MỤc lục chưƠng 1: CƠ SỞ LÝ luậN 11


LƯỢNG GIÁ NHANH THIỆT HẠI ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG



tải về 1.63 Mb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

4.3LƯỢNG GIÁ NHANH THIỆT HẠI ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG



4.3.1Xác định các giá trị phi sử dụng bị thiệt hại do sự cố dầu tràn


Giá trị phi sử dụng bao gồm các giá trị tuỳ thuộc, giá trị tồn tại hay giá trị lựa chọn.

Giá trị phi sử dụng bị thiệt hại do sự cố tràn dầu là những ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên, thắng cảnh v.v.; sự suy giảm tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái; mất dần các giá trị bảo tồn như các nguồn gen quý hiếm, nơi sinh cư của một số sinh vật biển, tài nguyên thiên nhiên để lại cho thế hệ mai sau (rạn san hô, cỏ biển... ); mất dần các giá trị lưu tồn của các hệ sinh thái có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên dựa trên đức tin và các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tâm linh v.v.; mất dần các nguồn tài liệu cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, thẩm mỹ, văn hoá,...


4.3.2Đề xuất các phương pháp lượng giá nhanh


Có hai phương pháp lượng giá giá trị phi sử dụng có thể được áp dụng cho trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu ở vùng biển và ven bờ Việt Nam:

- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên; và

- Phương pháp chuyển giao lợi ích.

1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM)

Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV) hay Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên giá thị trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng. Bằng cách xây dựng một thị trường ảo, người ta xác định được hàm cầu về hàng hoá môi trường thông qua sự sẵn lòng chi trả của người dân (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận khi họ mất đi hàng hoá đó (WTA), đặt trong một tình huống giả định. Thị trường thì không có thực, WTP thì không thể biết trước, ta gọi đây là phương pháp “ngẫu nhiên” là vì thế. Một khi tình huống giả thuyết đưa ra đủ tính khách quan, người trả lời đúng với hành động thực của họ thì kết quả của phương pháp là khá chính xác. Các nhà phân tích sau đó có thể tính toán mức sẵn lòng chi trả trung bình của những người được hỏi, nhân với tổng số người hưởng thụ giá trị hay tài sản môi trường thì thu được ước lượng giá trị mà tổng thể dân chi trả cho tài sản đó. (Xem chi tiết tại chương 2)

Trong trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, phương pháp này đã được sử dụng để lượng giá giá trị phi sử dụng do sự suy giảm tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái do sự cố dầu tràn với kịch bản như sau:

Theo các nhà khoa học, Cù lao Chàm có 135 loài san hô, trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển Việt Nam. Cù lao Chàm cũng có 947 loài sinh vật sống trên các vùng nước quanh đảo, trong đó có 178 loài sinh vật biển, hơn 50 loại cá, 56 loài thân mềm như ốc, ngọc trai, nhiều loại nằm trong sách đỏ của Việt Nam.



Sự cố dầu tràn Tháng 1/2007 đã ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế xã hội của người dân tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm, giảm năng suất đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, gây thiệt hại nặng nề cho các hoạt động du lịch, có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái san hô và cỏ biển của khu vực.

Giả sử, địa phương sẽ xây dựng một Quĩ bảo tồn trong đó huy động sự tham gia đóng góp về tài chính của người dân nhằm phục hồi lại sự đa dạng sinh học của khu vực sau sự cố dầu tràn, khắc phục và đề phòng những sự cố tương tự xảy ra. Khoản tài chính này sẽ được sử dụng hoàn toàn với mục đích bảo tồn và phục hồi lại toàn bộ hiện trạng giá trị đa dạng sinh học tại khu vực Cửa Đại/Cù Lao Chàm như trước khi xảy ra sự cố.”

Sau đó, cần xác định các khoản chi trả là bao nhiêu. Các khoản này thường được chi trả dưới dạng thuế, phí, giá thay đổi hoặc các khoản biếu tặng. Bước này đòi hỏi phải tạo ra kịch bản về phương tiện chi trả hoặc đền bù dưới hai dạng sau:

Kịch bản đóng: Một hệ thống giá trị tiền tệ được xây dựng từ thấp đến cao hoặc từ cao xuống thấp. Với dạng kịch bản này, chúng ta đã ấn định trước một mức giá cho người được hỏi lựa chọn lựa chọn.

Kịch bản mở: Trong kịch bản này không ấn định mức giá trước mà thay vào đó, người được hỏi sẽ đưa ra mức giá bao nhiêu tiền.

Đối với trường hợp nghiên cứu tại Quảng Nam, nhóm nghiên cứu đã áp dụng kịch bản đóng, với các mức giá được ấn định sau khi có thực hiện điều tra thử tại thực địa.

2. Phương pháp chuyển giao lợi ích (Benefits Transfer)

Phương pháp chuyển giao lợi ích là phương pháp được dùng để ước tính các giá trị kinh tế cho những dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách chuyển những thông tin sẵn có từ những nghiên cứu đã hoàn thành ở một vị trí khác hay hoàn cảnh khác. Chẳng hạn, giá trị phi sử dụng của một hệ sinh thái cụ thể có thể được ước tính bằng cách sử dụng giá trị phi sử dụng đã được lượng giá ở một hệ sinh thái tương tự khác.

Mục đích cơ bản của phương pháp này là chuyển những ước tính của giá trị môi trường từ nơi này sang nơi khác. (Xem chi tiết cách thực hiện tại chương 2)

Đối với trường hợp nghiên cứu lượng giá giá trị phi sử dụng do tác động của sự cố tràn dầu ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này có thể gặp một số khó khăn:

- Số lượng nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường, cũng như lượng giá tổn thất do ô nhiễm môi trường đang hạn chế, nhiều nghiên cứu không được công bố, do đó việc tìm được những nghiên cứu phù hợp gặp phải khó khăn.

- Việc báo cáo những nghiên cứu gốc có thể không đầy đủ để thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Thiếu sót của những nghiên cứu gốc có thể gây khó khăn cho việc đánh giá. Hơn nữa, phép ngoại suy ngoài phạm vi những đặc điểm của nghiên cứu ban đầu không được đưa ra.



5.CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP TRƯỚC MẮT VÀ LÂU DÀI ĐỂ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG CÁC KHU VỰC BỊ Ô NHIỄM DẦU


Từ năm 1992 đến nay, đã xảy ra 40 vụ tràn dầu ở Việt Nam, gây ra tổn thất lớn về sinh thái và kinh tế xã hội. Nhằm hạn chế tổn thất do sự cố tràn dầu gây ra đối với sinh thái và các hoạt động kinh tế xã hội, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số nhóm giải pháp trước mắt và lâu dài như sau.

5.1ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

5.1.1Ứng phó khẩn cấp ngay sau khi có sự cố tràn dầu


Ngay sau khi phát hiện ra sự cố dầu tràn, Cục Bảo vệ Môi trường, chính quyền địa phương cần phối hợp với các cơ quan liên quan đồng thời thực hiện các biện pháp sau:

(1) Liên hệ với Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu (miền Bắc, miền Trung hoặc miền Nam) để được cung cấp các hướng dẫn và phương tiện thu gom dầu.

(2) Sử dụng phao quây để ngăn chặn dầu loang rộng.

(3) Sử dụng các phương tiện như máy bay trực thăng, tàu thuyền để rà soát, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân của dầu tràn để xử lý.

(4) Tổ chức cho người dân, các tổ chức, đơn vị, học sinh, sinh viên… và lực lượng quốc phòng thực hiện việc vớt dầu. Công tác vớt dầu có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật khác nhau, kể cả biện pháp thô sơ như:

- Thu gom thủ công thông qua việc huy động sức dân, các lực lượng quân đội, biên phòng, các đơn vị,… để nhặt, gom dầu.

- Huy động tàu, thuyền nhỏ của ngư dân ra khu vực có vết dầu loang, dùng thảm thấm dầu hoặc xơ dừa, xơ mướp, dây nilon cột thành bó, thu gom dầu đưa vào bờ xử lý.

(5) Sử dụng tàu hút dầu chuyên dụng để thu gom dầu (hiện nay Công ty Sông Thu của Bộ Quốc Phòng vừa mới ký kết hợp đồng đóng mới tàu đa năng hiện đại nhất Đông Nam Á có thể sử dụng cho việc hút dầu).

(5) Thực hiện xét nghiệm mẫu dầu để xác định loại dầu, các chất độc hại chứa trong dầu nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.

(6) Phối hợp với các Trung tâm Ứng phó sự cố dầu tràn để xử lý dầu thu gom.


5.1.2Các biện pháp trong ngắn hạn


Sau khi thực hiện các biện pháp khẩn cấp để xử lý sự cố dầu tràn, tuỳ vào mức độ ảnh hưởng đến sinh thái và đời sống, hoạt động kinh tế xã hội, Chính phủ, chính quyền địa phương và các bên liên quan cần thực hiện:

(1) Xác định những ảnh hưởng (phạm vi, mức độ ảnh hưởng theo định tính, định lượng) của sự cố tràn dầu đến các hệ sinh thái và hoạt động kinh tế xã hội của khu vực bị ảnh hưởng.

(2) Lượng giá thiệt hại kinh tế và sinh thái do sự cố dầu tràn.

(3) Hỗ trợ/trợ cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu nếu có.

(4) Thực hiện các biện pháp và thủ tục đòi đền bù thiệt hại đối với bên gây ra sự cố tràn dầu.

5.1.3Các biện pháp trong dài hạn để phục hồi môi trường


Dựa trên kết quả xác định phạm vi và mức độ và các loại ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái biển, Cục Bảo vệ Môi trường và chính quyền địa phương cần xem xét và đưa ra các đề xuất thực hiện các dự án phục hồi môi trường và khôi phục hệ sinh thái. Ví dụ cho các dự án này có thể như sau:

  • Khôi phục lại các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn,… có thể bằng cách trồng lại san hô, cỏ biển, trồng rừng ngập mặn,…

  • Hạn chế đánh bắt thuỷ hải sản ven bờ để chờ khôi phục các loài thuỷ hải sản bị suy giảm do sự cố dầu tràn,….

  • Có biện pháp bảo vệ các loài thuỷ hải sản, các nguồn giống, nguồn gien bị đe doạ.

Kinh phí và nguồn lực để thực hiện các dự án này có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Tiền đền bù của bên gây ra sự cố tràn dầu

  • Ngân sách nhà nước

  • Huy động đóng góp của người dân

  • Huy động tài trợ của các tổ chức quốc tế.



Каталог: bitstream -> 1247
1247 -> TÊN ĐƯỜng phố VÀ LÀng xã HÀ NỘi qua những lần thay đỔI Đinh Tiên Hoàng
1247 -> ĐỊa giới hà NỘi thời pháp xâm lưỢC, TẠm chiếM
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1384 /Đhqghn-khtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
1247 -> Số 61/2005/QĐ-ttg
1247 -> Year: 2007 Lecturer: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong Research purposes
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1247 -> Bảo vệ năm: 2008 Giáo viên hướng dẫn
1247 -> Phong tục trong bữa cơm của ngưỜi hà NỘI
1247 -> Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương