LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA


CHƯƠNG XI : NHỮNG THỬ THÁCH CỦA HAI CHA PHANXICÔ DEYDIER VÀ GIACÔBÊ DE BOURGES Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1670-1675)



tải về 1.47 Mb.
trang16/21
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.47 Mb.
#10372
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

CHƯƠNG XI : NHỮNG THỬ THÁCH CỦA HAI CHA PHANXICÔ DEYDIER VÀ GIACÔBÊ DE BOURGES Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1670-1675)

I. CHA PHANXICÔ DEYDIER BỊ BẮT GIAM (1670-1672) GIÁO DÂN BỊ BÁCH HẠI

Đến kinh lược địa phận Đàng Ngoài, Đức Cha Lambertô de la Motte cũng mong muốn tìm đường để vào đất Trung Hoa, qua biên giới xứ Bắc. Ngài muốn vào khu vực truyền giáo, gồm 04 tỉnh : Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây mà Toà Thánh đã chỉ định cho ngài ở đất Trung Hoa kèm theo với địa phận Đàng Trong. Nhưng lcus ấy chiến tranh giữa nhà Mạc và Chúa Trịnh vẫn kéo dài, vượt qua biên giới rất nguy hiểm. Đức Cha đành phải trở về kinh độ Thái Lan, với ý định để lại hai cha Giacôbê de Bourges và Gabien Bouchard, sống tàng hình dưới bộ áo lái buôn. Một khi thuận tiện, hai cha lấy cớ tìm đường buôn bán để vào đất Trung Hoa. Còn cha Phanxicô Deydier, vì không thể ra ngoài khu vực Phố HIến để hoạt động truyền giáo được nữa, sẽ theo ngài trở về Thái Lan. Nhưng giáo dân xứ Bắc rất mến chuộng cha Deydier. Các đàn anh trong giáo đoàn và Đức Lão Cù, nhất định yêu cầu giữ cha Deydier lại, Đức Cha Lambertô de la Motte đành phải chiều lòng, để cha Deydier ở lại và đưa cha Gabien Bouchard về Thái Lan.

Ở Phố Hiến, hai cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges ở lại địa phận Đàng Ngoài, tiếp tục công việc truyền giáo dưới bộ áo lái buôn. Trong thư gởi cho người anh ở Pháp, cha Giacôbê de Bourges viết : “Trước con mắt của người dân phố ở đây, chúng tôi làm ra vẻ những người lái buôn đang lo dựng nhà cất cửa để bán hàng, nhưng hàng hoá của chúng tôi không có gì khác là tinh lành Phúc Âm.” Bên cạnh đó, những người Hoà Lan trong khu vực của họ cũng luôn để ý đến hai người Pháp, mà họ biết là thừa sai truyền giáo, nhưng bên ngoài có vẻ muốn lập một hàng buôn cạnh tranh với họ.

Chính trong căn nhà lá đó, hai cha thiếp tục huấn luyện cho các chủng sinh giả làm những người giúp việc cho hai cha. Chiều chiều, lợi dụng lúc nhà nhem tối, các người thợ có đạo làm nhà giúp cho hai cha ra về thì các cha người Việt đến gặp hai cha. Đó là 07 cha mới thụ phong linh mục dịp Đức Cha Lambertô de la Motte đến kinh lược địa phận Đàng Ngoài vừa qua.

Các ngài lẻn vào khu vực của hai cha tiếp tục những đêm học hỏi dâng lễ, làm các phép bí tích và bàn luận công việc giáo đoàn. Sau Thánh lễ vào lúc 3 giờ sáng, các cha lại rút lui về con thuyền đậu gần đấy, trước khi trời hừng sáng để không một ai bắt gặp các cha vào khu vực của những lái buôn Pháp.

Tưởng rằng dưới bộ áo lái buôn, giữ gìn cẩn thận, hai cha rất có thể tiếp tục công việc truyền giáo trong bóng tối lâu dài. Nhưng đời sống khổ hạnh tu trì của hai cha, khác biệt với tất cả các lái buôn người Hoà Lan, Trung Hoa hay Nhật Bản giữa chốn đô hội buôn bán của Phố Hiến đã làm nhiều người phải nghi ngờ. Có người lấy lẽ đến thăm các ngài, nhưng thực ra là để xem xét. Hai cha lại có kẻ nội thù, người bõ đã được cha Deydier nuôi từ lúc mới đến xứ Bắc, sau này chơi bời bỏ đạo. Người bõ đó đã tố cáo các cha với quan trấn tỉnh Nam “Ông Già Thiệu” để lấy tiền thưởng.

 

1. Cha Phanxicô Deydier bị bắt giam (1670-1672)

Vẫn không ưa đạo, quan trấn tỉnh Nam được người bõ của hai cha tố cáo là Đạo trưởng tàng hình, liền truyền cho các thầy đề lại, cho người đẻ ý xem xét và theo dõi hai cha. Ngày 18-04-1670, nghĩa là không đầy hai tháng, sau khi Đức Cha Lambertô de la Motte bỏ Phố Hiến, hai thầy đề lại của quan trấn đến khám thuyền của hai cha. Thuyền này do thầy Banabê trông coi. Họ khám thấy một vài cuốn sách đạo, tràng hạt và ảnh đạo. Thầy Banabê bị bắt giam, đeo gông, mang xiềng và tra tấn để tố cáo về hai lái buôn người Pháp. Nhưng thầy nhất định giữ kín miệng, chỉ nhận mình là người có đạo và nhất quyết giữ đạo không chịu bỏ đạo hay chối đạo. Sau 22 ngày bị giàm cầm, tra tấn, thầy Banabê bị kết án bêu xấu ngoài chợ ba ngày, để “làm gương cho những kẻ khác khiếp sợ”. Nhưng vì lúc đó, quan trấn tỉnh Nam cần đến “hai lái buôn người Pháp” để chỉ về cách dùng một bộ phận của súng đại bác, nên thầy Banabê người coi thuyền của hai lái buôn ấy được giảm hình phạt và chỉ phải gia hình 20 trượng, rồi được tha.

Không thu lượm được một lời công khai nào trong các cuộc tra tấn thầy Banabê về hai Tây dương đạo trưởng tàng hình dưới bộ áo lái buôn người Pháp. Các thầy đề lại theo lệnh truyền của quan trấn tỉnh Nam, tiếp tục cho người canh gác, do thám chung quanh nhà của hai cha Deydier và de Bourges. Nhưng hai cha đã đề phòng, báo tin cho giáo dân tạm ngưng một thời gian việc đến gặp hai cha, các thầy giảng và các linh mục Việt Nam cũng hết sức giữ gìn.

Đứng trước những khó khăn đó, cha Phanxicô  Deydier cho rằng cần phải gặp những bạn hữu có quyền thế trong triều vua, phủ Chúa nhờ họ che chở và nói với quan trấn xứ Nam, để các cha được chút tự do. Lấy cớ là cần đòi một ít tiền người ta còn nợ thuyền trưởng Junet trong chuyến ông bán hàng trước đây, cha Deydier xin phép quan trấn cho lên kinh để đòi nợ.

Nhưng một câu chuyện không đâu, đã làm cớ cho vị quan trấn ghét đạo, bắt giam cha Deydier và mấy thầy giảng của cha. Sau khi cha Deydier lên kinh được một tháng, thì quan trấn tỉnh Nam cũng có việc lên kinh. Trên đường về tỉnh Nam, ông gặp thuyền của cha Deydier đậu bên bờ sông. Thầy Piô lúc ấy đang ngồi ở khoang thuyền phía ngoài. Vì mải đọc sách, thầy quên không đứng lên bái quan trên khi thuyền qua theo lệ của các tay chèo của các thuyền thời bấy giờ. Vốn tính hách dịch, ông liền cho lính trừng trị tên thường dân không biết kính nể quan trên. Đồng thời ông cũng cho lệnh khám thuyền. Lính bắt được một cỗ tràng hạt. Ông liền truyền trói thầy Piô và đánh thầy đau lắm. Sau đó ông cho lính đến bắt cả cha Deydier giải về thuyền của ông cùng với thầy Piô. Ông đe sẽ cho Chúa Trịnh cho chém đầu.

Để cho giáo dân ở kinh độ không kịp ngờ về báo tin cho cha Giacôbê de Bourges ở Phố Hiền, ông truyền cho lính chèo cấp tốc về trước. Ông ra lệnh cho họ bổ vây nhà các cha và các ông thân hành vào khám xét. Trong nhà các cha lúc ấy có 07 người, vừa các thầy, các chú và các bõ. Cha Giacôbê de Bourges và cả 07 người đều bị trói và bị đánh đập tàn nhẫn. Nhưng cuộc khám xét không kết quả gì. Họ chỉ bắt được trong phòng cha Giacôbê de Bourges một cỗ tràng hạt và một cuốn tự điển của cha Đắc Lộ. Trong phòng cha Phanxicô  Deydier, họ bắt được một ít thư từ và một áo dòng trắng. May mắn, áo lễ thì họ không tìm ra.

Tuy vậy, ông vẫn ra lệnh tống giam cha Phanxicô Deydier cùng với thầy Piô, thêm hai thầy Phêrô à Simêon. Còn cha Giacôbê de Bourges, vì chưa biết tiếng Việt, ông cho rằng không thể dạy đạo cho ai được, nên tha, không bắt đi. Mấy chú và mấy bõ, ông cũng cho ở lại với cha. Hôm ấy là ngày 22-08-1670.

Sau những buổi tra khảo đánh đạp ba thầy Piô, Phêrô à Simêon, ông trấn tỉnh Nam vẫn không thu lượm được lời cung khai nào để kết tội hai cha là tây giang đạo trưởng, tàng hình dưới áo lái buôn để lén lút truyền đạo cấm. Nhưng ông vẫn chưa hết nghi ngờ, trong chuyến lên kinh lần vừa rồi, người thông ngôn cho các lái buôn ngoại quốc, thên là Bênêđitô, cũng đã tố cáo với ông là hai người lái buôn Pháp ở Phố Hiến chính là tây giang đạo trưởng tàng hình để truyền đạo cấm. Lời tố cáo này ăn hợp với lời tố cáo trước đây của người bõ hai lái buôn. Tên thông ngôn này là người theo phe các cha dòng Tên và các lái buôn Bồ Đào Nha. Họ ghét các thừa sai Pháp và tìm cách làm cho các cha bị trục xuất.

Căn cứ vào hai lời tố cáo đó, ông cho rằng cần phải khám phá ra những tang vật, để làm bằng chứng rõ ràng : hai lái buôn Pháp là tây giang đạo trưởng tàng hình, chẳng hạn áo lễ, đồ thờ. Còn những đồ vật ông bắt được như tràng hạt, sách tự điển không đủ để kết án. Ông cho rằng họ còn dấu kín trong các tường vách hoặc trên mái gianh. Vì thế, ông ra lệnh cho lính đến phá nhà của hai cha. Biết tin, cha Giacôbê de Bourges, đêm hôm trước, đã cho chốn tất cả các áo lễ xuống đất. Sáng hôm sau, lính của ông trấn tỉnh Nam đến phá nhà hai cha. May l úc ấy, có ông đề lại của một quan lớn trong triều đi qua, thấy thế can ngăn lại. Ông đề lại cho quan trấn biết là chính nhà Chúa đã cho phép họ cất nhà để làm trụ sở cho hàng buôn, mà quan trấn lại cho lính đến phá. Nếu câu chuyện đến tai nhà Chúa sợ sẽ làm nhà Chúa phật lòng. Quan trấn nghe ra, nên lại ra lệnh cho lính thôi phá. Nhưng ông bắt nộp phạt 30 đồng bạc, nếu không nộp đủ, sẽ bị đánh đập cho đến khi nộp đủ mới thôi. Sau đó cả 04 cha con, cha Phanxicô Deydier và ba thầy Piô, Phêrô và Simêon, bị đem ra bêu xấu giữa chợ vì đã theo “đạo Hoa Lang”, trái lệnh nhà vua. Ông cho cắm một bản án, với những dòng chữ sau đây : “Đạo Hoa Lang là một tà đạo, lừa dối dân chúng. Nhà vua đã nhiều lần ra sắc chỉ cấm theo. Đây là một ngoại kiều, tên là Phanxicô Deydier thuộc nước Francia, đã đến xứ này từ lâu. Tên này đã trái lệnh nhà vua, lôi kéo nhiều người xứ Đông Kinh, dạy tà đạo cho chúng, để làm gương cho những kẻ nào còn muốn theo tà đạo mà nhà vua đã ra sắc chỉ cấm theo.”

Vẫn chưa bằng lòng với hình phạt trên đây, ông trấn tỉnh Nam còn ra lệnh tiếp tục tra khảo các thầy giảng. Ông cho tiền người này, người nọ, để họ tìm ra tang vật tố cáo và kết án hai cha. Điều mà cha Giacôbê de Bourges lo sợ nhất là những lá thơ mà ông đã bắt được trong phòng cha Phanxicô Deydier. Nếu ông tìm được người đọc ra các thư từ viết bằng tiếng Pháp ấy, ông sẽ có đủ tang chứng để kết tội các cha là tây giang đạo trưởng.

Cuối cùng, tuy không đủ tang chứng, ông trấn tỉnh Nam cũng kết án trảm quyết cha Phanxicô Deydier và các thầy giảng bị bắt với cha. Ông thân hành lên kinh để xin Chúa Trịnh cho thi hành án. Chúa Trịnh không bằng lòng, lại còn ra lệnh cho ông phải giải phóng cha Phanxicô Deydier. Dầu vậy, ông cũng xin được Chúa Trịnh ra sắc chỉ nhắc lại sắc lệnh cấm đạo năm 1669 và thêm hình phạt từ 50 trượng lên 80 trượng.

 

2. Giáo dân bị bách hại. Cha Deydier tiếp tục bị giam giữ (1671-1672)

Với sắc lệnh cấm đạo mới, các quan địa phương lại có dịp quấy nhiễu và làm tiền các giáo dân. Chẳng hạn ở Nghệ An, một quan huyện không ưa đạo đã niêm yết trong vùng của ông là ai tố cáo một người có đạo thì được thường 05 đồng, ai bắt được thầy giảng hay đạo trưởng thì được thưởng một con bò. Lính tráng và tuần canh mượn thế quan, đi vào lục soát, cướp phá các nhà có đạo và không có đạo. Họ làm nhiều điều tàn ác, dân chúng trong vùng kêu ca. Quan trấn thấy thế, lo sợ câu chuyện đến tai chúa Trịnh, liền bắt giam các lính tráng và tuần canh đã quá tay quấy nhiễu dân chúng. Từ đó người có đạo lại được tự do. Số những người đàn anh công giáo bị bắt giam quãng độ ba chục. Hầu hết bị phạt nộp tiền, sau một thời gian giam giữ rồi được tha.

Ở Phố Hiến cũng có ba cụ già và hai bà lão bị bắt giam vì đạo. Ông trấn tỉnh Nam bèn truyền đem bêu xấu ở chợ, phạt trượng và nộp mỗi người ba đồng, rồi mới được tha. Ông Antôniô là người đã giúp đáp rất nhiều vào công cuộc truyền giáo. Trong thời kỳ Đức Cha Lambertô de la Motte kinh lược ở xứ Bắc, ông để cho Đức Cha được tự do sử dụng chiếc thuyền của ông. Và lễ truyền chức đầu tiên, đã cử hành trong khoang thuyền đó, một lễ truyền chức tiên khởi trên đất Việt. Tuy nhiên, một tên đầy tớ đã tố cáo ông với quan trên và ông bị bắt giam. Quan bắt ông làm tờ bỏ đạo, nhưng ông nhất định bền vững giữ đạo, một lòng không chối bỏ. Quan trấn kết án và ông bị bêu xấu ở chợ như năm cụ già trên.

Đang khi đó, cha Phanxicô Deydier vẫn bị cầm tù, tuy Chúa Trịnh đã ra lệnh cho quan trấn tỉnh Nam phải trả tự do cho cha Deydier, nhưng ông vẫn trù trừ muốn kéo dài thời gian. Ông đòi cha Giacôbê de Bougres phải nộp phạt 500 đồng và làm tờ khai các của cải. Đồng thời cha Deydier phải tự xin lỗi ông thì mới được tha. Ông cũng truyền di nhà các cha sang khu vực buôn bán của người Tàu.

Nhân dịp cha Giacôbê de Bourges yêu cầu ông trả lại các giấy tờ đã tịch thu trong phòng của cha Phanxicô Deydier. Không biết đó là thư từ, nên ông đã bằng lòng trả lại cho cha Giacôbê de Bourges. Nhận được cha vội đốt đi. Sau đó, cha không chịu nộp phạt và cha Phanxicô Deydier cũng không chịu xin lỗi. Còn việc di nhà sang khu vực buôn bán của người Tàu, cha Giacôbê de Bourges cũng không chịu thi hành, vì khu đất của các cha là do nhà Chúa đã ban cho, đàng khác, các cha cũng không có dư tài chánh để làm căn nhà khác.

Do đó, cảnh tù tội của cha Phanxicô Deydier vẫn tiếp tục, do lòng thù ghét của quan trấn đối với đạo Công Giáo. Một vài quan lớn trên kinh có dịp đi qua khu vực của ông, nghe biết chuyện đó, đã nói cho ông biết là xử như thế, tức làm trái lệnh của nhà Chúa, đã truyền tha cho cha Deydier.

Cuối cùng phải có sự can thiệp của bà cụ Ursula, Đức Lão Cù là người có quyền thế trong phủ Chúa, ông quan trấn mới chịu tha cho cha Deydier và các thầy giảng của cha, với điều kiện là phải có người đứng bảo lãnh. Một quan thừa ti xin nhận đứng bảo lãnh.

Ngày 06-11-1671, cha Phanxicô Deydier được ra khỏi tù sau hơn một năm sống trong cảnh xiềng xích, từ ngày 22-08-1670 là ngày cha bị tống giam sau buổi quan trấn tỉnh Nam đến khám xét nhà hai cha ở Phố Hiền. Nhưng cha Deydier vẫn chưa được hoàn toàn tự do. Khỏi cảnh tù tội, nhưng cha còn bị quản thúc. May mắn, quan thừa ti, người đứng bảo lãnh cha là người có thịnh tình với đạo, vợ ông lại là người có đạo rất sốt sắng. Vì thế, tuy gọi là bị quan thúc, nhưng cha được tự do hơn thời kỳ ở Phố Hiến, trước khi bị bắt giam, cha Deydier tiếp tục chỉ huy công việc của địa phận. Các giáo dân được đến gặp cha dễ dàng. Nhiều khi cha giải tội cho họ suốt cả đêm. Cảnh sống như thế kéo dài gần một năm. Vào tháng 10-1672, cha chính Deydier mới được chấm dứt tình trạng quản thúc, trở về Phố Hiến sống với cha de Bourges, sau hơn hai năm bị thử thách vì đạo.

 

II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC LINH MỤC VIỆT NAM Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1670-1675) VẤN ĐỀ HUẤN LUYỆN VÀ TRUYỀN CHỨC

Cha Phanxicô Deydier được giải phóng lúc quan trấn tỉnh Nam được lệnh theo chúa Trịnh Tạc vào đánh chúa Nguyễn trong Nam, trong cuộc đại chiến lần thứ bảy 1672. Vị quan trấn đến thay thế cho ông là con rể Trịnh Tạc, rất có thịnh tình với đạo. Sự đạo được một thời kỳ tự do. Hai cha Deydier và Bourges lợi dụng thời gian để tổ chức giáo đoàn xứ Bắc. Nhưng khôn ngoan, các cha chỉ gặp giáo dân lúc ban đêm và tiếp tục hoạt động truyền giáo dưới bộ áo lái buôn, để tránh những dò xét tố cáo của những người không ưa đạo.

Thời kỳ này cũng như hai năm trước, lúc ông trấn tỉnh Nam cũ cấm cách sự đạo, hai cha không thể ra khỏi khu vực Phố Hiến. Công việc trông coi giáo đoàn ở các xứ họ đều trong tay các linh mục Việt Nam và các thầy giảng.

 

1. Hoạt động truyền giáo của các linh mục Việt Nam ở địa phận Đàng Ngoài (1670-1675)

Hai cha rất thán phục hy sinh truyền giáo của các linh mục tiên khởi địa phận Đàng Ngoài. Đứng trước những đòi hỏi của giáo dân lâu ngày thiếu linh mục, các cha không bao giờ từ chối những khó nhọc của công việc mục vụ và không hề lùi bước trước những đe doạ của cơn cấm cách. Đồng thời hăng hái truyền đạo cho những người chưa biết Chúa. Để minh chứng điều đó, xin kể ra đây một trường hợp : cha Văn Tự vừa mới đến coi xứ Nghệ An, giáo dân lũ lượt kéo đến xưng tội, dự lễ và rước lễ. Trong một thời gian vắn, cha giải tội được gần ba ngàn người và rửa tội được 441 người tân tòng. Trong thời kỳ Nghệ An bị cấm cách, cha vẫn can đảm ở lại để phục vụ cho giáo dân và thúc đẩy họ can đảm xưng đạo. Cha không chịu tránh sang vùng Thanh Hoá yên hàn hơn.

Bên cạnh những hy sinh truyền giáo của 09 linh mục tiên khởi Việt Nam, còn phải kể đến công lao trợ giúp của các thầy giảng. Theo cha Giacôbê de Bourges thì con số các thầy giảng lúc đó lên tới gần 100 thầy. Trong thư gởi cho người anh của mình, cha de Bourges viết : “Trong xứ này, chúng tôi có chừng gần 100 người chuyên việc dạy đạo cho người đồng hương của họ. Như thế, các linh mục chúng tôi chỉ có việc ban phép rửa tội và làm các phép Bí tích khác cho những người tân tòng mà họ đã dọn sẵn. Những người này, chúng tôi gọi là các thầy giảng. Họ chỉ được nhận vào chức vụ này, sau khi đã khấn giữ mình trinh khiết, giữ đức khó khăn và vâng lời.

Nói đến những tiến triển của công việc truyền giáo trong những năm bị cấm cách, cha Phanxicô Deydier viết : “Đó là những đoá hoa hồng mọc giữa bụi gai. Dẫu nhà Chúa ra lệnh cấm đạo, dầu giáo dân phải mất của cải, bị đánh đập tàn nhẫn hay tù tội, hàng ngày vẫn có người xin theo đạo. Thật là một phép lạ liên tục của ơn thánh Chúa. Ánh sáng mặt trời công bình đã chiếu dọi ánh sáng giữa những cơn mây đen đe doạ che phủ. Những người lương dân đã nhận ra ánh sáng công bình đó, đã lãnh nhận và bảo vệ, dù phải liên luỵ đến mạng sống. Sự tàn ác của các bạo chúa và những cuộc tra tấn dã man kinh khủng, không làm giảm lòng nhiệt thành của họ, lại còn làm tăng thêm lòng ái mộ sự đạo hơn nữa.” Cũng theo cha Phanxicô Deydier thì những tiến triển của công cuộc truyền giáo : “Tất cả đều do hoạt động của các linh mục xứ Đông Kinh.”

Theo bản báo cáo của cha Giacôbê de Bourges, thì năm 1670 có 6.463 người được chịu phép rửa tội và hơn 15 ngàn người được lĩnh nhận ơn phép giải tội. Trong đó có những người đã không được xưng tội từ hơn 20 năm vì thiếu linh mục. Năm 1671, dù gặp cơn cấm cách sự đạo vẫn tiếp tục tiến triển, số rửa tội năm đó được thêm 4.611 người và 25.700 người được lĩnh nhận ơn phép giải tội. Như thế trong hai năm qua, số người công giáo tăng thêm 11.000, tỏ ra sự đạo còn tiến triển hơn nữa, nếu không bị quấy động bởi những cấm cách bên ngoài và những chia rẽ bên trong.

Năm 1672, sự đạo được bằng yên hơn, nên số người chịu phép rửa tội lại lên tới 6.096 và số người được lĩnh nhận ơn phép giải tội còn tăng hơn các năm trước 38.315. Với những con số hùng hồn trên đây, cha chính Phanxicô Deydier rất có lý để tự hào về hoạt động truyền giáo nhiệt thành của các linh mục tiên khởi địa phận Đàng Ngoài. Trong bản báo cáo tình hình giáo đoàn xứ Bắc, gởi về hội truyền giáo Ba Lê, hai cha đã nhấn mạnh : “Dù các linh mục Việt Nam phải khổ cực vất vả trăm điều, cha thì bị đe doạ, cha thì bị đánh đập, cha thì bị đuổi ra khỏi nhà xứ và nhà thờ… nhưng nhờ sự săn sóc của các cha, Chúa đã cho đoàn chiên mỗi ngày thêm đông số.”

Vào đầu năm 1673, lợi dụng lúc chúa Trịnh Tạc còn bận chiến tranh với chúa Nguyễn trong Nam, đồng thời sự đạo được dễ dàng, từ khi ông trấn tỉnh mới ở tỉnh Nam đến thay ông trấn tỉnh cũ theo chúa Trịnh Tạc đi đánh giặc, cha chính Phanxicô Deydier cho hội họp các cha Việt Nam lúc đó còn có 07 cha, còn các thầy giảng thì hơn trăm thầy nhưng chỉ có 30 thầy có thể đến dự cuộc được. Đồng thời cũng có độ 30 chị em dòng Mến Thánh Giá đến tĩnh tâm kỳ này.

Năm 1671 và năm 1672, giáo đoàn xứ Bắc đã chịu hai tang : cha Gioan Huệ và cha Philippê Nhân. Bản báo cáo về tình hình xứ Bắc đã viết : “Cha Gioan Văn Huệ là một trong số 02 linh mục tiên khởi thụ phong năm 1668, cha là người tài đức, khôn ngoan và hy sinh. Sau hơn hai năm trời hoạt động truyền giáo, cha đã qua đời ngày 23-03-1671. Và năm sau, ngày 25-10-1672, cha Philippê Nhân cũng qua đời.” Bản báo cáo còn chú thích : “Nhiều người cho rằng hai cha là nạn nhân của cuộc chia rẽ trong giáo đoàn. Hai cha đã bị một người theo phe các cha dòng Tên bỏ thuốc độc, vì sau một bữa cơm ở nhà đó, hai cha đều thấy khó chịu. Cha Gioan Huệ chết 06 ngày sau, trên cổ và ở ngực có nhiều vết máu tụ, mà người dân cho là dấu thuốc độc. Còn cha Philippê Nhân, vì uống thuốc trừ độc ngay nên còn sống. Nhưng cha bị bệnh yếu mòn và sau hơn 17 tháng, cũng qua đời.”

Trong dịp tĩnh tâm 1673 này, cha chính Phanxicô Deydier cũng theo lệ, cứ 03 năm, đổi xứ các cha một lần. Cha đã phân chia và đã chỉ định 07 cha đến những xứ và địa hạt sau đây :

Cha Mattinô Mật làm cha xứ Lang Cau và coi địa hạt miền Nam tỉnh Nghệ An. Cha Bênêđitô HIền làm cha xứ Kẻ Chợ và coi địa hạt miền Bắc xứ Sơn Nam, tức Nam Thượng. Cha Antôn Quế, cha xứ Van Nô, coi địa hạt tỉnh Thanh Hoá. Cha Simêon Kiên, cha xứ Lang Tao, coi địa hạt miền Bắc tỉnh Nghệ An. Cha Lêô Trụ coi xứ Kẻ Công và địa hạt xứ Đông, tức tỉnh Hải Dương. Cha Vitô Trị coi xứ Kiên Lao và địa hạt miền Nam xứ Sơn Nam, tức Nam Hạ. Còn cha Giacôbê Chiến thì coi địa hạt hai xứ Bắc và xứ Đoài, tức tỉnh Kinh Bắc và tỉnh Sơn Tây.

Vào cuối tháng ba thì Trịnh Tạc rút quân về. Quan trấn lâm thời ở tỉnh Nam, con rể của nhà Chúa, lại trở về kinh. Quan trấn mới tính tình nghiêm khắc, và thẳng nhặt, các mệnh lệnh trên kinh ông thi hành triệt để. Đối với sự đạo, ông cũng không để cho tự do. Dầu vậy, nhờ biết giữ gìn và hoạt động trong bóng tối, nên các cha cũng không gặp những điều phiền nhiễu.

Ở trên kinh, Trịnh Tạc tỏ vẻ nhân từ, và rộng rãi với người Pháp. Chúa Trịnh muốn gây liên lạc thương mại với họ, nhất là để mua khí giới đạn dược. Ngày 28-03-1673 là ngày dành cho các ngoại kiều đến mừng Chúa Trịnh đánh trận trở về. Hai cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges cũng có mặt trong buổi tiếp tân đó, với bộ áo người lái buôn. Quan đứng đầu cuộc tiếp tân  hôm ấy, được Trịnh Tạc giao cho nhiệm vụ tìm hỏi thế lực và địa vị của các nước đến buôn bán với xứ Bắc. Cha Phanxicô Deydier thông thạo tiếng nói hơn cả nên được quan hỏi chuyện nhiều hơn.

Được biết địa thế của 04 nước đến buôn bán với xứ Bắc trên bản đồ và thế lực của nước Pháp vượt hơn nước Anh, rồi mới đến nước Bồ Đào Nha và Hoà Lan, Trịnh Tạc sai quan tiếp tân đến nói với đại diện của hai nước Pháp và Anh là nhà Chúa cho hai nước đó cũng tự do đến buôn bán với xứ Bắc như nước Hoà Lan.

Nhờ sự nể nang của Trịnh Tạc và thịnh tình của nhiều quan lớn trong triều vua, phủ Chúa, hai cha được tự do hơn và sự đạo cũng tiếp tục được bằng yên. Số người được rửa tội được tiến triển đều đều mỗi năm. Năm 1673 có 5.386 người được rửa tội, năm 1674 nhiều hơn : 6.690, và năm 1675 nhiều hơn nữa : 8.831. Còn số người được lĩnh nhận ơn phép giải tội cũng vượt hơn những năm trước, thường mỗi năm trên 50 ngàn người. Các nghi lễ tôn giáo trong ba năm này cũng được làm cách công khai.

 

2. Việc huấn luyện và truyền chức cho các thầy giảng ở địa phận Đàng Ngoài (1670-1680)

Thời kỳ này hai cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges cũng được tin Đức Cha Phanxicô Pallu, Giám mục địa phận Đàng Ngoài sau cuộc công cán ở Rôma, đã có mặt ở kinh đô Thái Lan từ 27-05-1673. Hai cha mong đợi Đức Cha đến kinh lược giáo đoàn, truyền chức cho 08 hoặc 09 thầy giảng đã được huấn luyện đầy đủ để lĩnh nhận chức linh mục, độ 20 thầy chịu các chức nhỏ và phép cắt tóc.

Nhận thấy con số giáo dân mỗi ngày một thêm đông, đòi hỏi số linh mục mỗi ngày một nhiều hơn. Đàng khác số phận các thừa sai rất bấp bênh, có thể bị giam cầm hay bị trục xuất bất cứ lúc nào. Vì thế, hai cha cho rằng cần phải lợi dụng thời kỳ tạm bằng yên này để huấn luyện cấp tốc các chủng sinh và xin Đức Cha Pallu đến truyền chức cho họ. Nhờ đó, có thể bù đắp vào con số 02 linh mục tiên khởi đã qua đời và đòi hỏi của nhiều địa hạt thiếu linh mục.

Việc huấn luyện các chủng sinh, cha chính Phanxicô Deydier vẫn luôn tiếp tục sau khi Đức Cha Lambertô de la Motte kinh lược địa phận Đàng Ngoài trở về Thái Lan. Dù cả trong thời kỳ cấm cách hai cha vẫn không sao nhãng. Các chủng sinh sống với các cha, ban ngày với tính cách là người giúp trong nhà hoặc thợ thuyền đến làm việc cho các cha. Thời gian học hỏi, thường là ban đêm trong bóng tối, những khi bị cấm bách.

Lúc được nới rộng hơn và không bị dò xét theo dõi, thì hình thức chủng viện trong khoang thuyền lại được dùng đến.

Trong một bức thư gởi về Bộ Truyền Giáo, cha Phanxicô Deydier đã viết : “Chúng tôi đang huấn luyện cho 20 chủng sinh, hoặc đã chịu các chức nhỏ, hoặc mới chịu phép cắt tóc về những điều trong đạo. Chúng tôi dạy họ đọc và viết theo vần La ngữ. Dẫn dắt h ọ về đường nhân đức. Hy vọng trong 05 năm nữa, họ có thể thụ phong linh mục và giúp đỡ công việc cho các linh mục cũ. Chúng tôi cũng dạy cho 02 chủng sinh biết các nghi lễ và cách dâng lễ, để họ dạy lại cho các chủng sinh khác cần phải học đến. Họ cũng dạy cho cha Mattinô Mát đã già 70 tuổi. Cha có thể dâng Thánh lễ đầu tiên dịp lễ Hiện Xuống vừa rồi. Họ cũng dạy cho cha Giacôbê Văn Chiêu 48 tuổi, cha này cũng sắp dâng lễ đầu tiên nay mai. Chúng tôi phải nhờ họ như thế, vì các linh mục Việt Nam khác, mỗi người phải ở trong xứ và địa hạt của mình. Mỗi năm các cha chỉ có thể tới thăm nhau 3, 4 lần thôi !”

Nhưng việc hai cha trông đợi Đức Cha Phanxicô Pallu đến kinh lược và truyền chức cho các chủng sinh địa phận Đàng Ngoài, đã không thành đạt. Vào tháng 06-1675, cha Phanxicô Deydier được tin Đức Cha Phanxicô Pallu bị nạn, không thể tới xứ Bắc nữa. Ngày 20-08-1674, Đức Cha bỏ kinh đô Thái Lan trên chiếc tàu buôn Pháp, định qua kinh lược xứ Bắc nhưng không may gặp bão, dạt vào bờ biển Phi Luật Tân và bị người Tây Ban Nha bắt giữ.

Không còn cách nào hơn là gởi các thầy qua Xiêm để Đức Cha Lambertô de la Motte truyền chức. Năm 1677, vào tháng ba có tàu buôn người Anh bỏ xứ Bắc trở về kinh đô Thái Lan. Cha Phanxicô Deydier lấy lý do sai người sang Thái Lan để lấy lễ vật tiến cho Chúa Trịnh đã gởi được hai thầy giảng cho Đức Cha Lambertô de la Motte truyền chức. Đó là hai linh mục tương lai Philippô Trà và Đôminicô Hảo. Cha Phanxicô  Deydier đồng thời cũng gởi lén thêm 05 thầy giảng khác sang học ở Trường Chung Thái Lan.

Vào tháng 09 năm đó, 1677, hai cha trở về xứ Bắc, cha Philippô Trà, quê ở Trà Lũ, tỉnh Nam Định. Ngài có một người chị làm Bề Trên dòng các chị em Mến Thánh Giá. Nói đến sự nhiệt thành hoạt động tông đồ của cha Philippô Trà, người ta kể : Có những dipjleex trọng cha đã ngồi giải tội suốt 7, 8 ngày đêm liên, không ngủ nghỉ, để tất cả các giáo dân ở xa đến có thể lĩnh nhận ơn phép giải tội trong dịp lễ. Cha sống được 08 năm, và chết năm 1685 ở Phố Hiến, còn cha Đôminicô Hảo, quê ở làng Thuỷ Nhai, cũng thuộc tỉnh Nam Định. Sau khi làm linh mục, cha còn sống được 20 năm và chết năm 1697.

Chuyến thứ hai gởi các thầy giảng qua kinh đô Thái Lan để rồi kỳ này phong chức linh mục vào đầu năm 1679. Chuyến ấy có hai cha dòng thánh Đaminh bỏ xứ Bắc, theo tàu qua Thái Lan để rồi trở về Manila, Phi Luật Tân. Cha Phanxicô  Deydier cũng gởi thêm hai thầy : đó là thầy Phanxicô Thuỵ, 38 tuổi và thầy Micae Hợp, 44 tuổi. Lúc đó hai thầy qua tới Thái Lan, thì Đức Cha Lambertô de la Motte đã qua đời. Đức Cha Luy Laneau truyền chức cho hai thầy.

Nói về đời sống của hai linh mục thụ phong lần này, cuốn tài liệu về giáo sử xứ Đông Kinh đã ghi lại những dòng không được sáng sủa mấy. Cha Phanxicô Thuỵ, quê ở làng Thanh Thới, tỉnh Nghệ An. Sau khi thụ phong linh mục, cha được sai đến địa hạt xứ Đoài, miền rừng núi. Cha bị sốt rét ngã nước và sau đó, bị đau yếu liên miên, nên không thể chu toàn các việc bổn phận đạo đức được. Cũng như trong việc hoạt động mục vụ và truyền giáo.

Ghi lại những dòng trên đây, bản ký sự của địa phận không quên chú thích là cha Phanxicô Thuỵ vào nhà Đức Chúa Trời khi còn nhỏ tuổi. Năm 18 tuổi làm thầy giảng, cha là người có tài giảng giải, trí khôn thông minh, phán đoán chắc chắn và thông thạo chữ nghĩa. Sau khi thụ phong linh mục, cha Thuỵ sống được 10 năm và qua đời ngày 21-09-1689.

Còn người bạn cùng thụ phong với cha Thuỵ là cha Micae Hợp. Theo tài liệu để lại thì sau khi thụ phong, trong vòng 20 năm đầu, cha Hợp làm việc rất đắc lực và thu lượm rất nhiều kết quả. Nhưng khi về già, chừng 64 tuổi, nghĩa là từ năm 1700 thì nhiều khi không còn thật tính. Cha có những giấc mộng kỳ dị và nhất định muốn thực hiện những điều đó. Cha bị Bề Trên địa phận quở trách nhiều lần, rồi nghỉ công việc nhà xứ. Năm 1712, khi gặp lúc cấm cách, Đức Cha Giacôbê de Bourges và cha Bélot bị bắt giam, cha già Hợp định đến phủ Chúa để bênh vực sự đạo, chống lại việc bắt giam các đạo trưởng và giáo dân. Đức Cha Giacôbê de Bourges phải căn cấm ngài mới chịu thôi. Cha Micae Hợp chết ngày 28-10-1718, thọ 83 tuổi.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương