LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA


Các thừa sai Dòng Tên địa phận Đàng Ngoài với việc nhận quyền Giám mục đại diện Toà Thánh



tải về 1.47 Mb.
trang11/21
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.47 Mb.
#10372
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21

2. Các thừa sai Dòng Tên địa phận Đàng Ngoài với việc nhận quyền Giám mục đại diện Toà Thánh

Cha thừa sai dòng Tên Đôminicô Fuciti, trái lại, vẫn bí mật ở lại kinh đô Kẻ Chợ, tìm cách thu phục các giáo dân và thầy giảng cũ. Tình trạng đó, sớm muộn sẽ đưa đến một chia rẽ hoang mang tai hại trong giáo đoàn xứ Bắc ; một số theo các cha dòng Tên, một số theo các cha thừa sai Pháp. Cũng như bên các cha thừa sai Pháp, các cha dòng Tên cũng chủ trương chỉ có các cha dòng mới là những người có quyền chính đáng trong giáo đoàn.

Khi vừa mới trở lại xứ Bắc, biết cha Phanxicô Deydier có mặt trong giáo đoàn, cha Đôminicô Fuciti đã viết thư báo tin sự hiện diện của mình. Ngài tỏ ý mong muốn các thừa sai cộng tác với nhau để hoạt động truyền giáo, nhưng không hề nói đến việc nhận quyền hay xin quyền làm các phép ở cha Deydier. Cha chính Deydier không bằng lòng, vì thế trong thư trả lời, để tỏ ra mình là người có quyền trong giáo đoàn, cha đã ban quyền làm các phép cha cha Fuciti. Cha cũng chú thích cho cha Fuciti về vấn đề hôn phối trong việc tha ngăn trở họ hàng bà con, cần phải để ý đến luật của dân xứ. Trước đây, có những trường hợp các thừa sai dòng Tên, theo luật đạo đã tha ngăn trở và cho kết bạn, nhưng sau các quan đã buộc họ phải bỏ nhau vì phạm luật đời. Trong thư viết cho Đức Cha Phanxicô Pallu, cha chính Deydier đã viết là mình cho quyền như thế, để những phép giải tội cha Fuciti ban cho giáo dân không trở nên vô giá trị, vì cha Fuciti không chịu xin quyền Bề trên trong khu vực mà cha dòng không có quyền.

Nhưng cha thừa sai dòng Tên Fuciti lại nghĩ khác. Cha cho rằng chỉ có cha là người có quyền chính thức ở giáo đoàn xứ Bắc. Đây cũng không phải là lần đầu tiên cha Fuciti phải đương đầu với các thừa sai Pháp về vấn đề quyền bính.

Năm trước, 1668, cha Fuciti đã đương đầu với cha Antôn Hainques ở địa phận Đàng Trong. Lần đó, cha dòng có mang theo giấy uỷ quyền của Toà Giám mục Malacca, đặt cha làm cha chính đại diện địa phận Đàng Trong. Theo cha, thì địa phận này thuộc quyền Toà Giám mục ở Malacca. Lần này, vào địa phận Đàng Ngoài, cha Fuciti cũng không quên mang theo giấy của Toà Giám mục ở Áo Môn, mà theo cha thì xứ Bắc là địa phận thuộc quyền Áo Môn. Giấy uỷ quyền này do cha dòng Thánh Âucơtinh tên là Micae de Angelis, lúc đó quản trị Toà Giám mục Áo Môn, ban cho cha Đôminicô Fuciti và ra lệnh cho giáo dân địa phận Đàng Ngoài chỉ được vâng lời một mình cha Fuciti mà thôi.

Đàng khác, cha dòng Fuciti cũng mang theo một thư của Bề Trên dòng ở Áo Môn, là cha Luigi viết cho thầy giảng và giáo dân Đàng Ngoài. Thư này nhắc lại công ơn các cha dòng trìu mến, cũng như trung thành của họ đối với các cha. Cha Fuciti cũng còn một tài liệu khác nữa là bản giải thích sắc lệnh của Bộ Truyền Giáo ngày 12-11-1646 do cha Bề Trên của dòng Tên, lúc bấy giờ đã tuyên bố là tất cả các khu vực truyền giáo từ trước thuộc quyền các dòng tu thì từ này thuộc quyền Bộ Truyền Giáo. Nhưng năm 1646, Bộ Truyền Giáo lại ban đặc ân cho cha Bề Trên cả dòng Tên được quyền gọi về va thay thế các thừa sai của mình, mà không bó buộc phải trình công việc lên Bộ trước. Cha này chỉ cần trình sổ tên các thừa sai của dòng lên Bộ để Bộ ban những quyền cần thiết cho việc hoạt động truyền giáo. Giải thích đặc ân này, cha Phanxicô Piccolomini cho rằng các thừa sai của dòng Tên đến hoạt động trong địa sở truyền giáo thì không thuộc quyền các nhân viên Bộ Truyền Giáo, vì thế, không bó buộc phải xin quyền của các vị ấy. Đây cũng là trường hợp các thừa sai dòng hoạt động ở địa phận đàng Trong và Đàng Ngoài, đối với quyền các Giám mục đại diện Toà Thánh ở hai nơi ấy. Nghĩ như thế, và căn cứ vào tài liệu giải thích trên đây, cha Fuciti cho rằng dù cha Phanxicô Deydier có quyền thực sự đi nữa, cha cũng không thuộc quyền ngài, và không phải xin quyền nơi ngài.

Để tránh một cuộc va chạm và chia rẽ tai hại trong địa phận Đàng Ngoài, cha chính Deydier đề nghị với cha Fuciti là cha cứ việc ở lại hoạt động trong giáo đoàn xứ Bắc và không buộc cha dòng phải chịu nhận quyền các Giám mục đại diện Toà Thánh cho đến khi vấn đề được giải quyết rõ ràng ở Rôma. Cha Deydier đề nghị cũng sẽ dành riêng cho cha dòng một vài tỉnh để cha hoạt động truyền giáo một mình và tự do ở đấy. Cha Fuciti không trả lời thư của cha Deydier nhưng trong lá thư ngày 21-07-1669, gửi cha Bênêđictô Hiền, nhắc đến đề nghị của cha Deydier, cha Fuciti viết : “Cũng như hai phụ nữ tranh nhau đứa con còn sống trước mặt Salômôn, bà mẹ giả hiệu xin chia đôi, còn bà mẹ thực sự thì xin đừng, thà thấy con mình còn sống nguyên tuyền trong tay người khác còn hơn cắt thành từng mảnh trong tay mình. Các cha dòng Tên cũng thế, thà để người con của dòng các cha nguyên tuyền trong tay người khác trong một thời gian, còn hơn thấy bị chia rẽ. Nhưng, cũng như Salômôn đã tuyên án cho người mẹ thực sự được đứa con sống, thì các cha dòng cũng hy vọng Salômôn mà Chúa Giêsu đã đặt trên Toà Thánh Phêrô, sẽ xử xong nay mai sự bất đồng này và sẽ tuyên bố thắng lợi về phía của dòng các cha.”

Để giải quyết vấn đề quyền bính, vào đầu tháng 10-1669, cha chính Deydier tổ chức một cuộc hội họp, có mặt cha Gioan Huệ, một số các thầy giảng và những người đàn anh có vị vọng trong giáo đoàn xứ Bắc. Cha Fuciti được mời đến dự. Cuộc hội họp được bắt đầu bằng việc tuyên bố các sắc lệnh của Toà Thánh đặt Đức Cha Lambertô de la Motte làm Giám mục đại diện Toà Thánh, vừa mới bắt đầu tuyên bố, cha Fuciti liền phản đối, cho là những sắc lệnh giả mạo. Lúc được chứng kiến rõ ràng các dấu đóng của Toà Thánh cha mới chịu tiếp tục nghe. Nhưng cha lại tuyên bố, những sắc lệnh đó không uỷ quyền quản trị của Toà Giám mục Áo Môn đối với địa phận Đàng Ngoài. Một khi Toà Thánh ban quyền lợi gì cho ai, mà chưa phá huỷ quyền đã ban cho người trước thì người thứ hai vẫn chưa nhận được quyền lợi đó. Đàng khác, cha cho rằng vùng Đông Á thuộc quyền bảo trợ của Quốc vương Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha chỉ có quyền đặt những Giám mục do vua Bồ Đào Nha giới thiệu thôi. Chủ trương như thế, cha Fuciti nhất định giữ lập trường của mình. Cuộc hội họp kết quả không được gì. Một chia rẽ tai hại đe doạ địa phận Đàng Ngoài.

Bàn về những chủ trương của cha dòng Tên Đôminicô Fuciti trên đây, bản tường trình chuyến kinh lược của Đức Cha Lambertô de la Motte ở địa phận Đàng Ngoài đã đưa ra những nhận định sau : Nói đến đặc ân năm 1646, Bộ Truyền Giáo ban cho Bề Trên cả dòng Tên. Ngài được quyền gọi thừa sai của mình trở về và thay thế bằng thừa sai khác của dòng mà không cần phải xin phép Bộ Truyền Giáo. Đặc ân này chỉ có thể thi hành trong các khu truyền giáo mà các thừa sai còn thuộc quyền Bề Trên dòng, vì chưa có Giám mục mà Bộ sai đến làm đại diện Toà Thánh coi sóc khu vực đó. Nhưng một khi đã sai Giám mục đến khu vực nào, thì các thừa sai dòng trong khu vực đó phải phục quyền vị Giám mục của Bộ sai đến, cũng như những vị được uỷ quyền thay mặt các Giám mục ấy. Lý do là vì các cha dòng thừa sai được sai đến để hoạt động truyền giáo, chứ không phải để coi sóc địa phận.

Tiếp theo, vấn đề phải được đặt ra : ai là Giám mục có thẩm quyền ở địa phận Đàng Ngoài và Đàng Trong ? Xét về thẩm quyền, thì Toà Giám mục Áo Môn cũng như Toà Giám mục Malacca đều không thể căn cứ vào một tài liệu hay một văn kiện nào, để nói rằng Toà Thánh đã ban quyền cho mình ở hai nơi ấy. Trái lại, các Giám mục đại diện Toà Thánh có đầy đủ tài liệu rõ ràng là Toà Thánh đã uỷ quyền coi sóc cho các vị ở hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Lý lẽ thì như thế, nhưng để bảo vệ quyền lợi của mình, ai cũng cho lập trường của mình đưa ra là phải. Đang khi chờ đợi sự phân xử của Toà Thánh thì tình trạng chia rẽ tiếp tục mỗi ngày sâu rộng hơn. Nó làm tan nát giáo đoàn địa phận Đàng Trong cũng như Đàng Ngoài, ghi lại những trang sử đau lòng trong công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. Chúng ta cũng không quên rằng sự đi lại giao thông thời xưa, mỗi chuyến từ khu vực truyền giáo Á Châu trở về Âu Châu cũng như từ Âu Châu trở về khu vực truyền giáo Á Châu mỗi lần cũng phải bốn, năm năm trời. Hơn nữa, các vấn đề không giải quyết được khó khăn này thì khó khăn khác lại tiếp đến. Như thế, tình trạng càng thêm kéo dài và tai hại càng chồng chất lên hơn. Rồi đây, những trang sử tươi đẹp của thời kỳ đầu sẽ lu mờ vì trang sử đen tối sắp đến.

LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM

QUYỂN II

LM. NGUYỄN HỒNG

CHƯƠNG VIII : ĐỨC CHA LAMBERTÔ DE LA MOTTE KINH LƯỢC ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (1669-1670)

I. LỄ TRUYỀN CHỨC ĐẦU TIÊN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÔNG ĐỒNG I ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI

Đang giữa tình trạng cấm cách bên ngoài và đe doạ chia rẽ bên trong bắt đầu từ năm 1669 trên đây thì Đức Cha Lambertô de la Motte đến kinh lược địa phận Đàng Ngoài. Từ năm ngoái, 1678 nghe biết tình trạng tiến triển rất khả quan của giáo đoàn xứ Bắc và sự dễ dãi của Chúa Trịnh Tạc đối với cha Phanxicô Deydier cũng như đối với sự đạo, Đức Cha viết thư báo tin cho cha Deydier là sẽ có một Giám mục đến kinh lược địa phận Đàng Ngoài.

Trước khi bỏ đất Thái Lan về Âu Châu công cán cho quyền lợi các Giám mục đại diện bị đe doạ ở khu vực truyền giáo, Đức Cha Phanxicô Pallu, Giám mục địa phận Đàng Ngoài, đã uỷ quyền cho Đức Cha Lambertô de la Motte để gặp hoàn cảnh thuận tiện, ngài sẽ sai một vài thừa sai vào xứ Bắc, và nếu có thể chính Đức Cha sẽ thân hành đến kinh lược giáo đoàn thay cho ngài. Năm 1666, Đức Cha Lambertô de la Motte đã sai cha Phanxicô Deydier làm cha chính đại diện ngài đến nhận quyền và trông coi địa phận. Nhưng lúc này cần sự có mặt của ngài để tổ chức lại các xứ họ, đặt vững uy quyền các Giám mục đại diện Toà Thánh, bảo vệ trật tự và hoà bình mà cha chính Phanxicô Deydier đã thu phục ngay được từ lúc đầu. Nhưng chính yếu hơn cả là để thành lập cấp tốc một hàng Giáo sĩ bổn quốc trong địa phận Đàng Ngoài. Truyền chức linh mục và các chức nhỏ cho một số các thầy giảng mà cha Phanxicô Deydier đã giáo huấn đầy đủ, chỉ còn đợi sự có mặt của Đức Cha.

 

1. Trên con đường vào xứ Bắc

Bỏ kinh đô Thái Lan, ngày 23-07-1669, trên một tàu buôn Pháp cùng đi với Đức Cha Lambertô de la Motte, có cha Gapien Bouchard mới ở Pháp qua và cha Giacôbê de Bourges mới ở Rôma về.

Cha de Bourges qua Rôma để công cán về vấn đề quyền bính của các Giám mục đại diện Toà Thánh, trước những khó khăn đối với các thừa sai dòng Tên và quốc gia Bồ Đào Nha, ở kinh đô Thái Lan.

Lúc ra đi, Đức Cha Lambertô de la Motte không ngờ rằng tình trạng địa phận Đàng Ngoài đã thay đổi do sự trở lại của các thừa sai dòng Tên. Một cuộc cấm cách bên ngoài, kèm theo một cuộc chia rẽ đe doạ bên trong.

Theo dọc bờ biển xứ Nam, Đức Cha lo sợ gặp những chiến thuyền tuần hành của Chúa Nguyễn Hiền Vương. Nếu họ hay biết có tàu buôn Pháp đi buôn bán với Chúa Trịnh ngoài Bắc, rất có thể họ sẽ làm những chuyện khó dễ cho hai cha Antôn Hainques và Phêrô Brindeau đang hoạt động truyền giáo ở xứ Nam.

Mãi đến 30-08, nghĩa là hơn một tháng trời, tàu buôn của thuyền trưởng Buorguinon Junet tới cửa sông Cái. Đấy là chuyến đầu tiên, người Pháp đến buôn bán với người Việt. Cha Phanxicô Deydier đã mong đợi từ lâu sự có mặt của tàu buôn Pháp ở xứ Bắc. Theo cha Deydier, sự đi lại buôn bán này sẽ có ảnh hưởng với Chúa Trịnh. Nhờ đó các thừa sai Pháp sẽ được dễ dàng trong việc truyền giáo hoặc bảo vệ các ngài trong những khi phải bách hại. Đấy là không nói đến lợi ích liên lạc thư từ và trợ cấp vật chất từ Âu Châu gửi tới.

Lá cờ Pháp lúc ấy người Việt chưa quen biết, vì thế thuyền trưởng Junet phải cho một nhân viên biết tiếng Bồ Đào Nha vào giới thiệu với quan coi Phố Hiến. Quan trưởng ty liền hoả tốc báo tin về kinh đô Kẻ Chợ, đồng thời sai một thuỷ thủ ra dẫn đường cho tàu buôn vào Phố Hiến. Con sông Hồng Hà mỗi năm đem nhiều đất bồi, nên đường vào bến phải có thuỷ thủ thông thạo dẫn đường.

May mắn, người thuỷ thủ dẫn đường lại là người có đạo. Vì thế Đức Cha Lambertô de la Motte có thể báo tin cho cha Phanxicô Deydier sự có mặt của ngài. Cha Deydier lúc đó đang ở Phố Hiến do lệnh tập trung của Trịnh Tạc vào ngày 13-07. Ngài vội báo tin cho Đức Cha biết về tình trạng cấm cách đang xảy ra, vì sự trở lại của các thừa sai dòng Tên. Cha Deydier cũng chỉ dẫn những điều phải đề phòng, để tránh những chuyện có thể xảy ra, như chuyện tàu buôn Áo Môn đã gây ra bốn tháng trước đây.

Trên con đường từ ngoài khơi vào Phố Hiến, thuyền trưởng Junet đã mời mấy người lính canh mà quan ở Phố Hiến sai đi theo tàu buôn một bữa cơm thịnh soạn với nhiều thứ rượu hảo hạng. Mấy người lính canh này uống say và ngủ không hay biết gì. Nhờ đó các đồ đạc Đức Cha đem theo, được chuyển xuống thuyền của một linh mục Việt Nam để đem đi giấu. Còn trên tàu buôn thì chỉ một mình Đức Cha Lambertô de la Motte là mặc áo chức linh mục. Trái lại hai cha Giacôbê de Bourges và Gabien Bouchard thì mặc như các thuỷ thủ.

Khi tới Phố Hiến, thuyền trưởng Bourguignon Junet, cũng theo chỉ giáo của cha Phanxicô Deydier trình bày với quan trưởng ty khi điều tra để báo về kinh đô cho Chúa Trịnh Tạc : là ông được ông ty Đông Âu của nhà vua Pháp mới thành lập năm 1669 đến xứ Bắc để tìm cảng bán hàng. Hỏi về con số linh mục đi theo tàu buôn thì thưa như các quan đã thấy áo mặc bên ngoài, chỉ có một vị, vị đó là người trông coi các thuỷ thủ có đạo trong tàu theo thói quen của các tàu buôn Pháp.

Cha chính Phanxicô Deydier cũng không quên cho người lên kinh đô Kẻ Chợ để nhờ những người có thế giá trong phủ Chúa mà từ trước vẫn ủng hộ cha Deydier về sự đạo, nhất là bà Đức Lão Cù, để họ nói với Chúa Trịnh Tạc cho tàu buôn Pháp được phép vào buôn bán ở xứ Bắc : tất cả các ngoại kiều đều kính nể người Pháp hơn người Hoà Lan, vì thế họ đáng được nhà Chúa ban nhiều đặc ân hơn. Việc cho họ vào buôn bán rất có lợi, vì chắc chắn là người Pháp sẽ chở vào xứ Bắc nhiều hàng hoá mà Chúa muốn hơn người Hoà Lan.

Công việc được kết quả mỹ mãn dù các thương gia Hoà Lan tìm cách làm mất tín nhiệm. Họ tố cáo tàu buôn Pháp đem giám mục và thừa sai vào xứ Bắc. Trịnh Tạc không những ban phép cho người Pháp được vào buôn bán ở xứ Bắc và còn hứa ban nhiều đặc ân rộng rãi, nếu chở đến nhà Chúa những súng ống làm bên tây phương là món hàng rất quý ở xứ Bắc. Đồng thời nhà Chúa còn cho một khu đất ở Phố Hiến để lập hãng buôn. Đặc biệt hơn nữa, Trịnh Tạc còn mời dự những buổi tiệc và những buổi duyệt binh tập trận, đấu voi. Cha chính Phanxicô Deydier rất hài lòng và tự hào là tàu buôn Pháp đã khéo thu xếp để không gây ra cuộc cấm cách như tàu buôn Áo Môn của người Bồ Đào Nha đã gây ra.

 

2. Lễ truyền chức đầu tiên trên đất Việt Nam

Tuy được Trịnh Tạc xử đãi dễ dãi, Đức Cha Lambertô de la Motte vẫn luôn luôn gìn giữ, sợ có thể gây ra những nghi ngờ không hay, làm liên luỵ đến giáo đoàn sau này. Vì thế Đức Cha cũng không lên thăm các xứ họ ở kinh độ Kẻ Chợ cũng không gặp cha thừa sai dòng tên Đôminicô Fuciti, cha này vẫn lẩn tránh ở kinh đô. Người ngoài ai cũng tưởng Đức Cha chỉ là một Tây dương đạo trưởng, tuyên uý của các thuỷ thủ tàu buôn Pháp.

Công việc đầu tiên của vị Giám mục đi kinh lược một giáo đoàn là tìm biết tình trạng của giáo đoàn. Cha chính Phanxicô Deydier đã trình cho Đức Cha Lambertô de la Motte biết số giáo dân khi các cha dòng Tên bị trục xuất chừng độ 80.000. Sau đó với hoạt động truyền giáo của các thầy giảng và cha Deydier, số người rửa tội chừng trên 20.000. Tính gồm tất cả thì số giáo dân địa phận Đàng Ngoài vào cuối năm 1669 chừng độ 100.000.

Với số giáo dân 100.000 rải rác tất cả các tỉnh mà chỉ có 3 linh mục : cha Deydier và hai cha Hiền, cha Huệ sao có thể trả lời cho hết các đòi hỏi của giáo dân. Vì thế theo cha chính Phanxicô Deydier thì vấn đề phải giải quyết ngay, là vấn đề có thêm linh mục bản quốc. Cha Deydier đã huấn luyện được một số các thầy giảng để xin Đức Cha truyền chức. Tiếp theo là việc tổ chức địa phận mới thành lập cho có quy củ và thống nhất. Đặc biệt là các họ đạo, phân chia các thầy giảng cho đều, chú trọng đến tổ chức các nhà Đức Chúa Trời và thúc đẩy các thầy giảng cải cách những tệ lạm trong giáo dân. Tất cả những công việc đó, đều đặt vào tay Đức Cha Lambertô de la Motte và trông đợi sự khôn ngoan xếp đặt của ngài.

Vấn đề tiếp theo là Đức Cha Lambertô de la Motte thực hiện là việc truyền chức linh mục cho một số các thầy giảng Đàng Ngoài. Đức Cha cho triệu tập tất cả các thầy giảng mà cha chính Deydier đã tuyển chọn và huấn luyện. Lúc bấy giờ vì cuộc cấm cách vừa qua, các thầy đã giải tán đi các nơi và đang hoạt động ở các xứ họ.

Các thầy hầu hết là những người đã hoạt động truyền giáo lâu năm trong tổ chức thầy giảng. Từ bé các thầy đã dâng mình vào Nhà Đức Chúa Trời, rồi sau bao thử thách học hỏi, mới được lên làm thầy giảng. Đầu tiên là thầy giảng bậc nhì, trông coi các họ nhánh, dạy kinh bổn và truyền giáo cho những người lương dân trong vùng. Cùng với số tuổi và kinh nghiệm cũng như thâm niên hoạt động truyền giáo, nhất là một đời sống thánh thiện bảo đảm chắc chắn, các thầy được khấn ba nhân đức, khó khăn, vâng lời và trinh khiết. Từ đấy được gọi là thầy giảng bậc nhất.

Tuy chưa có linh mục, nhưng thực ra, các thầy đã thi hành hầu hết các chức vụ của người linh mục, nghĩa là tất cả những việc không đòi hỏi và tập luyện thêm về tinh thần đạo đức của hàng Giáo sĩ. Vào tháng 01-1670 Đức Cha Lambertô de la Motte đã truyền chức cho 7 thầy giảng bậc nhất. Tất cả đều trên 40 tuổi, chỉ có mình thầy Vitô Trị là 30 tuổi. Tuy còn trẻ nhưng thầy là người nhân đức đặc biệt và có đầy đủ các điều kiện đòi hỏi về kiến thức để lĩnh nhận chức linh mục. Ngoài ra, Đức Cha còn truyền các chức nhỏ cho hơn 20 thầy giảng bậc nhì và hơn 20 chủng sinh được chịu phép cắt tóc. Đây là lễ truyền chức đầu tiên trên đất Việt Nam và đặc biệt là được cử hành trong một khoang thuyền đậu lênh đênh bên bờ sông cái ở Phố Hiến. Con thuyền này của ông Antôn. Mấy tháng sau ông bị một người đầy tớ tố cáo là người có đạo. Ông bị bắt giam và cand dảm xưng đạo, ông bị phạt trượng theo như sắc lệnh của Chúa Trịnh Tạc.

Đức Cha Néz, trong cuốn “Tài liệu về hàng Giáo sĩ xứ Đông Kinh” đã ghi lại cho chúng ta một ít chi tiết về 7 linh mục, trong số những linh mục tiên khởi này. Vị niên trưởng là cha Martinô Mát, 68 tuổi, là thầy sãi được các cha dòng Tên rửa tội năm 27 tuổi, rồi từ đó dâng mình cho hoạt động truyền giáo, lập được rất nhiều họ đạo mới. Vì thông thạo chữ Hán và có nhiều kinh nghiệm truyền giáo, nên được trao cho việc huấn luyện các thầy giảng trẻ. Năm 1662, khi các cha dòng bị trục xuất, cha Martinô Mát được các cha dòng đặt làm bề trên các thầy giảng, trong thời kỳ các cha vắng mặt.

Sau cha Martinô Mát là cha Simon Kiên, 60 tuổi, sinh năm 1610 ở xứ Kiên Lao, Trấn Nam. Năm 30 tuổi, sau khi bà vợ qua đời, vì không vướng trở con cái, nên đã xin vào làm thầy giảng. Vì cha có lòng đạo đức đặc biệt nên được Đức Cha Lambertô de la Motte gọi lên chức linh mục, dù cha chưa được thông thạo và chưa đọc trơn La Ngữ. Còn cha Antôn Quê, 56 tuổi người làm Bầu Triệu, tỉnh Thanh Hoá, là một nho gia, thuộc gia đình quan lại. Ông cụ thân sinh của cha là một quan lớn trong triều. Nhưng từ khi được ơn trở lại, cha từ bỏ tất cả, đem tài học của cha để dạy cho các thầy giảng của các cha dòng. Cha cũng rất nhiệt tình truyền giáo. Trong số các cha được chịu chức, cha là người lôi cuốn được nhiều người trở lại hơn cả, trong suốt đời truyền giáo. Cũng thuocojhangf thầy giảng bậc nhất, còn có cha Philippô Nhàn, được thụ phong linh mục lúc 52 tuổi. Chúng ta không có tài liệu về cha.

Cha Giacôbê Chiêu và cha Lêô Trụ cả hai cùng sinh năm 1624, tức 46 tuổi lúc thụ phong linh mục. Cha Chiêu về sau làm cha sở coi vùng tỉnh trấn Đông và mạn trên trấn Nam. Còn cha Trụ, sinh quán làng Deu’ho, huyện Dou quan. Từ năm 18 tuổi, cha đã dâng mình vào Nhà Đức Chúa Trời. Cha được tất cả mọi người yêu mến, vì cha hiền lành và nhã nhawcnj. Trẻ nhất trong số 4 linh mục thụ phong lúc ấy là cha Vitô Trị, mới 30 tuổi. Dù lúc ấy, theo nguyên tắc của Đức Cha Lambertô de la Motte, thì chỉ nhận lên chức linh mục, những thầy giảng đã làm việc lâu năm, có lòng đạo hạnh chắc chắn và độ trên 40 tuổi. Nhưng vì cha Vitô Trị có đức tính hơn người, nên đã được đặc cách nhận vào số các thầy giảng được thụ phong. Đức Cha Néz đã viết về cha : “Cha là người rất thông thái, siêng năng, cần mẫn và nhiệt thành trong việc cứu linh hồn người ta.”

Với hai linh mục tiên khởi, cha Hiền và cha Huệ, số linh mục Việt Nam địa phận Đàng Ngoài như thế là 9 vị với 48 thầy thuộc hàng Giáo sĩ. Chúng ta phải ghi ở đây công ơn của các thừa sai Pháp trong việc thành lập hàng Giáo sĩ Việt Nam theo tinh thần và huấn lệnh của Toà Thánh đã trao cho các vị. Nếu các cha dòng Tên là những người đặt nền móng thì các thừa sai Pháp là những người xây dựng Toà nhà Giáo Hội Việt Nam. Các cha dòng Tên là những người thành lập thì các cha thừa sai Pháp là những người đến sau tổ chức và hoàn thành. Cả hai bổ túc cho nhau và theo lối nói của thánh Phaolô kẻ trồng, người vun xới.

 

3. Công đồng thứ nhất Địa phận Đàng Ngoài

Địa phận đã có một hàng Giáo sĩ với những người chỉ huy là Đức Giám mục địa phận và cha chính đại diện của ngài, tiếp đến các linh mục trông coi các địa hạt, các xứ họ cùng với những chân tay phụ lực là các thầy giảng. Đức Cha Lambertô de la Motte còn phải nghĩ đến việc tổ chức giáo đoàn cho có quy củ, có hệ thống chặt chẽ, để có thể tiến mạnh hơn, mau hơn và nhất là để có thể bảo đảm, đương đầu với những cuộc cải cách còn tiếp tục xảy ra sau này nữa. Đồng thời ngài cũng không quên sửa chữa những tệ lạm không thể tránh được trong những giáo đoàn mới thành lập. Người giáo dân từ một xã hộ lương dân bước vào đời sống Giáo Hội tinh tuyền và thánh thiện của Chúa không thể gột rửa ngay một lúc tất cả những tập tục cũ. Lại thêm những thiếu sót của người đi trước trong việc huấn luyện những tân tòng mà người đến sau này có bổn phận phải hoàn tất cho đầy đủ hơn. Ngoài ra việc huấn luyện cấp chỉ huy còn phải tiếp tục luôn luôn và trước hết là đặt ra những nguyên tắc nền tảng để hướng dẫn hoạt động của họ. Đó là chương trình thứ hai của Đức Cha Lambertô de la Motte phải thực hiện, khi đến kinh lược địa phận Đàng Ngoài.

Ngày 14-02-1670 Đức Cha đã tổ chức Công Đồng I địa phận Đàng Ngoài. Dưới quyền chủ toạ của ngài có mặt cha chính Phanxicô Deydier, hai cha Giacôbê de Bourges, Gabrien Beuchard và 9 linh mục tiên khởi xứ Bắc. Tất cả các quyết nghị lập thành một bản luật, làm quy tắc hành động sau này cho các thừa sai và linh mục bản quốc trong địa phận. Nó là phản ảnh trung thành của bản các “Huấn điều cho các Thừa sai” trong công đồng Yuthia, hay đúng hơn, đó là bản các huấn điều được áp dụng vào tình trạng và nhu cầu của giáo đoàn xứ Bắc. Bản luật công đồng sau đó được gửi sang Rôma và đã được Toà Thánh châu phê do sắc lệnh “Sứ mệnh tông đồ” (Apostelus officium) của Đức Thánh Cha Clêmentê X ngày 23-12-1673.

Bản quy luật này chia làm 33 khoản. Sau khoản 1 và 2 về quyền đại diện Toà Thánh của Đức Giám mục coi sóc địa phận, từ khoản 3 đến 18 nói về tổ chức địa phận, các xứ đạo và tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.

Địa phận chia ra nhiều địa hạt hay nhiều xứ đạo tuỳ theo số giáo dân trong các tỉnh và số linh mục của địa phận. Mỗi xứ đạo gồm nhiều họ đạo. Các xứ đạo sẽ do các linh mục quản trị và có các thầy giảng giúp việc (khoản 3). Muốn được nhận vào tổ chức các thầy giảng, phải có chứng thư chấp nhận của Đức Giám mục địa phận hoặc cha chính của ngài, sau khi khảo hạch các điều cần và bắt thề về những điều đức tin (khoản 5). Các nhân viên Nhà Đức Chúa Trời sống đời sống cộng đồng và để của chung (khoản 10). Mỗi nhà xứ là một cộng đồng riêng biệt. Tiền dâng cúng của giáo dân trong vùng sẽ để làm quỹ chi tiêu của nhà xứ. Công việc chi tiêu và coi sóc của cải trong nhà xứ sẽ do thầy cai đảm nhiệm. Như thế cha xứ sẽ được rảnh tay để chuyên lo công việc phần hồn cho giáo dân. Mỗi năm, thầy cai sẽ làm sổ chi tiêu gửi về Đức Giám mục địa phận hoặc cha chính của ngài. Số tiền thừa sẽ đưa vào quỹ nhà chung địa phận, dùng để giúp vào quỹ chủng viện hay quỹ cứu trợ người nghèo (khoản 10-14). Trong việc đào tạo ơn gọi chủng sinh để sau này nâng lên bậc thầy giảng và bậc linh mục, các cha xứ sẽ lo chọn lựa các chú để gửi về chủng viện (khoản 16). Chủng viện sẽ do cha chính địa phận và các thừa sai đảm nhận và giáo huấn (khoản 15). Đồng thời các cha xứ cũng trông nom săn sóc các chị em dòng Mến Thánh Giá trong khu vực của mình (khoản 18). Về đời sống tu đức, các cha xứ sẽ cố gắng sống một đời sống hoàn hảo, chăm lo việc đạo đức tu thân và nhiệt thành trong việc cứu rỗi linh hồn người ta. Về tổ chức trong xứ đạo, ngoài các họ đạo lớn có thầy giảng trông coi, ở mỗi họ nhánh các cha xứ sẽ tìm chọn những người đạo đức sốt sắng, có chữ nghĩa và thông thuộc lẽ đạo để làm ông trùm của họ. Ông trùm là người trông coi việc kinh hạt ở nhà thờ và các công việc trong họ. Hàng năm các ông trùm các họ sẽ làm tờ báo cáo tình trạng của họ của mình cho thầy giảng coi sóc trong vùng của mình. Thầy giảng sẽ làm báo cáo lên cha xứ và cha xứ sẽ báo cáo tình trạng cả xứ đạo lên bề trên địa phận (khoản 7).

Từ khoản 19, bản luật đưa ra những nguyên tắc và những phương pháp để sửa chữa những tệ tục trong đời sống giáo dân, những sai lầm và thiếu sót trong việc giáo huấn làm các phép Bí tích. Trước hết bản luật chú trọng đến những tệ tục về hôn phối, lúc đó đang thịnh hành trong xã hội Việt Nam và cũng không quên nhắc nhở về những cách thức thực hành Bí tích này (khoản 19). Các Bí tích rửa tội và giải tội được nhắc đến trong các khoản 23, 24, 25. Còn trong việc giáo huấn cho giáo dân cũng như cho người tân tòng, bản luật chú trọng về việc dạy các giới răn Hội Thánh mà từ trước giáo dân cũng như tân tòng không được giáo huấn đầy đủ hoặc không được nghe nói đến (khoản 20). Đồng thời bản luật cũng nhắc các cha xứ và các thầy giảng khuyên bảo giáo dân về đời sống tu đức, hãm mình và nguyện gẫm (khoản 21) và nhất là can đảm xưng đạo ra bên ngoài, trong thời kỳ bị cấm cách (khoản 22). Cuối cùng khoản 34, Công đồng nhận thánh Giuse làm quan thầy chung cho cả địa  phận Đàng Ngoài.

Với bản luật công đồng địa phận Đàng Ngoài lần đầu tiên, hệ thống tổ chức Giáo Hội Việt Nam đã được quy định thành luật lệ. Bắt đầu, nó là sáng kiến của một số thừa sai dòng Tên, trong đó cha Đắc Lộ đóng vai chính yếu. Chúng ta cũng ghi nhớ ơn các thừa sai dòng Tên ở đây vì chính nhờ những sáng kiến đó, mà có thể nói, tổ chức Giáo Hội Việt Nam có những đắc sắc mà không Giáo Hội nào có, hay nếu có thì chỉ là những góp nhặt lại và vẫn không được bằng hay không được như Giáo Hội Việt Nam. Chúng ta có thể vạch ra một vài nét đặc sắc đại cương. Tổ chức Nhà Đức Chúa Trời với đời sống cộng đồng và luật để của chung. Tổ chức thầy giảng với địa vị trọng yếu của các thầy trong công cuộc truyền giáo. Tổ chức các xứ đạo với các ông trùm trưởng và các chức việc. Tất cả những đặc  biệt đó, chúng ta không thể tìm thấy ở các Giáo Hội khác ở Á Châu cũng như ở Âu Châu.

Những sáng kiến này lúc đầu chỉ là những bước đi dò dẫm, được áp dụng và thí nghiệm ở một xứ đạo rồi lan dần đi các xứ đạo khác. Rồi từ Đàng Ngoài được đem vào Đàng Trong. Sau gần nửa thế kỷ nó đã qua nhiều thí nghiệm, nhiều sửa chữa để đi dần đến hoàn bị. Lúc này nó được ấn định trong một bản luật của công đồng, được tât scar mọi người công nhận để áp dụng trong các xứ đạo địa phận Đàng Ngoài. Ở đây cũng như ở trên, khi bàn đến việc thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc, chúng ta phải ghi ơn Đức Cha Lambertô de la Motte và các thừa sai Pháp. Chính các ngài là những người có công hoàn bị, sửa chữa và ấn định hình thức tổ chức sơ khởi Giáo Hội Việt Nam, mà các thừa sai dòng Tên đã phác hoạ bước đầu. Các ngài cũng là những người có công, lần đầu tiên quy định hệ thống tổ chức đó thành luật lệ để tiếp tục mãi sau này. Nhờ đó, Giáo Hội Việt Nam đủ sức đương đầu với các cuộc bách hại liên tiếp. Đặc biệt hơn cả là những cuộc bách hại liên tiếp đẫm máu ghê sợ của nhà Nguyễn : Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức với những anh hùng tử đạo của các nhân viên Nhà Đức Chúa Trời, các linh mục, các thầy giảng, các chú, các bõ và của tổ chức xứ đạo các ông trùm trưởng đàn anh và chức việc.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương