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Trong chỉ thị ghi rõ:



" Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự […] sẽ trọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao -Bắc -Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội quân chủ lực[…]

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội quân đàn em khác.

Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang […] nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam".

Chấp hành chỉ thị của Chủ tich Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại châu Nguyên Bình, Cao Bằng, trong một khu rừng nằm giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo.Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp tổ chức lãnh đạo và tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đội gồm 34 người ( có 3 nữ) chia thành 3 tiểu đội, có Chi bộ Đảng lãnh đạo. Vũ khí của Đội gồm có 34 khẩu súng các loại. Sau lễ thành lập, cả đội đã ăn một bữa cơm nhạt, không rau không muối để tượng trưng cho tinh thần chịu đựng gian khổ của người chiến sĩ cách mạng.

Từ sau ngày thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã thắng giòn giã 2 trân ở Phai Khắt và ở Nà Ngần mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu, đánh tiêu diệt và dũng cảm, mưu trí, linh hoạt của quân đội ta. Chỉ sau một tuần. Đội đã nhanh chóng phát triển thành một đại đội. Từ đó đến nay, dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, quân đội ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trên chặng đường giải phóng và bảo vệ đất nước, quân đội ta xông pha lửa đạn, vì nhân dân quên mình, lập nên những chiến công hiển hách làm rạng rỡ non sông và dân tộc, tạc vào lịch sử và thời hiện đại những thiên anh hùng ca bất diệt bằng nét chữ vàng: liên tiếp đánh thắng phát xít quân phiệt Nhật bản, thực dân Pháp, đế quốc Mĩ. Quân đội ta lớn lên bằng sự nuôi nấng, thương yêu của nhân dân, đồng cam cộng khổ cùng nhân dân, sát cánh cùng nhân dân chiến đấu, giải phóng toàn bộ đất nước và đang bảo vệ vững chắc giải biên cương phía bắc và tổ quốc thân yêu, đồng thời làm trọn vẹn nghĩa vụ quốc tế với quân đội và nhân dân hai nước Lào và Cam Pu Chia anh em. Cố tổng bí thư Lê Duẩn đã nói: " Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, chưa bao giờ nhân dân ta có một quân đội mạnh như hiện nay. Đây là một trong những nhân tố cơ bản bảo đảm tổ quốc ta đời đời bền vững, nhân dân ta vĩnh viễn sống trong độc lập tự do". Đây còn là niềm tự hào chính đáng, là niềm hạnh phúc to lớn của nhân dân ta có được một quân đội anh hùng, đáng yêu, đáng quý, giàu truyền thống.
NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

(8-3-1910)

Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Hoa Kỳ. Nền kỹ nghệ phát triển đã thu hút đông đảo phụ nữ, kể cả trẻ em vào làm việc trong các nhà máy. Nhưng bọn tư bản trả lương rất rẻ mạt. Đời sống của phụ nữ và trẻ em vô cùng khốn khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự bóc lột cùng cực đó, ngày 8-3-1899, nữ công nhân ngành dệt, ngành may tại thành phố Chi- Ca- Gô và Niu Y- Oóc ( Hoa Kỳ) đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dầu bọn tư bản thẳng tay đàn áp bắt bớ, đuổi một số phụ nữ ra khỏi nhà máy, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ phải nhượng bộ .

Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Chi- Ca- Gô đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của phụ nữ lao động thế giới, nhất là phụ nữ lao động nước Đức. Trong phong trào đấu tranh giai cấp ở Đức lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cla-ra-giét-kin ( người Đức ) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua ( người Ba Lan ). Hai bà đã phối hợp với bà Crúp-xkai-a ( vợ lãnh tụ Lê-nin) vận động thành lập ban thư kí phụ nữ quốc tế để lãnh đạo phong trào phụ nữ.

Năm 1910, Hội nghị quốc tế phụ nữ có đại biểu của 17 nước tham dự, họp tại Cô-pen-ha-ghen ( thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày quốc tế phụ nữ - ngày đoàn kết đấu tranh của lao động thế giới, với các khẩu hiệu :

- Ngày làm việc 8 giờ

- Việc làm ngang nhau, tiền lương ngang nhau

- Bảo vệ người mẹ và trẻ em

Từ đó ngày 8-3 trở thành Ngày hội của phụ nữ lao động toàn thế giới đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ.

Phong trào phụ nữ thế giới đã ngày càng lớn mạnh dưới sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, đảng công nhân và sự ra đời của Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới.

Ngày nay, sự đoàn kết nhất trí của hàng trăm triệu phụ nữ trên thế giới là một lực lượng rất to lớn đang kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, bảo vệ độc lập, góp phần bảo vệ hoà bình thế giới.

Ở Việt Nam, ngay từ khi thành lập, đảng đã lãnh đạo phụ nữ liên tục tổ chức kỉ niệm ngày 8-3, tổ chức cho phụ nữ học tập ý nghĩa ngày hội đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ .
MỘT SỐ CÂU DANH NGÔN CA NGỢI PHỤ NỮ


  1. Gọi phụ nữ là "phái yếu" là sự lăng mạ, là bất công của đàn ông với đàn bà.

  2. Phụ nữ trợ giúp một đắc lực cho sự thành công. Người nào yêu họ thì được họ truyền cho sức mạnh nghị lực và người nào được họ yêu sẽ có một hào quang uy thế bao bọc.

  3. Người phụ nữ là nguồn khả ái cho đời, tạo hoá dựng nên người để làm cho giới đàn ông đỡ tục tằn và bớt bạo tàn.

  4. Thượng đế không thể hiện ở khắp mọi nơi và vì thế ngài đã dựng nên những người mẹ.

  5. Trái tim người mẹ là trường học của đứa con.

  6. Tất cả những gì tôi có hay tôi mong ước đều là do người mẹ thiên thần của tôi.

  7. Bàn tay đong đưa vòng nôi là bàn tay thống trị toàn cầu.

  8. Không có mặt trời hoa hồng không nở

Không có phụ nữ không có tình yêu

Không có tình yêu không có hạnh phúc



Không có người mẹ không có anh hùng.

  1. Đẹp và được yêu đó mới chỉ là phụ nữ

Xấu mà biết làm cho người ta yêu mới là nữ hoàng.

  1. Cuộc đời là bông hoa, tình yêu là mật hoa.

  2. Bạn ngắm vì sao vì hai lẽ: một là nó sáng, hai là nó vượt qua tâm trí của bạn. Bên cạnh bạn có một ánh hồng sáng êm ái hơn, huyền diệu hơn, trí tuệ hơn, đó là người phụ nữ.

Rung cảm, yêu, chịu đau khổ, hy sinh: Những chữ này mãi mãi dệt nên trang đời của người phụ nữ.
Tài liệu tham khảo (Nội dung Trò chơi)

1. Trần Đồng Lâm (chủ biên) – Đinh Mạnh Cường, Trò chơi vận động, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2005

2. Trần Đồng Lâm-Phạm Vĩnh Thông và nhiều tác giả 100 trò chơi vận động (áp dụng cho HS Tiểu học), Nhà xuất bản giáo dục.1997

3. Trần Đồng Lâm, Trò chơi vận động, Nhà xuất bản giáo dục.1980

4. Phan Đức Phú - Trần Đồng Lâm, Trò chơi vận động dùng trong các trường phổ thông cơ sở, Nhà xuất bản Thể dục thể thao. 1981

5. Phạm Tiến Bình, 130 trò chơi khỏe, Tổng cục Thể dục thể thao, 1971



6. Đặng Tiến Huy, 50 trò chơi vui-khỏe thông minh, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin.1997





Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương