MỤc lục chưƠng 1: CƠ SỞ LÝ luậN 11



tải về 1.63 Mb.
trang9/20
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.63 Mb.
#16415
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20

3.2PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

3.2.1Các thông tin chung về kinh tế - xã hội của mẫu


Đối tượng phỏng vấn là người dân

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong số 300 người được hỏi có 222 người là nam giới chiếm 74%, còn lại là nữ. Số người được lựa chọn để phỏng vấn thuộc mọi lứa tuổi, từ 18 đến 89 tuổi, tuổi trung bình là 47 tuổi. Trong đó 63% nằm trong độ tuổi từ 40 đến 60 và chỉ có 4% là nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25. Như vậy độ tuổi người được hỏi nằm trong khoảng khá rộng, tuy nhiên tập trung phần lớn vào độ tuổi từ 41 đến 60 tuổi.



  1. Số người trả lời theo tuổi

Trình độ học vấn của người được hỏi được chia làm 6 cấp độ. 39% số người được hỏi chỉ học hết tiểu học và 39,7% số người được hỏi cũng chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở. Số lượng người chưa qua trường lớp nào xấp xỉ số người học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp. Tỷ lệ người được hỏi học cao đẳng và đại học rất thấp (1%) và không có ai học sau đại học. Điều này cho thấy rằng trình độ học vấn của người dân ở đây khá thấp, do đó có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của họ về tác hại của việc tràn dầu và giá trị đa dạng sinh học. Trình độ học vấn cũng ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả của người dân để phục hồi lại đa dạng sinh học khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại.



  1. Số người trả lời theo trình độ học vấn

Nghề nghiệp của người được phỏng vấn được chúng tôi phân loại khá rõ ràng và chi tiết làm 10 loại như bảng duới đây:



Bảng 9: Nghề nghiệp của người được phỏng vấn

STT

Nghề nghiệp

Số người

Nam

Nữ

Tổng

%

1

Ngư dân

136

13

149

49.67

2

Diêm dân

1

0

1

0.33

3

Doanh nghiệp

3

1

4

1.33

4

Cán bộ viên chức

5

3

8

2.67

5

Nội trợ

0

22

22

7.33

6

Buôn bán nhỏ

22

17

39

13.00

7

Công nhân

11

6

17

5.67

8

Sinh viên

2

1

3

1.00

9

Nông dân

13

8

21

7.00

10

Khác

29

7

36

12.00




Tổng

222

78

300

100

Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng, số người được hỏi nhiều nhất là ngư dân, đây cũng là những người chịu tác động nhiều nhất do sự cố tràn dầu, chiếm 49,67%. Hai đối tượng tiếp đến là buôn bán nhỏ (13%) và nông dân (7%) cũng được xem là chịu phần nào tác động của tràn dầu. Còn những đối tượng chịu tác động không đáng kể thì tỷ lệ không nhiều như: doanh nghiệp (1,33%), cán bộ viên chức (2,67%), nội trợ (7,33%), công nhân (5,67%), sinh viên (1%). Nghề nghiệp và thu nhập của người được hỏi có ảnh hưởng rất lớn tới sự sẵn lòng chi trả (WTP) vào việc lập quỹ (sẽ được phân tích kĩ ở phần sau).

Số nhân khẩu của các hộ được điều tra được chỉ ra ở bảng 10. Số nhân khẩu lớn nhất là 13 người/hộ, nhỏ nhất là 1 người/hộ. Trung bình 1 hộ có 5 người.

Bảng 10: Số nhân khẩu của các hộ được điều tra.


Số nhân khẩu

Số hộ

1 – 5

193

6 – 10

104

11 - 15

2

Về thu nhập của hộ gia đình, 300 mẫu được điều tra có thu nhập bình quân là 2.673.350 đồng/hộ/tháng. Đây là mức thu nhập khá thấp, bởi như vậy trung bình một người một tháng chỉ được 534.670 (đồng).

Bảng 11: Tổng thu nhập của gia đình



0.34%

Dưới 500.000 đồng




7.4%

>4 - 5 tr. đồng

15%

>500.000 - 1 tr. đồng




7.4%

>5 - 10 tr. đồng

36%

>1 - 2 tr. đồng




0.52%

>10 - 20 tr. đồng

22%

>2 - 3 tr. đồng




0.34%

>20 - 50 tr. đồng

11%

>3 - 4 tr. đồng




0%

Trên 50 tr. đồng

Thu nhập này có được từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với khu vực Cù Lao Chàm và Cửa Đại, các hoạt động kinh tế dựa trên nguồn lợi từ ven biển chủ yếu là việc đánh bắt hải sản tự nhiên ven bờ. Đánh bắt gần bờ gồm hai nhóm nhỏ: thứ nhất là nhóm hộ ngư nghiệp có thuyền đánh bắt cá, tôm, mực trong vùng biển gần bờ, cách bờ vài km tới trên dưới 10 km; thứ 2 là nhóm đánh bắt hải sản sát bờ. Đây là nhóm những ngư dân chuyên dùng lưới đánh bắt cá, hải sản dọc bờ cát. Thu nhập của nhóm này nhỏ lẻ, không đáng kể. Nhiều người đánh bắt gần bờ chủ yếu bắt hải sản tầng đáy (ngao, sò, vẹm…) bằng các dụng cụ cầm tay. Theo kết quả điều tra, 93 hộ trong số 300 hộ được hỏi có nguồn thu nhập từ đánh bắt hải sản ven bờ với mức thu nhập trung bình là 1.900.000 đồng/hộ/tháng.

Đánh bắt cá xa bờ là những hộ ngư nghiệp có tàu thuyền lớn, thuê thêm nhân công đánh bắt cá ngoài đại dương theo những chuyến đi dài ngày. Trong mẫu 300 hộ, có 86 hộ có thu nhập từ đánh bắt hải sản tự nhiên xa bờ với 1.800.000 đồng/hộ/tháng.

Có 17 hộ nuôi hải sản lồng. Đặc thù của việc nuôi trồng hải sản ở Cửa Đại là các hộ chủ yếu nuôi trồng trong khu vực sông Thu Bồn. Hầu như không có các hộ nuôi trồng hải sản trên bờ biển hoặc quanh Cù Lao Chàm. Một số hộ trả lời có nuôi trồng thủy sản là nuôi cá nước ngọt trên bờ (số này hoàn toàn không chịu tác động ô nhiễm tràn dầu).

Dọc bờ biển từ Đà Nẵng đến Núi Thành (khoảng 70 km) không có bãi làm muối. Phân bố dân cư trong khu vực Cửa Đại - Hội An cũng không thấy có hộ mà nguồn thu nhập chủ yếu là làm muối (diêm dân).

Trong 300 mẫu được điều tra, không có hộ gia đình nào sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ hay cho khách du lịch thuê đồ. Đồng thời họ cũng không khai thác được nguồn lợi nào từ rừng ngập mặn, vật liệu xây dựng từ cửa sông hay dược liệu tự nhiên.

Như vậy, khi xem xét tác động của sự cố tràn dầu tháng 1/2007 đến khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại, chúng ta có thể thấy đối tượng chịu tác động nhiều nhất của sự cố này là những ngư dân đánh bắt hải sản tự nhiên ven bờ.



Bảng 12: Thu nhập của người trả lời

Nguồn thu nhập

Mức thu nhập hàng tháng

Số hộ có thu nhập

TB

Max

Min

Đánh bắt hải sản tự nhiên ngoài khơi

1,800,000

21,000,000

400,000

86

Đánh bắt hải sản tự nhiên ven bờ

1,900,000

12,500,000

200,000

93

Nuôi hải sản lồng

3,000,000

9,500,000

800,000

17

Trồng, thu hoạch rong, tảo, cỏ biển

800,000

1,000,000

200,000

4

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ

4,000,000

6,000,000

1,500,000

6

Cho khách du lịch thuê đồ

-

-

-

0

Sản xuất đồ thủ công, mỹ nghệ

-

-

-

0

Bán đồ lưu niệm, mỹ nghệ

3,000,000

7,000,000

1,000,000

4

Làm ruộng

900,000

2,200,000

200,000

17

Khai thác nguồn lợi từ rừng ngập mặn

-

-

-

0

Khai thác vật liệu xây dựng từ biển, cửa sông

-

-

-

0

Thu hoạch, bán dược liệu tự nhiên

-

-

-

0

Nguồn thu khác (ghi rõ)

1,800,000

7,000,000

1,500,000

73

Tính chung

2,690,000

21,000,000

500,000

300

Nhận thức của người dân về sự cố tràn dầu

Trong phần này, đầu tiên người dân được hỏi về sự thay đổi của các loài hải sản và môi trường biển trong mấy năm gần đây (từ 2005 - 2006 và 2006 - 2007). Nếu chỉ xét riêng năm 2007 so với 2006, tức là năm chịu tác động của sự cố tràn dầu so với năm trước đó, kết quả điều tra cho thấy:

Hầu như người dân chỉ nhận thấy sự thay đổi về số lượng cá, tôm (83% số người đánh giá) và cua, ốc, ngao, vẹm (66% số người đánh giá); các loại giá trị còn lại thường được trả lời là không biết. Ví dụ, theo các nhà khoa học, ở khu vực Cù Lao Chàm, san hô bị giảm 50% độ che phủ nhưng có đến 88% người dân đánh giá là không biết. Tương tự, 96% số người không đánh giá được sự thay đổi của cỏ biển trong khi các nhà nghiên cứu thì chỉ ra cỏ biển khu vực này bị chết 60 – 70%.

Theo đánh giá của người dân, phù sa/cát bồi tụ ở cửa sông và xói lở ven bờ biển đều tăng, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng các hiện tượng trên không phải do tác động của sự cố tràn dầu. Như vậy, nhận thức của người dân về tác động của dầu tràn đối với các giá trị thủy, hải sản và môi trường ven biển còn rất hạn chế. Điều này cũng có thể giải thích là do san hô, cỏ biển không liên quan trực tiếp đến hoạt động đánh bắt hàng ngày cũng như không thuộc mối quan tâm của người dân.

Bảng 13: Thay đổi của các loài hải sản dựa vào phiếu điều tra thu được.

(ký hiệu: tăng (t); giảm (g)và con số %; Không thay đổi (kđ); Không biết (kb)).



2007 so với 2006




Tăng

Giảm



kb

1. Cá, tôm

TB 26%

Min 10%


Max 50%

TB 43%

Min 10%


Max 85%







(% số người đánh giá)

11

72

7

10

2. Cua, ốc, ngao, vẹm

TB 20%

Min 20%


Max 20%

TB 45%

Min 5%


Max 100%







(% số người đánh giá)

7

59

7

27

3. San hô













(% số người đánh giá)

7

4

1

88

4. Cỏ biển













(% số người đánh giá)

1

2

1

96

5. Chim biển













(% số người đánh giá)

0

0

1

99

6. Rừng ngập mặn













(% số người đánh giá)

0

6.7

7

86

7. Phù sa/cát bồi tụ ở cửa sông

TB 21%

Min 2%


Max 70%

-







(% số người đánh giá)

6.7

0

7

86

8. Xói lở ven bờ biển

TB 9%

Min 2%


Max 20%

-







(% số người đánh giá)

33

5

25

38

Phần tiếp theo, chúng tôi đưa ra một loạt các nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm các loài thuỷ hải sản và yêu cầu người dân xếp loại nguyên nhân quan trọng giảm dần (tương ứng với số thứ tự tăng dần). Theo bảng kết quả bên dưới thì ô nhiễm do dầu tràn chỉ được xếp thứ 5 sau 4 nguyên nhân khác. Hầu hết người được hỏi đều cho rằng việc khai thác quá mức dẫn đến suy giảm các loài thuỷ hải sản chứ không phải là do tác động của tràn dầu.

Bảng 14: Các nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm các loài thuỷ hải sản.



Nguyên nhân

Số người đánh giá mức độ quan trọng

Tổng hợp

Mức quan trọng

nhất

nhì

ba

  1. Do khai thác kiệt quệ

116

45

11

1.5 (I)

  1. Ô nhiễm thuốc trừ sâu

1

5

6

3.1

  1. Ô nhiễm do nước thải công nghiệp

18

31

28

2.3 (IV)

  1. Ô nhiễm do nuôi thủy sản lồng

4

2

2

2 (III)

  1. Ô nhiễm do dầu tràn

8

16

15

2.9 (V)

  1. Do khí hậu thay đổi

94

68

20

1.7 (II)

  1. Do đô thị hóa, xây dựng

2

6

10

3.2

  1. Nguyên nhân khác (ghi rõ)

33







Phân tán

Để đánh giá nhận thức của người dân về sự cố tràn dầu tháng 1 năm 2007 ở khu vực, chúng tôi cũng đưa ra câu hỏi liên quan đến hình thức tồn tại của dầu ô nhiễm. Kết quả cho thấy, hiện tượng được nhìn thấy rõ nhất đó là dầu vón cục trên bờ (59% số người trả lời là có thấy); chỉ có 22% số người cho rằng có dầu loang trên mặt nước. Bảng 15 cũng cho ta thấy, theo người dân thì rất ít hiện tượng dầu bám vào cây cối ven bờ, ghềnh đá, bờ cát và hiện tượng dầu bám vào chim biển, xác cá là không đáng kể. Điều này cũng có thể giải thích là do thời điểm khảo sát vào tháng 3/2008, hơn 1 năm so với thời điểm xảy ra sự cố tràn dầu nên thông tin thu thập từ người dân cũng không hoàn toàn chính xác. Để tiến hành lượng giá thiệt hại của sự cố tràn dầu đối với khu vực Cù Lao Chàm, Cửa Đại thì cần phải có những thông tin khác từ các nhà khoa học.

Bảng 15: Các hình thức dầu loang và số % người trả lời



Hình thức của dầu loang

Có thấy

Không thấy

Không biết

  1. Vệt dầu loang trên mặt nước

22

56

10

  1. Dầu bám vào cây cối ven bờ, gềnh đá, bờ cát

16

64

9

  1. Dầu vón cục trên bờ

59

25

9

  1. Dầu vón cục lẫn dưới cát, bùn ven bờ

20

60

10

  1. Dầu bám vào chim biển, xác cá

2

72

12

  1. Hình thức khác

7

26

6

Đối tượng phỏng vấn là khách sạn

Trong danh sách 70 khách sạn tại Hội An (kèm theo), chọn 15 khách sạn theo 3 nhóm: Nhóm I gồm 2 khách sạn từ 4 sao

Nhóm II gồm 1 khách sạn từ 1 sao đến 3 sao

Nhóm III gồm 9 khách sạn không xếp hạng sao.

Bảng 16: Các loại và giá phòng của khách sạn


Tên Ksạn

Loại phòng

Số phòng

Giá phòng/đêm

USD-VND

Tỉ giá=16 (nghìn đồng)



1. Victoria

Hội An


Superior

52

$156

VND 2,496

Deluxe seaside

28

$191

VND 3,056

Deluxe beach front

16

$219

VND 3,504

Suite

9

$260

VND 4,160

2. Hội An Beach Resort

Superior

2

$210

VND 3,360

Deluxe seaside

44

$150

VND 2,400

Deluxe beach front

24

$130

VND 2,080

Suite

40

$110

VND 1,760

3. Vạn Lợi

Satndard

33

$50

VND 800

Superior

30

$60

VND 960

Deluxe

12

$70

VND 1,120

4. Sea and Sand Hotel

Superior

22

$59

VND 944

Deluxe

9

$69

VND 1,104

Family

2

$99

VND 1,584

5. Thành Phát

Standard

25

$18

VND 288

Deluxa

12

$25

VND 400

6. Thanh Xuân

 

20

$150

VND 2,400

7. Họa My

Đơn

2

$150

VND 2,400

Đôi

6

$180

VND 2,880

Ba

3

$210

VND 3,360

8. Vĩnh Hưng

1

1

$150

VND 2,400

2

7

$180

VND 2,880

3

6

$210

VND 3,360

9. Nhà khách Thành ủy Hội An

 

14

$150

VND 2,400

10. Thiên Nga

1

5

$20

VND 320

2

5

$10

VND 160

11. DLCĐ Hội An

2 người

15

$300

VND 4,800

3 người

20

$350

VND 5,600

12. Minh Quang

Đơn

 

$100

VND 1,600

Đôi

 

$120

VND 1,920

Ba

 

$160

VND 2,560

13. Cửa Đại

Standard

12

$35

VND 560

Superior

8

$40

VND 640

Deluxe

4

$50

VND 800

14. Đồng Khánh

Double

25

$200

VND 3,200

15.Thanh Vân

Deluxe

7

$50

VND 800

Superior

6

$40

VND 640

Standard

7

$35

VND 560

Khoảng cách từ khách sạn tới bờ biển xa nhất là 5000m và gần nhất là 25m, khoảng cách trung bình là 2394,16m. Trong đó có 3 khách sạn có khoảng cách là 4000m. Chỉ có 3 khách sạn có khoảng cách từ khách sạn tới bờ biển nhỏ hơn 100m, 3 khách sạn này sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất do dầu tràn.

Khi xem xét nhận thức của đối tượng khách sạn về tác động của sự cố tràn dầu, đa số nhân viên khách sạn trả lời là sự cố dầu tràn không ảnh hưởng tới cơ sở vật chất của họ. Chỉ có 3 khách sạn nói rằng có ảnh hưởng nhẹ tới cơ sở vật chất, đó là các khách sạn có khoảng cách gần nhất tới bờ biển (<100m). Chỉ có 1 khách sạn cho rằng sự cố này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan của họ, với 4 khách sạn khác thì thiệt hại không đáng kể còn 8 đối tượng nói rằng không thiệt hại tới cảnh quan của khách sạn.

Được hỏi về ảnh hưởng của sự cố tràn dầu tới cơ sở vật chất của khu vực thì có 3 khách sạn nói rằng ảnh hưởng nghiêm trọng, 4 khách sạn nói rằng ảnh hưởng khá nặng nề, 3 khách sạn nói rằng ảnh hưởng nhẹ, 4 khách sạn nói rằng không ảnh hưởng gì và có 1 khách sạn không trả lời câu hỏi này. Cũng câu hỏi tương tự về ảnh hưởng của sự cố này tới cảnh quan khu vực thì lần lượt có 3 khách sạn lựa chọn câu trả lời là nghiêm trọng, không nghiêm trọng, không ảnh hưởng gì, có 5 khách sạn nói rằng nó ảnh hưởng nghiêm trọng, 1 khách sạn không trả lời. Qua 2 câu hỏi trên ta thấy rằng câu trả lời của các khách sạn là không nhất quán. Chứng tỏ họ chỉ trả lời dựa trên cảm nhận của họ.

Trong 2 năm 2006, 2007 có 10 khách sạn có chương trình quảng cáo du lịch hoặc chính sách ưu đãi để thu hút khách du lịch. Còn lại là 5 khách sạn không có chính sách này. Tương tự với câu hỏi về chính sách này trong khu vực thì 14 khách sạn nói là khu vực có thực hiện.



Каталог: bitstream -> 1247
1247 -> TÊN ĐƯỜng phố VÀ LÀng xã HÀ NỘi qua những lần thay đỔI Đinh Tiên Hoàng
1247 -> ĐỊa giới hà NỘi thời pháp xâm lưỢC, TẠm chiếM
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1384 /Đhqghn-khtc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
1247 -> Số 61/2005/QĐ-ttg
1247 -> Year: 2007 Lecturer: Assoc. Prof. Dr. Tu Quang Phuong Research purposes
1247 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
1247 -> Bảo vệ năm: 2008 Giáo viên hướng dẫn
1247 -> Phong tục trong bữa cơm của ngưỜi hà NỘI
1247 -> Tên đề tài Thực trạng áp dụng 5S tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương