Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang17/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

I. Mục tiêu hoạt động


Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu ý nghĩa của việc xác định nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và gia đình là rất cần thiết.

- Có thái độ đúng đắn đối với việc định hướng chọn nghề của bản thân.

- Biết cách phân tích, lựa chọn các hướng ngành nghề cụ thể. Tích cực tìm hiểu, học hỏi, trao đổi với bạn bè và mọi người để có thể xác định được hướng chọn nghề tương lai cho bản thân.


II. Nội dung hoạt động


1. Ý nghĩa của vấn đề lựa chọn nghề tương lai

- Lựa chọn nghề nghiệp đúng thì bản thân sớm đạt được những mục đích, những hoài bão đã đặt ra và dễ thành đạt trong cuộc sống nhằm đem lại lợi ích cho bản thân, góp phần cải tạo xã hội, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ngược lại, sự lựa chọn sai, không hợp lý, thì hệ quả của nó có thể là những chuỗi thất bại, dẫn tới sự lo lắng, tốn kém, không tin vào bản thân, mất phương hướng trong cuộc sống.



2. Vấn đề lựa chọn nghề tương lai gắn với việc rèn luyện năng lực bản thân

- Lựa chọn ngành nghề phải xuất phát từ năng lực sở trường của bản thân, muốn có suy nghĩ đúng về nghề tương lai thì trước hết bản thân phải có đủ tri thức về nghề định lựa chọn.

- Phân tích câu nói của Các Mác: “Nếu chúng ta lựa chọn một nghề, mà đối với nghề đó chúng ta không đủ năng lực cần thiết thì chúng ta không bao giờ hoàn thành được nó một cách xứng đáng, và chúng ta phải xấu hổ sự bất lực của mình ...”.

Do đó, muốn lựa chọn được nghề tương lai thì bản thân phải ra sức rèn luyện về học tập, đạo đức, thể lực sao cho có đủ năng lực đáp ứng với nghề định chọn.



3. Lựa chọn nghề gắn với hoài bão, ước mơ

- Lựa chọn ngành nghề là suy nghĩ cho tương lai và thường gắn với một mẫu hình cụ thể. Đó chính là ước mơ, là hoàn bão ... Muốn ước mơ, hoài bão trở thành hiện thực cần phải:

+ Không ngừng bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp

+ Nỗ lực, phấn đấu nâng cao lý trí nghề nghiệp.

- Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường THPT, bạn đã phải đứng trước một sự lựa chọn, cân nhắc và trả lời được các câu hỏi:

+ Bạn thích nghề gì?

+ Bạn có khả năng làm được nghề gì?

+ Bạn cần làm nghề gì?



III. Hình thức hoạt động

- Thảo luận nhóm

- Chia sẻ cặp đôi

- Diễn đàn


IV. Công tác chuẩn bị


1. Giáo viên

- Gợi ý, khuyến khích học sinh trao đổi hình thành các nội dung cơ bản của hoạt động.

- Giao cho ban cán sự lớp tổ chức hoạt động.

2. Học sinh

a) Với sự hướng dẫn, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp triển khai các công việc cần làm:

- Thông báo cho cả lớp những nội dung cơ bản của hoạt động để các bạn góp ý bổ sung. Trên cơ sở đó hoàn thiện nội dung chương trình hoạt động, xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm.

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ, nhóm:

+ Phân công các tổ chuẩn bị từng nội dung hoạt động;

+ Phân công nhóm chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện ...

+ Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ (tốt nhất là những tiết mục gắn với nội dung hoạt động).

- Phân công người điều khiển hoạt động

- Dự kiến mời đại biểu

b) Các tổ, nhóm thảo luận, bàn bạc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Phân công cá nhân chuẩn bị ý kiến tham gia thảo luận.

- Phân công các cá nhân sưu tập những tư liệu về những nghề có trong thực tế hiện nay.

V. Tổ chức hoạt động


Hoạt động 1 : Chia sẻ cặp đôi

Người điều khiển nêu yêu cầu của chia sẻ cặp đôi: từng cặp đôi trao đổi với nhau những gì mà mình đã biết về nghề tương lai đã có ý định lựa chọn, nêu những khó khăn phải vượt qua thì mới có thể theo đúng nghề mình đã lựa chọn, những biện pháp khắc phục.

Từ kết quả chia sẻ này, mỗi cá nhân sẽ chuẩn bị ý kiến đóng góp tại thảo luận nhóm.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5 đến 6 học sinh. Người điều khiển phân công các nhóm về vị trí thích hợp để thảo luận.

- Các thành viên trong nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Mỗi cá nhân nêu ý kiến của mình. Các thành viên trong nhóm góp ý, bổ xung hoặc tranh luận về những vấn đề còn đang băn khoăn. Trong quá trình thảo luận, nếu có thắc mắc gì không giải quyết trong nhóm được thì sẽ ghi lại để đưa ra toàn lớp thảo luận.

- Giáo viên chủ nhiệm và người điều khiển quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, uốn nắn, điều chỉnh, giúp đỡ khi cần thiết.



Hoạt động 3 : Diễn đàn

- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày ý kiến của nhóm mình về các vấn đề đã thảo luận, đồng thời nêu thắc mắc để lớp cùng nhau tranh luận.

- Sau ý kiến của mỗi nhóm, người điều khiển mời các bạn phát biểu ý kiến, tranh luận làm rõ các vấn đề còn đang băn khoăn. Nếu không thỏa mãn thì mời giáo viên chủ nhiệm trả lời.

- Mời các đại biểu tham dự phát biểu ý kiến về lựa chọn nghề tương lai. Chú ý mời đại biểu trẻ thành đạt trong việc lựa chọn nghề.

- Khuyến khích các bạn trong lớp giao lưu với các đại biểu.

- Xen kẽ các hoạt động là các tiết mục văn nghệ.



Hoạt động kết thúc

Người điều khiển tóm tắt những nội dung chính đã được thống nhất trong buổi hoạt động; đánh giá chất lượng của buổi hoạt động, biểu dương những cá nhân, nhóm hoạt động tốt, rút kinh nghiệm những vấn đề còn hạn chế trong quá trình hoạt động.

- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.

- Cám ơn sự tham gia của các vị đại biểu.


HOẠT ĐỘNG 2

TRÌNH BÀY TIỂU PHẨM

I. Mục tiêu hoạt động

Sau hoạt động, học sinh có khả năng:

- Nhận thức rõ việc chọn nghề cho tương lai là vấn đề sống còn của bản thân, nghề đó phải phù hợp với năng lực của bản thân.

- Biết cách lựa chọn nghề thích hợp, đảm bảo cho sự phát triển của bản thân trong tương lai.

- Có thái độ tích cực trong việc tìm hiểu nghề nghiệp.

II. Nội dung hoạt động

- Nghề tương lai của chúng ta.

- Muốn chọn được nghề cho tương lai thì trước mắt chúng ta phải làm gì khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông?

III. Hình thức hoạt động

- Trình bày tiểu phẩm

- Hoạt động "Tiếng nói người trong cuộc"

IV. Chuẩn bị hoạt động

1.Giáo viên

- Định hướng cho học sinh về những ngành nghề có trong xã hội hiện nay để giúp các em có phương hướng lựa chọn.

- Yêu cầu mỗi học sinh tự mình chọn một nghề và chuẩn bị một vài thông tin về nghề đó.

2.Học sinh

- Tự sưu tầm nghề mà mình thích.

- Xây dựng tiểu phẩm ngắn nói về một nghề nào đó. Việc này giao cho một vài học sinh có khả năng sáng tác.

- Xin ý kiến giáo viên góp ý thêm để tiểu phẩm đó hoàn chỉnh hơn.

- Mời một cựu học sinh thành đạt đến giao lưu dưới hình thức "Tiếng nói người trong cuộc".

V. Tổ chức hoạt động

Hoạt động mở đầu

Để buổi sinh hoạt hấp dẫn, toàn lớp sẽ chơi trò chơi "Chạy tiếp sức hóa trang".



Hoạt động 1: Trình bày tiểu phẩm

Tiểu phẩm trình bày do lớp thiết kế sau khi đã có ý kiến của giáo viên chủ nhiệm được thể hiện bằng các vai diễn của các học sinh trong lớp.

Thời gian của tiểu phẩm diễn ra khoảng 20 phút. Sau đó lớp sẽ tổ chức trao đổi xung quanh nội dung của tiểu phẩm. Các ý kiến phát biểu sẽ góp thêm phần sáng tỏ sự lựa chọn nghề và rõ thêm thông tin về nghề.

Hoạt động 2: Tiếng nói người trong cuộc

Mời cựu học sinh thành đạt đang công tác tại một lĩnh vực nhất định lên giao lưu cùng với học sinh của lớp. Cựu học sinh giới thiệu về bản thân, về nghề mà mình đang thực hiện, về những khó khăn và thuận lợi khi mới bước vào nghề. Học sinh hỏi và nêu nhưng thắc mắc hay những băn khoăn còn chưa rõ về: mục đích chọn nghề, có phải chọn nghề cho bản thân phải phụ thuộc vào gia đình không, khi chọn nghề cho tương lai thường vấp phải những gì?

Cựu học sinh trao đổi, giải thích, hoặc có thể đặt vấn đề trở lại với học sinh trong lớp. Hoạt động này diễn ra khoảng 15 phút.

Hoạt động kết thúc

Người điều khiển thay mặt lớp cảm ơn giáo viên chủ nhiệm, cảm ơn đại diện cựu học sinh của trường đã đén để chia sẻ với học sinh trong lớp.

------------------
B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1

Tổ chức chương trình kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn và giao lưu:

" Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam"

(Quy mô: Đoàn trường, 3 khối -Thời lượng: 01 buổi)

1. Tên hoạt động:Chương trình kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn và giao lưu: "Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam ".

2. Mục tiêu hoạt động:

- Chương trình nhằm tôn vinh tổ chức Đoàn trong 81 năm xây dựng và trưởng thành, đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chương trình cũng góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam;

- Xây dựng hoài bão, ước mơ đúng đắn cho thanh niên thông qua các tấm gương điển hình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;

- Cổ vũ tuổi trẻ quyết tâm vươn lên trong học tập, rèn luyện và lập thân, lập nghiệp, khuyến khích tôn vinh những ước mơ đẹp, những tấm gương giàu ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.



3. Nội dung hoạt động:

- Văn nghệ chào mừng.

- Thông qua diễn văn kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn.

- Lãnh đạo cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn thanh niên.



- Trình chiếu hình ảnh tổng hợp các hoạt động của ĐTN nhà trường (hoặc của Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn) trong hành trình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam những năm vừa qua, chia sẻ với ĐVTN gặp khó khăn, thắp sáng niềm tin để thanh niên thực hiện những ước mơ cao đẹp.

- Khách mời của chương trình ( những người đã thành đạt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã từng học tập và công tác tại trường) giao lưu chia sẻ với ĐVTN về ước mơ và con đường thực hiện ước mơ của họ.

- Trao học bổng ( hoặc quà) cho những ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập, đạt kết quả học tập và rèn luyện tốt.

4. Phương thức hoạt động:

Sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động kỷ niệm và giao lưu.

- Ban chấp hành Đoàn trường lên kế hoạch, báo cáo với nhà trường và Đoàn cấp trên, triển khai tới toàn thể chi đoàn và ĐVTN học sinh.

- Xác định đối tượng giao lưu, tiến hành mời khách và trao đổi về nội dung hoạt động.

- Huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình. Giao nhiệm vụ cho các bộ phận chuẩn bị và tổ chức thực hiện.

- Kết hợp xen kẽ chương trình giao lưu là các tiết mục văn nghệ.


HOẠT ĐỘNG 2

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề: " Khi tôi 18"

(Quy mô: Chi đoàn, khối 12 - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Sinh hoạt chuyên đề: " Khi tôi 18"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp đoàn viên thanh niên học sinh khối 12:

- Tăng cường ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật, hỗ trợ trang bị kiến thức nhiều mặt cho ĐVTN vững vàng thực thi quyền và nghĩa vụ công dân khi đủ 18 tuổi.

- Thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện trong thanh niên học sinh khối 1; Thể hiện ý thức trách nhiệm và sự tham gia đóng góp với cộng đồng , xã hội của tuổi trẻ.

- Có suy nghĩ nghiêm túc về sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và đáp ứng các yêu cầu của xã hội; Từ đó xác định làm hồ sơ thi vào các trường Đại học, cao đẳng hoặc học các trường nghề để đạt được nguyện vọng , ước mơ của mình.

3. Nội dung hoạt động:

Thông qua sinh hoạt chuyên đề : " Khi tôi 18 " trong các chi đoàn khối 12, trang bị 04 nhóm kiến thức cơ bản về Kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội và hướng nghiệp cho ĐVTN học sinh. Tập trung vào một số vấn đề sau:

- Kiến thức về Quyền và nghĩa vụ của công dân khi đủ 18 tuổi; Luật hôn nhân gia đình.

- Kiến thức về văn hóa dân tộc.

- Những kỹ năng giúp học tập và ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học hiệu quả.

- Kỹ năng chọn trường, chọn nghề phù hợp;Các trường đào tạo.



4. Phương thức hoạt động:

Sử dụng phương pháp sinh hoạt chuyên đề, tổ chức hoạt động tại chi đoàn.

- Ban chấp hành Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động. - - Chi đoàn lên kế hoạch, họp triển khai tới ĐVTN học sinh.

- Giao nội dung cho các tổ nhóm chuẩn bị, khai thác các tư liệu phục vụ cho chuyên đề ( Từ thư viện, Sách giáo khoa, ấn phẩm của các nhà xuất bản, tạp chí, Internet). Phân công người chuẩn bị cơ sở vật chất( nên sử dụng thiết kế power point, trình chiếu điện tử cho các chuyên đề ở những nơi có điều kiện).

- Phân công người điều hành chương trình.

- Mời đại diện BCH Đoàn trường, đại diện phụ huynh, GVCN…đến dự.

- Thực hiện chuyên đề theo chương trình đã định. Sau khi mỗi tổ nhóm hoàn thành xong một nội dung, có trao đổi thảo luận.

- Tiến hành đánh giá chung việc thực hiện chuyên đề. Có thể khen thưởng cho các tổ nhóm chuẩn bị công phu. Đại biểu tham dự phát biểu ý kiến.

------------------
C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: CHẠY TIẾP SỨC HOÁ TRANG

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo tháo vát.



II. Chuẩn bị:

Chuẩn bị 4 - 6 chiếc mũ (nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thêm 4 - 6 bộ quần áo thể thao), 4 - 6 đôi giầy tập và những thứ để hoá trang khác. Kẻ hai vạch xuất phát và chuẩn bị cách nhau 1,5 - 2m, cách vạch xuất phát 10 - 15m kẻ 4 - 6 vòng tròn, mỗi vòng trong có đường kính 0,8 - 1m, trong đó để những vật dụng hoá trang. Tập hợp HS thành 4 - 6 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu, các đội phải bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi hàng tiến vào sát vạch xuất phát thực hiện tư thế chuẩn bị.



III. Cách chơi:

Khi có lệnh, số 1 chạy đến bước vào trong vòng tròn, tiến hành hoá trang sau đó chạy nhanh về vạch xuất phát chuyển những vận dụng hoá trang cho số 2 và đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tự động tiến vào địa điểm xuất phát, khi nhận được các vật dụng hoá trang, nhanh chóng hoá trang, chạy đến vòng tròn giới hạn cởi bỏ các vật dụng hoá trang để vào vòng tròn, chạy nhanh về chạm vào tay số 3. Số 3 thực hiện như số 1, số 4 thực hiện như số 2, trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh hoặc chưa hoá trang xong hay chưa chạm tay bạn đã chạy.

- Không hoá trang, hoặc hoá trang không hết các vật dụng quy định.
Tên trò chơi: DẪN BÓNG BẰNG CHÂN TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo của chân bổ trợ cho môn bóng đá, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 - 1,5m, cách vạch xuất phát 10 - 20m kẻ vạch giới hạn, hoặc cắm 2 - 4 cờ nhỏ, cờ nọ cách cờ kia tối thiểu 2m.

- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m hoặc thẳng hướng với cờ, mỗi hàng là một đội thi đấu nên cần bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm bóng tiến vào vị trí xuất phát, đặt bóng sau vạch xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị.

III. Cách chơi:

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng dẫn bóng (bằng chân) đến đích, vòng qua đích, tiếp tục dẫn bóng về cho bạn số 2, đi về tập hợp ở cuối hàng.

Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tự động tiến vào vị trí xuất phát để thực hiện tư thế chuẩn bị. Khi số 1 dẫn bóng về thì đón bóng, chờ bạn chạy về qua vạch xuất phát mới được xuất phát, sau đó dẫn bóng như số 1. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước khi có lệnh, hoặc trước khi bạn chạy về qua vạch xuất phát.

- Không dẫn bóng chạy vòng qua cờ

Tên trò chơi: TUNG BÓNG VÀO RỔ ((xem chủ đề tháng 1)

D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

Tháng 3 có 2 ngày kỉ niệm: ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về người phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 và ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 và ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.

- Tập một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.



- Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn và kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

- Chuẩn bị một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu.



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới.

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 3.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Cho con ( Nhạc: Phạm Trọng Cầu- Thơ: Tuấn Dũng), Tổ ấm gia đình (Sáng tác: Hoàng Vân), Mừng tuổi mẹ (Sáng tác: Trần Long Ẩn)…

------------------

Chủ đề hoạt động tháng 4

THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC

A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
A. Mục tiêu giáo dục

Sau chủ đề hoạt động, học sinh có khả năng:

- Hiểu rõ vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác là vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang quan tâm; hiểu được vai trò và vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, quan hệ với các nước trong khối ASEAN, trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần thực hiện hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

- Có kĩ năng thu thập các vấn đề, các sự kiện có liên quan đến hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

- Có thái độ tích cực và đúng đắn trong các vấn đề của hòa bình và hữu nghị, kể cả trong cuộc sống hàng ngày.



B. Nội dung hoạt động

- Tình bạn bốn phương

- Hòa bình và hữu nghị - một vấn đề của nhân loại

C. Gợi ý một vài hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1

TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG VÌ HÒA BÌNH

(1 tiết)


Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương