MỤc lục chưƠng 1: CƠ SỞ LÝ luậN 11


R= 2.488/20.195 = 0.123ha



tải về 1.63 Mb.
trang13/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20

R= 2.488/20.195 = 0.123ha

    • Tính toán chi phí của dự án đền bù:

Như vậy dự án thay thế để khắc phục tác động tiêu cực do sự cố tràn dầu lên hệ san hô mềm ở khu vực Cù Lao Chàm với diện tích là 7.5 ha sẽ có 2 loại chi phí. Đó là chi phí để thực hiện dự án sơ cấp (primary project) và chi phí để tiến hành bù cho hệ san hô trong thời gian hệ sinh thái do dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Chi phí cho dự án sơ cấp sẽ bao gồm chi phí mua và trồng san hô khoảng USD18,000/ha (qui đổi theo sức mua tương đương PPP (Huệ, 2005) với 1USD= 5,535 VND thì sẽ là 99.630.000VND/ha) với diện tích 0.6375ha và các chi phí quản lý hàng năm là 10% so với chi phí ban đầu).

Chi phí để tiến hành khôi phục cho 0.123 ha hệ san hô mới trong thời gian hệ sinh thái của dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Các chi phí được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 29. Chi phí toàn bộ dự án khôi phục san hô mềm


Dự án sơ cấp (Primary project)

Chi phí mua, trồng san hô

99.630.000VND/ha*0.6375ha



63.514.125VNĐ


Chi phí quản lý hàng năm (từ 2007 đến 2022)

99.630.000VND/ha*0.6375ha *0.1*(1/1.03n)



49.452.789,53VNĐ


Dự án đền bù (Compensatory project)

Chi phí đền bù phần L

99.630.000VND/ha x 0.123 ha



12.254.490VNĐ

Tổng chi phí của dự án

125.212.404,53VNĐ







c.Cỏ biển:

    • Tính toán lượng mất đi do bị dầu tràn tác động (L):

Các thông tin thể hiện sự tác động đến cỏ biển do tràn dầu được liệt kê trong bảng sau. Như trong bảng, khu vực cỏ biển có diện tích ước lượng là 380 hecta, cung cấp các dịch vụ sinh thái 43.15% so với thời kỳ trước khi bị tràn dầu. Sau đó khu vực này sẽ được khôi phục từ những hoạt động của một dự án phục hồi (Primary project) diễn ra trong vòng 3 năm để đạt được mức ban đầu khi chưa bị tác động bởi sự cố tràn dầu.

Bảng 30. Các thông số về khu vực bị tác động.



Thông tin nền về khu vực bị tác động do sự cố tràn dầu

Kiểu hệ sinh thái bị tác động

Cỏ biển

Năm bị tác động

2007

Diện tích bị tác động (ha)

380

Mức dịch vụ do san hô cung cấp khi bị tác động bởi sự cố tràn dầu so với mức ban đầu (chưa bị tác động)

56.85%

Dự án khôi phục khu vực bị tác động theo dự án ban đầu (Primary project)

Năm sự khôi phục bắt đầu diễn ra

2007

Năm hệ sinh thái được khôi phục hoàn toàn

2009

Mức dịch vụ do san hô cung cấp đạt đến mức cao nhất (so với ban đầu)

100%

Dạng hàm khôi phục

Tuyến tính

Tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu thực tế hàng năm

3.0%

Khi sự cố tràn dầu diễn ra vào năm 2007, số dịch vụ-hecta giảm từ 380 xuống còn 163.97. Vì có 56.85% dịch vụ bị suy giảm do tác động của sự cố tràn dầu. Lượng dịch vụ gia tăng và được khôi phục hoàn toàn vào năm 2009 khi thực hiện dự án ban đầu (Primary project) bằng việc trồng lại lượng cỏ biển tương ứng với lượng cỏ biển bị mất đi cùng với việc giám sát, quản lý hàng năm cho đến khi khôi phục được hoàn toàn như ban đầu. Tuy nhiên trong khoảng thời gian chờ thực hiện dự án sơ cấp cũng như thời gian để các dịch vụ do dự án sơ cấp đạt dần đến mức ban đầu thì các dịch vụ của hệ sinh thái cỏ biển này vẫn tiếp tục bị tổn thất. Phần mất đi (interim losses) được ký hiệu là L.

Để tính toán phần mất đi L này về giá trị hiện tại, chúng ta phải chiết khấu L theo từng năm. Phần mất đi L được tính toán là: 14.683 dịch vụ-hecta-năm. Cách thức tính toán được thể hiện như bảng sau:



Bảng 31. Bảng tính toán phần dịch vụ-hecta-năm bị mất của cỏ biển (L)

Năm




% Dịch vụ bị mất

Dịch vụ-hecta




Dịch vụ-ha năm







Bắt đầu năm

Kết thúc năm




các năm bị mất




sau chiết khấu

2007




56.85%

37.90%




8.291




8.291

2008




37.90%

18.95%




4.974




4.829

2009




18.95%

0.00%




1.658




1.563

2010




0.00%

0.00%




0.000




0

2011




0.00%

0.00%




0.000




0

Tổng dịch vụ-hecta các năm bị mất sau chiết khấu =

14.683







Bảng 31 thể hiện tổng lượng dịch vụ-hecta theo các năm bị mất đi của cỏ biển. Cột 1 biểu thị số năm từ khi xảy ra sự cố cho đến khi được khôi phục hoàn toàn. Cột 2, cột 3 là phần trăm của các dịch vụ bị mất đi tại đầu và cuối mỗi thời kỳ. Cần chú ý rằng các dịch vụ của hệ sinh thái cỏ biển phải mất 3 năm từ năm 2007 để có thể đạt trở lại như mức ban đầu khi chưa bị tác động bởi dầu tràn. Lượng dịch vụ do hệ cỏ biển cung cấp ở đầu năm bằng với lượng dịch vụ đó ở cuối năm trước, trừ giá trị của năm đầu tiên khi bị tác động. Ở cột 3, các giá trị thể hiện ở phần trăm mức độ suy giảm sẽ giảm dần và dần đạt đến mức suy giảm bằng 0, đạt được trạng thái ban đầu. Cột 4 là số dịch vụ-hecta năm bị mất đi trong từng năm. Cột 5 sẽ số dịch vụ-hecta-năm bị mất đi được chiết khấu theo từng năm.

Như vậy tổng dịch vụ-hecta-năm bị mất đi của cỏ biển sau khi chiết khấu theo năm là.



14.683

    • Tính toán lượng đạt được từ dự án khôi phục nơi cư trú (G):

Dự án đền bù (compensatory project) được thiết kế bằng cách thiết lập một hệ cỏ biển mới để bù lại những dịch vụ do hệ sinh thái mất đi tương ứng với phần mất đi L đã mô tả ở trên. Giả thiết mức dịch vụ sinh thái ban đầu của hệ cỏ biển mới này là 25% so với hệ sinh thái cỏ biển bị tác động do tràn dầu. Dự án này được tiến hành vào năm 2007, kéo dài trong 5 năm thì có thể đạt được đến mức dịch vụ sinh thái cao nhất bằng 100% so với mức dịch vụ sinh thái của hệ cỏ biển ban đầu khi chưa bị tác động bởi dầu tràn. Sau khi dự án kết thúc, hệ sinh thái cỏ biển này vẫn duy trì được mức cung cấp dịch vụ sinh thái cao nhất của nó mãi mãi

Bảng 32. Các thông số của dự án đền bù



Đặc điểm của dự án đền bù

Kiều hệ sinh thái thay thế

Cỏ biển

Mức cung cấp dịch vụ sinh thái ban đầu

0%

Năm dự án đền bù bắt đầu

2007

Năm dịch vụ sinh thái bắt gia tăng

2008

Năm dịch vụ sinh thái đạt được mức cao nhất (cuối thời kỳ)

2022

Mức dịch vụ cao nhất đạt được

100%

Hình dạng hàm khôi phục

Tuyến tính

Độ dài của đường gia tăng dịch vụ

Vô cùng

Thông số so sánh với dự án đền bù

Tỷ số giữa mức dịch vụ sinh thái cao nhất/hecta ở khu vực đền bù và mức dịch vụ sinh thái ban đầu/hecta ở khu vực bị tác động

1:1

Như trong bảng trình bày, các dịch vụ sinh thái do dự án thay thế mang lại ban đầu cung cấp một lượng dịch vụ ở mức 0% và bắt đầu gia tăng vào năm 2008 theo đưòng tuyến tính cho đến khi các dịch vụ sinh thái mà nó cung cấp đạt được mức tăng trưởng cao nhất vào năm 2012. Các dịch vụ này tiếp tục duy trì mức độ cao nhất này mãi mãi. Tổng giá trị dịch vụ /ha đạt được được gọi là G. Cách thức tính toán được thể hiện như bảng sau:

Bảng 33. Bảng tính toán lượng dịch vụ gia tăng trên một hecta của dự án đền bù



Năm




% Dịch vụ đạt được







Dịch vụ-ha- năm/ha




Bắt đầu năm

Kết thúc năm







đạt được sau chiết khấu

2007




0.00%

0.00%










0.000

2008




0.00%

20.00%










0.097

2009




20.00%

40.00%










0.283

2010




40.00%

60.00%










0.458

2011




60.00%

80.00%










0.622

2012




80.00%

100.00%










0.776

Sau




100.00%

100.00%










28.754

2012














































Tổng dịch vụ-hecta các năm/hecta đạt được sau chiết khấu =

30.989

Để tính toán phần đạt được trên một ha G này về giá trị hiện tại, chúng ta phải chiết khấu G theo mỗi năm. Cột 1 biểu thị số năm từ khi xảy ra sự cố cho đến khi được khôi phục hoàn toàn. Cột 2, cột 3 là phần trăm của các dịch vụ đạt được tại đầu và cuối mỗi thời kỳ. Cột 4 là số dịch vụ-hecta-năm/ha đạt được chiết khấu theo từng năm.Cuối bảng là tổng dịch vụ-hecta-năm/ha đã được chiết khấu là: 30.989

    • Xác định diện tích cỏ biển cần phải khôi phục:

Gọi t là thời gian theo năm tương ứng với từng thời điểm sau:

t=0, thời gian sự cố xảy ra

t=C, thời điểm ban đầu chiết khấu (khi nhân tố chiết khấu =1)

t=B, thời điểm khu vực bị tác động được khôi phục như mức ban đầu

t=N, thời điểm hệ sinh thái ở khu vực bị tổn thương đạt đến mức tối đa

t=I, thời điểm dự án đền bù bắt đầu cung cấp dịch vụ sinh thái

t=M, thời điểm dự án đền bù đạt được mức sinh trưởng cao nhất

t=L, thời điểm dự án đền bù ngừng cung cấp các dịch vụ sinh thái.

Ngoài ra còn có những biến khác trong phân tích này:

Vj, giá trị trên một hecta-năm của dịch vụ sinh thái ở khu vực bị tổn thương (khi chưa bị tác động)

Vp, giá trị trên một hecta-năm của dịch vụ sinh thái ở khu vực thay thế

xjt, mức dịch vụ/hecta của dịch vụ sinh thái ở khu vực bị tổn thương vào cuối năm t

bj, mức ban đầu của dịch vụ/hecta tại khu vực bị tổn thương (khi chưa bị tác động)

xpt, mức dịch vụ/hecta tại khu vực của dự án đền bù vào cuối năm t

bp, mức ban đầu của dịch vụ/hecta của dự án đền bù

r, tỷ lệ chiết khấu của cả thời kỳ

J, diện tích khu vực bị tổn thương

P, diện tích khu vực của dự án đền bù

Chọn một chỉ số x có thể đại diện cho một dịch vụ đơn lẻ của hệ sinh thái hoặc chọn một chỉ số có thể đại diện trung bình cho nhiều dịch vụ của hệ sinh thái. Trong số những chỉ số được chọn đó thì xjt được gọi là mức dịch vụ trên hecta được cung cấp bởi khu vực bị tổn thương vào cuối năm t và bj là mức dịch vụ ban đầu của khu vực bị tổn thương đó. Do vậy, (bj-xjt) là phần dịch vụ bị mất đi vào cuối năm t. Tương tự, xpt được gọi là mức dịch vụ mà khu vực thay thế cung cấp vào cuối năm t và bp là mức dịch vụ ban đầu mà khu vực thay thế cung cấp. Do đó, (bp-xpt) là phần dịch vụ gia tăng tại khu vực thay thế. (bj-xjt)/bj đại diện cho phần trăm mức suy giảm dịch vụ /hecta so với mức ban đầu tại khu vực bị tổn thương và (bp-xpt)/bp đại diện cho phần trăm gia tăng dịch vụ/hecta của khu vực thay thế so với mức ban đầu của khu vực bị tổn thương.

Công thức cân bằng tổng giá trị của dịch vụ bị mất đi tại khu vực bị tổn thương được chiết khấu về hiện tại với tổng giá trị của dịch vụ tăng lên ở khu vực thay thế được chiết khấu về hiện tại được trình bày như sau:



với giả sử rằng giá trị trên một đơn vị của các dịch vụ ở khu vực thay thế Vp bằng với giá trị trên một đơn vị của các dịch vụ ở khu vực bị tổn thương Vj, do đó tỷ số Vj/Vp =1.



Tỷ số Vj/Vp lớn hơn 1 nếu giá trị trên một đơn vị của dịch vụ tại nơi bị tổn thương lớn hơn giá trị trên một đơn vị của dịch vụ tại nơi được thay thế. Do đó, sẽ cần nhiều hơn diện tích ở khu vực thay thế để có thể đảm bảo mức cân bằng giữa phần mất đi và bù vào do tác động của sự cố tràn dầu với hệ san hô.

Do đó, để xác định được diện tích cỏ biển cần phải khôi phục trong dự án đền bù (Compensatory project), cần lấy tổng dịch vụ-hecta-qua các năm đã được chiết khấu (L) chia cho tổng dịch vụ-hecta-các năm/ha và có được kết quả là 0.474 ha. Cách tính toán được thể hiện như trong bảng sau:

Bảng 34. Xác định diện tích cỏ biển cần khôi phục bù lại phần mất đi L



  • Diện tích bị tác động= 380 ha

Dịch vụ-hecta-năm bị mất đi đã chiết khấu về giá trị hiện tại= 14.683dịch vụ-hecta-năm

  • Dịch vụ-hecta-năm/ha đạt được đã chiết khấu về giá trị hiện tại=30.989dịch vụ-hecta-năm/ha

  • Gọi R = diện tích cỏ biển cần phải khôi phục để bù lại phần mất đi L (ha)

  • Cân bằng dịch vụ sinh thái bị mất đi với dịch vụ đạt được trong dự án đền bù, ta có 14.683dịch vụ-hecta-năm= 30.989dịch vụ-hecta-năm/ha*R ha.

  • Do đó, diện tích cỏ biển cần phải khôi phục ở dự án đền bù là

R=14.683 /30.989= 0.474 ha.

    • Tính toán chi phí của dự án đền bù:

Như vậy dự án thay thế để khắc phục tác động tiêu cực do sự cố tràn dầu lên hệ cỏ biển ở khu vực Cù Lao Chàm với diện tích là 380 ha sẽ có 2 loại chi phí. Đó là chi phí để thực hiện dự án sơ cấp (primary project) và chi phí để tiến hành bù cho hệ cỏ biển trong thời gian hệ sinh thái do dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Chi phí cho dự án sơ cấp sẽ bao gồm chi phí mua và trồng cỏ biển khoảng 250.000 USD/ha (qui đổi theo sức mua tương đương PPP (Huệ, 2005) với 1USD= 5,535 VND thì sẽ là 1.303.750.000VND/ha) với diện tích 60ha cỏ biển bị chết (IMER, 12/2007) và các chi phí quản lý hàng năm là 10% so với chi phí ban đầu).

Chi phí để tiến hành khôi phục cho 0.474 ha hệ cỏ biển mới trong thời gian hệ sinh thái của dự án sơ cấp bắt đầu mang lại giá trị.

Các chi phí được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 35. Chi phí toàn bộ dự án phục hồi cỏ biển


Dự án sơ cấp (Primary project)

Chi phí mua, trồng cỏ biển

1.303.750.000VND/ha*60ha



78.225.000.000VNĐ


Chi phí quản lý hàng năm (từ 2007 đến 2009)

1.303.750.000VND/ha*60ha *0.1*(1/0.03n)



14.968.116.690VNĐ


Dự án đền bù (Compensatory project)

Chi phí đền bù phần L

1.303.750.000/ha x 0.474ha



617.977.500 VNĐ

Tổng chi phí của dự án

93.811.094.190VNĐ

Như vậy tổng thiệt hại của sự cố tràn dầu tác động lên hệ san hô (cứng và mềm), cỏ biển được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 36. Tổng thiệt hại của sự cố tràn dầu lên san hô cứng, san hô mềm & cỏ biển



Chi phí để khôi phục san hô cứng

3.331.188.429VNĐ

Chi phí để khôi phục san hô mềm

125.212.404,53VNĐ

Chi phí để khôi phục cỏ biển

93.811.094.190

Tổng chi phí (C2)

97.154.495.023,53 VNĐ

Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng (C3).

Thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng chính là giá trị bị mất đi do suy giảm tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Khoản tiền để khôi phục lại sự đa dạng sinh học của khu vực, đồng thời khắc phục và đề phòng những sự cố tương tự xảy ra chính là khoản thiệt hại đối với giá trị phi sử dụng khu vực chịu tác động của dầu tràn.

Trong nghiên cứu này, phương pháp CVM được tiến hành theo các bước như sau:

a. Thu thập thông tin qua bảng hỏi.

Phần đánh giá trị phi sử dụng trong bảng hỏi được bắt đầu bằng đoạn mô tả những giá trị phi sử dụng của hệ sinh thái của khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại đang chịu những tác động của vụ tràn dầu tháng 1/2007. Điều tra viên sẽ đọc cho người dân những thông tin sau:

Theo các nhà khoa học, Cù lao Chàm có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Cù lao Chàm cũng có 947 loài sinh vật sống trên các vùng nước quanh đảo, trong đó có 178 loài sinh vật biển, hơn 50 loại cá, 56 loài thân mềm như ốc, ngọc trai, nhiều loại nằm trong sách đỏ của Việt Nam.



Sự cố dầu tràn Tháng 1/2007 đã ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm, giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động du lịch, có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái san hô và cỏ biển của khu vực.”

Sau đó, một tình huống giả định được đưa ra là địa phương sẽ xây dựng một Quỹ bảo tồn trong đó huy động sự tham gia đóng góp về tài chính của người dân nhằm phục hồi lại sự đa dạng sinh học của khu vực sau sự cố dầu tràn, khắc phục và đề phòng những sự cố tương tự xảy ra. Khoản tài chính này sẽ được sử dụng hoàn toàn với mục đích bảo tồn và phục hồi lại toàn bộ hiện trạng giá trị đa dạng sinh học tại khu vực Cửa Đại/Cù Lao Chàm như trước khi xảy ra sự cố.

Bằng cách hỏi người dân sẵn lòng đóng góp tiền ở mức nào sẽ cho phép tìm ra tổng WTP để bảo tồn đa dạng sinh học. Đây chính là giá trị mất đi do suy giảm đa dạng sinh học hay chính là thiệt hại đối với các giá trị phi sử dụng.

Phần thứ ba trong bảng hỏi liên quan đến phần giá trị phi sử dụng là thông tin về cá nhân người được hỏi, bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nhân khẩu, thu nhập. (Trường hợp này các thông tin về người được hỏi nằm trong phần đầu bảng hỏi). Đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến WTP của người được hỏi. Chúng sẽ được đưa vào hàm hồi quy, bằng phần mềm SPSS để phân tích tác động của các yếu tố đến WTP của người dân.

b. Quy trình tính toán và phân tích:

Tất cả thông tin thu thập được đều được nhập vào một worksheet của Excel. Các quy trình tính toán sẽ được thực hiện bằng công cụ Excel và SPSS.



  • Tính tổng WTP:

=N x

Trong đó:

N: Tổng số hộ của mẫu. N = 3000 (hộ).

: Mức sẵn lòng chi trả trung bình của mẫu.

= WTPi x pi

WTPi: Mức sẵn lòng đóng góp i (bidi);

pi : Xác suất lựa chọn mức giá i.

Bảng hỏi đã sử dụng payment card và đưa ra một chuỗi các giá trị (bid) để người được hỏi lựa chọn. Các giá trị này được xác định dựa trên cơ sở thực hiện kiểm tra thử (pretest) trước khi có điều tra chính thức.



Vậy khi nào thì WTP bằng 0?

Trong phương pháp CVM, khi người được hỏi không sẵn lòng chi trả cho dịch vụ hàng hóa thì không phải tất cả mọi trường hợp WTP của họ đều bằng 0. Tùy vào lý do người được hỏi đưa ra thì WTP được xử lý khác nhau:



  • Nếu người được hỏi trả lời lý do không đóng góp là: “Tôi không có tiền để đóng góp” hoặc “Tôi không quan tâm đến giá trị đa dạng sinh học” thì trường hợp này WTP = 0 (Zero bid)

  • Nếu câu trả lời là: “Việc phục hồi cảnh quan là việc của nhà nước” hoặc “Tôi không tin rằng tiền đóng góp được sử dụng để phục hồi môi trường” hoặc “Sự cố tràn dầu không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của gia đình tôi”, thì phải loại những đối tượng này ra khỏi mô hình tính toán. (Protest bids).

Điều tra cho thấy trong 300 hộ được điều tra có 20 hộ đưa ra câu trả lời Protest bids, như vậy chỉ có 280 hộ đưa ra các mức giá từ 0 đến 100.000 với xác suất lựa chọn các mức giá như sau:

WTPi

0

5.000

10.000

15.000

20.000

25.000

30.000

3.5000

40.000

50.000

100.000

pi (%)

7.5

9.29

29.29

5.36

18.21

3.21

8.57

0.36

2.5

12.14

3.57

Từ đây, ta tính được = 21.979 (đồng/hộ)

  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTP:

Bảng 37: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đên mức sẵn lòng chi trả (WTP)

Các yếu tố ảnh hưởng

Mô tả

1. Thu nhập (I)

Thu nhập được xem là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức sẵn lòng chi trả (đóng góp) của người được hỏi. Khi thu nhập cao hơn thông thường mọi người sẽ chi trả nhiều hơn cho hàng hóa, dịch vụ môi trường

2. Trình độ học vấn (E)

Khi trình độ học vấn cao, mọi người có nhận thức tốt hơn về tác động của dầu tràn cũng như giá trị của hàng hóa, dịch vụ môi trường nên họ có xu hướng chi trả nhiều hơn.

3. Giới tính (G)

Theo lý thuyết thì mức sẵn lòng chi trả của nam thường cao hơn của nữ.

4. Tuổi (A)

Nghề nghiệp và tuối tác ảnh hưởng không rõ ràng đến WTP do chịu nhiều sự chi phối của các yếu tố khác như thu nhập hay trình độ học vấn

5. Nghề nghiệp (O)

6. Nhân khẩu (D)

Người được hỏi đại diện cho gia đình để đưa ra mức sẵn lòng chi trả nên cũng ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác. Ví dụ gia đình đông người nhưng thu nhập thấp thì có thể chi trả ít hơn gia đình ít người nhưng có thu nhập cao…

Từ bảng trên, ta có mô hình phương trình WTP như sau:

WTP = a0 + a1G + a2E + a3O + a4A + a5D + a6I

Trong đó:

a0: hệ số chặn

a1, a2, a3, a4, a5, a6 : hệ số hồi quy.


b. Hồi quy WTP theo các biến giải thích:

Sử dụng SPSS cho 6 dãy dữ liệu: WTP (biến phụ thuộc), A, G, E, I, O, D (biến độc lập). Mức ý nghĩa chọn là 90%. Kết quả thu được như sau:



Model Summary

Model

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

1

.49

.203

18732.283

a Predictors: (Constant), thu nhap, nghe nghiep, tuoi, nhan khau, gioi tinh, trinh do gd

ANOVA(b)

Model



Sum of Squares

df

Mean Square

F

Sig.

1

Regression

13597604507.237

6

2266267417.873

6.458

.000(a)



Residual

97549763913.816

278

350898431.345







Total

111147368421.053

284







a Predictors: (Constant), thu nhap, nghe nghiep, tuoi, nhan khau, gioi tinh, trinh do gd

b Dependent Variable: san long chi tra


Coefficients(a)

Model



Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.





B

Std. Error

Beta

B

Std. Error

1

(Constant)

16506.404

8354.477



1.976

.049



gioi tinh

-1887.310

2676.167

-.043

-.705

.038



trinh do gd

1948.368

1480.583

.088

1.316

.043



nghe nghiep

-540.203

344.244

-.094

-1.569

.118



tuoi

-58.265

106.528

-.035

-.547

.585



nhan khau

467.842

722.704

-.037

-.647

.074



thu nhap

.002

.000

.299

5.064

.000

Dependent Variable: san long chi tra

Các nhân tố ảnh hưởng đến WTP được biểu diễn trong hàm sau:



WTP = 16506,4 + (-188,3)G + 1948,37E + (-540,2)O +

+ (-58,3)A + 467,8D + 0,002I

Dựa vào bảng kết quả, ta đưa ra một số nhận xét như sau:


  • P- value của F - Statistic = 0.000 < mức ý nghĩa, vì vậy hàm trên là hoàn toàn phù hợp.

  • R2 = 0,49 tức là các biến độc lập giải thích được khoảng 49% sự biến động của biến phụ thuộc (WTP).

  • P – value của các nhân tố I (thu nhập theo tháng), G (giới tính), E (trình độ học vấn) và D (nhân khẩu) đều nhỏ hơn mức ý nghĩa. Do vậy, các yếu tố này được xem là ảnh hưởng có nghĩa đến WTP của người được hỏi. Đặc biệt, P – value của I bằng 0.000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa chứng tỏ thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến WTP.

  • P – value của tuổi (A), nghề nghiệp (O) lớn hơn mức ý nghĩa. Điều này kết luận là tuổi và nghề nghiệp của người được hỏi ảnh hưởng không có ý nghĩa đến WTP của họ.

  • Hệ số chặn bằng 16506.4 chứng tỏ: nếu A, E, I, D, O đều bằng 0 thì WTP vẫn giữ ở mức là 16.506 đồng. Điều này cho thấy hẳn là có một số những nhân tố khác cũng chi phối WTP (theo chiều thuận) làm cho nó cao hơn mức bình thường, ví dụ như thái độ của người đó với môi trường, sở thích, công việc…

  • Hệ số của nhân khẩu và thu nhập cùng dấu với WTP nên hai nhân tố này có ảnh hưởng thuận chiều lên WTP. Nếu nhân khẩu trong gia đình tăng hoặc thu nhập hộ gia đình tăng thì WTP cũng tăng và ngược lại.

  • Dấu hệ số của giới tính ngược chiều với dấu của WTP, (do trong tính toán code nam = 0, nữ = 1), điều này cho thấy, nam giới có mức sẵn lòng chi trả cao hơn nữ giới. Và trung bình một nam giới trả cao hơn nữ giới 188,3 đồng.

  • a2 = 1948,37 được giải thích là khi trình độ học vấn tăng lên một bậc (ví dụ như từ Trung học cơ sở lên Trung học phổ thông/Trung học chuyên nghiệp) thì WTP tăng lên 1948,37 đồng.

  • a5 = 467,8 nghĩa là khi hộ gia đình nhiều hơn một người thì mức sẵn lòng chi trả của họ tăng lên 467,8 đồng.

  • a6 = 0.002 cho thấy thu nhập tăng thêm 1đồng/tháng thì WTP tăng 0.002 đồng, có nghĩa là để WTP tăng thêm khoảng 1000 đồng thì thu nhập của người đó phải tăng thêm 500.000 đồng/tháng.

Từ kết quả tính toán trên, mức sẵn lòng chi trả của toàn khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại sẽ là:

= 3.000 x 21.979 = 65.937.000 (đồng)

Như vậy, thiệt hại đối giá trị phi sử dụng khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại là:



C3 = 65.937.000 (đồng)

Bảng 38: Tổng hợp thiệt hại kinh tế về tài nguyên, môi trường các hệ sinh thái biển do ô nhiễm dầu tại khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.



Giá trị

Thiệt hại (đồng)

Giá trị sử dụng trực tiếp (C1)

21.135.036.500

Giá trị sử dụng gián tiếp (C2)

97.154.495.023

Giá trị phi sử dụng (C3)

65.937.000

Tổng

118.355.468.523

Các chi phí trực tiếp do sự cố dầu tràn gây ra

- Chi phí để vớt/dọn dầu:

- Thiệt hại cho ngư dân về lưới và dụng cụ đánh cá: 100.745.000 đồng

Tổng thiệt hại kinh tế do sự cố tràn dầu:



Каталог: bitstream -> 1247
1247 -> TÊN ĐƯỜng phố VÀ LÀng xã HÀ NỘi qua những lần thay đỔI Đinh Tiên Hoàng
1247 -> ĐỊa giới hà NỘi thời pháp xâm lưỢC, TẠm chiếM
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1384 /Đhqghn-khtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
1247 -> Số 61/2005/QĐ-ttg
1247 -> Year: 2007 Lecturer: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong Research purposes
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1247 -> Bảo vệ năm: 2008 Giáo viên hướng dẫn
1247 -> Phong tục trong bữa cơm của ngưỜi hà NỘI
1247 -> Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương