Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


IV. PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG



tải về 1.8 Mb.
trang11/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

IV. PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

4.1. Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ


a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Tập trung đầu tư, tạo bước đột phá về phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng, cả nước và hạ tầng các ngành kinh tế khác. Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, thống nhất bảo đảm được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, đối nội, đối ngoại, giữa các khu vực, vùng địa hình khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, phục vụ tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm phát triển KT-XH nhanh, bền vững.



b. Định hướng phát triển

b1. Hệ thống đường bộ:

+ Quốc lộ:



- Quốc lộ 1A: Phối hợp với Trung ương đầu tư xây dựng hoàn thành đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và hệ thống đường gom tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV và các nút giao hợp lý để kết nối giữa hệ thống đường bộ trung ương và địa phương trên địa bàn.

- Quốc lộ 31: Nâng cấp đoạn từ Km0 - Km40 đạt tiêu chuẩn đường cấp III; đoạn từ Km40 - Km97 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

- Quốc lộ 37: Hoàn thành thảm lớp mặt bê tông nhựa Km70-Km97; nâng cấp đoạn Km13 - Km46 đạt tiêu chuẩn đường cấp III.

- Quốc lộ 279: Duy trì tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; kết cấu mặt đường bê tông nhựa, xây dựng lại các cầu có tải trọng thấp.

- Đường vành đai: Phối hợp với Trung ương chuẩn bị các điều kiện để triển khai đầu tư xây dựng đường vành đai V thủ đô Hà Nội.

+ Đường tỉnh:



- Đường tỉnh 293: Hoàn thành xây dựng mới đoạn từ TP Bắc Giang đến ngã ba Chằm (huyện Lục Nam), cải tạo, nâng cấp đoạn từ điểm giao với QL37 đến Hạ Mi đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Đầu tư xây dựng mới 03 tuyến nhánh vào chùa Vĩnh Nghiêm; từ Vô Tranh đi huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh và vào khu du lịch Tây Yên Tử.

- Đường tỉnh 398: Hoàn thành nâng cấp đoạn Neo - Đồng Việt, tuyến nhánh kết nối ĐT398 với QL18.

- Đường tỉnh 290, 294, 296, 297, 298, 298B, 299, 299B: Nâng cấp toàn bộ tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV.

- Đường tỉnh 292: Nâng cấp đoạn tuyến Km0 - Km35 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. Quy hoạch mốc lộ giới theo tiêu chuẩn đường cấp III; xây dựng các đoạn tránh thị trấn Bố Hạ, Cầu Gồ, thị tứ Mỏ Trạng.

- Đường tỉnh 295: Hoàn thành xây dựng cầu Đông Xuyên và đường dẫn. Nâng cấp đoạn Km0 – Km52+000 lên cấp IV, đoạn Km52+000 – Km70+500 lên cấp III. Quy hoạch mở rộng nền đạt theo tiêu chuẩn đường cấp III và xây dựng các đoạn tránh thị trấn Vôi (Lạng Giang), Cao Thượng (Tân Yên), Thắng (Hiệp Hòa).

- Đường tỉnh 291: Nâng cấp, cải tạo đoạn Yên Định - Nòn đạt tiêu chuẩn cấp IV; xây dựng mới cầu Lãn Chè và nâng cấp một số ngầm.

- Đường tỉnh 289: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV; kéo dài đoạn từ thị trấn Chũ đến Đồng Đỉnh, nâng lên cấp V.

- Đường tỉnh 248: Duy trì tuyến, nâng cấp, cải tạo các ngầm, tràn yếu.

- Đường tỉnh 295B: Nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III.



- Đường tỉnh 288, 242: Thực hiện duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.

Thực hiện nâng cấp 08 tuyến quan trọng lên thành đường tỉnh: Tuyến Thắng – Gầm; tuyến Kem - Sen Hồ; tuyến Việt Tiến - Ngọc Vân - Song Vân – Lam Cốt – Phúc Sơn; tuyến Bến Lường – Thiện Kỵ; tuyến Tam Dị - Đông Phú – Đông Hưng – Quý Sơn – Chũ; tuyến Trù Hựu – Kiên Thành – Sơn Hải – Hộ Đáp và tuyến Nam Dương – Tân Lập – Đèo Gia – Yên Định.

Mở mới một số tuyến đường để liên kết giữa các khu, cụm công nghiệp, liên kết các khu vực cảng, bến, khu đô thị, khu du lịch và tăng cường mạng lưới đường bộ đối với các khu vực có mật độ đường thấp: tuyến Tân Yên – Việt Yên – Hiệp Hòa; tuyến Hoàng Ninh – Nội Hoàng – Tân Tiến; tuyến Chùa Vĩnh Nghiêm – khu du lịch Côn Sơn, Kiếp Bạc; tuyến Chũ – Nam Dương – Tân Mộc - Đồng Đỉnh (nối với đường tỉnh 293); tuyến Phượng Sơn – Trường Giang – Vô Tranh; tuyến nối đường tỉnh 293 với quốc lộ 31.

+ Hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn: Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, tạo ra mạng lưới giao thông thông suốt, đi được 4 mùa đối các xã miền núi Sơn Động, Lục Ngạn vào 2015 nhằm phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội.



- Đường huyện: Đến năm 2015, cải tạo, nâng cấp 80% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V – VI, cứng hóa đạt 80%. Đến năm 2020, cải tạo, nâng cấp đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cứng hoá đạt 100%.

- Đường xã: Đến năm 2015: Cải tạo, nâng cấp 60% đường xã đạt tiêu chuẩn loại A, cứng hóa mặt đường đạt 30%. Đến năm 2020, cải tạo, nâng cấp 80% đường xã đạt tiêu chuẩn loại A, cứng hóa mặt đường đạt 45%.

- Đường thôn, xóm: Thực hiện cải tạo, nâng cấp hệ thống đường thôn xóm đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Biểu 40: Các chỉ tiêu giao thông cơ bản thời kỳ quy hoạch


TT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Theo thời gian

2015

2020

I

Đường bộ










1.1

Mật độ đường ô tô

Km/Km2







1.2

Tuyến chính

4 tuyến

1a, 31 đến Chũ, 37

Xong cả 4 tuyến

1.3

Nông thôn

Mức độ

Nâng cấp

Hoàn thiện

II

Đường thủy










2.1

3 tuyến sông

Mức độ

Thông suốt

Chất lượng tốt

III

Bến xe, cảng










3.1

Bến xe

Số lượng

Cơ bản xong

M/rộng bến

3.2

Cảng

Số lượng

Nâng cấp xong

Mở rộng

Ghi chú: 4 tuyến là 1A, 295B, chũ và thắng

b2. Đối với giao thông thủy: Từng bước hoàn thiện nâng cấp mạng lưới giao thông thủy đối với sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam và nâng cấp đồng bộ các hạ tầng kết nối như đường dẫn với đường bộ để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng loại hình giao thông này.

b3. Đối với giao thông đường sắt: Tích cực tham gia hoàn thiện nâng cấp hệ thống đường sắt, nhất là đường sắt tuyến Hà Nội - Lạng Sơn đoạn qua tỉnh với các nhà ga quan trọng Bắc Giang, Kép và tuyến Trại Cau, Thái Nguyên - Bố Hạ - Kép, Bắc Giang - Quảng Ninh để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng.

b4. Bến cảng, bến xe và các hạ tầng hỗ trợ khác: Xây dựng, mở cảng Đồng Sơn (thành phố Bắc Giang), cảng Lục Nam, cảng trên sông Cầu và khẩn trương xây dựng hệ thống bến xe, bãi đỗ xe chính, các trạm dừng nghỉ, trạm đăng kiểm, trung tâm cứu hộ giao thông, v.v đồng thời đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác khai thác, quản lý.

4.2. Hoàn thiện hệ thống thủy lợi và cấp, thoát nước


a. Quan điểm, mục tiêu phát triển

Phát triển hệ thống thủy lợi đồng bộ, với các công trình trọng điểm và quy hoạch, thực hiện hệ thống cấp, thoát nước đô thị, trước tiên là thành phố Bắc Giang, 2 thị xã tương lai Chũ, Thắng nhằm đảm đảm phát triển KT-XH nhanh, hiệu quả, bền vững thời kỳ CNH, HNQT đến năm 2020.



b. Phương hướng phát triển

Phát triển thủy lợi nhằm đáp ứng được nhu cầu cấp nước, tiêu thoát nước phục vụ sản xuất trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Cải tạo nâng cấp hệ thống đê sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam đảm bảo thực hiện tốt việc phòng, chống lũ. Xây dựng hệ thống hồ, đập, trạm bơm đảm bảo phục vụ tưới, tiêu và phòng chống lụt bão.

Xây dựng các công trình nước sạch, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho khu vực nông thôn, miền núi với công suất phù hợp. Xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị và các trạm xử lý nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong khu vực đô thị và khu dân cư.

* Phát triển hệ thống thủy lợi:

Phát triển hệ thống thủy lợi theo 5 vùng chính là: Vùng sông Cầu; vùng sống Sỏi; vùng hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn; vùng sông Lục Nam và vùng Nam Yên Dũng. Định hướng phát triển hệ thống thủy lợi các vùng như sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện, sớm đưa vào sử dụng các công trình thủy lợi đang triển khai thực hiện như công trình thủy lợi hồ sông Sỏi, hồ Hàm Rồng; trạm bơm Cổ Dũng.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi sông Cầu: Đảm bảo tưới và tiêu chủ động cho cho khoảng 36.900 ha đất nông nghiệp, tiêu cho khoảng 56.800 ha diện tích đất của các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên, thành phố Bắc Giang. Cải tạo, nâng cấp 06 trạm bơm (Cẩm Bào, Ngọ Khổng, Việt Hòa, Nội Ninh, Trúc Tay, Cống Trạng); nâng cấp kên tiêu chính, kênh tưới và các công trình trên kênh của các trạm bơm.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi vùng sông Sỏi: Đảm bảo cung cấp nước tưới cho khoảng 9.800 ha đất nông nghiệp (gồm phần đất đai huyện Yên Thế). Hoàn thành đầu tư xây dựng công trình thủy lợi hồ sông Sỏi; cải tạo các hồ Cầu Rễ, Suối Ven, Hồng Lĩnh và công trình đầu mối.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn: Đảm bảo tưới chủ động cho khoảng 29.500 ha; tiêu cho khoảng 56.000 ha diện tích đất của các huyện Lạng Giang, Lục Nam, Yên Dũng và một phần thành phố Bắc Giang. Cải tạo hồ Hố Cao, kênh xây hồ Suối Nứa; đầu tư sửa chữa 14 trạm bơm tưới (Lãng Sơn, Xuân Đám, Lạc Giản, Thái Sơn 1, Thái Sơn 2, Thái Sơn 3, Thanh Cảm, Tân Tiến, Dương Đức, Khám Lạng, Cẩm Lý, Chợ Xa, Đồi Ngô); xây mới 5 trạm bơm tiêu cho trên 3.000 ha khu vực ngòi Mân, ngòi Chản (Lục Nam); cải tạo 10km kênh cấp I, 180km kênh cấp II.

- Cải tạo hệ thống thủy lợi Nam Yên Dũng đảm bảo tưới cho khoảng 7.900 ha đất nông nghiệp, tiêu cho khoảng 17.200 ha đất thuộc các xã huyện Yên Dũng. Cải tạo, nâng cấp một số trạm bơm như Ghềnh Nghệ, Tân Liễu, Cổ Pháp, Khánh Am; cải tạo kênh Nham Biền, hệ thống kênh cấp I, cấp II.

- Sữa chữa, nâng cấp hệ thống hồ chứa tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên cung cấp nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt và phòng chống lụt bão.

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống đê, gia cố một số đoạn đê xung yếu thuộc hệ thống đê sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam; xây dựng mới một số tuyến đê đảm bảo an toàn trong phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn.

- Thực hiện điều hành, quản lý các hồ lớn như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần v.v nhằm nâng cao hơn hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo đảm bền vững, an toàn các công trình này.

* Hạ tầng cấp thoát nước:

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung, trước hết là đảm bảo cung cấp nước sạch tại các khu đô thị lớn và khu dân cư nông thôn tập trung như thành phố Bắc Giang, thị trấn Chũ, Thắng...

- Đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước, khu xử lý nước thải tại các đô thị, khu, cụm công nghiệp. Từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải ở khu vực nông thôn, đặc biệt là tại các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

4.3. Phát triển hạ tầng cấp điện


a. Mục tiêu phát triển

Xây dựng hạ tầng cấp điện đồng bộ, có trọng điểm, đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt; tổ chức khai thác, quản lý hiệu quả, phục vụ tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm phát triển KT-XH nhanh, hiệu quả thời kỳ CNH, HNQT đến năm 2020.



b. Định hướng phát triển

+ Nguồn điện:

- Nhà máy nhiệt điện than Sơn Động, nhà máy hiện có với 2 tổ máy x 110MW, đấu nối và phát toàn bộ công suất lên tuyến đường dây 220kV Tràng Bạch - Hoành Bồ, không trực tiếp cấp điện cho phụ tải của tỉnh Bắc Giang.

- Nhà máy điện thuộc Công ty Phân đạm và Hoá Chất Hà Bắc với 4 tổ máy (2x12 + 2x6)MW. Các tổ máy phát của Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc cấp điện chủ yếu cho hoạt động sản xuất phân đạm của công ty.

- Nhà máy nhiệt điện Bắc Giang xây dựng mới công suất 600MW, đấu nối và phát toàn bộ công suất lên tuyến đường dây 220kV Phả Lại - Sóc Sơn.

- Nhà máy nhiệt điện Lục Nam xây dựng mới, công suất 2x50MW dự kiến vận hành giai đoạn 2011-2012, đấu nối truyền tải công suất lên tuyến dây 110kV Phả Lại - Bắc Giang và tuyến dây 110kV xây dựng mới nhiệt điện Lục Nam - trạm 110kV Lục Nam.

Dự báo, nhu cầu công suất tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 đạt 655,08MW. Với nhu cầu công suất dự kiến như trên, xây dựng hệ thống lưới điện, trạm biến áp như sau:

* Lưới điện 220 kV: Xây dựng mới trạm 220kV Hiệp Hòa quy mô 2 máy với tổng công suất 500MVA; nâng công suất máy 2 trạm 220/110kV Bắc Giang từ 125MVA lên 250MVA.



  • Xây mới đường dây 220 tại thành phố Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa; xây dựng mới đường dây 220kV mạch đơn từ trạm 220kV Bắc Giang đến trạm 220kV Lạng Sơn.

* Lưới điện 110 kV: Xây dựng mới đường dây cao thế 110kV với tổng chiều dài khoảng 130km; cải tạo, xây mới 18 trạm 110kV với tổng công suất 1.360MVA.

* Lưới điện trung áp: Cải tạo các lưới điện trung áp 35kV, 22kV; nâng cấp lưới 6, 10kV lên lưới 22kV.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương