LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA


Vấn đề cộng tác giữa các thừa sai Pháp và các cha dòng Tên (1678-1679)



tải về 1.47 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.47 Mb.
#10372
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

2. Vấn đề cộng tác giữa các thừa sai Pháp và các cha dòng Tên (1678-1679)

Trong chương trên đây, chúng ta đã thấy vấn đề công nhận quyền bính của các Giám mục đại diện đã được giải quyết, hoà bình và trật tự đã được vãn hồi ở địa phận Đàng Ngoài : tháng 08 thán 1677, cha Feireira đã viết thư cho cha chính Deydier tỏ ý nhận quyền của các Giám mục.

Đây là vấn đề trên nguyên tắc, đi vào thực hành, còn nhiều gai góc, khó khăn phải tiếp tục san bằng. Nếu đối với các thừa sai dòng Đaminh, các thừa sai Pháp dễ dãi và nhân nhượng bao nhiêu, thì đối với các thừa sai dòng Tên, các ngài tỏ vẻ cứng rắn và khó khăn bấy nhiêu.

Theo đường lối đã ấn định trong công đồng I địa phận Đàng Ngoài, các cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges muốn dành một khu vực riêng trong địa phận cho các cha dòng Tên. Tất cả các xứ họ trong khu vực sẽ thuộc quyền các cha, các thầy giảng của các cha cũng sẽ đưa về khu vực đó để hoạt động giúp các cha, các linh mục Việt Nam trong khu vực đó cũng sẽ được đổi đi nơi khác, để dành riêng cho một mình các cha. Các cha được hoàn toàn tự do hoạt động trong khu vực của mình, dưới quyền kiểm soát của Giám mục địa phận hoặc các cha chính của ngài. Các vị thật ra cũng chỉ can thiệp trong những trường hợp đặc biệt thôi.

Đối với các cha Đaminh, hai cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges cũng theo đường lối chia khu vực trên đây. Theo thư gửi cho cah Gazil trong Ban Giám Đốc Chủng viện truyền giáo Paris thì các ngài đã trao cho ba cha dòng Đaminh coi sóc riêng khu vực rộng hơn 1 trấn.

Tuy nhiên các cha dòng Tên không muốn chịu theo đường lối phân chia khu vực riêng như thế. Khi bằng lòng nhận quyền coi sóc trong địa phận của các Giám mục đại diện Toà Thánh và bằng lòng nhận cộng tác với thừa sai Pháp. Do các Giám mục đặt làm cha chính địa phận, các cha dòng Tên hiểu là mình sẽ vẫn tiếp tục trông coi các xứ họ rải rác trong khắp các trấn trong địa phận. Giáo dân các xứ họ ấy là những người, từ sau khi các thừa sai Pháp đến, vẫn trung thành với các cha dòng và chỉ nhận quyền của các cha cũng như các thầy giảng của các cha. Các cha dòng Tên không muốn bỏ họ, cũng như không muôn trao các xứ họ đó cho các linh mục địa phương hay các thừa sai Pháp. Trái lại các linh mục địa phương và các thừa sai Pháp thì sẵn sàng trao các xứ họ của mình đang coi sóc cho các cha dòng Tên, cũng như trước đây đã trao phó các xứ họ của các ngài cho các cha Đaminh. Các cha dòng Tên từ chối, viện lẽ rằng, “Các giáo dân ở các xứ họ của các cha chỉ tin tưởng vào mình các cha mà thôi”.

Các thừa sai Pháp thì không muốn nhận chủ trương để các cha dòng Tên tiếp tục trông coi các xứ họ của các cha rải rác trong khắp địa phận. Các ngài cho rằng như thế là tiếp tục nuôi sống tình trạng chia rẽ trong địa phận. Giáo dân của các cha sẽ không bao giờ chịu nhận quyền Giám mục địa phận như các cha chính và các linh mục bản quốc. Vì vậy, cái cảnh xứ họ trong một xứ họ vẫn tiếp tục. Và cũng trong một xứ, mà một số họ đạo thì theo các cha dòng Tên, còn một số khác thì thuộc quyền linh mục địa phương. Tình trạng phân chia đó không thể tồn tại mãi được.

Trong bốn ngày đêm liên tiếp, hai cha dòng Tên Feireira, Fuciti tranh luận với hai cha chính, cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges, về vấn đề phân chia khu vực, mà không đi đến một giải quyết thoả đáng nào hầu làm vừa lòng được các thừa sai dòng Tên. Cuộc bàn cãi càng kéo dài càng thêm căng thẳng, cũng như những câu đối đáp càng trở nên chua cay. Cuối cùng hai cha Feireira và Fuciti tạm chịu nhận trông coi riêng biệt một khu vực, tức là trấn Đông, miền Hải Dương, cũng như các cha dòng Đaminh đã nhận riêng một trấn Nam, miền Sơn Nam.

Theo thư hai cha chính gửi về Bộ Truyền Giáo, giáo xứ họ trong trấn này là những xứ họ ngoan đạo và có thể coi là một trong những khu vực mà sự đạo được thịnh vượng hơn cả. Tuy thế, các cha đồng thời còn đòi hỏi là vẫn được tiếp tục trông coi các xứ họ vẫn thuộc quyền mình.

Các cha chính cho rằng đòi hỏi thứ hai này không thực tế, vì nguyên một mình hai cha trông coi các xứ họ ở trấn Hải Dương vừa đông vừa ngoan đạo đã là một việc mệt nhọc không thể làm hết. Làm sao các cha vừa có giờ mà đi thăm, cũng như trông coi săn sóc chừng 130 nhà thờ xứ và cũng chừng bấy nhiêu nhà nguyện các họ đạo nhỏ ở trấn Hải Dương đã trao cho các cha, đồng thời lại có giờ đi thăm các xứ họ khác rải rác trong khắp địa phận, có những nơi xa khu vực các cha từ 150 đên 200 dặm với những phương tiện di chuyển thô sơ hiện có ở xứ Bắc bấy giờ. Hơn nữa, trước đây ngay các xứ họ cũ của các cha, các cha cũng không kiêm nhiệm hết. Nhiều xứ họ lâu năm không được các cha thăm viếng, lòng đạo biếng trễ, nhiều người hết không được gặp các cha và họ cũng không chịu xin gặp các linh mục Việt Nam, dù ở gần chỗ các ngài. Nhưng hai cha Feireira và Fuciti có lẽ cho rằng, một khi tình hình ở Áo Môn được khả quan hơn, thì các cha sẽ có nhiều thừa sai khác đến cộng tác và như thế, vấn đề trông coi các xứ họ rải rác không đáng ngại.

Theo hai cha chính thừa sai Pháp thì điều mà hai cha dòng Tên thắc mắc và đặt vấn đề hơn cả là số phận các nhà thờ, nhà nguyện, nhà xứ mà các cha đã lo xây cất. Một khi trao các xứ họ cho các linh mục Việt Nam trông coi thì các ngài được hưởng thụ nhưng không hay sao ? Theo cha Feireira thì hành động đó sẽ bị tức khắc phạt vạ rút phép thông công.

Theo thư hai cha chính gửi Bộ Truyền Giáo thị thật ra một phần lớn các nhà xứ, trong các xứ họ của các cha dòng Tên, chỉ là những căn nhà lá xơ xài. Nhiều cái đã xiêu vẹo đổ nát. Chỗ tạm trú cho các cha, khi đến thăm xứ họ một ít ngày, phần lớn cũng không do các cha dòng bỏ tiền xây cất, mà do giáo dân góp công góp của, hoặc do một gia đình giàu có, dư nhà cữa dâng cúng làm chỗ trú ngụ cho các cha. Để giải quyết vấn đề, các cha thừa sai Pháp bằng lòng để các cha dòng Tên đứng bán các căn nhà đó.

Hai cha thừa sai Pháp và hai cha thừa sai dòng Tên tranh luận suốt đêm để giải quyết vấn đề đó, nhưng vẫn không đi đến kết quả nào. Mất bình tĩnh và nhẫn nại, cha dòng Tên Feireira tuyên bố nại đến quyền phân xử của Đức Cha Phanxicô Pallu, Giám mục đại diện ở địa phận Đàng Ngoài. Cuộc bàn cãi chấm dứt và bồ câu ngậm cành Oliva về báo hiệu những ngày trật tự, hoà bình mà cha Feireira đã nói đến trong thư gởi cho hai thừa sai Pháp khi chịu nhận quyền các Giám mục đại diện, đã vỗ cánh bay đi.

Căn cứ vào thái độ trên đây của cha Feireira, hai cha chính cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges nghi ngờ cha này không thực tâm công nhận đoản sắc “Toà Thánh Rôma” (Decet Romanum) về quyền bính của Giám mục đại diện Toà Thánh trong khu vực truyền giáo. Các ngài kết tội cha Feireira là cố tình tiếp tục gây chia rẽ trong giáo đoàn và vội viết thư về Bộ Truyền Giáo tố cáo thái độ của cha Feireira.

Có lẽ hai thừa sai Pháp không nghĩ rằng : nguyên việc cha Feireira kêu gọi đến quyền phân xử của Đức Cha Phanxicô Pallu, Giám mục đại diện Toà Thánh ở địa phận Đàng Ngoài, đã đủ là một bằng chứng cha Feireira có công nhận quyền của Giám mục địa phận. Lẽ dĩ nhiên, việc nại đến quyền phân xử của Giám mục địa phận không làm các cha chính hài lòng. Dầu sao hai cha thừa sai Pháp cũng cho rằng mình đây đủ bằng chứng để kết án sự thiếu thực tâm công nhận sắc lệnh của Toà Thánh của các cha dòng Tên : tuy trên giấy tờ các cha dòng công nhận, nhưng trong thực tế không được minh chứng bằng hành động, các cha dòng không chịu công khai tuyên bố sắc lệnh của Toà Thánh trong các nhà thờ của các cha. Các ngài cũng không chịu thông báo cho các thầy giảng biết quyết định của sắc lệnh Toà Thánh.

Trong số 90 thầy giảng của các cha chỉ có chừng 15 thầy đến trình diện với các cha chính địa phận. Nhiều thầy giảng của các cha dòng có dịp đến kinh đô và qua Phố Hiến mà cũng không đến với các ngài, như trường hợp thầy Simon Khoẻ. Một thầy tên Inhaxiô giúp việc cho các cha dòng đã đến nhà các cha chính nói ầm ĩ lên rằng : các cha dòng Đaminh không phải là những Chúa chiên đích thực, vừa thấy sói rừng đến đã vội bỏ trốn : các cha này sợ những cuộc bách hại nên không dám ở lại với đoàn chiên.

Có lẽ câu chuyện sẽ được dàn xếp êm thấm, nếu hai cha thừa sai Pháp biết nhân nhượng nhiều hơn đối với các cha dòng Tên là những người đến trước và có công nhiều hơn, như đã nhân nhượng với các cha dòng Đaminh chỉ là những người đến sau, chưa có công xây dựng gì cho giáo đoàn lúc đầu. Đồng thời các cha dòng Tên cũng cần biết dẹp tự ái lại một phần : không nên đòi hỏi quá nhiều những đặc ân cũng như quyền hành trong giáo đoàn, nhất là đối với những xứ họ xa xôi mà, trên thực tế, các cha không thể đến thăm thường xuyên được… Những xứ họ đó cần phải trao cho các linh mục Việt Nam, cũng như các ngài đã sẵn sàng giao xứ họ của các ngài cho các cha dòng.

Nhưng ở địa phận Đàng Ngoài lúc đó, thời ky 1679, sau 10 năm tranh giành chia rẽ giữa các cha dòng, các cha triều, cả đôi bên không còn đủ nhẫn nại, bình tĩnh nhân nhượng nhau để dàn xếp cho ổn thoả. Cuối năm 1679, hai thừa sai Pháp đã gởi một bức thư khá dài với lời lẽ khá chua cay cứng rắn cho cha Feireira : ngoài việc khiển trách các cha dòng không chịu thông báo sắc lệnh Toà Thánh cho các thầy giảng, cũng không ra lệnh cho các thầy đến trình diện với các cha chính, bày tỏ lòng công nhận quyền Giám mục địa phận, hai thừa sai Pháp còn phàn nàn vì nhiều nơi, giáo dân của các cha dòng vẫn ngoan cố không muốn chịu các phép bí tích do các linh mục Việt Nam : nhiều người chết mà không chịu gọi đến các ngài. Hai cha cũng yêu cầu các cha dòng Tên nộp sổ kê khai danh sách các thầy giảng và ra lệnh cho các thầy đến trình diện. Đàng khác các thầy giảng có lỗi như thầy Simon Khoẻ, các cha sẽ bắt họ phải đến báo lỗi với các cha chính và xin lỗi các ngài. Hai thừa sai Pháp cũng ra nhiều điều khoản yêu cầu các cha dòng phải tuân hành và bắt các thầy giảng cũng như giáo dân dưới quyền các ngài phải thi hành.

Được thư, các cha dòng Tên Feireira chỉ trả lời một cách vắn vỏi và không kém phần diễu cợt. Cha Feireira viết : mùa Sinh nhật sắp tới, công việc mục vụ bận bịu ngài không có giờ để viết dài dòng như các thừa sai Pháp. Do đó cũng như xưa, bảng Iliade được ghi trọn trên vỏ trái hạt dẻ, ngày nay thư trả lời của Ngài cũng chỉ gồm vỏn vẹn trong tờ giấy nhỏ. Theo lời yêu cầu của hai cha chính, ngài bằng lòng ghi tên bảy trụ sở của dòng Tên ở địa phận Đàng Ngoài, còn các vấn đề khác, đang khi chờ đợi sự phân xử của Giám mục đại diện, theo nguyên tắc của luật pháp, cứ để nguyên như trước.

Thế là tình trạng bất hoà giữa các cha dòng Tên và các thừa sai Pháp, sau một thời gian được hàn gắn, nay lại tan vỡ và kéo dài thêm. Đau lòng hơn nữa là bên cạnh cuộc xâu xé bên trong ấy, lại kèm theo cuộc bách hại bên ngoài do các vua chúa gây ra. Cả hai bên giáo dân cũng như thừa sai và các thầy giảng, đều bị thử thách liên tiếp : luôn phải sống lén lút lẩn tránh lúc nào cũng nơm nớp lo bị bắt giam, tù tội.

 

II. TÌNH HÌNH ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI VÀ ĐÀNG TRONG (1676-1680)

1. Tình hình địa phận Đàng Ngoài

Sau một thời kỳ tạm yên từ năm 1672, năm 1676 cuộc bách hại lại bắt đầu nổi lên. Năm 1672 sự đạo được khá tự do là vì Chúa Trịnh đem quân đánh Chúa Nguyễn ở trong Nam, quan trấn tỉnh Nam, viên đao phủ chuyên bách hại đạo, phải theo Chúa Trịnh. Vị tổng trấn thay thế là người có thịnh tình với đạo, cha Phanxicô Deydier được thoát cảnh tù tội trở về Phố Hiến. Các cha được gặp gỡ giáo dân dễ dàng. Các ngài cũng tổ chức cuộc tĩnh tâm cho các linh mục Việt Nam cho các thầy giảng cũng như cho các chị dòng Mến Thánh Giá. Sau đó, khi Chúa Trịnh trở về, quan trấn tỉnh Nam, đến thay thế cho vị phò mã của nhà Chúa, tuy tính tình nghiêm ngặt, nhưng với sự dè dặt giữ gìn, các cha vẫn tiếp tục tự do truyền đạo, cũng như giáo dân được tự do hành đạo.

Nhưng từ năm 1675, xứ Bắc có nhiều biến loạn kèm thêm những cảnh giặc cướp, tuy không có vụ nào lớn nhưng chính quyền cũng vất vả canh phòng, đánh dẹp. Trịnh Tạc ra lệnh cấm ngặt các cuộc hội họp đông người với mục đích ngăn ngừa việc thành lập đảng phái chống đối triều đình. Đang khi ấy, Mạc Kính Hoàn, con cháu cuối cùng của họ Mạc, cũng lợi dụng tình thế nổi lên chống họ Trịnh. Sau cuộc đại bại, phải chạy qua trú ẩn bên Tàu, Mạc Kính Hoàn, nhờ nhà Minh can thiệp, lại trở về giữ đất Cao Bằng năm 1669, củng cố được lực lượng, lúc này Mạc Kính Hoàn lại tính chuyện chống đối. Trịnh Tạc tốn nhiều công phụ mới lại đuổi được Mạc Kính Hoàn khỏi đất Cao Bằng. Năm 1677, Kính Hoàn phải chạy qua biên giới ẩn náu tại Nam Định, một châu quận thuộc tỉnh Quảng Tây. Và từ đấy tuyệt tích nhà Mạc.

Lợi dụng sắc chỉ cấm hội họp của nhà Chúa, các quan ghét đạo tìm cách làm khó dễ người công giáo. Cuộc bách hại tái diễn vào tháng 02-1676. Một quan có thế giá trong phủ đã cho lính bắt một thầy giảng. Hai cha chính Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges được tin, liền cho giải tán các thầy và các chủng sinh mà hai cha đang huấn luyện ở Phố Hiến. Đồng thời báo cho giáo dân để ý ngưng các cuộc đến gặp gỡ hai cha. Ở kinh đô vào dịp Tuần Thánh, biết rằng thế nào giáo hữu cũng đến gặp các cha để xưng tội rước lễ, một tên giáo gian tham tiền đi tố cáo với các quan trên và chỉ dẫn những nơi giáo dân hay tụ họp. Một số chừng 60 giáo dân bị bắt giam : tất cả đều can đảm xưng đạo.

Các quan ghét đạo tố cáo họ là những người hội họp để mưu đồ phản loạn ở chính kinh đô. Họ yêu cầu Chúa Trịnh ra án trảm quyết một số người. Chúa Trịnh ra lệnh giải các tù nhân đến cho chính nhà Chúa xét xử. Nhận thấy họ chỉ là những giáo dân mộ đạo, hội họp để cầu kinh trong dịp lễ, các quan khác xin nhà Chúa nên theo sắc chỉ cấm đạo trước đây mà gia hình, tức là chỉ phạt đánh mỗi người 80 trượng thôi vì đối với những giáo dân ấy, chưa có sắc chỉ nào cấm hành đạo với hình phạt trảm quyết cả.

Sau hơn 40 ngày giam giữ, nhà Chúa kết án những người bị bắt : vì trong nhà có chứa những người đến hội họp phải phạt vạ 15 quan tiền, các giáo dân khác : đàn ông từ 15 đến 70 tuổi bị phạt 50 trượng, đàn bà 30 trượng, con trai và lão ông nộp phạt 9 quan, thiếu nữ và lão bà nộp 6 quan. Các sách đạo, đồ thờ, ảnh tượng phải thiêu huỷ tất cả. Nhờ sự nâng đỡ của cụ bà Ursula, một phần lớn tiền phạt đều được bà trả thay. Còn hình phạt trượng thì nhờ có vị tổng trấn kinh thành có cảm tình với đạo, nhân thấy các giáo dân bị bắt có đức tin vững mạnh cùng với tâm hồn đơn sơ tốt lành nên ông rất thương họ. Ông ra lệnh cho lính “đem họ ra ngoài thành, đến một khu vực vắng vẻ ít người qua lại đánh họ rất nhẹ. Đúng là một trờ chơi chứ không phải là hình phạt : các lý hình không đánh vào người họ nằm dài dưới đất, mà đánh vào khoảng đất bên người họ…”

Như thế tuy bị một số các quan ghét đạo tìm cách bách hại, nhưng sự đạo vẫn được nhiều vị có quyền thế và thịnh tình nâng đỡ che chở. Dầu sao, các thừa sai cũng như các linh mục Việt Nam vẫn luôn luôn đề phòng và cẩn thận giữ gìn. Nhất là lúc đó lại gặp những cuộc loạn lạc giặc giã nổi lên, Chúa Trịnh trở nên khó tính, dễ bị những quan ghét đạo xúi xiểm đâm nghi ngờ người Coog Giáo. Đàng khác, riêng với hai thừa sai Pháp, tuy vẫn hoạt động truyền giáo dưới bộ áo lái buôn nhưng vẫn không che nỗi mắt các nhân viên triều phủ. Trở về kinh đô năm 1673 sau cuộc đại chiến với Chúa Nguyễn xứ Nam, trong buổi tiếp tân các ngoại kiều đến chúc mừng, nhờ nghe biết thế lực nhà vua Pháp bên Tây Phương, Chúa Trịnh tỏ vẻ kính nể hai cha với hy vọng tàu buôn Pháp sẽ đến buôn bán với xứ Bắc đem súng ống đạn dược bán cho nhà Chúa. Năm 1674, nghe tin Đức Cha Phanxicô Pallu đã trở lại kinh đô Thái Lan, sau cuộc công cán ở Rôma, hai cha hy vọng tàu Pháp sẽ đưa ngài đến kinh lý địa phận của ngài. Nhưng không may gặp bão táp và ngược gió tàu bị dạt vào khu vực Phi Luật Tân và Đức Cha cũng bị giữ lại đấy năm 1675.

Chờ đợi lâu năm, nghĩa là từ khi Đức Cha Lambertô de la Motte đến kinh lý địa phận Đàng Ngoài năm 1670, không thấy tàu buôn Pháp trở lại mang súng ống bán cho xứ Bắc, Chúa Trịnh tỏ ý sốt ruột. Năm 1676, vị quan trông coi các ngoại kiều đã cho gọi hai cha Phanxicô Deydier và Giacôbê de Bourges đến gặp : ông trách hai cha đã thu tiền dân xứ Bắc để cất nhà thờ và không chịu tuân lệnh nhà Chúa vẫn tiếp tục hội họp giáo dân. Tuy nhiên, cuối cùng ông cũng không quên nhắc khéo hai cha là đã lâu không có tàu buôn Pháp đến xứ Bắc, cũng như hai cha không có lễ vật cống hiến cho nhà Chúa như thói quan của các ngoại kiều. Năm 1677, nhân có chuyến tàu Anh bỏ xứ Bắc về Thái Lan, hai cha đã xin phép cho hai thầy Philippô và Đôminicô Hảo qua Thái Lan để lấy lễ vật về cống hiến cho nhà Chúa. Nhưng thực ra mục đích chính là để Đức Cha Lambertô de la Motte truyền chức cho hai thầy. Dầu sao hai cha cũng nhận thấy là số phận riêng của hai cha và do đó cũng liên quan đến sự tự do truyền đạo của các linh mục, cũng như sự tự do giữ đạo của giáo dân, một phần nào còn luỵ thuộc vào vấn đề buôn bán giữa nước Pháp và nhà Chúa xứ Bắc. Vì thế các cha tiếp tục gởi thư về Pháp. Nhưng không may chiến tranh giữa nước Pháp và Hoà Lan đã làm ngưng trệ tất cả.

Theo thư cha Giacôbê de Bourges viết về các cha trong Ban giám đốc Chủng viện truyền giáo năm 1679, ngày 12 tháng chạp, thì năm 1677, Trịnh Tạc lại ra sắc lệnh chỉ dụ cấm đạo trước đây. Ở các nơi, các linh mục Việt Nam và giáo dân bị phiền nhiễu liên tiếp. Nhất là ở các nơi như vùng Nghệ An hạ, chỗ cha già Mattinô Mát ; Nghệ An thượng, chỗ cha Simêon Kiên ; vùng Sơn Nam hạ, chỗ cha Vitô Tự ; vùng Hải Dương, chỗ cha Lêon Trụ, các cha luôn bị theo dõi, phải trốn tránh vất vả trong suốt năm 1677 và 1678. Cha Giacôbê de Bourges cũng kể : ngày 16-05-1679, cha già Mattinô Mát đang giải tội trong một nhà thờ ở Phú Kiên, một bọn chừng 10 tên, lẻn đến cướp các đồ trên bàn thờ : chén lễ, áo lễ, khăn bàn… và định bắt cả cha Mattinô Mát, nhưng nhờ đêm tối cha được hai thanh niên bảo vệ và trốn thoát. Ông trùm vì quá nóng nảy đem chuyện trình lên quan trấn : ông làm đơn thưa là nhân trong gia đình có lễ giỗ nên mượn ít đồ thờ về để làm lễ nhưng đã bị mấy người lương ghen ghét đến cướp. Quan trấn cho lính theo về để bắt trả lại. Mấy người bên lương biết chuyện đã vỡ lỡ và đã trình lên quan trấn nên lo sợ chạy lên kinh. Gặp một viên đội trưởng quen biết hộ liền trao đồ thờ đã lấy được cho ông. Dưới thời Chúa Trịnh, các ưu binh tức là lính túc vệ ở kinh thành bảo vệ hoàng gia và nhà Chúa, thường mộ ở Nghệ An, Thanh Hoá, hưởng nhiều đặc ân, như được cấp công điền… Viên đội trưởng này liền đem các đồ thờ trình lên nhà Chúa nói rằng trong khi ông sai lính đi thu thuế do nhà Chúa ban, họ đã gặp một đạo trưởng. Nhờ trời tối, đạo trưởng trốn thoát, nhưng lính đã bắt được các đồ thờ của đạo trưởng. Chúa Trịnh nổi giận, đồng thời lại nghe biết cha dòng Tên Đôminicô Fuciti cũng bị bắt nhưng trốn thoát, nhà Chúa ra lệnh trừng phạt hai quan địa phương. May mắn lúc đó nhà Chúa còn bận dẹp giặc Cao Bằng : tuy Mạc Kính Hoàn đã trốn qua Trung Quốc nhưng dư đảng vẫn còn, phải lo dẹp tận gốc. Vì thế câu chuyện sau đó cũng bỏ qua. Chỉ có giáo dân ở khu vực của hai quan địa phương đã xảy ra câu chuyện cha Fuciti và Mattinô Mát trốn thoát phải chịu cảnh giận cá chém thớt : vì phải phạt vạ, hai quan đã trút giận lên đầu giáo dân bắt họ phải nộp vạ thay cho các công, đồng thời phá hoại và quấy phá họ đạo.

Dầu bị bách hại và vết rạn nứt chia rẽ trong giáo đoàn chưa được hàn gắn hoàn toàn, công cuộc truyền giáo vẫn tiến triển. Con số người được lãnh nhận phép rửa 1676 là 7.769, số người xưng tội là 56.100 và số rước lễ được 38.720.

Năm 1677 cũng tương tự như thế, số rửa tộ là 6.253, xưng tội 59,918 và rước lễ 34.792. Sau năm 1678 rửa tội 7.422, xưng tội 60.132, rước lễ 45.435. Như thế trung bình mỗi năm số người rửa tội trong khu vực các thừa sai Pháp và linh mục Việt từ 7.000 đến 8.000, số người xưng tội trên dưới 60.000 và rước lễ trên dưới 40.000. Đấy là chưa kể số người được rửa tội trong vùng các cha dòng, cũng tương tự như thế. Bảng tường trình về các khu truyền giáo, khi nói về địa phận Đàng Ngoài đã viết : “Trong vòng 08 đến 10 năm vừa qua, thường thường mỗi năm con số đoàn chiên Chúa Giêsu Kitô được thêm từ 12.000 đến 15.000 linh hồn”. Đức Cha Phanxicô Pallu trong bản ký ức, trình lên Bộ Truyền Giáo năm 1678, đã ước lượng con số giáo dân địa phận Đàng Ngoài là 300.000 người.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I : MỘT CHA DÒNG TÊN Ở VIỆT NAM TỚI RÔMA

I. CHA ĐẮC LỘ TRÊN ĐƯỜNG ĐI CÔNG CÁN

1. Tiếng kêu khẩn cấp

2. Một cuộc hành trình đầy gian lao

II. QUYỀN BẢO TRỢ CỦA NGƯỜI BỒ ĐÀO NHA, MỘT TRỞ NGẠI CHO CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA CHA ĐẮC LỘ

1. Quyền bảo trợ của người Bồ Đào Nha

2. Những lạm dụng và những trở ngại

III. SỨ MỆNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ TRUYỀN GIÁO

1. Bộ Truyền Giáo đứng trước tình trạng suy đồi ở các địa sở truyền giáo.

2. Quốc gia Bồ Đào Nha làm khó dễ các Giám mục và Thừa sai của Bộ Truyền Giáo

3. Bộ Truyền Giáo với chế độ bảo trợ của Bồ Đào Nha

IV. CUỘC VẬN ĐỘNG CỦA CHA ĐẮC LỘ VỚI BỘ TRUYỀN GIÁO

1. Bản tường trình đệ lên Bộ Truyền Giáo

2. Công cán ở Paris. Qua đời ở Ba Tư



CHƯƠNG II : 2 GIÁM MỤC TIÊN KHỞI GIÁO HỘI VIỆT NAM

I. QUYẾT ĐỊNH LẬP 2 TOÀ GIÁM MỤC ĐẠI DIỆN TOÀ THÁNH

1. Cuộc vận động của hai cha Phanxicô Pallu và Lambertô de la Motte ở Rôma

2. Lập 2 Toà Giám mục đại diện Toà Thánh ở Việt Nam

II. CÁC ĐỨC GIÁM MỤC SỬA SOẠN ĐẾN ĐỊA SỞ TRUYỀN GIÁO

1. Huấn dụ Bộ Truyền Giáo

2. Những bước đầu của Hội Truyền giáo Ngoại quốc Paris

3. Các Đức Giám mục lên đường đến địa sở truyền giáo



CHƯƠNG III : HAI ĐỨC GIÁM MỤC Ở KINH ĐÔ THÁI LAN

I. ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE Ở KINH ĐÔ THÁI LAN

1. Yuthia, kinh đô Thái Lan và chính sách của nhà vua

2. Đức Cha Lambertô de la Motte và những khó khăn với người Bồ Đào Nha ở kinh đô Thái Lan

3. Đời sống và con người của Đức Cha Lambertô de la Motte

II. CÁC ĐỨC GIÁM MỤC QUYẾT ĐỊNH LẬP TRỤ SỞ Ở KINH ĐÔ THÁI

1. Các Đức Giám mục tìm cách vào địa sở truyền giáo, nhưng đều bị thất bại

2. Công đồng chung Yuthia



CHƯƠNG IV : CÁC ĐỨC GIÁM MỤC VÀ THỪA SAI HỘI TRUYỀN GIÁO BA LÊ KÊU GỌI TOÀ THÁNH RÔMA

I. KÊU GỌI LẦN I, CHA DE BOURGES QUA RÔMA (1664-1665)

1. Cha Giacôbê de Bourges lên đường đi công cán

2. Cuộc công cán của cha Giacôbê de Bourges ở Rôma

3. Vận động của cha Philippô Marini, thừa sai dòng Tên xứ Bắc ở Rôma

4. Bản tường trình của Đức Cha Manfroni, thư ký Bộ Truyền Giáo lên các Đức Hồng               Y

II. KÊU GỌI LẦN II, ĐỨC CHA PALLU QUA RÔMA (1667-1669)

1. Đức Cha Phanxicô Pallu lên đường đi công cán

2. Những chống đối Đức Cha Phanxicô Pallu ở Rôma

3. Những kết quả Đức Cha Phanxicô Pallu thu lượm được

4. Trên đường trở về kinh đô Thái Lan

CHƯƠNG V : HAI CHA CHÍNH LUIGI CHEVREUIL VÀ ANTÔN HAINQUES Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG TRỌNG (1664-1670)

I. CHA CHÍNH LUIGI CHEVREUIL, ĐẠI DIỆN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG TRONG (1664-1665)

1. Cha Luigi Chevreuil và những gặp gỡ đầu tiên với các cha dòng Tên (1664)

2. Cha Chevreuil với các thầy giảng. Cuộc bách hại

II. CHA CHÍNH ANTÔN HAINQUES, ĐẠI DIỆN THỨ HAI CỦA ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LAM MOTTE Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG TRONG (1665-1670)

1. Hoạt động của cha Antôn Hainques, hai linh mục tiên khởi địa phận Đàng Trong

2. Cha Antôn Hainques và những khó khăn với các thừa sai dòng Tên

3. Hoạt động của cha Luigi Chevreuil ở Cao Miên



CHƯƠNG VI : CHA CHÍNH PHANXICÔ DEYDIER VỚI TỔ CHỨC THẦY GIẢNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP HÀNG GIÁO SĨ BẢN QUỐC Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1666-1668)

I. CHA CHÍNH PHANXICÔ VÀ NHỮNG TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN VỚI GIÁO DÂN VÀ THẦY GIẢNG ĐÀNG NGOÀI (1666)

1. Cha chính Deydier trên đường vào địa phận

2. Các thầy giảng Đàng Ngoài dưới thời các thừa sai dòng Tên : tổ chức, huấn luyện và hoạt động ở các họ đạo

3. Cha chính Phanxicô Deydier với việc chịu nhận quyền của các thầy giảng Đàng Ngoài

II. CHA CHÍNH PHANXICÔ DEYDIER VỚI TỔ CHỨC THẦY GIẢNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP HÀNG GIÁO SĨ BẢN QUỐC (1666-1668)

1. Cuộc họp của cha chính Phanxicô Deydier với các thầy giảng Đàng Ngoài

2. Chủng viện đầu tiên và hai linh mục tiên khởi của địa phận Đàng Ngoài



CHƯƠNG VII : HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CHA CHÍNH DEYDIER Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1666-1669)

I. HOẠT ĐỘNG CỦA CHA CHÍNH DEYDIER VỚI SỰ CÔNG TÁC CỦA CÁC THẦY GIẢNG VÀ 2 LINH MỤC TIÊN KHỞI ĐÀNG NGOÀI (1666-1669)

1. Hoạt động truyền giáo của cha Deydier và các thầy giảng thời Trịnh Tạc đánh nhà Mạc (1666-1668)

2. Hoạt động của cha chính Deydier, các thầy giảng và 2 linh mục tiên khởi Đàng Ngoài (1668-1670)

II. CÁC THỪA SAI DÒNG TÊN TRỞ LẠI ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1669)

1. Các thừa sai dòng Tên trở lại địa phận Đàng Ngoài và cuộc bách hại năm 1669

2. Các thừa sai dòng Tên địa phận Đàng Ngoài với việc nhận quyền Giám mục đại diện Toà Thánh

CHƯƠNG VIII : ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE KINH LƯỢC ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI

I. LỄ TRUYỀN CHỨC ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÔNG ĐỒNG I ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI

1. Trên con đường vào xứ Bắc

2. Lễ truyền chức đầu tiên trên đất Việt Nam

3. Công đồng thứ nhất Địa phận Đàng Ngoài

II. THÀNH LẬP DÒNG MẾN THÁNH GIÁ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

1. Sáng kiến lập dòng nữ của cha chính Deydier

2. Đức Cha Lambertô de la Motte, vị sáng lập dòng Mến Thánh Giá ở Việt Nam

3. Trên đường về Thái Lan. Thư của Đức Cha Lambertô de la Motte gửi các chị em dòng Mến Thánh Giá và bức thư 9 linh mục địa phận Đàng Ngoài gửi lên Đức Thánh Cha

CHƯƠNG IX : ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE KINH LƯỢC ĐÀNG TRONG LẦN I (1671-1672) HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THỪA SAI (1672-1675)

I. Ở KINH ĐÔ THÁI, SAU CUỘC KINH LƯỢC ĐÀNG NGOÀI (1670-1671)

1. Những khó khăn Đức Cha gặp với kinh sĩ hội ở Goa và với người Bồ Đào Nha ở kinh đô Thái Lan

2. Những thừa sai mới và những sắc lệnh bảo vệ quyền Giám mục đại diện. Quyết định kinh lược địa phận Đàng Trong

II. ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE KINH LƯỢC ĐÀNG TRONG LẦN I (1671-1672)

1. Cuộc thăm viếng các xứ đạo miền Nam. Thành lập dòng Mến Thánh Giá

2. Công đồng I địa phận Đàng Trong ở cửa Hội An

3. Trên đường trở về kinh đô Thái Lan

III. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THỪA SAI PHÁP VÀ LINH MỤC VIỆT NAM Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG TRONG

1. Hoạt động của hai cha chính Claudiô Guiart và Guliêmô Mahot (1672-1674)

2. Hoạt động của cha chính Gioan Courtaulin (1674-1675)

CHƯƠNG X : ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE Ở KINH ĐÔ THÁI (1672-1675) KINH LƯỢC ĐÀNG TRONG LẦN II (1675-1676)

I. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE Ở KINH ĐÔ THÁI (1672-1675)

1. Thành lập và tiến triển của Trường Chung ở kinh đô Thái Lan

2. Những hoạt động khác của Đức Cha Lambertô de la Motte

3. Ở kinh đô Thái Lan, Đức Cha Phanxicô Pallu

II. CUỘC KINH LƯỢC LẦN II Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG TRONG (1675-1676) CỦA ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE

1. Hiền Vương mời Đức Cha Lambertô de la Motte đến xứ Nam

2. Đức Cha Lambertô de la Motte kinh lược địa phận Đàng Trong lần II (1675-1676)

3. Vấn đề quyền bính với các cha dòng Tên. Lễ truyền chức I ở địa phận Đàng Trong

CHƯƠNG XI : NHỮNG THỬ THÁCH CỦA HAI CHA DEYDIER VÀ DE BOURGES Ở ĐÀNG NGOÀI (1670-1675)

I. CHA PHANXICÔ DEYDIER BỊ BẮT GIAM (1670-1672) GIÁO DÂN BỊ BÁCH HẠI

1. Cha Phanxicô Deydier bị bắt giam (1670-1672)

2. Giáo dân bị bách hại. Cha Deydier tiếp tục bị giam giữ (1671-1672)

II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN GIÁO CỦA CÁC LINH MỤC VIỆT NAM Ở ĐÀNG NGOÀI (1670-1675) VẤN ĐỀ HUẤN LUYỆN VÀ TRUYỀN CHỨC

1. Hoạt động truyền giáo của các linh mục Việt Nam ở địa phận Đàng Ngoài (1670-1675)

2. Việc huấn luyện và truyền chức cho các thầy giảng ở địa phận Đàng Ngoài (1670-1680)

II. CÁC CHA DÒNG TÊN ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ QUYỀN BÍNH. TÌNH TRẠNG CHIA RẼ TRONG ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1670-1675)

1. Lập trường của cha Philippô đối với vấn đề quyền bính

2. Tình trạng chia rẽ trong địa phận Đàng Ngoài

3. Các linh mục Việt Nam tố cáo các cha dòng Tên với Bộ Truyền Giáo (1671)

CHƯƠNG XII : HOÀ BÌNH VÀ TRẬT TỰ ĐƯỢC PHỤC HỒI

I. CÁC ĐỨC GIÁM MỤC KÊU GỌI VỀ TOÀ THÁNH LẦN III (1673-1677)

1. Cuộc công cán của cha Carôlô Sévin ở Paris

2. Những khó khăn cha Carôlô Sévin gặp ở Rôma

3. Những kết quả của cha Carôlô Sévin đã thu lượm được

II. HOÀ BÌNH VÀ TRẬT TỰ ĐƯỢC PHỤC HỒI (1676-1677)

1. Đối với sắc lệnh Decet Romanum, những phản ứng đầu tiên của các thừa sai dòng ở kinh đô Thái (1675-1676) và ở địa phận Đàng Ngoài (1676)

2. Hoà bình và trật tự được phục hồi (1677)



CHƯƠNG XIII : CÁC CHA DÒNG ĐAMINH TỚI XỨ BẮC – TÌNH HÌNH ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI VÀ ĐÀNG TRONG

I. CÁC CHA DÒNG ĐAMINH TỚI XỨ BẮC (1676-1680)

1. Các cha dòng Đaminh tới xứ bắc (1676-1680)

2. Vấn đề cộng tác giữa các thừa sai Pháp và các cha dòng Tên (1678-1679)



II. TÌNH HÌNH ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI VÀ ĐÀNG TRONG (1676-1680)

1. Tình hình địa phận Đàng Ngoài
Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương