Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp



tải về 1.8 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC, THỰC HIỆN QHTT PHÁT TRIỂN KT-XH VÀ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020




I. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KT-XH THỜI KỲ RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH

1.1. Điều kiện tự nhiên, đơn vị hành chính


1.1.1. Vị trí địa lý và địa giới

a. Vị trí địa lý

Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông; là “phên dậu” và trên tuyến phòng thủ II của quốc gia.

Có vị trí thuận lợi do nằm ở vị trí chuyển tiếp từ các tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc tới các tỉnh của vùng đồng bằng sông Hồng và trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh với quốc lộ 1A, đường sắt Nam - Bắc và có đường thủy tới Hải Phòng, gần sân bay quốc tế Nội Bài (khoảng 40km).

Theo đó, Bắc Giang cách không xa các trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ lớn như thủ đô Hà Nội (50 km), khu dịch vụ lớn các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, cửa khẩu Hữu Nghị, thành phố cảng Hải Phòng, tiếp giáp khu sản xuất hàng điện tử, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp lớn vùng quanh Hà Nội.



b. Địa giới

Tỉnh Bắc Giang giáp với các tỉnh sau:

- Phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh (sông Cầu), Hải Dương (Chí Linh);

- Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn (Hữu Lũng);

- Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh (Đông Triều);

- Phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên (Đồng Hỷ);

- Đặc biệt phía Tây Nam là thủ đô Hà Nội (Sóc Sơn).

Như vậy, Bắc Giang giáp các tỉnh thành và khu vực rất quan trọng, có lợi thế nhiều hơn thách thức trong rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2020.



1.1.2. Diện tích, đơn vị hành chính

a. Diện tích và các đơn vị hành chính

Tỉnh Bắc Giang có diện tích là là 384.971,4 ha có cả 3 vùng là vùng miền núi chiếm gần 40%, vùng trung du chiếm khoảng 45% và vùng đồng bằng chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên.



b. Đơn vị hành chính

Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Bắc Giang và 09 huyện (Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Yên Dũng, Hiệp Hòa), trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động) và còn lại là vùng trung du, đồng bằng. Toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn.



1.1.3. Đặc điểm địa hình và phân vùng lãnh thổ tự nhiên

a. Đặc điểm địa hình

Là vùng chuyển tiếp nên địa hình thấp dần từ phía bắc xuống phía nam, độ cao và độ dốc trung bình giảm dần (từ gần 500 m xuống còn khoảng 100 m so với mặt nước biển và từ khoảng 20 độ xuống gần 0 độ), bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi và một số hồ.



b. Phân vùng lãnh thổ tự nhiên

- Địa hình vùng núi: Dạng địa hình vùng núi phân bố chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang… trong đó, vùng núi cao có địa hình chia cắt mạnh, là phần lãnh thổ Bắc Giang tiếp giáp với dãy núi cao Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) và vùng núi cao của tỉnh Lạng Sơn. Độ cao trung bình ở vùng địa hình này 300 - 400 m, cao nhất là đỉnh Yên Tử (1086 m), độ dốc phần lớn trên 25o.

- Địa hình đồi thấp: Dạng địa hình đồi thấp phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở huyện Hiệp Hoà, Việt Yên, thành phố Bắc Giang. Đây là vùng có địa hình lượn sóng, đồi bát úp, có độ chia cắt trung bình. Độ cao bình quân so với mặt biển từ 80 - 120 m, độ dốc từ 8 - 15o, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình đồng bằng được phân bố thành các giải hẹp dọc ven sông, suối và ở các thung lũng xen các đồi thấp, núi ở các huyện, thị. Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 - 25 m, đất đai tương đối bằng phẳng, độ dốc phần lớn dưới 8o.

Theo đó, với đặc điểm địa hình đa dạng (có đồng bằng, trung du và miền núi) thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, tuy nhiên cũng phải đầu tư nhiều để phát triển kết cấu hạ tầng vùng núi, trung du.



1.1.4. Điều kiện khí hậu, thời tiết

a. Đặc điểm chung

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tương đối điều hòa, mang đặc điểm chung của vùng Đông Bắc, một năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông khô, lạnh từ tháng 11 năm trước tới tháng 1 năm sau; mùa hè nóng, mưa nhiều từ tháng 5 tới tháng 7; mùa xuân ấm, ẩm từ tháng 2 đến tháng 4; mùa thu khí hậu ôn hòa từ tháng 7 đến tháng 10.



b. Diễn biến các nhân tố thời tiết

* Nhiệt độ: Biên độ nhiệt độ trung bình năm ít thay đổi, với nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-240C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình khoảng 160C, tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình trên 300C.

Tuy nhiên, có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tiểu vùng núi (rét đậm, sương muối ảnh hưởng đến chăn nuôi, trồng trọt hàng năm), tiểu vùng trung du và tiểu vùng đồng bằng.



* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình những năm gần đây của Bắc Giang có xu thế giảm dần, năm 2001 là 1684 mm, năm 2004 là 1.097 mm. Tháng 11, 12 chỉ có 15mm. Bình quân những tháng mưa nhiều của năm 2004 so với năm 2001 cũng giảm nhiều.

Một số vùng có lượng mưa thấp hơn các vùng khác trong tỉnh, thậm trí còn là nơi thấp trong cả nước như Lục Ngạn (700 mm/năm), Lục Nam, tạo điều kiện thuận lợi phát triển vải thiều, đỗ tương.



* Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam về mùa hè, gió mùa Đông Bắc về mùa đông. Hàng năm ít chịu ảnh hưởng của bão do nằm sâu trong đất liền và một số huyện miền núi Yên Thế, Sơn Động, Lục Ngạn đôi khi xảy ra hiện tượng lốc cục bộ và mưa đá vào mùa hè.

* Giờ nắng và độ ẩm: Nhìn chung chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh với số giờ năng trung bình trong năm đạt từ 1.590 đến 1.812 giờ. Độ ẩm trung bình trên 80%, trong đó các tháng mùa đông có độ ẩm không khí từ 74 - 80%, các tháng mùa hạ lên tới 85%.

Từ phân tích trên cho thấy Bắc Giang nhận được thuận lợi nhiều hơn thách thức từ đặc trưng và thay đổi khí hậu, thời tiết trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.



1.1.5. Tài nguyên đất

a. Sử dụng đất và diễn biến sử dụng đất

- Đánh giá chung: Tỉnh Bắc Giang có diện tích 384.971,4 ha chiếm 4,01% diện tích trong vùng và 1,16% diện tích đất của cả nước. Trong đó diện tích đất Nông, lâm nghiệp có khoảng 275.942,11 ha chiếm 71,7% tổng diện tích, diện tích đất phi nông nghiệp khoảng 93.160,08 ha chiếm 24,2% , còn lại là đất chưa sử dụng. Tuy nhiên do dân số đông nên mức bình quân/người ở mức thấp trong cả nước và vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Bình quân diện tích đất tự nhiên/người là 0,24ha. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp/người là 0,17 ha.

Trong những năm qua, sử dụng đất trong tỉnh ngày càng tăng về hiệu quả, hệ số sử dụng đất tăng lên, đạt khoảng 1,9 lần.



- Diễn biến sử dụng đất theo đơn vị hành chính: Phân tích đánh giá sử dụng đất đai theo các đơn vị hành chính thấy rằng, huyện Lục Ngạn có diện tích tự nhiên lớn nhất, huyện Sơn Động có diện tích tự nhiên đứng thứ hai và thành phố Bắc Giang có diện tích đất nhỏ nhất.

Biểu 1: Sử dụng đất đai theo các đơn vị hành chính năm 2012

TT

Huyện, TP

Diện tích (ha)

Vùng địa hình


1

TP Bắc Giang

6.677,36

3,2% đồi thấp; Đồng bằng 96,8%

2

Huyện Việt Yên

17.014,76

82,8% đồng bằng; 17,2% đồi núi thấp

3

Huyện Yên Dũng

19.093,04

50% đồi, 50% đồng bằng

4

Huyện Hiệp Hoà

20.305,98

26,2% đồi núi thấp; đồng bằng 73,8%

5

Huyện Lạng Giang

24.125,15

39% đồi, núi; 61% đồng bằng, vùng trũng

6

Huyện Tân Yên

20.789,63

40% đồi, núi thấp; 60% đồng vàn, vùng trũng

7

Huyện Lục Nam

59.816,55

71% núi; 29% đồi thấp, đồng bằng

8

Huyện Lục Ngạn

101.850,41

60% núi; 40% đồi núi thấp

9

Huyện Yên Thế

30.308,61

31,5% núi, đồi 31,2%, đồng bằng 37,3%

10

Huyện Sơn Động

84.989,91

Phần lớn là núi




Cộng

384.971,40

100% 

Nguồn: Sở TN&MT

- Diễn biến sử dụng giai đoạn 2006-2012: Trong giai đoạn vừa qua, diễn biến sử dụng đất chi tiết thể hiện trong biểu dưới đây. Số liệu 2 năm khác nhau nguyên nhân do kiểm kê lại.

Bảng 2: Diễn biến sử dụng đất tỉnh Bắc Giang GĐ 2006-2012

TT

Chỉ tiêu

Diện tích và cơ cấu qua các năm

Tăng, giảm (ha)

Diện tích 2006 (ha)

CC
(%)


Diện tích 2012 (ha)

CC
(%)


 

Tổng diện tích tự nhiên

382.331,34

100

384.971,4

100

2.640,06

1

Đất nông nghiệp

257.504,57

67,4

275.942,11

71,7

18.437,54

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

123.973,00

32,4

129599,16

33,7

5.626,16

1.2

Đất lâm nghiệp có rừng

129.164,53

33,8

140.276,57

36,4

11.112,04

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

4.226,58

1,11

5.874,41

1,5

1.647,83

1.4

Đất nông nghiệp khác

140,46

0,04

191,97

0,0

51,51

2

Đất phi nông nghiệp

90.039,79

23,6

93.160,08

24,2

3.120,29

2.1

Đất ở

21.039,03

5,5

23.096,91

6,0

2.057,88

2.2

Đất chuyên dùng

50.037,14

13,1

52.503,54

13,6

2.466,40

2.3

Đất tôn giáo tín ngưỡng

331,26

0,09

352,88

0,1

21,62

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1.976,91

0,52

1.800,16

0,5

-176,75

2.5

Đất sông suối mặt nước

16.569,48

4,33

15.310,36

4,0

-1259,12

2.6

Đất phi nông nghiệp khác

85,97

0,02

96,23

0,0

10,26

3

Đất chưa sử dụng

34.786,98

9,1

15869,21

4,1

-18.917,77

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

2.151,59

0,56

1.568,96

0,4

-582,63

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

31.966,93

8,36

13.731,52

3,6

-18.235,41

3.3

Núi đã không có rừng cây

668,46

0,17

568,73

0,1

-99,73

Nguồn: Niên giám thống kê, quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bắc Giang

Đánh giá chung, diễn biến sử dụng đất nông nghiệp tăng lên (18,4 nghìn ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống 18,9 nghìn ha và diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 3,1 nghìn ha trong 6 năm vừa qua. Cụ thể:

+ Đất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp tăng 5,6 nghìn ha, đất lâm nghiệp tăng 11,6 nghìn ha, đất nuôi trồng thủy sản tăng 1,6 nghìn ha, trong đó chủ yếu tăng vùng trung du và miền núi.

+ Đất phi nông nghiệp: Đất phi nông nghiệp tăng 3.120 ha, diện tích đất tăng lên 2.058 ha, đất chuyên dùng tăng 2.466 ha, đất quốc phòng, an ninh tăng hơn 200 ha, loại đất này tăng chủ yếu tăng lên tại vùng đồng bằng và trung du.

+ Đất chưa sử dụng: Đất bằng chưa sử dụng giảm xuống 582 ha, đất đồi chưa sử dụng giảm 18.235 ha và đất núi đá không cây giảm 99 ha, chủ yếu từ các huyện thuộc tiểu vùng miền núi.

b. Thổ nhưỡng

Kết quả nghiên cứu cho thấy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 6 nhóm đất với 15 loại đất chính(1) cụ thể như sau:



- Nhóm đất phù sa: Diện tích 50.246,08 ha, chiếm 13,14% diện tích tự nhiên. Loại đất này được phân bố ở vùng địa hình bằng phẳng ven các sông. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích 42.897,84 ha, chiếm 11,22% diện tích tự nhiên. Với một loại đất chính là đất bạc màu trên phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu khắp các huyện trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên… Đây là nhóm đất bằng, song nghèo đạm, lân, giàu kali, tơi, xốp, thoát nước tốt thích hợp với các loại cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, cây đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích 6.546,67 ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ kẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất, nên thường có độ phì khá, rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 241.358,21 ha, chiếm 63,13% diện tích tự nhiên. Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Đất thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ hữu cơ.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.008,04 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy Yên Tử và giáp Thái Nguyên.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Diện tích 18.809,98 ha, chiếm 4,92 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh. Đây là loại đất đã bị phá huỷ bề mặt do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng, tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp.

- Sông suối, ao hồ, núi đá: Diện tích sông suối, ao hồ là 20.796,06 ha, chiếm 5,44% diện tích tự nhiên và núi đá có 668,46 ha, chiếm 0,17% diện tích tự nhiên.

Từ kết quả trên cho thấy tiềm năng đất của tỉnh còn khá lớn, đặc biệt là các nhóm đất phù sa, đất đỏ vàng, đất bạc màu nếu tích cực đầu tư cải tạo có thể nâng cao hơn nữa giá trị kinh tế. Hiện nay, hệ số sử dụng đất còn thấp, nhất là các huyện miền núi, có thể nâng hệ số sử dụng đất lên. Năng suất cây trồng, vật nuôi cũng còn tiềm ẩn khá, nếu áp dụng đưa giống mới vào sản xuất, chế độ canh tác hợp lý sẽ đưa được năng suất lên 1,3 - 1,4 lần so với hiện nay.



c. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

- Về kinh tế: Bước đầu hình thành thị trường đất đai, đặc biệt giá trị thu được từ thị trường bất động sản tại các khu đô thị và từ việc cho thuê đất tại các KCN, CCN v.v nên tài nguyên đất đai đã có đóng góp quan trọng vào phát triển KT - XH trong thời gian 5 năm vừa qua.

Quỹ đất tạo ra nguồn thu khá, là điểm nhấn tích cực trong khai thác, sử dụng và phát huy tiềm năng, lợi thế. Cụ thể nguồn thu từ tài nguyên đất trong 7 năm vừa qua tăng từ 341,35 tỷ đồng năm 2006 lên tới 1.320 tỷ đồng năm 2010, nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống và năm 2012 là 853,50 tỷ đồng, nâng tổng nguồn thu được trong cả thời kỳ trên lên 4.941,50 tỷ đồng. Hơn nữa, giá trị thu theo các thành phần thì thu tiền SDĐ là lớn nhất, chiếm tới trên 80%, thứ hai là thu tiền thuê đất (gần 10%), ít nhất là thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Về xã hội: Đất đai là nền tảng đế phát triển sản xuất, kinh doanh tại một tỉnh đông dân và nâng cao mức sống. Khu đô thị, KCN, CCN thu hút nhiều lao động, trong đó có lao động chất lượng cao. Khu chuyên canh rau, màu, lúa và vùng vải thiều Lục Ngạn v.v đã giải quyết việc làm với mức bình quân khoảng 4.000 lao động/năm.

Do đó từ năm 2006 đến 2012 đã giải quyết tăng thêm được khoảng 12 nghìn việc làm, trong đó có nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ xấp xỉ 2.000 người/năm. Theo đó, việc làm khu vực các ngành công nghiệp, xây dựng tăng cao hơn, góp phần giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội.

- Về bảo vệ môi trường: diện tích rừng khá, chiếm khoảng 36,4% diện tích tự nhiên (không tính diện tích cây ăn quả), góp phần giảm xói mòn, rửa trôi đất đai, điều hòa khí hậu, nguồn nước, bảo vệ sự đa dạng sinh học, các công trình thủy lợi trọng điểm và các khu xử lý nước thải, chất thải góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng và quản lý đất đai trong thời gian vừa qua còn những hạn chế như sau:

- Chủ yếu tập trung gia tăng sử dụng đất về số lượng, chưa chú trọng đến chất lượng, nên hiệu quả nhiều khu đất nông nghiệp đã chuyển sang xây dựng KCN, CCN, KĐT (khu đô thị), KDV (khu dịch vụ) nhưng còn bỏ trống, mất đất sản xuất nông nghiệp. Hiện nay tỷ lệ đất cho thuê tại các KCN, CCN chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu và thành phố Bắc Giang, các đô thị loại IV, loại V còn nhiều khu đô thị chưa đưa vào sử dụng, thậm trí bỏ đất trống, gây lãng phí.



- Hạn chế trong quy hoạch sử dụng đất, trong công tác đo đạc địa chính, đặc biệt là chưa có cơ quan, thẩm định viên giá đất chuyên nghiệp nên chưa có thị trường bất động sản minh bạch, xảy ra tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất.

Biểu 3: Kết quả thu các loại từ đất giai đoạn 2006-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng


Năm




Nguồn thu




Tổng thực

thu



Thuế nhà đất

Thu tiền SDĐ

Thuế CQ SDĐ

Thuê đất

Thuế SDĐ NN

2006

5,30

325,00

4,80

5,50

0,75

341,35

2007

7,89

351,45

11,50

7,15

1,27

379,26

2008

9,24

447,88

14,55

15,51

1,48

488,66

2009

15,65

641,00

0,23

13,30

0,28

670,46

2010

16,31

1.288,60

0,09

15,34

0,27

1.320,61

2011

16,40

850,60

0,05

20,18

0,43

887,66

2012

17,00

812,00

0,00

24,00

0,50

853,50

Cộng

87,79

4.716,53

31,22

100,98

4,98

4.941,50

Nguồn: Cục Thuế, Bắc Giang; CQ SDĐ-Chuyển quyền sử dụng đất; KH-Kế hoạch; SD Đ-Sử dụng đất

1.1.6. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt ở tỉnh Bắc Giang do 3 con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam và hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, một số hồ chứa nước khác tạo nên mạng lưới sông ngòi, hồ tương đối dày. Cụ thể:



- Sông Cầu: Sông có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang là 101 km. Sông Cầu có hai chi lưu lớn nằm ở hữu ngạn là sông Công và sông Cà Lồ. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm là 4,2 tỷ m3, hiện tại trên sông Cầu đã xây dựng hệ thống thuỷ nông sông Cầu phục vụ tưới cho các huyện Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hoà, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Sông Lục Nam: Sông có chiều dài 175 km (đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang 150 km), bao gồm các chi lưu chính là sông Cấm Đàn, sông Thanh Luận, sông Rán, sông Bò. Lưu lượng nước hàng năm 1,86 tỷ m3, hiện tại ở hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng khoảng 170 công trình (chủ yếu là các hồ đập) để phục vụ tưới cho các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và 11 xã phía Tả sông Lục Nam của huyện Lục Nam.

- Sông Thương: Sông có chiều dài 87 km, có chi lưu chính là sông Hoá, sông Sỏi và sông Trung. Lưu lượng nước sông Thương hàng năm là 1,46 tỷ m3, hiện tại trên sông thương đã xây dựng hệ thống thuỷ nông Cầu Sơn phục vụ tưới cho các huyện Lạng Giang, Lục Nam (các xã nằm ở hữu sông Lục Nam), một phần huyện Yên Dũng (8 xã phía tả sông Thương) và thành phố Bắc Giang.

- Hồ chứa lớn: Hiện ở Bắc Giang có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện tích gần 5.000 ha. Trong đó có một số hồ có diện tích khá lớn và là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu ở các huyện miền núi như hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, hồ Suối Nứa, hồ Cầu Rễ, hồ Đá Ong, hồ Suối Cấy.

* Chế độ thủy văn: Theo số liệu điều tra thấy rằng, tổng lượng dòng chảy qua tỉnh khoảng 7,5 triệu m3/năm, mực nước sông trung bình tại trạm Cầu Sơn là 2,18m, mực nước trung bình mùa lũ 4,3m. Lưu lượng kiệt nhỏ nhất Qmin = 1m3/s, lưu lượng lũ lớn nhất Qmax = 1.4003/s. Mực nước lũ lớn nhất tại trạm Bắc Giang = 6,2-6,8m, thường xuất hiện vào tháng 8 và tháng 9.

Hệ thống thủy văn giữ vai trò quan trọng trong duy trì và điều hòa tài nguyên nước mặt trên địa bàn, cùng với nước ngầm có vị trí, vai trò đặc biệt trong phát triển KT-XH thời kỳ quy hoạch, cụ thể là sản xuất kinh doanh và nước sinh hoạt cho nhân dân.



b. Nguồn nước ngầm

Nước ngầm có ở nhiều nơi, tùy theo địa hình ở từng khu vực mà có độ nông sâu khác nhau, với trữ lượng dự báo trên 900 nghìn m3/ngày đêm, trong đó trữ lượng tĩnh gần 300 nghìn m3/ngày đêm.

Khảo sát các giếng đào dùng cho sinh hoạt của dân cư với độ sâu trung bình 5 - 10m, lưu lượng nước khá lớn, chất lượng nước còn tương đối tốt đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên việc khai thác nước tự phát, không theo quy hoạch và không được quản lý chặt chẽ ở các địa phương đây là nguyên nhân chính gây nên suy giảm mực nước và ô nhiễm nguồn nước dưới đất như tại Lạng Giang, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Dũng, Việt Yên.

Tuy có nhiều thuận lợi nêu trên, với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh trong bối cảnh CNH và HNQT hiện nay, cần trú trọng, quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.



1.1.7. Tài nguyên rừng

a. Tình hình chung

Đến năm 2012, Bắc Giang có 146.435,0 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng tự nhiên là 60.524,0 ha, rừng trồng là 69.896,0 ha và đất chưa có rừng là 16.015,0 ha.

Tổng trữ lượng gỗ là 5.150.784 m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên là 2.913.587 m3 gỗ và trữ lượng gỗ rừng trồng là 2.237.197 m3. Tổng số lượng cây tre nứa là 2,05 triệu cây.

Theo biểu trên đất rừng được chia làm 3 loại: thứ nhất là rừng sản xuất, chiếm 77,5%; Thứ hai là rừng phòng hộ, chiếm 12,9%, phân bố chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn và thứ ba rừng đặc dụng là 9,6%.



Biểu 4: Cơ cấu diện tích 3 loại rừng Bắc Giang năm 2012

TT

Loại rừng

Diện tích (ha)


Cơ cấu (%)





Tổng

146.435

100,00

1

Đất rừng đặc dụng

14.093

9,62

2

Đất rừng phòng hộ

18.880

12,90

3

Đất rừng sản xuất

113.462

77,48

Nguồn: Sở NN&PTNT

Rừng đặc dụng tỉnh Bắc Giang gồm 3 khu bảo tồn thiên nhiên (Khe Rỗ, Tây Yên Tử, suối Mỡ).



b. Tình hình biến động

Trong thời kỳ rà soát quy hoạch, biến động tài nguyên rừng theo hướng tích cực xem xét trên góc độ gia tăng chất lượng rừng gồm cả phân bố không gian, đặc biệt là vùng đầu nguồn.



Biểu 5: Diễn biến đất lâm nghiệp Bắc Giang 6 năm

TT

Trạng thái đất rừng

2006

2012

Thay đổi





Tổng (Ha)

183.236

146.435

-36.801

1

Rừng tự nhiên (Ha)

69.899

60.524

-9.375

2

Rừng trồng (Ha)

81.382

69.896

-11.486

3

Đất chưa có rừng (Ha)

31.955

16.015

-15.940

Nguồn: Sở NN&PTNT

Diện tích và trữ lượng rừng, số cây tre nứa rừng sản xuất tăng lên thời gian vừa qua do chuyển một số diện tích rừng đặc dụng sang rừng sản xuất và thực hiện chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, cơ cấu diện tích rừng thay đổi do diện tích rừng đã được đưa chuyển sang mục cây ăn quả trong sử dụng đất từ năm 2009.

1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau gồm than, kim loại, khoáng chất công nghiệp (khoáng sản) và vật liệu xây dựng. Cụ thể:

Khoáng sản năng lượng than đã tính trữ lượng 8 mỏ tại các huyện Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, Lục Nam, với trữ lượng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than antraxit, than gầy, than bùn. Riêng mỏ than Đồng Rì (huyện Sơn Động) có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn), có khả năng khai thác quy mô công nghiệp quốc gia.

Khoáng sản vật liệu xây dựng có 16 mỏ khoáng sét với trữ lượng khoảng 360 triệu m3 ở các huyện Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hoà. Phát hiện 5 mỏ chứa cát, cuội, sỏi tập trung tại Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa (cát là 4.550 nghìn m3, cuội sỏi là 91.200 m3).

Khoáng chất công nghiệp đến nay phát hiện 6 mỏ tập trung tại các huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, trong đó có 4 mỏ barít có trữ lượng 567 nghìn tấn với chất lượng tốt; 01 điểm mỏ Kaolin tại ở xã Trí Yên- huyện Yên Dũng, trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 13 triệu m3; 01 điểm mỏ Fenspat tại Ngọc Sơn- Hiệp Hoà, trữ lượng 591,5 ngàn tấn.

Khoáng sản kim loại đến nay phát hiện được 16 mỏ có trữ lượng lớn như quặng sắt (Yên Thế trữ lượng 503 nghìn tấn), quặng đồng (Lục Ngạn, Sơn Động trữ lượng 5,2 triệu tấn), có 3 mỏ quặng vàng sa khoáng, 02 mỏ vàng gốc (Yên Thế và Lục Ngạn trữ lượng khoảng 734 kg).



1.1.9. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch khá phong phú để phát triển tour du lịch với các loại như du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng:



1/ Hệ thống chùa, đền: chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chốn tổ thiền phái Trúc Lâm do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII, nơi lưu giữ kho Mộc bản với 3.050 bản đã được vinh danh là Di sản Tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; chùa Bổ Đà, đình, chùa Thổ Hà (Việt Yên); chùa Tiên Lục, Lạng Giang có cây Dã Hương nghìn năm tuổi,...;

2/ Khu an toàn khu, di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám: Di tích lịch sử khởi nghĩa Yên Thế, điểm nhấn là dấu tích thành cổ Xư­ơng Giang đều được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt; 16 xã huyện Hiệp Hòa được công nhận là An toàn khu (ATK) II trong thời kỳ trước Cánh mạng tháng 8/1945;

3/ Văn hóa, dân ca: Tỉnh Bắc giang có dân ca Quan họ (05 làng bờ bắc sông Cầu) và Ca trù đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Các điệu hát si, hát lượn, lễ hội và nếp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao…ở huyện Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động.

4/ Khu du lịch sinh thái: Khu du lịch sinh thái suối Mỡ (Lục Nam), hồ Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn với diện tích mặt nước 2.600 ha (Lục Ngạn) và khu du lịch Đồng Thông gắn liền khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động) là những điểm đến thú vị trong mùa hè nóng nực, tại một tỉnh khá xa biển, tạo không gian du lịch hấp dẫn.

Việc khai thác tài nguyên du lịch nhằm phát triển các sản phẩm du lịch trong tỉnh đông dân có thị trường và lại gần thị trường tiềm năng Hà Nội, là các thách thức lớn đối với quy hoạch. Nguyên nhân do công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch và phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng sản phẩm gắn liền tua, tuyến du lịch, quản lý khai thác... còn nhiều hạn chế.



1.2. Dân số, lao động thời gian vừa qua

1.2.1. Diễn biến dân số thời gian vừa qua

a. Đặc điểm chung

Là tỉnh đông dân, năm 2006 là 1.539.500 người, đến năm 2010 là 1.567.557 người; năm 2012 dân số trung bình của tỉnh là 1.588.523 người, xếp thứ 1 trong vùng (chiếm 13,9%) và xếp thứ 16 cả nước. Mật độ dân số rất cao (khoảng 413 người/km2), gấp khoảng 1,5 lần mức bình quân chung cả nước.

Bắc Giang có trên 20 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc kinh đông nhất (88%) còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán dìu (1,77%), Hoa (1,2%), Sán cháy (1,67%)...

Dân số chủ yếu sống ở vùng nông thôn chiếm khoảng 90,3%, tương đương gần 1,45 triệu người, đó dân số thành thị chỉ chiếm khoảng 9,7% (đây là tỷ lệ thấp nhất trong vùng), xấp xỉ 154 nghìn người, làm mất cân đối về số lượng và chất lượng giữa hai vùng này.

Dân số đông, trẻ và dân số ở thời kỳ vàng, lại từng bước được cải thiện vừa có thị trường tiêu thụ đồng thời cung cấp nguồn lao động lớn, tiếp tục là động lực cơ bản giúp Bắc Giang phát triển KT-XH, thực hiện tái cấu trúc kinh tế và thay đổi mô hình tăng trưởng thời kỳ CNH và HNQT.

b. Biến động dân số thời gian vừa qua

Tốc độ tăng dân số giai đoạn 2006-2010 là 0,40 và giai đoạn 2010-2012 là 0,47%/năm; tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức cao trên 1,1%, dẫn đến dân số tăng mạnh.

Hiện nay về dân số, Bắc Giang đang gặp khó khăn, thách thức như sau:

1/ Mất cân đối lớn về dân số giữa khu vực nông thôn với thành thị vì chuyển dịch dân số giữa hai khu vực này rất chậm, gây áp lực chuyển đổi lao động nông nghiệp sang khu vực khác;

2/ Trong những năm gần đây xuất hiện tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (năm 2012 là 119 nam/100 nữ), gây ra hậu quả xã hội lâu dài và di dân cơ học tại địa bàn có KCN tạo khó khăn trong quản lý dân cư.

3/ Dân số trung bình các huyện không tỷ lệ với tài nguyên đất (Sơn Động diện tích lớn nhưng dân số thấp nhất, thành phố Bắc Giang diện tích nhỏ nhất nhưng dân số đông nhất) và chất lượng dân số thấp hơn các tỉnh liền kề như Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên.



Biểu 6: Biến động dân số Bắc Giang giai đoạn 2006-2012

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2010

2012

TT(%)

2006-2010

2011-
2012


 

Tổng dân số

người

1.537.265

1.567.557

1.588.523

0,4

0,7

1

Phân theo khu vực




 

 

 

 

 

1.1

Thành thị

người

138.362

151259

154.337

1,8

1,0

1.2

Nông thôn

người

1.398.903

1.416.298

1.434.186

0,2

0,6

*

Cơ cấu




100

100

100

 

 

 

Thành thị

%

9,0

9,6

9,7

 

 

 

Nông thôn

%

91,0

90,4

90,3

 

 

2.

Phân theo giới




 

 

 

 

 

2.1

Nam

người

760.025

780.854

788.227

0,5

0,5

2.2

Nữ

người

777.240

786.703

800.296

0,2

0,9

*

Cơ cấu




100

100

100

 

 

 

Nam




49,4

49,8

49,6

 

 

 

Nữ




50,6

50,2

50,4

 

 

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

1.2.2. Diễn biến lao động thời gian vừa qua

a. Đặc điểm chung

Dân số trong độ tuổi lao động tăng gần 1%/năm thời kỳ 2006-2012, năm 2006 là 1.002.360 người (chiếm 65%), đến năm 2010 là 1.108.000 (chiếm 70%) và tới năm 2012 là 1.033.560 người (chiếm 65%) so với tổng dân số.

Như vậy, dân số trong độ tuổi lao động nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng chiếm tỷ trọng lớn (trên 65%), cũng là lợi thế vì tài nguyên con người là quan trọng nhất và giá thuê lao động không cao.

Đến năm 2012 theo ước tính, lao động tập trung ở vùng đồng bằng (khoảng trên 60%), sau đó là vùng trung du (gần 30%) và vùng núi ít nhất (trên 10%). Hiện tại, lao động nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất (62,7%), tiếp theo là công nghiệp-xây dựng (19,5%) và cuối là dịch vụ (17,8%).

Thách thức là lao động nông nghiệp nhiều, năng suất lao động thấp và kỹ năng tay nghề chưa cao, tiếp thu KHCN sẽ gặp nhiều hạn chế và người lao động chưa có tác phong làm việc công nghiệp.

b. Chuyển đổi cơ cấu lao động

Thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, chuyển dịch lao động đã xuất hiện các dấu hiệu tích cực do hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh (vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế) và các KCN, CCN với các ngành dệt may, điện tử… nên đội ngũ lao động khối CN-XD tăng nhiều, tác phong lao động chuyên nghiệp hơn và trình độ tay nghề khá.



Hàng năm tạo việc làm mới cho lượng lớn lao động từ 18 nghìn lao động (2006) lên 24 nghìn (2010) và 26,5 nghìn năm 2012, bước đầu đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu phát triển của xã hội và người dân. Đạt được thành tựu này do đã thu hút được các dự án đầu tư, công tác dạy nghề và các chính sách xã hội đã phát huy tác dụng.

Biểu 7: Chuyển dịch lao động thời gian 7 năm vừa qua

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2010

2012

TT(%)

2006
-2010


2011
-2012


1

Tổng số lao động trong độ tuổi lao động

 

1.002.360

1.108.000

1.033.560

2,6

-3,4

2

Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành KT

người

850.660

976.413

992.674

3,5

0,8

3

Lao động phân theo ngành KT




 

 

 

 

 




Lao động NN, LN, TS

người

678.826

661.125

622.429

-0,7

-3,0




Lao động CN-XD

người

89.319

149.257

193.801

13,7

13,9




Lao động DV

người

82.515

166.031

176.444

19,1

3,1

4

Cơ cấu lao động theo ngành




100

100

100

-

-




Lao động NN, LN, TS

%

79,80

67,7

62,7

-







Lao động CN-XD

%

10,50

15,3

19,5

-

-




Lao động DV

%

9,70

17,0

17,8

-

-

5

Lao động có việc làm mới

Người

18.000

24.000

26.500

-

-

6

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

25,3

33

40,5

-

-

7

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị

%

5,2

4,6

4,4

-

-

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

Tuy nhiên, chuyển dịch lao động theo lãnh thổ (khu vực đô thị với khu vực nông thôn và 3 vùng là vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng) và đặc biệt là chuyển dịch theo ngành kinh tế (NN, CN-XD, DV) còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Chất lượng thấp và lao động nông nghiệp nhiều là thách thức, trở ngại lớn trong việc tái cấu trúc kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng suất tổng hợp (TFP) để dịch vụ các loại, cụ thể là dịch vụ công tốt hơn, hàng hóa tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và thu giá trị gia tăng cao.

Tóm lại: 1/ Thuận lợi, dân đông và số lượng lao động lớn tạo ra sức tiêu thụ hàng hóa lớn và thuê lao động dễ.

2/ Thách thức lớn là chất lượng nguồn nhân lực thấp, thay đổi tác phong lao động, phát triển nhân lực, giải quyết việc làm do quy mô, trình độ nền kinh tế thấp và lao động nông nghiệp nhiều, việc chuyển sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, trong bối cảnh mới.


Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương