LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA


Cha Antôn Hainques và những khó khăn với các thừa sai dòng Tên



tải về 1.47 Mb.
trang8/21
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.47 Mb.
#10372
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21

2. Cha Antôn Hainques và những khó khăn với các thừa sai dòng Tên

Bên cạnh những yên ủi trên : chấn chỉnh các thầy giảng và đào luyện những linh mục tiên khởi, cha Antôn Hainques phải chịu những đau buồn vì những khó khăn với các thừa sai dòng Tên. Các cha dòng cũng như các thừa sai Pháp đều không muốn bỏ mặc khu truyền giáo của mình lâu ngày không có linh mục. Vào mùa xuân 1666, sau khi cha Antôn Hainques đi thăm các họ đạo trở lại cửa Hội An, thì một tàu buôn Bồ Đào Nha cập bến mang theo cha Phanxicô Rivas. Cha này trước là thừa sai dòng Tên ở Đàng Trong, và đã trở về Áo Môn để dưỡng bệnh trước khi cha chính Luigi Chevreul tới nhận quyền địa phận.

Đi theo cha Phanxicô Rivas còn có cha Batolomeo Acosta, một cha người lai Bồ Đào Nha và Nhật. Phải mất công nhiều lắm hai cha mới được phép cập bến và lên bờ. Tất cả các ảnh tượng, đồ thờ hai cha mang theo đều bị tịch thu. Hai cha đến trọ một gia đình người Nhật ở khu ngoại kiều, và chỉ ban đêm cha Rivas mới dám gặp giáo dân. Nơi gặp thường là một chiếc thuyền đậu trên sông. Lối gặp giáo dân trên thuyền, các cha dòng Tên thường hay dùng trong khhi bị bách hại. Sau 1 thán trời hoạt động truyền giáo theo lối trên đây, cha Rivas cho rằng không nên kéo dài lâu, khôn ngoan hơn là nên rút lui ra ngoài khơi chỗ tàu buôn đậu.

Chính lúc đó thì Juan de Cruz ở Huế xuống thăm các cha ở Hội An. Nghe tin các thừa sai dòng Tên đến, Juan de Cruz đã xin phép nhà Chúa cho nghỉ 12 ngày để đến gặp các cha. Ông đến bằng thuyền của nhà Chúa và lúc lên bộ thì hai ông bà đi kiệu, đi võng, có gia nhân đi theo rất đông. Lối đi thăm các cha một cách long trọng như thế, đã làm cho dân chúng kính nể các ngài hơn. Lợi dụng lúc nhà Chúa trọng đãi Juan de Cruz, hai cha theo ông lên Huế để thăm giáo dân ở đây. Nhưng hai cha cũng không được ở lâu. Khi tàu buôn Bồ Đào Nha nhổ neo, các cha cũng buộc phải trở về Áo Môn. Thời gian các cha ở lại Đàng Trong không quá ba tháng.

Lần đến của hai cha Phanxicô Rivas và Batolomeo Acosta trên đây, không gây khó khăn gì cho cha Antôn Hainques. Đến năm 1668, nghĩa là trong hai năm trời, cha Antôn Hainques vẫn là thừa sai độc nhất ở Đàng Trong. Cha được yên tâm để liên lạc với các thầy giảng, cha lo tuyển chọn cũng như huấn luyện cho các linh mục tiên khởi mai ngày sẽ được gửi qua Xiêm cho Đức Cha Lambertô de la Motte truyền chức.

Nhưng sau đó tiếp theo ba năm liền, cứ mỗi năm có dịp tàu buôn ở Áo Môn đến, là có thừa sai dòng Tên đi theo, các ba lần cha Antôn Hainques đều gặp những khó khăn do các cha dòng gây ra về vấn đề quyền bính. Gặp giáo dân các cha dòng ra lệnh cho họ không được nhận quyền của các thừa sai Pháp, vì chỉ có các cha là những người duy nhất có quyền trong địa phận. Chuyến tàu buôn 1668 có cha Đôminicô Fuciti. Chuyến năm 1669 có cha Inhaxiô Baudet. Chuyến năm 1670 có cha Phêrô Marquez. Cả ba cha này như chúng ta đã biết đã bị chúa Hiền Vương trục xuất trong cuộc bách hại năm 1665. Cả ba cha đã chống lại với cha Luigi Chevreul khi cha yêu cầu ba cha công nhận quyền đại diện của mình do Đức Cha Lambertô de la Motte uỷ cho và sai đến quản trị địa phận Đàng Trong. Nhưng những lần trở lại địa phận Đàng Trong này, các cha chỉ được ở lại một thời gian ngắn, nghĩa là thời gian tàu buôn đậu ở ngoài khơi cửa Hàn, khi tàu nhổ neo thì các cha cũng phải rút lui theo. Trong cả ba chuyến các cha đến, chỉ có chuyến năm 1668,với cha Đôminicô Fuciti, là cha Antôn Hainques gặp nhiều khó khăn đe doạ hơn cả.

Cha Đôminicô Fuciti đến địa phận Đàng Trong mang theo giấy uỷ quyền làm cha chính đại diện của Toà Giám mục ở Malacca, mà địa phận Đàng Trong theo cha Fuciti thì thuộc quyền Giám mục ở đây. Cha Fuciti đã trao cho cha Antôn Hainques coi giấy uỷ quyền đó. Lẽ dĩ nhiên là hai cha không ai chịu nhận quyền của nhau, và cả hai đều cho rằng chỉ có mình là có quyền đích thực. Cha Đôminicô cũng mang theo một thư gửi cho Juan de Cruz, con người hiện đang được nhà Chúa trọng dụng và có ảnh hưởng lớn trong triều đình Chúa Nguyễn. Thư này do một cha dòng Tên người Bồ Đào Nha tên là Mures viết gửi cho Juan de Cruz báo cho ông biết là Đức Cha Lambertô de la Motte cũng như các cha chính của ngài, không một ai có quyền ở địa phận Đàng Trong. Ông cũng như tất cả các giáo dân Đàng Trong chỉ được tuân phục có một Bề Trên phần hồn đó là cha Đôminicô Fuciti. Các thừa sai Pháp đã đến khuc vực truyền giáo miền Đông Nam Á mà không có phép của Quốc vương Bồ Đào Nha. Ông Juan de Cruz không được chứa chấp các thừa sai đó trong nhà mình. Ông phải dùng quyền lực mình mà bắt các ngài đưa ra tàu buôn Bồ Đào Nha để đưa về giam ở Áo Môn rồi gửi về cho phó vương ở Goa xét xử như trường hợp của thừa sai Brideau trước đây.

Nghe tin có thư gửi cho Juan de Cruz với những lời lẽ đe doạ trên đây, cha Antôn Hainques vội lên Huế cho biết rõ tình hình. Lần này cha không được Juan de Cruz tiếp đãi như lần trước, ông không cho đến trọ nhà ông và còn tuyên bố nếu cha không trở về Xiêm ngay, ông sẽ cho người bắt giao cho người Bồ Đào Nha.

Đồng thời Juan de Cruz cũng dùng quyền mình, cho hội họp các vị đàn anh của các thầy giảng và đọc thư cho các thầy nghe. Ông tuyên bố các thừa sai Pháp la fnhwngx người phản nghịch Quốc vương Bồ Đào Nha, các thầy không được vâng phục quyền các cha. Cha Antôn Hainques cũng có mặt trong cuộc hội họp đó. Với thái độ hết sức khiêm nhường và nhẫn nhục, cha trả lời một cách dịu dàng, là về vấn đề quyền bính cha để cho Đức Cha Lambertô de la Motte, là người đã sai cha đến hoạt động trong địa phận mà Toà Thánh đã trao cho Đức Cha săn sóc, sẽ tâu trình về Toà Thánh để xin xét xử. Còn trong hiện trạng của địa phận Đàng Trong lúc này, giữa cơn bách hại, chỉ có cha là người duy nhất có thể ở lại trong xứ để đáp lại những đòi hỏi của giáo dân cần có linh mục. Như thế cho dù cha không có quyền thực sự đi nữa, thì nguyên sự đòi hỏi của giáo đoàn cũng đủ cho phép cha ở lại với giáo dân.

Nghe những lời nói từ tốn và lý sự như thế, các thầy giảng đều đồng thanh yêu cầu Juan de Cruz không được làm khó dễ người cha của họ, để địa phận không bị rơi vào cảnh không có linh mục thừa sai.

Qua những sự kiện trên đây, chúng ta thấy cha Antôn Hainques gặp khó khăn với các thừa sai dòng Tên nhiều hơn cha Luigi Chevreul. Lý do là vì các cha dòng đã được lệnh Bề Trên ở Áo Môn cũng như của phó vương ở Goa là phải phủ nhận quyền của các thừa sai Pháp và phải đương đầu với những người trái lệnh của Quốc vương Bồ Đào Nha đến tranh quyền cũng như tranh công trong khu vực của các thừa sai dòng và trong khu bảo trợ của Quốc vương Bồ Đào Nha. Nhưng may mắn cha Antôn Hainques lại là người mềm dẻo hơn cha Luigi Chevreul, nên không xảy ra chuyện gì đáng buồn. Và cũng may mắn cho cha Antôn Hainques, là các thừa sai không được ở lại lâu quá thời gian tàu buôn Bồ Đào Nha dùng lại để cất hàng. Nhờ đó, cha Antôn Hainques được rảnh tay để đi thăm các họ đạo tổ chức lại thầy giảng và thực hiện sứ mệnh thành lập hàng Giáo sĩ ở địa phận Đàng Trong.

Với sự cộng tác của các thầy giảng và của hai linh mục tiên khởi địa phận Đàng Trong, cha đã thu lượm được nhiều kết quả, tuy lệnh bách hại vẫn còn. Ngày 26-02-1670, cha đã viết thư về cho Bộ Truyền Giáo là từ ngày cha về địa phận Đàng Trong năm 1665, cha đã rửa tội được 2.440 người và các thầy giảng rửa được 3.920 người.

Nhưng đang lúc công cuộc tiến triển thì hai cha qua đời. Vì kiệt sức và sốt rét ngã nước, cha Antôn Hainques chết vào tháng 12-1670, còn cha Phêrô Brindeau thì chừng một tháng sau đó. Tất cả giáo dân đều thương tiếc hai cha nhất là cha Antôn Hainques, con người ăn nói giỏi giang, từ tốn và mềm dẻo.

Hai cha Giuse Tràng và Luca Bền vội qua bên Xiêm cầu cứu với Đức Cha Lambertô de la Motte để ngài sai thừa sai khác đến địa phận Đàng Trong. Một lần nữa địa phận lại phó mặc vào tay các thầy giảng.

 

3. Hoạt động của cha Luigi Chevreul ở Cao Miên

Tới ranh giới vào Đàng Trong của Chúa Nguyễn, cha Luigi Chevreul bị sốt rét ngã nước. Bị mất sức nhiều quá, cha không thể theo đường bộ để vào Đàng Trong với cha Antôn Hainques. Cha ở lại Cao Miên để thi hành một sứ mệnh mà Đức Cha Lambertô de la Motte đã trao cho ngài trước khi ra đi. Đó là việc gặp cha Phaolô d’Acosta, linh mục quản trị địa phận Malacca. Cha Phaolô d’Acosta tuy là cha chính địa phận Malacca, nhưng không ở địa phận vì Malacca từ lâu đã bị rơi vào tay người Hoà Lan. Cha đã qua ở Cao Miên được 05 năm. Cha Luigi Chevreul sẽ điều đình với cha Phaolô d’Acosta để cha này uỷ quyền coi sóc địa sở truyền giáo ở Xiêm cho Đức Cha Lambertô de la Motte.

Muôn đến kinh đô Cao Miên ở Nam Vang (Cenompé hay Pnompenh) cha Luigi Chevreul chỉ cần tới một cửa sông Mêkông rồi từ đó ngược lên kinh đô Cao Miên. Cha có thể tìm tàu hoặc thuyền một cách dễ dàng. Cuộc hành trình không vất vả như vào Đàng Trong của Chúa Nguyễn bằng đường bộ.

Ngày 21-11-1664, cha tới Nam Vang, cha Phaolô d’Acosta đón tiếp cha một cách niềm nở và ưng thuận ngay vấn đề cha yêu cầu cho Đức Cha Lambertô de la Motte. Cha còn xin cha Chevreul ở lại giúp việc họ đạo của cha. Làng Bồ Đào Nha mà cha Phaolô d’Acosta trông coi, có chừng 40 nhân danh, hầu hết họ là người lánh nạn Malacca, sau khi thất thủ rồi vào tay người Hoà Lan. Phía bên kia sông là làng người Việt ở Đàng Trong có chừng 400, 500 người. Trong đó có chừng 50 người là Công Giáo. Đi lên về phía Bắc là U-Dong, lúc đó là kinh đô mới của nhà vua Cao Miên, cũng còn một làng người Việt ở Đàng Trong có chừng 500, 600 người.

Ở lại làm việc cho họ đạo của cha Phaolô d’Acosta, cha Luigi Chevreul chăm lo việc ngồi toà giải tội và dạy sách phần cho giáo dân. Theo cha thì năm năm nay, từ ngày bỏ Macassar đến lập họ đạo ở đây, cha Phaolô d’Acosta không có dạy sách phần, cũng không giảng giải cho giáo dân trong ngày Chúa nhật. Vì thế thấy cha Luigi Chevreul chăm lo việc họ đạo, những người Bồ Đào Nha ở đây mến cha, hay cho quà bánh. Nhưng cha Luigi Chevreul lại ưa thích người dân Đàng Trong hơn, họ không có những điệu bộ phô trương giả dối bên ngoài, họ chân thật hơn.

Việc chăm sóc giáo dân ở hai làng người Việt Đàng Trong là của cha Carolo della Rocca, thừa sai dòng Tên trước đây ở xứ Nam. Theo cha Luigi Chevreul thì cha này cũng bỏ trễ công việc rất nhiều. Đã hơn một năm, cha Carolo della Rocca không tới thăm giáo dân làng người Việt ở bên kia sông Nam Vang. Nhưng ở Cao Miên, cha Luigi Chevreul và Rocca lại sống thân mật với nhau. Lẽ dĩ nhiên ở đây không có vấn đề quyền bính, và cha Luigi Chevreul cũng biết mình không có quyền bính gì ở Cao Miên. Còn cha Della Rocca cũng chưa hay biết gì về những va chạm quyền bính giữa các thừa sai Pháp và thừa sai dòng Tên ở đất Xiêm, cũng như ở xứ Nam và xứ Bắc Việt Nam.

Ở kinh đô Cao Miên, cha Luigi Chevreul cũng tìm cách truyền giáo cho người Miên. Cũng như người Xiêm, người Miên theo đạo Phật và còn sùng đạo hơn người Xiêm, vì thế truyền giáo cho họ còn khó hơn truyền giáo cho người Xiêm. Họ rất tôn kính các sư sãi. Các thầy sư lại sống rất khổ hạnh. Nên các thừa sai muốn truyền giáo cho họ trước hết cũng phải sống khổ hạnh như các thầy sư. Đã hơn một nửa thế kỷ, các cha dòng Đaminh, sau đó là các cha dòng Tên, đã tìm cách truyền giáo cho họ, nhưng đều không có kết quả. Dầu vậy, cha Luigi Chevreul không nản lòng, vì cha cho rằng người Miên rất hiền lành đơn sơ dễ tính, rồi có thể lôi kéo họ theo đạo Công Giáo, miễn là chịu khó vất vả. Nhưng rồi cha cũng không thu được kết quả như ý muốn.

Năm 1667, cha Phaolô d’Acosta để làng người Bồ Đào Nha cho cha Luigi Chevreul chăm sóc rồi trở về Goa và xin từ chức ở đó. Cha Chevreul sống yên hàn được hai năm thì vào thán 03-1669, một tàu buôn ở Áo Môn đến kinh đô Cao Miên, mang theo hai cha dòng Tên trong đó có cha Phanxicô Rivas và một cha tên là Antôn Marais, Bề Trên kinh lý ở Goa sai đến. Cha này hay tin sự có mặt của cha Luigi Chevreul ở làng Bồ Đào Nha nên muốn trục xuất cha ra khỏi họ đạo. Còn cha Carolo della Rocca người bạn thân tình của cha Chevreul trong 04 năm qua, từ khi nghe biết câu chuyện va chạm quyền bính giữa các thừa sai dòng Tên với các thừa sai Pháp ở Xiêm cũng như ở Việt Nam, đã bỏ không đi lại với cha Chevreul nữa. Vào đầu năm 1670 thì cha Chevreul theo lệnh của người Bồ Đào Nha, bị bắt giải về Áo Môn. Cha bị giam ở đây 04 tháng rồi bị giải về Goa xét xử. Sau 02 ngày bị giam ở Goa, toà án ra lệnh trả tự do cho cha ngay. Nhưng phó vương Goa không cho cha ra khỏi khu vực ở đấy. Cha bị giữ ở đây mãi tới năm 1671. Nghe tin có tàu Pháp đến Surate, cha mới được phép bỏ Goa và cha đã gặp Đức Cha Phanxicô Pallu ở Surate.



LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM

QUYỂN II

LM. NGUYỄN HỒNG

CHƯƠNG VI : CHA CHÍNH PHANXICÔ DEYDIER VỚI TỔ CHỨC THẦY GIẢNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP HÀNG GIÁO SĨ BẢN QUỐC Ở ĐỊA PHẬN ĐÀNG NGOÀI (166-1668)

I. CHA CHÍNH PHANXICÔ VÀ NHỮNG TIẾP XÚC ĐẦU TIÊN VỚI GIÁO DÂN VÀ THẦY GIẢNG ĐÀNG NGOÀI (166)

Sau khi tới kinh đô Thái Lan vào tháng giêng 1664, Đức Cha Phanxicô Pallu đã lo tìm cách vào địa sở truyền giáo của mình ở xứ Bắc Đàng Ngoài. Vì cuộc bách hại đang nổi lên, các thừa sai dòng Tên bị trục xuất, Đức Cha Pallu đang ở lại kinh đô Thái Lan để chờ đợi. Phải trở về Âu Châu công cán, trước khi lên đường, Đức Cha Pallu đã uỷ nhiệm cho Đức Cha Lambertô  de la Motte, thay quyền ngài, sai phái một thừa sai vào địa phận Đàng Ngoài, khi tình thế cho phép.

Trong bản những huấn điều viết để lại cho các thừa sai của ngài, Đức Cha Pallu đã không quên chú thích cho các vị là cần phải nhấn mạnh tính cách Pháp tịch của mình trong việc giao tiếp với triều đình Chúa Trịnh xứ Bắc. Theo nhận định của Đức Cha thì Chúa Trịnh Tạc ra lệnh trục xuất các thừa sai dòng Tên : “Vì các cha là thần dân của vua xứ Bồ Đào Nha và các cha bị nghi ngờ vì những cuộc chinh phục lớn lao của vua xứ đó trong vùng Ấn Độ. Còn với đạo Công Giáo thì nhà Chúa không có tỏ vẻ thù ghét, mà còn bảo vệ giúp đỡ. Và thực ra đạo dạy những điều thánh thiện, ích quốc lợi dân. Dạy tôn thờ một Chúa kính sợ và tin tưởng ở Người. Giữ trọn đức công bằng với mọi người và nhất là đối với vua chúa, quan quyền thì lo tôn kính, yêu mến, vâng phục theo lẽ phải đòi hỏi…” Còn các thừa sai của Đức Cha : “Vì là người Pháp, họ không có một liên lạc giao thương gì với người Bồ Đào Nha.” Các vị sẽ nhấn mạnh rằng : nước Pháp “là một nước cách xa nước Đông Kinh hơn 4000 dặm và vua Pháp không có một tấc đất nào ở vùng Ấn Độ”.

Nhưng nếu trong việc giao tiếp với triều đình xứ Bắc, Đức Cha muốn các thừa sai của mình nhấn mạnh tính cách khác biệt về quốc tịch Pháp và Bồ Đào Nha, thì với các cha dòng Tên mà các vị sẽ gặp trên đường hoạt động tông đồ, Đức Cha đòi hỏi các ngài một tinh thần cộng tác. Các ngài phải biết bắt tay đoàn kết, không phân biệt quốc tịch trong một Giáo Hội Công Giáo, những người cùng chung một chí hướng. Đức Cha viết : “Chúng ta là những người bỏ quê hương, cha mẹ, bà con, thân thuộc, liều thân qua những hiểm nghèo, vất vả, vượt trùng dương hơn bốn ngàn dặm để đến khu vực truyền giáo, chỉ vì một mong muốn duy nhất là làm sáng danh Chúa và cứu linh hồn người xứ Đông Kinh.” Đi vào thực tế, Đức Cha muốn các thừa sai của mình : “Bày tỏ một lòng mến chuộng chân thật mà chúng ta vẫn bảo tồn với các cha dòng tốt lành đó, nhất là đối với các cha dòng Tên mà chúng ta vẫn giữ tình liên lạc với các ngài… Hơn nữa các ngài đã hoạt động rất kết quả ở xứ Đông Kinh, nên chúng ta mong muốn được học hỏi kinh nghiệm của các ngài và luôn luôn hoạt động cộng tác với các ngài.”

Mùa xuân năm 1666, Đức Cha Lambertô de la Motte cho rằng tình thế Đàng Ngoài xứ Bắc đã khả quan, ngài có thể sai môt hai thừa sai đến nhận quyền địa phận thay Đức Cha Phanxicô Pallu. Trả lời bức thư của Đức Cha Phanxicô Pallu viết choc ác thầy giảng và giáo dân xứ Bắc, một thầy giảng đã cho biết tình trạng cấm đạo trong xứ đã tạm yên, Đức Cha có thể lợi dụng thời cơ để sai một vài thừa sai đến thăm giáo đoàn. Đức Cha Lambertô de la Motte liền sai cha Phanxicô Deydier làm cha chính địa phận Đàng Ngoài xứ Bắc thay Đức Cha Phanxicô Pallu đến nhận giáo đoàn.

 

1. Cha chính Phanxicô Deydier trên đường vào địa phận. Những gặp gỡ đầu tiên với giáo dân Đàng Ngoài

Sinh tạo Toulou, ngày 28-09-1634 trong một gia đình quí phái, từ nhỏ, cha mẹ đã muốn sau này Phanxicô Deydier sẽ theo nghiệp kiếm cung và hàng hải. Nhanh nhẹn, tài khéo, trí khôn thông minh, sức lực dồi dào, một thân thể tráng kiện, Phanxicô có thể trả lời cho tất cả mọi mong muốn của gia đình với một tương lai đầy hứa hẹn.

Nhưng khi 20 tuổi, nghe tiếng Chúa gọi, Deydier đã từ giã tất cả để dâng mình cho Chúa. Theo học ban Thần học, và sau khi lãnh nhận mũ áo tiến sĩ Thần học, Chúa quan phòng lại muốn cho cha Deydier hiến dâng mình cho công cuộc truyền giáo vùng Đông Á. Năm 1659, cha gawpjc ác cha Vincentê Meiur, Luca de Fermanel. Các ngài đang tìm kiếm các thừa sai cho các Giám mục đại diện Toà Thánh ở những địa sở truyền giáo Việt Nam và Trung Hoa. Nghe tiếng sứ mệnh, cha liền vâng theo, và sau khi bàn hỏi, suy nghĩ, cha quyết định lên đường với Đức Cha Lambertô de la Motte.

Ngay khi tới Thái Lan, cha Deydier đã tỏ ra xuất sắc hơn người. Thông thạo tiếng Bồ Đào Nha, cha được cha dòng Tên và cha dòng Thánh Đaminh ở trại người Bồ Đào Nha mời đến giảng trong hai nhà thờ của các ngài. Tính khí nóng nảy lại thêm lòng nhiệt thành hăng hái, muốn cải tổ ngay tất cả những gì cha cho là chướng tai gai mắt, những gì không hợp với sự thánh thiện đòi hỏi của đạo thánh Chúa, cha đã lớn tiếng đả phá những tệ tục của người Bồ Đào Nha ở kinh đô Thái Lan. Cha Deydier đã làm cho hai cha Valguanera và Fragoso không hài lòng. Như thế, ngay từ lúc mới tới khu truyền giáo, liên lạc giữa cha Deydier và các cha dòng Tên đã bị nứt rạn. Sau này, cha lại bị thêm ảnh hưởng của Đức Cha Lambertô de la Motte. Vì thế chúng ta có thể thấy trước, với tính khí nóng nảy của con người cường tráng, không muốn tạm lùi bước trước những chướng ngại để tìm những thu xếp mềm dẻo, cha Deydier khó lòng mà thi hành được huấn lệnh của Đức Cha Pallu trong việc cộng tác với các cha dòng Tên ở xứ Bắc sau này. Nhưng may mắn là trong ba năm đầu, nghĩa là từ năm 1666 đến năm 1669, cha là thừa sai duy nhất ở Đàng Ngoài. Cha có thì giờ để thu phục giáo dân cũng như các thầy giảng, trước khi các cha dòng Tên trở lại xứ Bắc.

Ngày 20-06-1666, cha chính Deydier bỏ kinh đô Thái Lan, trên một chiếc thuyền buôn của người Tàu, mang theo thư uỷ quyền của Đức Cha Lambertô de la Motte, đặt cha làm cha chính, đại diện Đức Cha Phanxicô Pallu ở địa phận Đàng Ngoài. Theo huấn lệnh của Đức Cha Pallu thì các thừa sai của ngài khi vào xứ Đông Kinh : “Để tránh những khó dễ khi vào xứ này, những vị được sai đến đấy, không được ra mặt với tính cách thừa sai. Các ngài phải giả làm người ngoại kiều đi buôn bán và đến thăm xứ đó. Các ngài phải trá hình hết sức khôn khéo để không ai nghi ngờ các ngài đến để truyền giáo.

Cha Deydier cắt râu trụi, mặc áo người lái buôn, và cha đã thành công trong việc trá hình đến nỗi “8 hay 10 người ở xứ Đông Kinh cùng đi với cha trong chuyến thuyền buôn đó, và đã có lần gặp cha ở Xiêm cũng không thể nhận ra được cha”. Trên thuyền, cha tìm làm quen với họ để học thêm tiếng nói và phong tục, mà cha đã bắt đầu để ý từ khi giao tiếp với những người Công Giáo Đàng Trong, ở kinh đô Thái Lan. Tất cả đều quí mến cha, vì họ chưa thấy một ngoại kiều nào, đối với họ mà “dễ dàng từ tốn” như thế. Trong chuyến đi cha cũng rửa tội một người Tàu trước khi chết.

Ngày 30-07-1666, sau hơn một tháng trời, thuyền mới tới cửa sông Hồng Hà, lúc đó gọi là sông Cả. Từ đấy, thuyền từ từ tiến lên kinh đô, gọi là Kẻ Chợ ; cha Deydier liền báo cho ông Raphaen Rhodes, một người đàn anh có nhiều ảnh hưởng trong giáo đoàn xứ Bắc. Ông người gốc Đàng Trong, ra buôn bán Đàng Ngoài. Cha dòng Tên Tissannier coi ông là một trong những người có công nhất trong việc giúp đỡ các thừa sai đến hoạt động tại xứ Bắc. Được thư cha, ông Raphaen trả lời là giáo dân đang mong đợi một linh mục. vì thế, cha Deydier được coi như “một thiên sứ trời sai đến” và chính ông sẽ thân hành xuống đón cha, cha mượn chiếc tàu của hãng buôn Hoà Lan, “mang theo rất nhiều đồ nước, cũng không quên một chai rượu của người Tây Ban Nha, và cả khăn trải bàn ăn”.

Ông Raphaen cũng cho cha Deydier biết là lúc đó cũng có một cha dòng Tên là Bênađô, theo tàu buôn của người Tây Ban Nha ở Manila tới. Cha dòng này cho biết là ngài do Giám mục Manila sai đến để coi sóc giáo dân xứ Bắc đang trong lúc không có thừa sai. Nhưng chúa Trịnh Tạc không cho phép cha ở lại. Cha đành phải xuống tàu trở về. Trên con đường lên kinh đô, cha Deydier đã gặp tàu buôn của người Tây Ban Nha ra khơi. Nhưng theo sự khôn ngoan, tình thế không cho phép, cha Deydier không ra mặt để gặp cha dòng thánh Phanxicô.

Hai ngày sau thì cha Deydier tới Kẻ Chợ, kinh đô xứ Bắc. Vừa tới nơi, cha liền tìm cách lên bờ và đến trú tại nhà ông Raphaen, làm trong khu vực của hãng buôn Hoà Lan. Ở nhà ông Raphaen, cha đã gặp “ba thầy giảng đứng đầu các thầy giảng trẻ” cũng trú ngụ ở đây.

Công việc đầu tiên của cha Deydier khi đến địa phận Đàng Ngoài là tìm liên lạc với giáo dân và các thầy giảng. Mục đích để công bố quyền cha chính đại diện Đức Cha Phanxicô Pallu mà Toà Thánh đã đặt làm Giám mục xứ Bắc, nơi mà các cha thừa sai dòng Tên đã gây dựng nên và từ trước đến nay vẫn thuộc quyền các ngài. Cha Deydier vào xứ Bắc đang lúc giáo dân và các thầy giảng khao khát các linh mục thừa sai. Vì thế, việc nhận quyền cha chính của cha được họ chấp nhận dễ dàng. Còn các cha dòng Tên mới bị trục xuất. Các ngài không hy vọng có thể trở lại trong một thời gian vắn. Do đó, cha Deydier chưa phải lo nghĩ tới vấn đề nhận quyền của các thừa sai dòng Tên mà hai cha chính Luigi Chevreul và Antôn Hainques đã gặp nhiều khó khăn ở địa phận Đàng Trong.

Người đầu tiên sau ông Raphaen mà cha Phanxicô Deydier tìm gặp, đó là ông Phaolô Vada, một người Công giáo Nhật, buôn bán ở kinh đô, giàu có và cũng có thế giá trong giáo đoàn xứ Bắc. Nhưng ông đón tiếp cha một cách hết sức tẻ lạnh. Từ trước tới nay, chỉ biết có các cha dòng Tên, ông ngần ngại việc nhận quyền của một thừa sai thuộc tổ chức khác. Ông đòi hỏi cha Deydier phải có giấy giới thiệu của các cha dòng Tên : “Sợ rằng, nếu không, sau này khi các cha dòng Tên trở lại ông sẽ bị quở trách.” Những lần sau, cha Phanxicô Deydier còn đưa ông coi cả giấy uỷ quyền của Đức Cha Lambertô de la Motte đặt cha là cha chính của Đức Cha Phanxicô Pallu ở địa phận Đàng Ngoài. Dầu vây, Phaolô Vada cứ nhất định đòi cha phải có giấy giời thiệu của các cha dòng Tên, ông mới chịu nhận quyền.

Sau đó nhờ ông Raphaen giới thiệu và cho biết tên,  cha Deydier cũng tìm liên lạc với các đàn anh người Việt ở Kẻ Chợ. Những người này thuộc đủ mọi tầng lớp nghề nghiệp. Có người làm thầy lang, có người làm thợ bạc, thợ sơn, thầy đồ dạy học v.v… Có người khuyên cha không nên biếu quà cho các quan, vì không thể nào có đủ quà mà biếu tất cả. Do đó người được người không, sẽ sinh thù oán và tìm dịp để phá việc.

Nhưng điều mà cha Phanxicô quan tâm hơn cả là việc các thầy giảng nhận quyền của cha. Là những người đứng đầu chỉ huy và trông coi các họ đạo, nếu cha được các thầy nhận quyền thì với giáo dân quyền khác sẽ không khó khăn gì. Vì thế, ngay từ khi tới Kẻ Chợ, cha Deydier đã nhờ ông Raphaen viết thư triệu tập các thầy về kinh đô. Trong thư nói, mục đích cuộc hội họp là để “bàn tính những điều có liên quan hệ tọng đến công cuộc truyền giáo, cho nước Chúa được mở rộng và cho danh Chúa được cả sáng, đồng thời cũng là những điều liên quan đến ích riêng các thầy và của tất cả giáo dân xứ này, vì mới có một thư của Đức Cha, Giám mục Đông kinh gởi cho các thầy”.

Đang khi chờ đợi, cha Deydier nhờ một thầy giảng dịch thư luân lưu của Đức Cha Lambertô de la Motte và giấy uỷ quyền của Đức Cha đặt cha làm cha chính địa phận Đàng Ngoài ra chữ Nôm. Đồng thời, cha Deydier cũng tìm hiểu tình trạng giáo dân Đàng Ngoài, và tổ chức thầy giảng qua những cuộc nói chuyện với các thầy giảng cha gặp ở kinh đô, với ông Raphaen và với các người đàn anh ở đây.

 

2. Các thầy giảng địa phận Đàng Ngoài dưới thời các thừa sai dòng Tên : Tổ chức, huấn luyện và hoạt động ở các họ đạo

Bị trục xuất ra khỏi Đàng Ngoài xứ Bắc của Chúa Trịnh, các cha thừa sai dòng Tên đã để lại cho cha chính Phanxicô Deydier một tổ chức thầy giảng như thế nào ?

Nói đến tổ chức thầy giảng Đàng Trong xứ Nam của Chúa Nguyễn, cha chính Luigi Chevreul cho rằng : “Phần lớn các thầy sống khô khan nguội lạnh, vì đã hai mươi năm nay, người ta không săn sóc đến họ.” Lý do chúng ta nhận thấy là vì từ khi cha Đắc Lộ ra đi vào năm 1645, cuộc bách hại của chúa Nguyễn tiếp tục kéo dài. Các cha thừa sai dòng Tên ít khi được phép ra khỏi khu vực cửa Hội An. Việc giao tiếp cũng như huấn luyện các thầy giảng khó lòng mà thực hiện như ý muốn.

Trái lại, ngoài Bắc, từ khi cha Đắc Lộ ra đi vào năm 1630, cuộc bách hại tuy vẫn còn nhưng lúc có lúc không. Sau những cơn bách hại, các cha lại có thể đi thăm các họ đạo dễ dàng và các cha để ý riêng đến tổ chức thầy giảng của cha Đắc Lộ để lại, cố gắng mỗi ngày hoàn bị hơn. Vì thế, theo những tài liệu của cha J. Marini và Tissannier về tổ chức thầy giảng, vào thời kỳ các thừa sai Pháp tới thì tổ chức này đã được thành lập chắc chắn, có luật lệ riêng, có tục lệ riêng với những chủng viện nho nhỏ để huấn luyện các nhân viên của mình. Còn hoạt động của các thầy ở các họ đạo thì các thừa sai ai cũng kính phục, giáo dân tất cả đều mến chuộng các thầy.

Theo cha Marini thì vào năm 1663, số các thầy giảng Đàng Ngoài chừng trên 70 thầy. Chia làm ba bậc : các thầy đang tập sự gọi là các “chú”, các thầy đã đi hoạt động ở các họ nhưng chưa khấn trọn đời, gọi là các “văn”, và các thầy đã khấn trọn đời, lúc đó mới được chính thức gọi là các “thầy”. Số các thầy khấn trọn đời, sau thời kỳ cha Đắc Lộ là ba thầy. Năm 1635 được 7 thầy, và sau này được 10 thầy.

Về bậc các “chú”, thì chỉ có thời kỳ mới thành lập, các cha nhận cả những người đã đứng tuổi mới trở lại, mà muốn gia nhập vào tổ chức. Còn sau này, khi đã thành lập Nhà Đức Chúa Trời ở nhiều nơi, thì các cha bắt đầu tuyển chọn trong gia đình tự ý dâng con cho các cha. Sau một thời kỳ thử thách làm các “cậu”, các thiếu niên này được gọi là các “chú”. Thường phải học hỏi về đạo lý và chữ nghĩa một thời gian khá lâu, đồng thời đã tới một hạng tuổi nào đó. Từ đấy, phải giữ phép nghiêm ngặt Nhà Đức Chúa Trời. Ăn thì ăn chung với nhau ; quần áo mặc là chiếc áo khâu dài tới đầu gối với chiếc quần rộng dài. Thường mỗi năm, vào dịp tháng tám là thời kỳ phát quần áo mới. Ra ngoài thì bao giờ cũng phải đi hai người, để người này giữ gìn cho người kia.

Sau một thời gian khá lâu hơn nữa, theo học đạo lý và chữ nghĩa cũng như đã qua nhiều thử thách trong hoạt động, các “chú” được lên bậc các “văn”. Lúc bấy giờ thường đã đứng tuổi và đã có nhiều kinh nghiệm truyền giáo. Cuối cùng là bậc các “thầy”, thì chỉ có một số ít người được chọn. Phải là những người có nhân đức đặc biệt, thông thạo đạo lý cũng như văn chương chữ nghĩa, coi họ đạo đã lâu năm, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm. Thường là đã có tuổi, đáng bậc đàn anh trong tổ chức Nhà Đức Chúa Trời.

Các thầy khấn ba nhân đức : khó khăn, trinh khiết, vâng lời đối với Bề Trên là các cha trong xứ. Đặc ân của các thầy trong đời sống cộng đồng là được ngồi ăn bàn riêng và được miễn những công việc chân tay để có giờ học hỏi, soạn bài dạy học cho các câu, các chú và các văn. Dưới quyền coi sóc và huấn luyện của một “thầy”, các văn, các chú, và các câu, nếu không phải thời kỳ hoạt động trong các họ đạo, thường ở một căn nhà riêng biệt với các thừa sai, và gọi là “nhà các Thầy”. Tất cả sống một đời sống cộng đồng, nghiêm ngặt và khắc khổ. Dậy từ sáng sớm tinh sương lúc gà gáy. Sau giờ kinh sớm mai, các thầy nguyện ngắm nửa giờ, bắt đầu bằng nghe một đoạn sách nguyện ngắm rồi ngồi yên suy niệm. Công việc này các thầy làm ở nhà hội chung. Sau nếu có linh mục thì các thầy ra nhà thờ dự lễ. Sau lễ, đọc kinh cầu Đức Bà và nghe sách truyện các Thánh về vị Thánh kính hôm đó.

Buổi sáng thường các thầy lo giảng dạy cho người tân tòng, hoặc giúp cho giáo dân dọn mình xưng tội, nếu gặp thời kỳ các cha đến “làm phúc”. Sau cơm trưa thì được chơi giải trí một giờ. Buổi chiều hoặc ở nhà học hành, hoặc đi thăm giáo dân trong vùng, những người ốm yếu hay những người khô khan cần khuyên trở lại. Chiều tối, sau cơm tối, có đọc sách thiêng liêng, xét mình chừng 15 phút và đọc kinh tối.

Để huấn luyện cho các thầy, các cha dòng Tên cũng viết nhiều sách về đạo lý cũng như về đời sống đạo đức của giáo dân. Có những sách dùng riêng cho các thầy hay cho các đàn anh trong họ đạo, biết cách dạy kinh bổn, coi sóc các họ đạo khi không có thừa sai. Trong số các sách về đạo lý, phải kể trước hết là cuốn “Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép Rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời” của cha Đắc Lộ. Vì là cuốn sách viết cho các Thầy giảng, nên trong đó cha Đắc Lộ đã thêm nhiều chú thích để cho các Thầy theo đó mà dạy khi dùng sách của cha. Theo cha Marini, thì cha Hiêrônimô Majorica cũng viết và dịch một pho sách gồm 48 quyển để dạy cho giáo dân biết giữ đạo, khi không có các thừa sai cho họ. Còn cha Ônuphôrô Borgès cũng viết một cuốn dạy các thầy giảng và các ông trùm trong họ đạo về cách giảng dạy đạo lý cho giáo dân, dạy đạo cho người tân tòng, giúp kẻ liệt và cách rửa tội cho những người gần chết.

Về việc trợ cấp cho các thầy giảng, thì một phần do chính các thầy kiếm ra. Chẳng hạn làm vườn trồng trọt và làm thuốc chữa bệnh, còn một phần do giáo dân giúp đỡ. Số tiền giúp đỡ của giáo dân, có khi là do một gia đình Công Giáo dâng cúng cho các thầy, hoặc làm nhà cho các thầy ở, hoặc nuôi cơm các thầy đang khi đến làm việc trong họ đạo. Nhưng thường là do giáo dân góp nhau để dâng cúng trong mỗi dịp các cha các thầy đi “làm phúc” trong các họ đạo. Trong những dịp ấy, thường là ngày cuối cùng trước khi bỏ họ đạo, các cha làm lễ cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục, hoặc không có các cha, thì các thầy tổ chức đọc kinh. Sau đó, dân chúng mang gạo, mang vải, mang tiền… đến dâng cúng các cha các thầy. Để lại một phần chi tiêu trong họ, số còn lại thì cho vào làm của chung của nhà Đức Chúa Trời. Theo tục lệ các người bên lương hay làm lễ cầu siêu vào tháng bảy, các cha dòng cũng tổ chức những buổi lễ cầu hồn cho người quá cố vào tháng bảy. Vào dịp ấy, giáo dân cũng mang của dâng cúng cho các cha các thầy.

Về hoạt động các thầy trong công cuộc truyền giáo, các thầy là những người cộng tác và chia sẻ công việc với các thừa sai. Trong trường hợp không có các thừa sai, các thầy là những người thay thế các ngài trong hết các công việc mà các thầy có thể thay thế được. Nghĩa là trừ những công việc đòi hỏi phải có chức linh mục mới được thi hành. Trong những hoạt động chính yếu, có thể kể : dạy đạo cho những người tân tòng và rửa tội cho họ trong trường hợp khẩn thiết, đi theo và phụ giúp các thừa sai khi các ngài đi thăm các họ đạo, coi sóc các họ đạo thay thế các thừa sai khi các ngài vắng mặt.

Trong khi đi “làm phúc” các họ đạo, các cha thường đem theo năm hoặc sáu thầy giảng, có khi mười thầy. Thường các cha sai một, hai thầy đến trước để báo tin cho giáo dân biết. Các thầy này dọn công việc cho các ngài, để khi tới nơi, mọi sự được thi hành mau chóng. Vừa mới tới và đang khi nghỉ ngơi, thì ông trùm họ trình bày cho thừa sai về tình trạng họ đạo. Đang khi ấy, thì một thầy giảng dọn mình cho giáo dân xưng tội. Sau khi dọn mình chung cho mọi người, ai có điều gì khó khăn thì đến gặp thầy, để thầy dọn mình thêm cho. Như thế, lúc vào toà giải tội, họ không làm mất thời giờ của cha giải tội và những người khác không phải chờ lâu. Thời gian giáo dân chờ xưng tội thì một thầy đọc sách đạo đức cho mọi người thêm lòng sốt sắng. Một số các thầy khác, gặp những người tân tòng, dạy đạo thêm cho họ và nếu sẵn sàng thì dọn mình cho họ chịu phép rửa tội. Thầy khác thì gặp giáo dân trong họ, khuyên bảo những người khô khan, giải quyết những cuộc tranh chấp hoặc chỉ bảo cho những người đàn anh về công việc trong họ. Điều gì quan hệ thì trình lên cha để cha định đoạt. Cuộc thăm họ đạo thường kết thúc bằng một lễ mồ trọng thể, cầu cho tiền nhân những người trong họ.

Nhưng nhiệm vụ chính yếu của các thầy giảng là trông coi các họ đạo. Nhiều họ cách xa Kẻ Chợ, cách xa các tỉnh, các thừa sai ít khi có thể đến thăm được, vì thế phải giao cho các thầy giảng coi sóc. Gặp thời cấm cách, các thừa sai bị quản thúc về một nơi thì những họ đạo ở các tỉnh, các phủ cũng đều do các thầy nhận lãnh. Là người của khu vực, các thầy biết rõ tính tình cũng như tiếng nói, phong tục của giáo dân hơn ai hết. Các thầy có thể đến với họ dễ dàng, sống lẩn tránh trong làng xóm của họ mà không một ai hay biết. Các thầy biết trình bày đạo lý với lối suy tưởng của họ. Để có thể gặp gỡ những người lương dân dễ dàng, các thầy thường làm thầy lang để có thể đi đây đó mà không ai nghi ngờ.

Thường các thầy sống trong một họ đạo chính và một năm hai lần các thầy đi thăm các họ nhánh. Đấy là không kể những lần có ma chay tống táng, người ta mời các thầy đến để tổ chức những buổi cầu kinh cho người quá cố. Các thầy cũng nhân dịp ấy, thăm nom các người trong họ. Khi đi thăm các họ nhánh, cũng như các thừa sai, các thầy hội họp các đàn anh trong họ, nghe trình bày tình trạng giáo dân, ra chỉ thị và giải quyết các vấn đề. Các thầy cũng đi thăm từng gia đình một. Hỏi thăm xem có ai đau yếu thì giúp đỡ, nếu yếu liệt các thầy dọn mình chết. Các thầy cũng hỏi về vấn đề kinh hôm, kinh mai, việc dạy dỗ con cái, hoặc những rắc rối về hôn nhân cần giải quyết. Nghĩa là các thầy phải để ý đến các vấn đề liên quan đến đời sống Công Giáo của từng gia đình, tìm nâng đỡ và giải quyết cho họ, như một người thầy, người cha.

Nói đến công lao các thầy, cha Marini phải thú thực là tất cả kết quả thu lượm được là do công lao của các thầy. Các thầy là những người gieo vãi từ bước đầu, rồi tiếp tục vun trồng cho đến khi thu lượm được kết quả, các thừa sai chỉ là những người chỉ huy và hướng dẫn công việc cho các thầy. Các thầy là những người có mặt và sẵn sàng đáp ứng tất cả nhu cầu của công cuộc truyền giáo. Các thầy là chân tay khẩn thiết của các thừa sai. Không có các thầy, công cuộc truyền giáo bị ngưng trệ, kết quả thu lượm được sẽ hiếm hoi. Có các thầy dù phải sống xa giáo dân, các cha vẫn yên trí và công việc truyền giáo vẫn tiếp tục tiến triển dù gặp cơn cấm cách bách hại.

 


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương