LỊch sử truyền giáo tại việt nam quyển II lm. Nguyễn hồng chưƠng I: MỘt cha dòng têN Ở việt nam tới rôMA


Cha chính Phanxicô Deydier với việc chịu nhận quyền của các thầy giảng Đàng Ngoài



tải về 1.47 Mb.
trang9/21
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.47 Mb.
#10372
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21

3. Cha chính Phanxicô Deydier với việc chịu nhận quyền của các thầy giảng Đàng Ngoài

Đồng ý với các thừa sai dòng Tên về địa vị quan trọng của các thầy giảng trong công cuộc truyền giáo. Các thừa sai Pháp cũng gọi các thầy là những người chân tay đắc lực và cần thiết của các ngài. Bản các Huấn điều của công đồng các Thừa sai Pháp ở Kinh đô Thái Lan, cũng công nhận các thầy giảng là những người có thể kiêm nhiệm được hết mọi hoạt động trong công cuộc truyền giáo. Các thầy có thể thay thế các thừa sai trong thời kỳ bị bách hại, chỉ trừ những công việc đòi hỏi phải có chức linh mục.

Vì thế, bước vào địa phận Đàng Ngoài, công việc chính yếu mà cha chính Phanxicô Deydier cần để ý hơn cả là việc chịu nhận quyền của các thầy giảng. Theo mấy thầy có mặt ở kinh đô Kẻ Chợ cho biết thì số các thầy giảng già đã khấn ba nhân đức, lúc các thừa sai dòng Tên bị trục xuất là 10 thầy. Hiện nay đã chết mất h ai, còn lại tám thầy. Các thầy này dược chia đi rải rác các tỉnh trong những họ đạo lớn. Thường mỗi thầy giảng già kiêm nhận một vùng. Mỗi vùng có nhiều họ nhánh do các thầy trẻ trông coi. Còn trong số 45 hoặc 50 các thầy giảng trẻ lúc các cha ra đi, kèm theo các chú, các bõ thì ở tại Kẻ Chợ chỉ còn lại 15 người. Ông Raphaen đã cho các thầy ở Kẻ Chợ mượn một số chừng 200 hay 300 quan tiền để các thầy mua một thuyền đinh lớn. Các thầy dùng để chuyên chở buôn bán làm kế sinh nhai, đồng thời làm chỗ sống chung với nhau. Đứng đầu các thầy giảng ở Kẻ Chợ là thầy giảng trẻ Gioan Văn Huệ, trông coi xứ Kẻ Chợ cùng với thầy Bênêđictô Hiền.

Ngày 08-09-1666, lễ sinh nhật Đức Mẹ, là ngày ấn định để các thầy giảng đến gặp cha chính Phanxicô Deydier ở nhà ông Raphaen. Buổi gặp gỡ chính thức và đầu tiên này, cha Deydier không thu được kết quả như ước muốn, vì trong số tám thầy giảng cao niên, chỉ có bốn thầy đến gặp cha : một thầy tên là Martinô Hộ, một thầy tên là Nicolas và hai thầy tên là Antôn.

Khi gặp cha Deydier, các thầy tỏ ra tẻ lạnh và xa cách. Thấy cha vào xứ Bắc cách lén lút, không đem theo “đồ lễ” để vào yết kiến nhà Chúa, như thói quen các cha dòng, các thầy khuyên cha nên trở về Xiêm đem theo lễ vật gì quý báu dâng cho nhà Chúa và nhờ đó được công khai truyền đạo. Có lẽ các thầy sợ có hậu quả không hay sau này, khi trong phủ Chúa hay biết có đạo trưởng Tây phương lẩn lút sống trong xứ và nếu kh ông may mà cha Deydier bị bắt.

Trước thái độ tẻ lạnh và ngần ngại của bốn thầy giảng cao niên, cha Deydier không nản lòng. Biết rằng các thầy bị ảnh hưởng của người lái buôn Nhật, Phaolô Vada, cha không ngần ngại vạch cho các thầy nhận chân giá trị của đời sống Công Giáo của ông ta. Theo cha, ông ta là một người giáo dân bất xứng vì đã tìm cách đưa con cái ông ta vào làm cung nữ cho ông hoàng kế vị nhà chúa. Cha tuyên bố sẽ không cho lãnh nhận các bí tích nếu không chịu sửa lại gương xấu đó. Hơn nữa, người ta còn đồn rằng, ông ta đã cho dựng một ngôi đền tại làng, mà nhà Chúa đã đặt ông ta làm thần hoàng sau khi chết.

Còn về vấn đề các thầy không muốn cha sống lén lút để truyền giáo, cha Phanxicô Deydier đã đưa ra gương hy sinh và cách sống của “tất cả các Đức Thánh Cha và các giám mục, linh mục trong ba thế kỷ đầu khi mới lập Giáo Hội”. Bị các đế vương Rôma bách hại, các ngài đã sống lẩn tránh trong các hầm mộ hay trong các tư gia để có thể tiếp tục truyền giáo cho lương dân và trông coi xứ đạo.

Cuối cùng, về quyền coi sóc địa phận của Đức Cha Phanxicô Pallu, các thầy ngần ngại không muốn nhận, sợ sau này các cha dòng trở lại sẽ quở trách các thầy. Cha chính Deydier cho biết : Đức Cha là người đại diện của Toà Thánh sai đến, vì thế tất cả các thừa sai thuộc bất cứ dòng nào thuộc quyền Toà Thánh thì cũng phải vâng phục quyền của người mà Toà Thánh sai đến coi sóc. Sau đó, cha Deydier cho đọc bản dịch giấy uỷ quyền của Đức Cha Lambertô de la Motte, thay mặt Đức Cha Phanxicô Pallu, đặt cha Phanxicô Deydier làm cha chính địa phận Đàng Ngoài để coi sóc giáo dân thay cho ngài. Cha cũng trao cho các thầy bức thư của Đức Cha Lambertô de la Motte viết cho các thầy, khuyên các thầy đón nhận cha Deydier và tuân phục quyền Bề Trên của cha.

Nhờ ảnh hưởng của thầy Bênêđictô Hiền đã sáng suốt nhận ra sự thay đổi tình trạng của Giáo Hội Việt Nam trong việc Toà Thánh sai các Giám mục đến trông coi hai địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, bốn thầy giảng cao niên đã tỏ dấu vâng phục cha chính Deydier, bằng cách xin xưng tội với ngài và xin ngài cho rước lễ. Cha Deydier coi đó là cử chỉ nhận quyền của các thầy. Sau đó cha Deydier cho các thầy trở về địa hạt của mình và phát cho mỗi thầy một bản điều tra có nhiều câu hỏi để các thầy cứ theo đó mà trả lời cho cha, về tình trạng địa hạt của mỗi thầy. Cha hẹn các thầy một buổi họp lần thứ hai, sau một tháng vào khoảng ngày 11, 12 tháng 9.

Đối với các thầy giảng cao niên, cha chính tuy gặp khó khăn lúc đầu, nhưng sau cũng đã thành công trong việc chịu nhân quyền của các thầy. Còn đối với các thầy giảng trẻ, cha đã thành công dễ dàng. Mấy hôm sau các thầy mang thuyền đến gặp cha. Cha viết : “Sau khi tôi chuyện vãn với các thầy một lúc thì các thầy phục xuống lạy tội và xin nhận tội làm cha của các thầy, các thầy sẵn sàng tuân phục các điều chỉ bảo của tôi”. Cha Deydier cho các thầy trở về thuyền. Đang khi chờ đợi ngày hội chung với các thầy giảng cao niên như đã định vào tháng sau, cha bảo các thầy bán dần các hàng hoá các thầy đã buôn về. Còn về công việc buôn bán kiếm ăn nuôi sống cũng như chiếc thuyền của các thầy, vấn đề sẽ được định đoạt trong cuộc hội họp lần sau.

 

II. CHA CHÍNH PHANXICÔ DEYDIER VỚI TỔ CHỨC THẦY GIẢNG VÀ VIỆC THÀNH LẬP HÀNG GIÁO SĨ BẢN QUỐC (1666-1668)

Ngày 11-10-1666, các thầy giảng các nơi kéo nhau về Kẻ Chợ để dự cuộc hội chung. Lần này thì có mặt đầy đủ tất cả tám thầy giảng cao niên và các thầy giảng trẻ. Qua các câu hỏi trong bản điều tra về tình trạng các địa hạt, mà các thầy trả lại cho cha, cha Deydier nhận thấy : trong mấy năm vắng mặt các thừa sai dòng Tên, các thầy đã rửa tội thêm được 5.500 người. Số nhà thờ còn lại sau các cuộc bách hại là 70, ngoài ra còn chừng 200 nhà nguyện đặt ở các tư gia. Như thế, con số giáo dân theo các thầy ước lượng thì từ 30.000 đã lên tới 35.000.

Về tình trạng giáo dân, theo các thầy, thì trong thời kỳ cấm bách vừa qua vì không có các thừa sai ở bên họ để nâng đỡ thúc giục, nên nhiều người đã hèn yếu chối đạo. Lý do, một phần cũng vì lối cấm đạo hững hờ của các quan. Các ông nhiều khi, không đòi giáo dân bị bắt đưa đến trước mặt các ông, phải đạp tượng Thánh Giá hay đến chùa cúng Phật. Các ông chỉ cần một vài câu chối đạo một cách bâng quở hai nghĩa, có thể là chối và cũng có thể là không chối. Vì thế nhiều người đã nghe theo để được tha về tiếp tục giữ đạo. Ngoài ra, ở những họ nhánh xa xôi, không được trông coi săn sóc đầy đủ, nhiều giáo dân đã xao lãng việc đạo. Có người sống đạo lôi thôi, rồi vào tệ tục đa thê của xã hội Việt Nam thời đó. Những tình trạng đáng buồn đó, theo các thầy, phải mất nhiều năm mới chỉnh đốn lại được.

Còn phần chung, tuy giáo dân tiếp tục giữ đạo tử tế, nhưng chưa được giáo huấn đầy đủ. Theo cha Deydier điều tra nơi các thầy, thì nhiều người mới được học đạo ít ngày đã được các cha dòng nhận cho rửa tội. Đây là chưa nói đến những tập tục mà chay, cưới hỏi. Những bữa ăn chè chén say sưa. Những trường hợp cưới gả quá sớm, hoặc bị mẹ cha ép gả. Tất cả những vấn đề đó, cha Deydier nhận thấy, cần phải để ý sửa đổi.

Để đi đến kết quả, cha Deydier nhận thấy, chỉ còn trông nhờ vào sự cộng tác của các thầy giảng. Vì thế, lợi dụng ít ngày dược gặp gỡ các thầy trong buổi họp chung, cha cố gắng huấn luyện cho các thầy về phương diện đời sống thiêng liêng, để các thầy thêm hăng hái hoạt động. Đồng thời, tổ chức những buổi học hỏi về đường lối và phương tiện cần thiết để chỉnh đốn lại tổ chức của chính các thầy. Nhờ đó, có thể thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc, và chỉnh đốn lại tình trạng sa sút của giáo dân.

 

1. Cuộc hội họp của cha chính Phanxicô Deydier với các thầy giảng Đàng Ngoài trong khoang thuyền của các thầy

Buổi họp chung được ấn định, từ ngày 12 tháng 10 đến ngày 15, nó có tính cách một cuộc cấm phòng và đồng thời cũng là một cuộc thảo luận. Để huấn luyện cho các thầy về đời sống thiên liêng và tu đức, mỗi buổi sáng, trong bốn ngày liền, cha tổ chức cho các thầy một giờ nguyện ngắm. Giữa các thầy và các nhân viên Nhà Đức Chúa Trời, các chú và các bõ, cha nhấn mạnh đến tình yêu tha thứ và tinh thần nghèo khó trong việc để của chung. Cha cũng không quên nhắc nhở các thầy về đòi hỏi sự thánh thiện hoàn hảo trong địa vị của các thầy. Muốn đi đến sự hoàn thiện, các thầy phải chăm dùng các phương tiện tu đức, ảnh hưởng tinh thần đạo đức nghiêm ngặt của Đức Cha Lambertô de la Motte và cũng là của Giáo Hội Pháp thời Trung cổ, cha muốn các thầy tập lo ăn chay mình, đền tội, chăm chú đến việc đọc kinh nguyện ngắm và xét mình. Nhờ cha Deydier và các thừa sai Hội Truyền Giáo Paris, tiếp tục công việc của cha, rất nhiều thói quen tốt được cổ võ và củng cố, lưu truyền mãi về sau, như nguyện ngắm ban sáng nửa giờ, viếng Mình Thánh và xét mình ban trưa hoặc lúc chiều tà, những buổi kinh sớm, chiều và nhiều công việc hãm mình đền tội.

Ngoài những giờ nguyện ngắm nghe giảng để tu chỉnh đời sống đạo đức, là những giờ thảo luận để tu chỉnh lại tổ chức của các thầy cho hợp với đòi hỏi mới : việc thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc, và sau đó, là tu chỉnh lại tình trạng giáo dân đã sa sút trong những năm qua. Ngày 12 tháng 10, sau cơm trưa, trong cuộc thảo luận đầu tiên về tổ chức của các thầy, cha đi thẳng vào vấn đề chính yếu là thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc. Tất cả đều đồng ý và kết luận là trong số các thầy giảng trẻ, tức là các “văn”, cha Deydier sẽ chọn một số thầy đã thông thạo việc dạy bổn và kinh hát ; cha sẽ cho đi theo các thầy giảng cao niên về khu vực của các thầy, giúp đỡ các thầy trong việc coi sóc các họ đạo trong vùng. Còn lại một số các thầy trẻ hơn có trí khôn thông minh và cũng đã sống lâu năm trong Nhà Đức Chúa Trời, cha Deydier sẽ giữ lại để cho học La ngữ, sau này tuyển chọn lên chức linh mục. Các thầy giảng cao niên cũng hứa, khi trở về khu vực của các thầy, sẽ tìm gửi thêm những thầy giảng trẻ, còn ở lại trong khu vực. Nhiều thầy xét ra cũng có những điều kiện đòi hỏi về đạo đức và trí khôn như cha Deydier mong muốn. Cha sẽ thành lập một chủng viện huấn luyện các thầy này trở thành những linh mục tương lai.

Cũng theo đề nghị của các thầy, thì chiếc thuyền của các thầy rất thích hợp làm nơi để cha và các thầy đã được tuyển chọn sống chung với nhau, và hằng ngày được cha dạy dỗ. Con thuyền có thể xê dịch dễ dàng nay đây mai đó, lẩn tránh trong những làn cây vắng vẻ bên sông, không bị các chức việc và các quan địa phương dòm ngó, xem xét. Công việc chèo thuyền sẽ trao cho các “bõ”. Cha Deydier cũng có thể dùng chiếc thuyền này để đi thăm các họ đạo, phần lớn gặp ở hai bên sông. Vì thế, các thầy đồng ý kết luận là “giữ chiếc thuyền lại không bán đi”.

Vấn đề “chủng viện nổi” đã được ấn định. Ngày hôm sau, 13 tháng 10, các thầy thảo luận về vấn đề nội bộ. Theo tục lệ thời các cha dòng Tên, các thầy giảng cao niên sẽ dọn mình nhắc lại lời khấn và sẽ làm sổ của cải trong nhà Đức Chúa Trời, mỗi người theo địa hạt của mình. Cũng như cha dòng Tên, cha Deydier và sau này các thừa sai Pháp tiếp tục công việc của cha, đều nhấn mạnh đến vấn đề để của cải chung trong tổ chức nhà Đức Chúa Trời. Tất cả mọi của cải mà người ta đến dâng cúng cho các thầy, đều phải để làm của chung.

Một số các thầy đề nghị là các của dâng cúng đó sẽ thu về, để Bề Trên địa phận giữ làm của chung tất cả. Nhưng cha Deydier và phần đông chủ trương mỗi địa hạt sẽ lo liệu để có thể tự túc về kinh tế. Vì thế, những của dâng cúng thuộc địa hạt nào thì sẽ dùng làm của chung của địa hạt đó. Chẳng hạn, một người trước khi chết trối lại cho nhà Đức Chúa Trời một số ruộng đất để xin làm lễ cầu nguyện cho linh hồn mình, thì người nhà Đức Chúa Trời ở đấy phải lo công việc xin lễ như ý người quá cố. Còn hoa lợi ruộng đất dâng cúng thì để nuôi người nhà Đức Chúa Trời ở đấy.

Còn thay vì cha quản lý của khu truyền giáo, dưới thời các thừa sai dòng Tên, thì mỗi nơi sẽ đặt riêng một người, mà cha Deydier gọi là “người thủ quỹ của các người nghèo”. Đó là nguồn gốc chức “Thầy cai” trong các xứ thuộc tổ chức nhà Đức Chúa Trời, mà có nơi cũng gọi là “Thầy giữ việc”. Vì thầy không những giữ tiền nong và số chi tiêu trong nhà, còn trông coi xếp đặt các công việc cho người nhà, chẳng hạn bếp nước cơm ăn, làm vườn, xây sửa, dọn dẹp, v.v…

Ở xứ Kẻ Chợ thì cha Deydier đặt ông Raphaen và ông Caio làm thầy cai giữ của nhà chung địa phận và đồng thời giữ của nhà xứ Kẻ Chợ. Ngay từ hôm ấy, tất cả của cải của cha Deydier cũng như của các thầy giảng trẻ ở lại với cha, đều trao cho hai ông coi giữ.

Cha viết : “Từ giờ phút đó, chúng tôi trở nên giống những giáo dân thời kỳ đầu. Tất cả có gì đều để vào làm của chung, không ai giữ lại chút gì làm của riêng”.

Sau khi thảo luận về việc tu chỉnh lại tình trạng giáo dân đã sa sút trong những năm qua, bước sang ngày cuối cùng là ngày 15 tháng 10, cha dạy cho các thầy những điều cần thiết để thi hành chức vụ của các thầy. Cha đã viết một cuốn sách chia làm 15 chương bằng tiếng Bồ Đào Nha. Cha hy vọng có thể dịch sớm ngay cho các thầy dùng. Trong cuốn đó, như cha Deydier trình bày, có chương nói về địa vị cao cả và quan trọng của các thầy với những lời khuyên bảo thúc giục các thầy cố gắng làm trọn những nhiệm vụ đã trao cho các thầy. Tiếp theo là các chương khác, gồm những điều chỉ dẫn thực  hành cho các thầy biết làm những công việc đã uỷ thác cho các thầy. Trong bản nhật ký của cha Deydier, cha không nói rõ những công việc ấy là gì, nhưng chúng ta có thể biết chắc đó là những công việc của các thầy giảng quen làm, như rửa tội cho trẻ em nhà có đạo, rửa tội cho người bên lương lúc hấp hối muốn xin trở lại, việc coi sóc xứ đạo, làm sổ nhân danh, sổ rửa tội, sổ hôn phối, v.v…

Cuối cùng trước khi chia tay mỗi người về địa hạt của mình, theo đề nghị của cha Phanxicô Deydier, các thầy viết một bức thư lên Đức Cha Lambertô de la Motte. Chúng tôi tạm dịch những đoạn ghi lại ý nghĩa chính theo bản Pháp văn : “Trình lạy Đức Cha, tất cả chúng con là những thầy giảng xứ Đông Kinh, chúng con hết lòng khiêm nhượng sấp mình đội ơn một Đức Chúa Trời Ba Ngôi đã đoái thương sai cha rấ đáng kính A-lệ-sơn Đắc Lộ và các cha dòng Tên đến giảng đạo cho dân nước chúng con. Chúng con đã lãnh nhận được các ơn lành kể chẳng xiết. Nhưng vua Chúa xứ này đã bắt các cha phải bỏ dân nước chúng con. Công việc Chúa phép tắc vô cùng đã xếp đặt như thế, chúng con chỉ biết cúi đầu vâng theo. Chúng con là những đứa con không có cha, những học trò không có thầy, khác nào như gà con không có mẹ để ấp ủ dưới cánh… Chúng con hằng ngày mất công chờ đợi một cha ở Áo Môn trở lại trong xứ nước chúng con, mà chúng con không biết rằng khi ấy, Đức Thánh Phapha A-lệ-sơn VII đã sai một Đức Thầy đến với chúng con. Tuy chúng con chưa được thấy mặt người, chúng con cũng rất lấy làm yên ủi được có cha Phanxicô thay người đến với chúng con. Tất cả chúng con đều coi cha như trang sách hằng mở ra trước mặt, chỉ bảo cho chúng con về đường nhân đức. Suốt ngày cha đã lao công khổ tứ vì chúng con… Chúng con ngày nay thực rất lấy làm sung sướng như những đứa con đã tìm thấy mẹ, những học trò đã tìm thấy thầy. Nói dứt một lời, chúng con khác nào như mảnh đất khô cằn được sung sướng đón nhận hạt mưa mát mẻ từ trời ban xuống…”

Bức thư này do thầy giảng niên trưởng Mattinô Mát viết. Kèm theo đó là bức thư của ông Raphaen Rhodes, đại diện cho giáo dân Đàng Ngoài, tỏ bày sự công nhận quyền đại diện Toà Thánh của Đức Cha. Cha chính Deydier sung sướng gửi hai thư đó về cho Đức Cha Lambertô de la Motte, báo tin sự thành công của ngài trong việc chịu nhận quyền của các thầy giảng và giáo dân xứ Bắc.

 

2. Chủng viện đầu tiên và hai linh mục tiên khởi của địa phận Đàng Ngoài

Trung thành với sứ mệnh Toà Thánh giao phó cho các Giám mục đại diện đến khu truyền giáo ở Việt Nam, cha Deydier cấp tốc bắt tay vào việc thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc. Chủng viện đầu tiên của Giáo hội Việt Nam được tổ chức trong khoang thuyền của các thầy giảng. Với con thuyền lênh đênh nay đây mai đó, cha và các thầy có thể lẩn tránh dễ dàng sự dòm ngó, để ý của các chức việc địa phương, đồng thời cha có thể đi thăm các họ đạo mà vẫn có thể huấn luyện cho các thầy. Con số chủng sinh của chủng viện đầu tiên này, lúc đầu cha Deydier muốn cố gắng tìm cho đủ 12 để kính nhớ 12 Tông đồ, những chủng sinh của Chúa. Nhưng con số đã lên tới 15, vượt hơn sự trông đợi của cha. Các thầy này một số do cha tuyển chọn trong số cá thầy giảng trẻ hoạt động ở vùng Kẻ Chợ, khi cha tới. Còn một số, do các thầy giảng cao niên chọn ở các địa hạt của các thầy và gửi đến cho cha. Tuy gọi là các thầy giảng trẻ, nhưng thường cũng đã trên bốn năm chục tuổi. Trong số các thầy này cha để ý riêng hai thầy Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ. Hai thầy này trước đây trông coi xứ Kẻ Chợ và cha vẫn để hai thầy tiếp tục công việc đó. Nhưng đồng thời cha lo huấn luyện riêng hai thầy, để có thể được truyền chức sớm, làm việc giúp cha.

Chủng viện được tổ chức theo khuôn phép Nhà Đức Chúa Trời, mà các thầy đã quen sống trước đây, trong các địa hạt, với các thầy giảng cao niên. Cha Deydier nhấn mạnh đến đời sống cộng đồng. Cha viết : “Từ ngày ấy, chúng tôi bắt đầu một đời sống cộng đồng và chính cũng là đời sống của các Thánh Tông Đồ xưa. Chúng tôi ăn cùng bàn với nhau. Thay phiên nhau đọc sách và giúp bàn. Tôi cũng như thầy giảng trẻ nhất, không ai được miễn trừ cả. Lúc đầu các thầy không bằng lòng cho tôi làm như các thầy. Nhưng khi tôi nêu gương Chúa đã khiêm nhường đến nỗi hạ mình rửa chân cho cả Giuđa là đầy tớ phản bội đáng khinh bỉ, thì các thầy không biết đáp lại làm sao, đành để tôi làm việc như các thầy. Nhưng chỉ là chịu cách miễn cưỡng, vì không bao giờ có chuyện như thế xảy ra trong đời sống người xứ Đông Kinh. Ở xứ này, người vợ trong gia đình cũng thường ăn sau người chồng. Tất cả các việc khác, chúng tôi cũng làm chung với nhau cả.

Ngoài việc huấn luyện đời sống đạo đức và tu trì, cha cũng chú tâm vào việc dạy chữ nghĩa cho các thầy. Làm thế nào cho chóng biết đọc, biết viết và hiểu La ngữ. Từ trước các thầy chỉ biết Hán tự và chữ Nôm, bây giờ học La ngữ, các thầy phải bắt đầu từ cách đọc vần a, b, c. Giúp đỡ cha trong việc này có một giáo dân tên là Bênêđictô de Cruz, trước đây là thầy giúp việc các cha dòng Tên ở Áo Môn, nên biết đọc và biết viết vần La ngữ. Còn những thầy mà cha muốn dạy gấp để cho chịu chức linh mục sớm, thì cha Deydier dạy học thuộc lòng bản lễ bằng La ngữ và tập cho các thầy quen giải những vấn đề lương tâm. Hai thầy Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ vừa học vừa tiếp tục coi xứ Kẻ Chợ với cha Deydier.

Theo tục lệ các cha dòng Tên, mỗi năm vào dịp lễ thánh Phanxicô đầu tháng 12 dương lịch, các cha thường hội họp các thầy giảng, tổ chức lễ khấn và nộp sổ cuối năm cũng như thảo luận các vấn đề. Vào cuối năm 1666, cha Deydier cũng tổ chức cuộc hội họp các thầy theo tục lệ từ trước, tuy các thầy mới hội họp cách đây hai tháng vào đầu tháng 10. Cuộc hội họp lần này, mục đích không phải chỉ để kính nhớ vị thánh miền Đông Á mà còn để cắt đặt lại địa hạt hoạt động của các thầy. Cha viết : “Nhận thấy đôi khi nên đổi các thầy ở tỉnh này đi tỉnh khác, nhờ đó các thầy không để lòng dính bén vào một nơi. Đàng khác, có nơi thì ít người mà công việc lại nhiều quá, còn có nơi thì nhiều người mà công việc lại không có bao nhiêu”. Vì thế, lần hội này cha Deydier đổi chỗ của các thầy và cha rất thán phục đức vâng lời của các thầy. Không một lời kêu ca hay khiếu nại.

Về việc làm sổ các của chung và của riêng, cha cũng không khỏi thầm khen đức khó nghèo của các thầy. Các thầy khai tỉ mỉ, tất cả các đồ dùng, từ cuốn sách đến mẫu ảnh treo, có gì các thầy cũng kê khai tất cả. Trước khi ra đi, cha cũng cho mỗi thầy một cuốn sách nguyện ngắm và khuyên các thầy chăm lo việc nguyện gẫm cũng như luyện tập cho các người nhà biết nguyện gẫm nữa.

Hai thầy Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ vừa học vừa tiếp tục coi xứ Kẻ Chợ với cha Deydier. Sang đầu năm 1667, lợi dụng thời kỳ dễ dãi, cha đi thăm các xứ họ vùng Nam Định. Nhưng sau đó, gặp lúc Trịnh Tạc đem quân lên đánh dẹp nhà Mạc ở Cao Bằng, công việc canh phòng trở nên gắt gao, cha lại phải trở về Kẻ Chợ, tiếp tục huấn luyện các thầy giảng.

Ngày 24-02-1668, nhận  thấy hai thầy Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ, sau hơn một năm trời học hỏi đã tạm đủ để có thể lãnh nhận chức linh mục, cha chính Deydier gửi hai thầy qua kinh đô Thái Lan để Đức Cha Lambertô de la Motte truyền chức. Bỏ Kẻ Chợ ngày 24-02 để ra cửa sông Cái, ngày 01-03, các thầy xuống một chiếc tàu buôn ở ngoài khơi. Chính ra chiếc tàu buôn này kéo buồm đi thẳng xuống Batavia, rồi ở đây các thầy chờ năm sau có chuyến đi Thái Lan. Nhưng vì giữa đường bị hư hỏng sao đó, tàu này bó buộc phải tạt qua Thái Lan. Nhờ thế vào tháng tư năm ấy, các thầy đã được gặp Đức Cha Lambertô de la Motte ở Yuthia.

Thời gian ở trường chung Yuthia, hai thầy đã tỏ ra rất gương mẫu. Đức Cha Lambertô hết lời khen ngợi các thầy, Đức Cha viết : “Các thầy tỏ ra những dấu hiệu đặt biệt về nhân đức khiêm nhường, đời sống đơn giản, lòng ái mộ khó nghèo, chăm lo nguyện ngắm, ưa thích hãm mình và nhất là sự hoạt bát khéo ăn khéo nói, trong việc giảng giải bằng tiếng của các thầy. Các thầy đã làm mọi người bỡ ngỡ, thán phục và coi như những môn đệ thời kỳ tiên khởi của Giáo Hội, đầy tràn ơn Chúa và có đủ mọi nhân đức.”

Vì thế, sau khi tới kinh đô Thái Lan được hai tháng, Đức Cha Lambertô de la Motte không ngần ngại truyền các chức nhỏ và ban chức linh mục cho các thầy. Hai cha được thụ phong vào đầu tháng 6. Có lẽ dịp lễ Bốn Mùa, thời kỳ Lễ Hiện Xuống, ngày thứ bảy, trước lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi, ngày 08-06-1668. Lúc thụ phong, cha Bênêđictô Hiền đã 54 tuổi và cha Gioan Huệ 47 tuổi. Sau khi thụ phong, “các cha muốn ở lại chủng viện một năm nữa để chăm lo việc nguyện ngắm và học hỏi đầy đủ cách làm các phép Bí tích và thi hành các chức vụ Giáo sĩ” nhưng Đức Cha Lambertô  cho rằng địa phận đàng Ngoài cần sự có mặt của các cha. Vì thế, ngày 19-06 năm ấy, có chuyến tàu đến xứ Bắc, hai cha Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ đã từ giã Kinh đô Thái Lan để trở về quê hương xứ sở, nơi các giáo dân địa phận Đàng Ngoài đang chờ đợi các cha.

Vào đầu tháng 9 năm ấy, tàu buôn tới cửa Sông Cái, thời kỳ này việc khám xét tàu buôn trở nên nghiêm ngặt. Hai cha đem theo nhiều sách vở ảnh tượng và đồ vật quý cho cha Deydier. Những đồ vật quý giá này mục đích để cha Deydier ra mắt nhà Chúa và các quan có thế giá trong phủ Chúa. Nhưng vì sợ bị khám phá ra là đạo trưởng, các cha phải vất xuống biển hơn ba chục cuốn sách, rất nhiều ảnh tượng, và các đồ vật. Chỉ giữ lại được một chiếc đồng hồ vàng, hai chén Thánh của hai cha và hai sách các phép. Vào cuối tháng thì hai cha được gặp cha Deydier ở phố Hiến.

Biết bao vui mừng cho giáo đoàn xứ Bắc, được đón nhận hai linh mục tiên khởi của mình. Hai cha Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ còn tiếp tục sống với cha Deydier một thời gian, để học hỏi thi hành chức vụ linh mục của mình. Cha Deydier dịch cách thực hành các nghi thức lễ trong sách lễ và sách các phép ra chữ Nôm cho hai cha dùng. Đồng thời hai cha đi thăm các giáo dân vùng chung quanh, làm các phép Bí tích cho họ, nhất là những nơi mà cha Deydier vì tính cách ngoại quốc không thể tới được.

Như đã định trước, là ngày lễ Ba Vua, tức lễ Hiển Linh, mồng 06 tháng giêng năm 1669, cha Gioan Huệ dâng lễ mở tay. Nhưng vì có đám tang bà Pia, vợ ông Raphaen Rhodes, đưa xác về quê ở Thanh Hoá để chôn cất, đàng khác vì dân chúng vùng Thánh Hoá, lâu ngày không có linh mục tới thăm viếng, nên cha Deydier sai cha Gioan Huệ đi đưa xác và nhân thể “làm phúc” cho họ. Lễ mở tay lại phải giãn về sau. Còn cha Bênêđictô Hiền vì nhiều tuổi hơn cha Gioan Huệ, vấn đề học hỏi bản kinh lễ và nghi thức các phép Bí tích chưa được lầu chuốt, nên ở lại hoạt động ở vùng Kẻ Chợ để tiếp tục học hỏi với cha Deydier.

Giáo dân vùng Thánh Hoá đã từ lâu năm không có linh mục đến thăm viếng, vì thế công việc của cha Gioan Huệ rất bận bịu. Trong ba tháng trời, cha đã giải tội cho hơn ba ngàn người, có người đã bỏ lâu 20 đến 25 năm. Cha cũng rửa tội một ngàn rưỡi tân tòng. Sau đó cha lên vùng Nam Định và cũng ở đó hai tháng nữa, rồi mới về vùng Kẻ Chợ.

Ngày 20-06-1669, là ngày lễ Mình Thánh, cha Gioan Huệ được sung sướng dâng lễ mở tay. Thánh lễ đầu tiên của vị linh mục tiên khởi dâng lên trên vùng đất quê hương xứ Bắc của ngài, đã phải cử hành một cách hết sức âm thầm, trước lúc rạng đông, vào hai giờ sáng, tại nhà ông Raphaen Rhodes. Lúc ấy gặp phải thời kỳ đầu của cuộc bách hại mới. Trước đây một tuần, gnayf 14-06, vì có tàu buôn của người Bồ Đào Nha ở Áo Môn tới, mang theo ba cha dòng Tên, nên Chúa Trịnh Tạc lại ra sắc chỉ cấm đạo. Nhà ông Raphaen Rhodes cũng bị khám xét, nhưng vì đã đề phòng chôn giấu trước, nên không bắt được gì cả.

Thánh lễ của vị linh mục tiên khởi miền Bắc đã bắt đầu và sẽ được tiếp tục hiến dâng cho các linh mục khác tiến lên sau. Cả hai miền Bắc cũng như Nam, hàng Giáo sĩ bản quốc đã được thành lập, để bắt đầu những trang sử đầy hy sinh anh hùng và đẫm máu, làm vẻ vang cho Giáo Hội Việt Nam trong vùng Đông Á. Việc truyền chức cho hai linh mục tiên khởi miền Bắc cũng như ở miền Nam đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của tổ chức thầy giảng trong việc thành lập hàng Giáo sĩ bản quốc.

Nhận thấy nhờ hoạt động của hai linh mục tiên khởi, công cuộc truyền giáo đã thu lượm được nhiều kết quả lớn lao, cha Deydier càng chú tâm vào việc huấn luyện những thầy giảng đã được tuyển chọn lên chức linh mục mai ngày. Nhưng cha cũng không quên số phận các thầy giảng khác đang hoạt động trong khu vực truyền giáo. Trong thư viết cho Đức Cha Pallu ngày 01-11-1667, cha mong muốn có một Đức Giám mục đến xứ Đông Kinh để truyền chức đọc sách cho các thầy giảng, như thế “các thầy sẽ được quyền mặc áo chùng thâm, mặc áo dòng trắng và đội mũ lễ khi giảng cho giáo dân. Nhờ đó, các thầy có thế giá hơn và được dân chúng nghe hơn, đồng thời liên kết với các thừa sai triều của chúng ta hơn, vì từ đấy các thầy sẽ hoàn toàn thuộc quyền của hàng giáo phẩm”.

Nhưng cha đã không chờ đợi đến khi các thầy được truyền chức đọc sách. Ngày 06 tháng giêng năm 1669, dịp lễ Ba Vua, nhân dịp hội họp các thầy giảng để khấn hứa lại, và nộp sổ năm trước, cha chính Deydier đã thực hiện ý định trên. Đây cũng là lần đầu tiên, cha đổi dịp hội các thầy giảng vào dịp lễ Ba Vua, ngày 06 tháng giêng, thay vì 03-12, lễ thánh Phanxicô Xaviê như tục lệ các cha dòng Tên từ trước. Cha viết : “Tôi cũng ấn định áo mặc của các thầy khi ở nhà cũng như khi đi ra ngoài… mà bởi vì các thầy phải giảng cho giáo dân các ngày Chúa nhật, phải rửa tội thường xuyên và nhiều khi phải thay thế tôi trong nhiều trường hợp, đến chủ sự các cuộc kết hôn của người Công Giáo, nhiệm vụ thường dành riêng cho các linh mục. Đang khi chờ đợi có một Giám mục của chúng tôi đến truyền chức cho các thầy, những chức mà nhiệm vụ đã được các thầy thực hành từ lâu năm. Hơn nữa, để các thầy thi hành cách xứng đáng hơn, tôi đã cho mỗi thầy một chiếc áo chùng thâm, một áo dòng trắng và một mũ lễ vuông, để các thầy mặc khi thi hành những nhiệm vụ ấy. Các thầy rất lấy làm hài lòng vì điều ấy.”

Như thế trong hai năm trời, tuy gặp những hoàn cảnh khó khăn của cuộc bách hại vẫn luôn tiếp tục ở địa phận Đàng Ngoài, cha chính Deydier đã thu lượm được những kết quả quan trọng trong việc chịu nhận quyền các Giám mục đại diện Toà Thánh của các thầy giảng và giáo dân. Cha đã đem đến cho tổ chức thầy giảng những sinh lực mới trong hoạt động truyền giáo. Cha đã tổ chức lại cho hoàn bị hơn, huấn luyện sâu xa hơn về đời sống đạo đức, nhấn mạnh về việc đọc kinh nguyện gẫm và hy sinh hãm mình. Nhưng nhất là những cố gắng của cha để đưa các thầy tiến dần đến chức linh mục mà hai cha Bênêđictô Hiền và Gioan Huệ là những kết quả đầy hứa hẹn và yên ủi.


Каталог: wp-content -> uploads -> downloads -> 2011
2011 -> CÔng đỒng vatican II qua bốn thập niêN
2011 -> TÒa giám mục xã ĐOÀi chỉ nam giáo phận vinh lưỢC ĐỒ TỔng quáT
2011 -> 1. phép lạ thánh thể ĐẦu tiên khoảng năm 700 Tại làng Lanciano, nước Ý (italy)
2011 -> Thiên chúa giáo và tam giáO Đường Thi Trương Kỷ
2011 -> Tác giả Võ Long Tê chưƠng I bối cảnh lịch sử
2011 -> Các mẫu thức MẠc khải lm. Lê Công Đức
2011 -> Một lời nói đầu không phải là nơi nhiều chỗđể tóm lược lập luận của một cuốn sách cũng như định vị hoặc phát biểu về sựquan trọng của nó. Đây quả thực là một cuốn sách rất quan trọng
2011 -> LỜi giới thiệu suy tư ban đẦu về MẦu nhiệm giêSU
2011 -> Tu luật thánh biểN ĐỨc ngày 1 tháng 1

tải về 1.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương