LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA


Bộ Truyền Giáo với chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha



tải về 1.47 Mb.
trang2/21
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.47 Mb.
#10372
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

3. Bộ Truyền Giáo với chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha

Năm 1644, Đức Cha Phanxicô Ingoli, thư ký Bộ Truyền Giáo đã đưa bản báo cáo thứ ba về những tệ lạm trong chế độ bảo trợ của người Bồ Đào Nha.

Có lẽ đây là vấn đề khó khăn hơn cả của Bộ Truyeengf Giáo. Đối với các tu sĩ, việc thu hồi quyền chỉ huy chỉ cần thời gian và tài khéo xếp đặt, nhưng đối với tục quyền, vấn đề không phải dễ, một khi họ cố bám để lợi dụng, và nhất là họ có sẵn quyền hành và luật pháp để bảo vệ.

Trong các luật gia bảo vệ quyền bảo trợ lúc đó có Juan Solorzano Pereira với cuốn De Indiarum Jure. Trong phần nói về quyền hành của Quốc vương có toàn quyền trong tất cả mọi vấn đề tôn giáo chứ không phải chỉ hạn hẹp trong quyền bảo trợ. Quốc vương là đại diện của Toà Thánh trong các khu truyền giáo, vì thế sai đại diện Toà Thánh đến khu đó là phạm đến quyền của Quốc vương. Cũng theo ông, Quốc vương có quyền kiểm soát, trừng phạt, hay trục xuất các Thừa sai… cho đến cả các thư từ, công văn Toà Thánh, các quyết nghị, các công đồng địa phương, đều phải qua sự kiểm soát của hội đồng Quốc vương trước khi tuyên bố.

Tuy cuốn De Indiarum Jure của Solorzano Pereira được hội đồng quốc vương ấn hành và được coi như bản luật chính thức, Toà Thánh cũng không ngần ngại lên án.

Tình hình chính trị lúc đó đòi hỏi Toà Thánh phải dè dặt trong việc áp dụng những đề nghị mà Đức Cha Ingoli đưa ra để chống lại những tệ lạm trong chế độ bảo trợ. Tây Ban Nha dầu sao lúc đó cũng là một quốc gia mạnh hơn cả. Họ có quân đội trên đất Ý, họ có thể áp lực đối với Toà Thánh. Tuy là quốc gia Công giáo, nhưng họ tìm cách tịch thu tài sản của Giáo Hội trong nước họ. Thiếu dè dặt, họ có thể vì bất mãn mà thi hành ý định đó. Còn quốc gia Bồ Đào Nha lúc đó đang thời kỳ suy đồi. Ở trong nước, năm 1578 Quốc vương Bồ Đào Nha tử trận ở Maroc, quyền trị nước vào tay Castillano, tức Philippo II, Quốc vương Tây Ban Nha. Ở vùng Ấn Độ, ảnh hưởng và quyền thương mại bị người Hoà Lan đến tranh giành : năm 1641, Malacca bị mất. Nhưng ở trong nước từ năm 1640, người Bồ Đào Nha đã nổi loạn và đưa Gioan IV lên cầm quyền. Họ đã sai sứ giả sang Toà Thánh để xin công nhận quyền độc lập. Bị người Tây Ban Nha làm áp lực, Toà Thánh áp dụng chính sách chờ đợi và kéo dài thời gian.

Đó là tình trạng suy đồi ở các địa sở truyền giáo, với những trở lực của người Bồ Đào Nha trước những mong muốn và cố gắng của Bộ Truyền Giáo khi cha Đắc Lộ đến công cnas ở Rôma.

 

IV. CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA CHA ĐẮC LỘ VỚI BỘ TRUYỀN GIÁO

Cha Đắc Lộ tới Rôma ngày 27-6-1649, thì hai tháng sau, Đức Cha Ingoli, thư ký Bộ Truyền Giáo qua đời. Một người ở hậu tuyến hoạt động bằng trí óc và qua giấy tờ, một người chiến đấu ở tiền tuyến với kinh nghiêm thực tế ở ngay chiến trường. Cả hai nhận thấy cần phải thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc ở các địa sở truyền giáo. Đưc Cha Ingoli không còn nữa, nhưng tinh thần của ngài vẫn tồn tại. Vì thế tuy gặp những cản trở và khó khân do quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha, cha Đắc Lộ vẫn được Bôh Truyền Giáo hoàn toàn tán thành đề nghị của cha.

 

1.       Bản tường trình đệ lên Bộ Truyền Giáo

Ngày 02-08-1650, cha Đắc Lộ đệ lên các Đức Hồng Y Bộ Truyền Giáo một bản tường trình đại ý nói : Giáo Hội Việt Nam là mộ Giáo Hội phồn thịnh và đông giáo dân, mà chưa có một ai được lãnh nhận phép thêm sức. Rất nhiều người chết mà không được lãnh nhận các phép Bí tích vì thiếu linh mục, thiếu thừa sai. Một Giáo Hội đang gặp cơn thử thách của bách hại và đã có 7 vị tử đạo, can đảm đổ máu để chứng minh đạo… rồi cha kết luận : yêu cầu Bộ cấp tốc sai các Giám mục đến để thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc… và cha đưa ra lý do : với một giáo đoàn đông gần 300.000 và mỗi năm thêm chừng 15.000 nữa, phải sai đi ít nhất là 300 linh mục và có thể là 400 phòng chết dọc đường. Nhưng tìm đâu ra một số linh mục nhiều như thế ? Tìm đau ra tàu bè để chuyên chở ? Tìm đâu ra tiền bạc để cung cấp cho các ngài ? Rồi một khi đã tới Việt Nam, liệu các vua chúa có cho phép họ đến trú ngụ nhiều như thế không ? Từ trước đến nay các vua chúa mới chỉ cho phép một vài thừa sai đến ở trong nước. Đàng khác, con số đông các thừa sai rất có thể làm cho các vua chúa nghi ngờ và đưa đến cuộc bách hại tương tự ở Nhật. Giáo Hội Nhật Bản đã chết vì thiếu hàng Giáo sĩ bản quốc. Nếu không muốn Giáo Hội Việt Nam rơi vào tình trạng tương tự, cần phải thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc, vì các ngài có thể lẩn tránh dễ dàng trong những khi bị bách hại.

Về vấn đề nhân viên, theo cha : những người thánh thiện đạo đức, xứng đáng lãnh nhận chức linh mục, có thể tìm kiếm dễ dàng trong số những thầy giảng, vì “các thầy đã thực hành trong đời sống những nhân đức của các linh mục”.

Để tránh những cản trở và khó dễ có thể gây ra do người Bồ Đào Nha, cha Đắc Lộ đề nghị sai các Giám mục đến Việt Nam với danh hiệu “In partibus infidelium” (ở khu vực lương dân). Không phải Giám mục bản quyền, các ngài không lệ thuộc quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha. Việc đặt và sai các ngài đến nơi đó cũng không cần được sự ưng thuận của người Bồ Đào Nha, vì đây là do lòng săn sóc của Đức Thánh Cha, khi được Bộ Truyền Giáo cho biết tình trạng đòi hỏi của các khu truyền giáo.

Đề nghị sai các Giám mục qua Việt nam với danh hiệu “khu vực lương dân’ (In partibus infidelium), cha Đắc Lộ tỏ ra am hiểu đường lối của Bộ trước đây trong việc sai Đức Cha Mathieu de Castro qua Nhật, các Giám mục “khu vực lương dân’ mà cha đề nghị ở đây, chính là các đại diện Toà Thánh, một tổ chức mới của Bộ Truyền Giáo đặt ra để tránh quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha.

Vì thích hợp với chương trình hoạt động của Bộ đang theo đuổi, nên đề nghị của cha được các Hồng Y tán thành ngay. Ngày 01-08-1651, các ngài đề nghị với Đức Thánh Cha Innocente X sai sang Việt nam một Đức Thượng Phụ, 02 hoặc 03 Đức Tổng Giám mục và 12 Đức Giám mục, tất cả với tính cách đại diện Toà Thánh, Đức Innocente X, theo các sử gia là một người thiếu cương quyết, nhưng đúng hơn, có lẽ vì ngài lo ngại những trở lục lớn lao người Bồ Đào Nha sẽ gây ra, vả lại, công việc hệ trọng như thế cần phải suy xét kỹ lưỡng, nên ngài chưa muốn chuẩn y ngay. Đề nghị của Bộ bị trả về để nghiên cứu lại. Thật đáng tiếc, nếu Đức Thánh Cha chuẩn y đề nghị đó thì chúng ta đã hãnh diện được có Thượng Phụ và Tổng Giám mục ngay từ thời kỳ đầu của lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Đã có lần Đức Thánh Cha muốn đặt cha Đắc Lộ làm Giám mục tiên khởi của Giáo Hội Việt Nam, nhưng cha từ chối. Để xúc tiến công việc và đánh đổ những do dự của Đức Thánh Cha, vào tháng 05-1652, cha Đắc Lộ đệ trình lên Đức Thánh Cha một bản tâu trình nhấn mạnh việc thành lập hàng Giáo sĩ Việt Nam, cha viết : “Rất có thể tìm những người Việt Nam xứng đáng để nâng lên chức linh mục, vì họ có những người đã biết đổ máu ra để chứng minh đạo”.

Nhưng đề nghị của cha vẫn chưa được chấp thuận ngay. Trong buổi họp ngày 30-07-1652, các Hồng Y chủ trương nên sai một linh mục triều đến điều tra tại chỗ tình hình giáo đoàn Việt Nam trước khi quyết định đặt các Giám mục, Rôma lại trở lại với đường lối dè dặt khôn ngoan cổ truyền.

Sau ba năm mà kết quả chưa đạt tới, ngày 11-09-1652, cha bỏ Rôma qua Paris.

 

2. Công cán ở Paris. Qua đời ở Ba Tư

Mục đích của cha qua Paris, theo như cha viết, là để “tìm kiếm những chiến sĩ đi chinh phục tất cả vùng Đông Nam Á đem về qui phục Chúa Giê-su Kitô” và cha “hy vọng tìm ra phương kế nào khác để có những Giám mục cho các Giáo Hội ở đây”.

Mục đích đó, cha đã đạt được một phần. Việc tìm những chiến sĩ đi chinh phục tất cả vùng Đông Nam Á thì một số đông các cha dòng Tên nghe tiếng gọi truyền giáo của cha đã tình nguyện xin làm thừa sai, trong đó có 20 cha được chỉ định để xuống tàu chuyển tới. Còn vấn đề Giám mục, khi vừa tới Paris, cha cảm thấy một bầu khí dọn sẵn cho công việc của cha. Dạo đó ở Paris có nhiều hội thiện thu họp thanh niên có thiện chí để cùng nhau học hỏi về đời sống đạo đức và hoạt động tông đồ. Người ta thường gọi những hội đó là hội “những người bạn hiền”. Trong số những hội viên, cũng có nhiều linh mục. Tuyên uý là cha Bagot, dòng Tên.

Nhờ cha Bagot giới thiệu, cha Đắc Lộ đã được tiếp xúc với họ. Cha trinh bày với họ “tình trạng đòi hỏi khẩn cấp các thừa sai Việt Nam và hy vọng lớn lao thu lượm được một mùa gawth phong phú…” Cha đã nhóm lên trong lòng họ, một ước vọng và một hướng đi mới trong đời sống và hoạt động của họ. Ngày 14-02-1653, cha sung sướng báo tin cho cha Bề Trên cả dòng Tên là có tới 20 nhân viên muốn đi truyền giáo. Trong số đó, cha để ý đến 3 linh mục mà cha cho là xứng đáng nâng lên địa vị Giám mục, đó là cha Phanxicô de Montigny Laval, Tổng phó tế Evreux và cha Benado Piques, coi xứ ở Paris.

Cha trình công việc với Đức Cha Bagni, sứ thần Toà thánh ở Paris. Sau khi điều tra, Đức Cha Bagni tán thành công việc của cha, và ngày 07-03-1653, ngài báo tin về Đức Hồng Y Pamphili, quốc vụ khanh Toà Thánh, còn cha Đắc Lộ báo tin về Bộ Truyền Giáo. Cả hai cùng không quên cho biết là có một số người hảo tâm do bà công tước Aiguillon đứng đầu, nhận giúp cho ba vị Giám mục mỗi năm 600 đồng. Nhưng trong buổi họp ngày 01-04-1653, các Đức Hồng Y Bộ Truyền Giáo cho biết chỉ ưng thuận với điều kiện là những nguồn lợi phải được lập bản ở Rôma, hoặc ít nhất là ở Avignon, lúc đó là đất đai của Toà Thánh ở Pháp. Chúng ta nhận thấy lần này không phải nguyên Đức Thánh Cha Innocente X mà lại cả chính Bộ Truyền Giáo tỏ vẻ e ngại. Với kinh nghiệm những trở ngại gây ra do sự lệ thuộc vào người Bồ Đào Nha về phương tiện trợ cấp, Bộ không muốn một lần nữa lại rơi vào lệ thuộc người Pháp về cùng phương diện đó.

Cha Đắc Lộ muốn thay đổi điều kiện, bằng cách nhờ Học Viện các cha dòng Tên ở Rôma làm trung gian trao nguồn lợi trợ cấp đó cho Bộ Truyền Giáo, nhưng các Đức Hồng Y không nhận.

Đàng khác người Bồ Đào Nha tìm cách phá đổ công việc của cha Đắc Lộ. Cha Launay viết : “Sự thực người Bồ Đào Nha lợi dụng Công giáo để bảo vệ những chiến thắng của họ… Nghe tin việc bổ nhiệm các giám mục Pháp, họ sợ nước Pháp sẽ theo chân các ngài mà tiến vào vùng Đông Nam Á. Lợi ích cao cả của các linh hồn và của đức tin không được đếm xỉa đến trong khi họ tính toán công việc… Rôma từ lâu biết các lý do thầm kín thúc đẩy họ chống đối lại những công việc đó, nhưng Rôma không thể và cũng không muốn vạch mặt hoặc không thèm đếm xỉa đến họ. Con tim và lý trí không cho phép làm điều đó. Đằng khác, Rôma vẫn có lòng trìu mến kèm theo lòng tri ân đối với một nước đã giúp đỡ nhiều việc, Rôma cũng lo ngại việc bắt giam các thừa sai Pháp, việc đó Đại Sứ Bồ Đào Nha đã đe doạ”.

Nhưng cha Đắc Lộ được sự ủng hộ của hội đồng Giáo sĩ Pháp. Vào ngày 17-07-1653, một bản tâu trình có chữ ký của nhiều Giám mục được đệ lên Đức Thánh Cha Innocente X. Còn một bản khác, trong có chữ ký của thánh Vincent de Paul được đệ trình lên Bộ Truyền Giáo ngày 29-09-1653.

Quốc vương Bồ Đào Nha hình như cũng lo ngại Bộ Truyền Giáo trước những thúc đẩy của hàng Giáo sĩ Pháp, và nhất là tình trạng bỏ trễ của mình trong khu truyền giáo, sẽ nghiêng theo giải pháp của cha Đắc Lộ, vì thế đã nhờ Đức Cha Manuel du Caha yêu cầu với Bề Trên cả dòng tên cho “ít nhất là 70 thừa sai để đưa xuống tàu vào chuyến thứ nhất qua Ấn Độ”.

Cử chỉ có vẻ sửa lỗi của Quốc vương Bồ Đào Nha không làm thay đổi thái độ của Bộ Truyền Giáo, nhưng gây ảnh hưởng với Bề Trên cả dòng Tên. Không để cha Đắc Lộ liệu xong công việc, cha Bề Trên đã quyết định sai cha qua truyền giáo ở Ba Tư. Chúng ta cũng phải nhận rằng việc sai cha Đắc Lộ trở về Việt Nam hoặc vùng Đông Nam Á là không nên. Trong suốt 5 năm trời hoạt động để yêu cầu Bộ Truyền Giáo lập nhiều toà Giám mục ở Việt Nam, trước sự cản trở của người Bồ Đào Nha, chắc chắn cha đã bị người Bồ Đào Nha thù ghét, không thể trở lại hoạt động trong khu vực bảo trợ của họ được, chỉ có cách là sai cha đi nơi khác. Trên đường về Rôma, cha Đắc Lộ đã qua Ba Tư và cha đã ghi được nhiều nhận xét về hoạt động truyền giáo ở đó với hy vọng có kết quả nếu đem thực hành. Cho rằng cha hoạt động ở đó hợp hơn, Bề Trên cả dòng Tên đã sai cha tới đó.

Giao phó công việc của cha trong sự quan phòng của Chúa, ngày 16-11-1654, cha vâng lời Bề Trên, lên đường đến địa sở truyền giáo mới. Công việc của cha ở Ba Tư cũng như ở Trung Hoa trong thời kỳ Áo Môn không được kết quả như ở Việt nam, nơi đất tốt. Cha vẫn canh cánh bên lòng mối lo âu của cha đối với Giáo Hội Việt nam, những yêu cầu khẩn cấp của đoàn chiên thiếu Chúa chiên. Cha đã qua đời ở Ba Tư tháng 11-1660, nhưng hai năm trước khi chết cha đã sung sướng nhắm mắt vì thấy công việc của cha đã thành đạt.

Ở đây, trước khi từ biệt cha Đắc Lộ, chúng ta không quên nhớ lại những công ơn của ngài đối với Giáo Hội Việt Nam, ngài qua đời tính đến nay đã được hơn 300 năm.

Đối với Giáo Hội Việt Nam, ngài là vị tông đồ đáng ghi tên tuổi hơn cả trong số những thừa sai đầu tiên đến đặt nền móng cho Giáo Hội Việt Nam và là người có công đầu trong việc thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc với những khó nhọc trong công việc công cán chúng ta vừa đọc trên đây.

Đối với quốc gia Việt Nam, chúng ta không quên ngài có công lớn trong việc lập chữ quốc ngữ và là tác giả nhiều cuốn sách có giá trị về văn hoá với những tài liệu quí giá về lịch sử quốc gia, về ngôn ngữ cũng như về tập tục xã hội, đồng thời làm rạng danh người Việt bên trời Âu.



LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM

QUYỂN II

LM. NGUYỄN HỒNG

CHƯƠNG II – HAI GIÁM MỤC TIÊN KHỞI CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM

I. QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HAI TOÀ GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH Ở VIỆT NAM

Ngày 16-11-1656 cha Đắc Lộ vâng lời Bề Trên đi truyền giáo ở Ba Tư. Tuy buồn rầu vì công việc chưa thành đạt, nhưng cha vẫn luôn luôn tin tưởng ở Thiên Chúa quan phòng sẽ xếp đặt công việc còn dang dở của cha. Cha đã nói với các bạn thân của cha : “Tôi tin chắc là Thiên Chúa Đấng xếp đặt mọi hoàn cảnh, một ngày kia sẽ thương đến người xứ Đông Kinh và lúc thời cơ thuận tiện, các Giám mục sẽ lên đường”.

Trái lại, ở Paris, cha Đắc Lộ ra đi, người ta coi công việc như đã bị đổ vỡ. Ba cha Phanxicô Pallu, Mantigny Laval và Benado Piques, ai về khu vực của mình và trở lại với công việc cũ. Cha Phanxicô Pallu viết : “Tất cả các bạn của cha Đắc lộ đã đi Bồ Đào Nha để lấy tàu qua Ấn Độ. Trừ phi là cha dòng Tên, còn không, người ta không để chúng tôi xuống tàu… chúng ta hãy nhẫn nại trông đợi Chúa và luôn bảo tồn sự an bình trong trái tim chúng ta”.

Còn ở Rôma với sứ mệnh thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc ở các địa sở truyền giáo, Bộ Truyền Giáo vẫn lo giải quyết vấn đề. Với tôi, sự làm việc thiếu cương quyết của Đức Thánh Cha Innocente X, các đề nghị của Bộ bị chậm trễ rất nhiều. Nhưng năm sau, 1655, ngày 07-01, Đức Thánh Cha Alexandrô VII lên thay. Từ khi còn là Hồng Y Fabio Chigi, Đức Thánh Cha mới vẫn có tiếng là cương quyết và xếp đặt công việc mau lẹ.

Đồng thời ở Pháp, người ta đã dàn xếp xong xuôi vấn đề lập bản các nguồn lợi cho các Giám mục đại diện Toà Thánh, theo đòi hỏi của Bộ Truyền Giáo. Thánh Vicente Phaolo đã viết thư báo cho Bộ biết, các nhà hảo tâm sẵn lòng lập bản các nguồn lợi của Avignon, đất đai của Toà Thánh. Ngày 26-04-1655, Bộ Truyền Giáo trả lời Đức Cha Bagni, sứ thần Toà Thánh ở Paris, là sẽ cứu xét vấn đề. Hội đồng Giáo sĩ Pháp họp vào tháng 04-1655, cũng uỷ nhiệm cho Đức Cha Godean, Giám mục thành Vence, viết thư xin Đức Thánh Cha bổ nhiệm mau chóng các Giám mục cho Giáo Hội Việt nam.

Cho rằng công việc sẽ xúc tiến hơn nếu có người vận động tại chỗ, đầu mùa xuân 1656, cha Vincente de Meur, nhân viên trong đám “bạn hiền” đề nghị tổ chức một phái đoàn qua công cán ở Rôma, do Phanxicô Pallu đứng đầu. Lúc đầu cha Phanxicô Pallu ngần ngại, nhưng sau cùng ngài cũng bằng lòng lên đường.

 

1. Cuộc vận động của hai cha Phanxicô Pallu và Lamberto de la Motte ở Rôma

Phái đoàn đi Rôma gồm 05 người. Cuộc hành trình vất vả và gian lao kéo dài hơn một năm. Lúc đó nước Ý đang bị nạn dịch hoành hành. Tới Marseille, nghe tin đó, phái đoàn phải chờ lại sáu tháng, nãi đến cuối tháng 05-1657, mới tới kinh thành bất diệt. Tới Rôma được nửa tháng thì cha Phanxicô Pallu được thư của bà công tước Aiguillon. Bà thúc giục cha hoạt động bền chí và khuyên cha đến gặp Đức Hồng Y Bagni, trước làm sứ thần Toà Thánh ở Paris, vì ngài rất tán thành công cuộc của cha Đắc Lộ. Được thư của bà, cha Phanxicô Pallu thêm hăng hái. Cha viết ; “Tôi cảm động đến tận đáy lòng, tôi hổ thẹn thấy mình là một linh mục mà lại không nhiệt thành chăm lo đến lợi ích của Giáo Hội, đến sự cứu rỗi những người lương dân bằng một người đàn bà”.

Với sự giúp đỡ của Đức Hồng y Bagni, ngày 17-07-1657, phái đoàn được vào gặp Đức thánh Cha Alexandrô VII. Cha Vincente de Meur đã đọc một bản tường trình rất dài để xin Đức Thánh Cha cứu xét tình trạng rất khẩn cấp của các khu vực truyền giáo ở Trung Hoa và Việt Nam, đang thiếu Giám mục và linh mục. Vấn đề có thể tuyển chọn trong số các thầy giảng. Nhưng cần có Giám mục để truyền chức cho họ. Cha Đắc Lộ đã trở về Âu Châu chỉ vì vấn đề đó. Cha đã tìm được ở Paris, những linh mục sẵn sàng bỏ quê hương, họ hàng bà con thân thuộc hiến mình và tất cả những gì thuộc về họ để cứu vớt những dân miền xa. Đức Thánh Cha Innocente X đã chọn trong số đó 3 vị để nâng lên chức Giám mục. Nhưng công việc chưa giải quyết được vì vấn đề quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha và vấn đề nguồn lợi trợ giúp cho các ngài. Khó khăn về quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha có thể tránh được bằng cách đặt các Giám mục đại diện Toà Thánh “khu vực lương dân” (In partibus infidelium) thay vì Giám mục Chính toà. Còn về vấn đề nguồn lợi trợ giúp các ngài, cha Vincente de Meur nhấn mạnh là các Giám mục tương lai sẽ không đòi hỏi sự trợ cấp của Bộ Truyền Giáo. Một nguồn lợi đã được lập ở Avignon, đủ để cung cấp lộ phí và công cuộc của các ngài. Về cuộc hành trình đến địa sở truyền giáo, nếu nước Bồ Đào Nha không cho đi tàu của họ, các ngài có thể dùng đường bộ qua Ba Tư và Ấn Độ.

Đức Thánh cha Alexandrô VII hết sức tán thành đề nghị của các cha để công việc được xúc tiến mau chóng hơn, Đức Thánh Cha đặt một uỷ ban bốn Đức Hồng Y cứu xét vấn đề và lần này phải đi đến thực hiện. Ngày 26-09-1657, Bộ Truyền Giáo đã nhờ sứ thần Toà Thánh ở Paris điều tra về đời sống của nhưng linh mục mà Bộ muốn tuyển chọn lên chức Giám mục “đại diện Toà Thánh ở khu vực lương dân trong nước Trung Hoa và Việt Nam”.

Thấy công việc đã có nhiều hứa hẹn chắc chắn, các nhân viên trong nhóm “bạn hiền” trở về Paris. Một mình cha Pallu ở lại theo dõi công việc và tiếp tục cuộc vận động. Nhưng công việc đã bị chậm trễ vì vấn đề nguồn lợi trợ cấp cho các Giám mục đại diện. Bộ Truyền Giáo muốn có một cái gì thực tế và bảo dảm hơn những lời hứa. Biết mình không thể có phương tiện để giải quyết vấn đề, cha Phanxicô Pallu liền viết thư cho cha Lamberto de la Motte.

Cha Lamberto de la Motte trước đây là trạng sư và là cố vấn một cơ quan viện trợ ở Rouen. Nhưng theo tiếng gọi cha đã từ giã chức quyền để sống đời khổ hạnh tu trì và được thụ phong linh mục vào tháng 12-1655 ở Coutances. Trở về Rouen, cha theo dõi công việc giúp đỡ những người nghèo khó, bảo trợ các cơ quan từ thiện, thành lập Chủng Viện và cố gắng nâng dậy hàng Giáo sĩ của địa phận. Công cuộc đòi hỏi nhiều nguồn lợi, cha phải đi Paris để quyên tiền trợ giúp. Chính ở đây cha đã gặp các cha trong nhóm “Bạn hiền” và bắt đầu chú ý đến công cuộc truyền giáo, nhưng vì bận tâm với công cuộc xã hội, cha vẫn chưa có quyết định chi cả. lá thư của cha Phanxicô Pallu đã thay đổi hướng đi cuộc đời của cha. Từ đây cha sẽ là người bạn công tác đắc lực của cha Phanxicô Pallu trong cánh đồng truyền giáo ở vùng Đông Nam Á. Cả hai sẽ cùng nhau xây dựng hàng Giáo sĩ bản quốc Việt Nam. Được thư của cha Phanxicô Pallu, cha vội vã lên đường và ngày 18-11-1657, cha tới Rôma.

Để giải quyết vấn đề trợ cấp các Giám mục, cha Lamberto de la Motte nhờ một ngân hàng ở Rôma đứng bảo đảm, để dâng cúng tài sản của mình làm nguồn lợi trợ cấp. Như thế vấn đề được giải quyết một cách thực tế và có bảo đảm, nên uỷ ban bốn Đức Hồng Y tuyên bố tán thành việc sai ba Giám mục đại diện Toà Thánh qua miền Đông Á.

 

2. Thành lập hai Toà Giám Mục đại diện Toà Thánh ở Việt Nam

Ngày 13-01-1658, Bộ Truyền Giáo đề cử hai cha Phanxicô Pallu và Lamberto de la Motte làm Giám mục đại diện Toà Thánh ở Việt Nam. Ngày 08-06 Đức Thánh Cha Alexandrô VII chấp thuận và công bố trong đoản sắc “Sứ mệnh Tông Đồ” (Apostolatus Officium) ngày 29-07, cha Phanxicô Pallu Giám mục hiệu thành Heliopoli, ngày nay là Bealbeck, còn cha Lamberto de la Motte, Giám mục hiệu thành Berita, ngày nay là Beyrouth, cả hai thành phố thuộc Libano. Đức Cha Pallu ở lại Rôma và được thụ phong do tay Đức Hồng Y Barberini, tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phero ngày 17-11-1658, còn cha Lamberto de la Motte, bỏ Rôma vào ngày 08-08 và thụ phong ở Paris, do Đức Tổng Giám mục địa phận Tours, ngày 02-06-1660.

Có lẽ chúng ta tự hỏi, tại sao Toà thánh không đặt các ngài làm Giám mục Chính toà một địa phận nào đó ở Việt Nam, chẳng hank địa phận Đàng Trong hay địa phận Đàng Ngoài theo tiếng gọi hai khu vực của hai chúa Nguyễn và Trịnh thời bấy giờ. Nhưng Toà Thánh lại đặt các ngài làm Giám mục “hiệu hành”. Hơn nữa, lại thường lấy tên một thành phố hay một địa phận xa lạ nào đó, lúc bấy giờ đang dưới quyền một Giám mục, một Giáo Hội đã ly khai với Giáo Hôi Rôma, hay một địa phận đã rơi vào tay người Hồi giáo và nay không còn nữa. Các Giám mục nhận tên địa phận đó, nhưng sự thực có lẽ chưa biết đến và cũng không bao giờ tới nhậm quyền. Câu hỏi trên đây không phải chỉ sau này thời chúng ta mới đặt ra. Ngay thời kỳ đầu khi Toà Thánh mới đưa ra lối gọi đó, nhiều người đã nêu ra những thắc mắc và tìm hiểu cách đặt của Toà Thánh.

Tác giả cuốn Histoire de I’établissement du christianisme dans les Indes orientales (trang 18,19) đã giải thích cho chúng ta cũng như cho những người thời bấy giờ, lý do đặt Giám mục “hiệu hành” của Toà Thánh. Theo ngài, là vì Đức Thánh Cha và các Đức Hồng Y của Bộ Truyền Giáo không muốn các Giám mục bị liên kết vào một khu vực nhất định với những quyền hành hạn định trong một địa phận. Là những Giám mục truyền giáo, Toà Thánh muốn các ngài được quyền ở khu vực này hay khu vực khác, tuỳ theo đòi hỏi hoàn cảnh của nơi các ngài đến. Chẳng hạn thời kỳ cấm đạo ở một nơi, các ngài có thể tạm tránh sang nơi khác. Đàng khác con số các ngài lúc đầu này, còn ít ỏi. Mỗi vị phải lãnh nhận thường là cả một vùng rộng lớn bao gồm nhiều khu vực địa phận khác nhau. Hạn định các ngài quyền hành trong một khu vực địa phận như các Giám mục chính toà, sẽ không thể đáp uwnmgs nhu cầu khu vực truyền giáo lúc đó.

Hơn nữa Toà Thánh muốn các ngài, vì không phải Giám mục chỉ định chính thức cho một khu vực, sẽ lệ thuộc Toà Thánh trực tiếp hơn là Giám mục chính toà. Nhất là thời kỳ bấy giờ, với chế độ các quốc gia Công giáo ở tây phương, thế quyền và thần quyền chưa phân chia rõ ràng. Các vua chúa cũng có quyền trong các vấn đề tôn giáo. Các Giám mục địa phận một phần nào phải lệ thuộc quyền các vua chúa ở nơi đó. Là những Giám mục truyền giáo, đại diện Toà Thánh sai đến các khu vực lương dân (In partibus infidelium), Toà Thánh có thể sai phái các ngài đến bất cứ khu vực nào trong vùng lương dân, hoặc gọi về, tuỳ ý, mà không phải hỏi ý kiến các vua chúa. Ngay cả, trong các vùng thuộc quyền bảo trợ của Quốc vương Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha, các Quốc vương này chỉ có quyền đối với các Giám mục ở Goa, Áo Môn hay Malacca và đối với các thừa sai chịu sự trợ cấp của các ngài. Với tính cách các Giám mục ở các khu vực lương dân, các ngài không xâm phạm đến quyền lợi các Giám mục ở Goa, Áo Môn hay Malacca. Các Giám mục ở những nơi này cũng không có quyền hành gì đối với các ngài, cũng như với các thừa sai của các ngài. Như thế, Toà Thánh cũng như Bộ Truyền Giáo đã bắt đầu có trong tay những Giám mục và những thừa sai trực tiếp thuộc quyền mình. Công cuộc thu hồi quyền chỉ huy các địa sở truyền giáo và các nhân viên truyền giáo được khởi đầu và sẽ tiếp tục đi tới hoàn thành.

Cuối cùng với tính cách đại diện Toà Thánh, các ngài không còn là Giám mục của quốc gia này hay quốc gia khác, cũng không thuộc dòng này hay dòng khác. Nhờ đó, các ngài có thể quản trị dễ dàng các thừa sai các quốc gia khác nhau cũng như thuộc các dòng khác nhau, và các thừa sai đó cũng có thể cộng tác với các ngài dễ dàng hơn.

Nguyên tắc thì thế, nhưng trên thực tế, chúng ta sẽ thấy Quốc vương Bồ Đào Nha cũng như các Giám mục ở Goa và Áo Môn chỉ trích Toà Thánh đã xâm phạm quyền lợi của họ. Họ tìm cách làm khó dễ công việc của các Giám mục đại diện cũng như đòi hỏi các ngài phải tuân phục mệnh lệnh của mình cũng như thừa sai khác từ trước đến giờ. Đồng thời họ cũng ra lệnh cho các thừa sai không được nhận quyền các Giám mục đại diện và không được cộng tác với các ngài. Do đó, đã gây ra những tranh chấp, những chia rẽ tai hại trong các địa sở truyền giáo.

Ngày 09-09-1659 Đức Thánh Cha Alexandrô VII lại ban hành đoản sắc “Trên Toà Thánh Phero” (Super Cathedram), phân chia khu vực của hai Đức Cha Phanxicô Pallu được uỷ thác khu vực Đông Kinh mà chúng ta có thể gọi từ nay là địa phận Đàng Ngoài, tức khu vực bấy giờ thuộc quyền chúa Trịnh, kèm theo 5 tỉnh Trung Hoa, đó là Vân nam (Yunnam), Quế Châu (Koui-Tcheou), Hồ quảng (Hou-Kouang), Quảng Tây (Kouang-Si), Từ Châu (Set-Choau) và thêm xứ Lào. Đức Cha Lamberto de la Motte trị nhậm khu vực xứ Nam, thuộc quyền chúa Nguyễn mà chúng ta từ nay gọi là địa phận Đàng Trong, kèm theo 4 tỉnh Trung Hoa, đó là Kiến Giang, hay Triế Giang (Tche-Kiang), Phúc Kiến (Fo- Kien), Quảng Đông (Kouang-Toung), Quảng Tây (Kouang-Si), và đảo Hải Vân. Ngày 20-09-1660, Đức Thánh Cha lại đặt thêm cha Ignaxio Cotolendi, do Đức Cha Phanxicô Pallu giới thiệu, làm Giám mục đại diện Toà Thánh, hiệu hành Metellopolis, ngày nay là Medele, trong coi địa phận Nam Kinh (Nan-Kin), và bốn tỉnh miền Bắc Trung Hoa, đó là Bắc Kinh (Pé-Kin), Giang Tây (Chan-Si), Thiên tân (Chen-Si), Giang Đông (Chang-Toung), với Triều Tiên và Mông Cổ.

Cả ba đoản sắc đều nhấn mạnh đến sứ mệnh của các Giám mục trong việc thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc. Các linh mục này theo đặc ân của Toà Thánh ban, chỉ cần biết đọc và hiểu phần lễ qui, và công thức các Bí tích bằng La ngữ. Còn kinh Nhật tụng các Linh mục bản xứ không buộc đọc bằng La ngữ, và có thể thay thế bằng các kinh tiếng bản quốc. Hai Đức Cha Phanxicô Pallu và Lamberto de la Motte cũng yêu cầu Bộ Truyền Giáo cho lập phụng vụ Thánh lễ và kinh Nhật tụng bằng tiếng Trung Hoa. Nhưng trong thư ngày 27-09-1660, Bộ Truyền Giáo trả lời là chưa thể ưng thuận ngay và còn cần phải điều tra rõ ràng về năng lực các Linh mục bản quốc trong việc học hỏi La ngữ.

Đặt 3 Giám mục đại diện Toà Thánh trên đây, Bộ Truyền Giáo đã đi theo con đường của Đức Cha Ingoli, vị thư ký đầu tiên của Bộ. Có lẽ cha Đắc Lộ và các thừa sai khác cho Bộ làm việc chậm chạp. Nhưng chúng ta không quên rằng, việc định doạn còn tuỳ thuộc ở Đức Thánh Cha và vì sự thiếu cương quyết của Đức Thánh Cha Innocente X quá lo ngại trở lực của người Bồ Đào Nha, nên các đề nghị của Bộ không được chấp thuận ngay. Chúng ta còn thấy : bước sang đời Đức Thánh Cha Alexandrô VII, với cái nhìn bao quát rộng rãi. Bộ còn có những đề nghị đi xa hơn sự yêu cầu của cha Đắc Lộ và các thừa sai Pháp. Bộ đã lập chế độ đại diện Toà Thánh với các Giám mục hiệu hành trong “khu vực lương dân” không phải chỉ nguyên ở Việt Nam mà cả vùng Đông Á, Trung Hoa, Triều Tiên, Lào, Cao Miên, Thái Lan… Đôi khi chúng ta cũng thấy Bộ Truyền Giáo tỏ vẻ ngần ngại và trì hoãn công việc, nhưng không phải là không có lý do. Đối với thừa sai người Pháp mà cha Đắc Lộ đề nghị, Bộ ngần ngại vì tinh thần Pháp lúc đó đang nảy nở ở nước Pháp, và có lẽ cũng vì nước Pháp từ trước đến bây giờ, rất ít có thừa sai đi truyền giáo ở vùng Đông Á. Bộ sợ rằng người Pháp không đủ nhẫn nại và bền chí để chịu đựng những khó khăn vất vả, cũng như gian nguy không thể tránh được trong các khu truyền giáo như các thừa sai Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha và Ý chịu đựng. Còn vấn đề tài nguyên trợ cấp cho các Giám mục, Bộ Truyền Giáo đòi hoit nhiều điều kiện vì Bộ không muốn một khi đã cố gắng thoát quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha lại rơi vào vùng luỵ thuộc về vật chất với người Pháp.

Dầu sao, tiếng gọi khẩn cấp của Giáo Hội Việt Nam qua trung gian cha Đắc Lộ đã được Toà Thánh đáp ứng. Đối với giáo dân Việt Nam chúng ta, niên hiệu 29 tháng 7 năm 1658, thành lập hai toà Giám mục đại diện Toà Thánh ở Việt Nam với hai Đức Cha Phanxicô Pallu và Lamberto de la Motte, cũng như niên hiệu 09-9-1659, phân chia khu vực cho hai Đức Cha với hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, thực là hai niên hiệu đáng ghi nhớ. Nó đánh dấu một bước tiến và một khúc quặt trong lịch sử của Giáo Hội Việt Nam chúng ta.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương